You are on page 1of 2

a) Tố chất thể lực là quá trình hình thành và phát triển các tố chất thể lực luôn có quan

hệ chặt
chẽ với sự hình thành các kỹ năng, kỹ xảo vận động và mức độ phát triển các cơ quan và hệ
cơ quan của cơ thể.

Các tố chất thể lực có liên quan chặt chẽ với kỹ năng vận động. Sự hình thành kỹ năng vận động phụ
thuộc nhiều vào mức độ phát triển các tố chất thể lực. Tuy nhiên, trong quá trình hình thành kỹ năng
vận động các tố chất vận động cũng được hoàn thiện

Rèn luyện thể lực, thông qua việc phát triển các tố chất thể lực là công việc hàng đầu của quá trình
hoàn thiện thể chất cho con người. Do vậy, GDTC phải bắt đầu từ khi còn nhỏ mới đạt được tới điều
mong muốn, quá trình ấy phải gắn bó chặt chẽ và phối hợp với quá trình phát triển hình thái – chức
năng cơ thể của trẻ. Ở lứa tuổi bắt đầu đi học nên hướng vào việc chính là: phát triển tố chất khéo
léo, thực hiện động tác nhanh và củng cố những nhóm cơ chính có liên quan tới sự phát triển độ
dẻo. Lượng vận động của lứa tuổi này phải thận trọng, phải đặc biệt quan tâm và theo dõi chặt chẽ
sức khoẻ của các em. Cùng với việc phát triển tố chất khéo léo, nhanh và mềm dẻo cần có bài tập để
tăng sức bền, sức mạnh cho trẻ

b).Định nghĩa các tố chất

1.Sức nhanh

Sức nhanh là tố chất thể lực để tiến hành các hành vi vận động trong thời gian ngắn nhất trong các
điều kiện quy định.

Người ta phân biệt hai hình thức sức nhanh chính:

- Sức nhanh của động tác đơn (sức nhanh động tác);

- Khả năng chuyển động về phía trước với tốc độ cao nhất (phân biệt theo khả năng tăng tốc và sức
nhanh trên cự ly).

Sức nhanh động tác là một trong các cơ sở quyết định thành tích trong nhiều môn thể thao không có
chu kỳ - thí dụ trong nhiều môn điền kinh (các môn nhảy, ném đẩy) trong những lần nhảy và ném
trong các môn bóng, trong quăng, bê lên và đẩy trong các môn thể thao thi đấu giữa 2 người và
những lần nhảy trong các môn thể thao kỹ thuật. Trong các môn thể thao có chu kỳ, sức nhanh động
tác cũng đặc biệt quan trọng đối với toàn bộ hoặc đối với các tình huống từng phần trong các môn
chạy cự ly ngắn, cũng như trong đoạn tăng tốc và xuất phát trong đua thuyền, đua canô và bơi.

2.Sức mạnh:

Sức mạnh là khả năng khắc phục trọng tải bên ngoài bằng sự căng cơ. Sự phát triển tố chất sức mạnh
có liên quan đến sự phát triển của hệ thần kinh và mức độ hoàn thiện của bộ máy vận động (các tố
chất xương, cơ và dây chằng), mỗi bộ phận khác nhau của cơ thể sự phát triển tố chất sức mạnh
không giống nhau.

3.Sức bền:

Là năng lực duy trì khả năng vận động trong thời gian dài nhất mà cơ thể chịu đựng được. Do khả
năng duy trì vận động của con người bao giờ cũng có giới hạn và ở giới hạn cuối cùng thường xuất
hiện mệt mỏi. Bởi vậy, sức bền còn được hiểu là khả năng của cơ thể chống lại mệt mỏi trong một
hoạt động nào đó.

Trong sinh lý TDTT, sức bền thường đặc trưng cho khả năng thực hiện các hoạt động thể lực kéo dài
từ 2 – 3 phút trở lên, với sự tham gia một khối lượng cơ bắp lớn (từ ½ toàn bộ lượng cơ bắp của cơ
thể), nhờ sự hấp thụ oxy để cung cấp năng lượng cho cơ chủ yếu hoặc hoàn toàn bằng con đường ưa
khí.

Sức bền trong thể thao là khả năng thực hiện lâu dài hoạt động cơ bắp toàn thân hoàn toàn hoặc
mang tính ưa khí.

*Năng lực phối hợp vận động

Năng lực phối hợp vận động là tiền đề cơ sở của VĐV để tiến hành có hiệu quả những hoạt động thể
thao nhất định, được xác định thông qua quá trình điều

khiển và có quan hệ chặt chẽ với các phẩm chất cá nhân khác. Nó được hình thành Và phát triển
trong tập luyện. Năng lực phối hợp vận động được thể hiện ở khả năng tiếp thu nhanh chóng và hiệu
quả, cũng như việc sử dụng các kỹ xảo thể thao để thực hiện một nhiệm vụ nào đó

4.Tố chất dẻo :

Độ mềm dẻo là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn, biên độ tối đa của động tác là thước đo
của độ mềm dẻo. Mềm dẻo phụ thuộc vào đàn tính của cơ

bắp và dây chằng.

5.Tố chất Khéo léo

Khéo léo: Là một loại tố chất của cơ thể, các nhà khoa học cho rằng sự khéo léo có nhiều thiên
hướng của hệ thần kinh hơn các tố chất vận động khác. Sự khéo léo còn có một đặc trưng nữa là:
Trong khi các tố chất nhanh, mạnh, bền, và các sức bật đều có thể đo, đánh giá một cách tương đối
chính xác, thì sự khéo léo chỉ có thể nhận định ở mức độ chủ quan, cảm tính nhiều hơn. Tuy nhiên
qua tập luyện, kiểm tra một cách chính xác, có khoa học thì chúng ta vẫn có thể đánh giá đúng khả
năng khéo léo của từng VĐV.

You might also like