You are on page 1of 27

Chương I

CƠ SỞ SINH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH


HÌNH THÀNH KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG
I. Cơ sở sinh lí kĩ năng kĩ xảo vận động:
Là quá trình sư phạm nhằm rèn luyện kĩ nănh hình thành kĩ xảo và phát triển tố
chất thể lực. Vậy muốn tìm hiểu bản chất của kĩ năng là phải hiểu rõ cơ sở sinh lí và
đặc điểm tiếp thu động tác.
1. Đường liên hệ tạm thời là cơ sở để hình thành khái niệm:
Là quá trình hình thành phản xạ có điều kiện theo cơ chế đường liên hệ tạm
thời.
Là mối liên hệ giữa con người với môi trường. Do đó cần phải có một quá trình
tập luyện để hình thành đường liên hệ tạm thời. Việc hinh thành đường liên hệ tạm
thời của người khác động vật ở chổ có sức tác động của hệ thống tín hiệu thứ Ivà thứ
II. Nó được củng cố bằng những kích thích có điều kiện thông qua quá trình tập luyện
thường xuyên để tạo ra khả năng hưng phấn của hệ thần kinh.
2. Kĩ năng vận động của con người được hình thành theo cơ chế đường liên hệ
tạm thời:
Kĩ năng vận động được xây dựng trên sự tác động của hệ thống tín hiệu thứ I và
tín hiê ̣u thứ II như làm mẫu thị phạm.
II. Đặc điểm tiếp thu động tác ở người:
- Muốn hình thành động tác một cách chuẩn xác phải dựa trên cơ sở những
động tác đơn giản và những động tác đã được tiếp thu từ trước.
Ví dụ: kỹ thuật nhảy cao kiểu úp bụng phải dực trên cơ sở nhảy cao kiểu bước qua
- Muốn xây dựng kĩ năng phức tạp phải dựa trên cơ sở của sự tiếp thu những
động tác đơn giản.
Ví dụ: Kỹ năng chạy dựa trên kỹ năng đi; kỹ năng đi dựa trên kỹ năng đứng
- Kĩ năng vận động được củng cố vững chắc không những không góp phần thúc
đẩy mà ngược lai còn cản trở hình thành kĩ năng động tác mới.
Ví dụ: Dạy kỹ thuật cầu lông cho HS mới dễ hơn HS đã biết chơi cầu lông nhưng kỹ
thuật sai
- Kỉ năng vận động không chỉ là những cử động một động tác đơn giản mà là tổ
hợp nhiều động tác phối hợp nhau theo một trình tự nhất định tạo nên một hệ vận
động thống nhất.
Ví dụ: Kỹ thuật đẩy tạ
- Các kĩ năng vận động có thể được thực hiện trong những điều kiện phức tạp
về vận động mới thực hiện tốt các kĩ năng động tác.
III. Bản chất sinh lí của kĩ năng kĩ xảo:
Kĩ năng là phản xạ có điều kiện cấp cao vì những phản xạ này được cũng cố
bằng phản xạ do nhiều kích thích gây nên.
IV.Các giai đoạn hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động:
Quá trình hình thành kĩ năng vận động tuân theo quy luật hình thành phản xạ có
điều kiện và bao gồm 3 giai đoạn.
1. Giai đoạn lan tỏa hưng phấn:
Hưng phấn để lan truyền sang các vùng khác, động tác được thực hiện rời rạc,
cứng nhắc, gián đoạn.
2. Giai đoạn tập trung hưng phấn:
Hiện tượng lan tỏa của các quá trình thần kinh giảm đi hưng phấn tập trung vào
những vùng nhất định các động tác dư thừa được loại bỏ. Động tác bắt đầu định hình
nhưng chưa được củng cố vững chắc nên có thể bị rối loạn khi thay đổi điều kiện tập
luyện.
3. Giai đoạn ổn định hưng phấn:
Động tác được củng cố vững chắc và trở thành kĩ năng vận động; đt được thực
hiện tự động hóa gọi là kĩ xão vận động. Đầu tiên là những động tác đơn giản làm cơ
sở cho những động tác phức tạp. Quá trình tự động hóa các động tác đã giải phóng ý
thức ra khỏi sự kiểm tra chặt chẽ của hệ thần kinh và lúc này chủ yếu là thực hiện
những nhiệm vụ chiến thuật.
V.Thành phần của kĩ năng vận động:
1. Thành phần thực vật của kĩ năng vận động:
Những đặc điểm hoạt động của cơ quan thực vật tiếp thu được trong quá trình
hình thành kĩ năng được gọi là thành phần thực vật của kĩ năng vận động.
Khi hoạt động chức năng thực vật thay đổi theo đặc tính của động tác
Ví dụ: Hoạt động tay khác nhau sẽ biến đổi hình thái khác nhau
- Những động tác đơn giản thành phần vận động của kĩ năng được hình thành
trước Ví dụ: bài thể dục phát triển chung so với chạy bền…
- Khi động tác được hình thành thành phần thực vâ ̣t hoạt tính cao hơn thành
phần vận động. Ví dụ: các môn chạy
- Thành phần dinh dưỡng của kĩ năng vận động cũng như tuần hoàn và hô hấp
biến đổi thoái hóa châ ̣m hơn so với thành phần vận động; nhưng nếu không củng cố
thì thành phần dinh dưỡng của kĩ năng vận động cũng sẽ bị mất đi.
2.Thành phần vận động của kĩ năng:
a) Thành phần hướng tâm:
Trước khi tiếp nhận các tín hiệu hệ thần kinh bắt đầu phân tích và tổng hợp kết
hợp với dấu vết của những động tác củ thông qua cơ quan phân tích. Hình thành nên
chương trình vận động khi kĩ năng được cải thiện thì sự tổng hợp hướng tâm khoảng
1/10”. Điều đó có ý nghĩa rất lớn trong khi giải quyết các tình huống bất ngờ ở các
môn bóng.
Trước khi thực hiện một hoạt động nào đó người tập nhận được đặc điểm của
hoạt động thông qua các đường liên hệ ngược mà các thông tin này vô cùng quan
trọng để điều chỉnh và hoàn thiện KNVĐ.
b) Thành phần trung ương: Đặc trưng bởi sự tổng hợp các dấu vết của những
kích thích trước, từ đó xây dựng chương trình vận động. Đây là đặc tính quan trọng
của việc hình thành và hoàn thiện KNVĐ. Những hoạt động của con người được lưu
dấu vết lại thành các kinh nghiệm thu nhận trong cuộc sống có ảnh hưởng đến việc
đánh giá các sự kiện tình huống
VD: Cờ vua nhiều chương trình, bơi ít chương trình.
c) Thành phần li tâm: Việc thu nhận và tổng hợp các thông tin để xây dựng
chương trình thực hiện các KNVĐ khác nhau trong các hoạt động khác nhau.
- Khi thực hiện KN tương đối chậm thì quá trình điều chỉnh xảy ra ngay trong
quá trình vận động. VD: mô phỏng động tác
- Khi thực hiện KN nhanh thì quá trình điều chỉnh xảy ra sau khi lă ̣p lại các bài
tập.
* Chú ý: Trong giảng dạy và huấn luyện cần lưu ý xem thành phần nào quyết
định đến độ khó của động tác để trong khi thực hiện đưa ra kế hoạch giảng dạy cho
phù hợp.
KNVĐ khác nhau được lưu giữ dưới dạng trí nhớ cũng khác nhau điều đó phụ
thuộc vào các đặc điểm của thông tin hướng tâm; hiệu quả ghi nhớ các động tác phụ
thuộc vào các yếu tố như: Hoàn thiện các động tác, độ phức tạp và trạng thái tâm lí
người tập.
VI. Những yếu tố ảnh hưởng đến KN – KX:
- Yếu tố thần kinh (Tốt: Tiếp thu động tác nhanh đạt thành tích thể thao cao) sự
linh hoạt của các quá trình thần kinh quá trình hưng phấn chiếm ưu thế và sự chuyển
dịch từ hưng phấn sang ức chế và ngược lại là điều kiện cần để hình thành phản xạ có
điều kiện.
+ Hưng phấn: lưu lại dấu vết.
+ Ức chế: Dập tắt phản xạ củ hình thành phản xạ mới, xóa bỏ mệt mỏi bảo vệ
tế bào thần kinh.
- Yếu tố thể lực chung và chuyên môn: VĐV muốn có thành tích cao phải có
thể lực, phương pháp và trình độ chuyên môn.
- PP huấn luyện: phù hợp với trình độ và từng môn thể thao, trình độ của VĐV
sẽ tạo điều kiện cho quá trình hình thành các KN – KX VĐ.
- Sức khỏe, lứa tuổi, giới tính.
- Dụng cụ tập luyện, thời tiết.

Câu hỏi ôn tâ ̣p
1. Cơ sở sinh lí kĩ năng kĩ xảo vận động
2. Đặc điểm tiếp thu động tác ở người
3. Các giai đoạn hình thành kĩ năng kĩ xảo vận động
4. Những yếu tố ảnh hưởng đến kĩ năng kĩ xảo
Chương II
CƠ SỞ SINH LÍ CỦA CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG
VÀ TRÌNH ĐỘ TẬP LUỆN
I. Cơ sở sinh lí của tố chất sức mạnh:
1. Khái niệm: Là khả năng khắc phục lực cản bên ngoài nhờ sự căn cơ. S mạnh gồm
- SM tĩnh.
- SM động.
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến SM:
- Sinh lí: Tiết diện ngang sinh lí.
- Hóa học:
+ Hàm lượng Protit trong cơ.
+ Tăng quá trình giải phóng không có oxy.
+ Hoạt động của các men.
+ Số lượng đơn vị vận động, ức chế cơ đối kháng.
+ Tăng lực cơ tối đa.
3. Cơ chế cải thiện sức mạnh:
- Các bài tập động lực và tĩnh lực (Tĩnh: Giảm khả năng thả lỏng, giảm độ căn
cơ nhưng phát triển SM cơ bắp).
- Bài tập lă ̣p lại có vật nặng với trọng tải tăng dần; ưu tiên căng cực hạng
(Trọng lượng nặng kết hợp với trọng lượng nhẹ).
II. Cơ sở sinh lí của tố chất nhanh:
1. Khái niệm: Là khả năng thực hiện một động tác của một phản ứng đối với một
kích thích bất ngờ trong đó có sự chuẩn xác về cường độ và thời gian.
SN gồm: SN đơn giản (t’ phản ứng; đơn lẽ và tần số) và SN phức tạp.
2. Yếu tố ảnh hưởng tố chất nhanh:
- Sinh lí: Độ linh hoạt của hệ thần kinh được biểu hiện ở khả năng biến đổi
nhanh giữa hưng phấn và ức chế trong các trung tâm thần kinh.
- Sinh hóa: Hàm lượng ATP – CP; hoạt tính men trong các hoạt động TDTT,
SN có liên quan chặt chẽ nhau, sự phát triển sức mạnh có ảnh hưởng đến tố chất sức
nhanh.
VD: Chạy ngắn; ném bóng; nhảy là yếu tố sức mạnh tốc độ.
3. Cơ chế cải thiện SN:
- Trong tập luyện SN biến đổi chậm hơn sức mạnh – sức bền.
- Để phát triển SN chủ yếu dựa vào sức mạnh động lực và khả năng phối hợp
vận động.
- Tập luyện dưới hình thức thi đấu.
- Lặp lại với tốc độ tối đa, tập trung chú ý và tâm lí tập luyện trong điều kiện
khó khăn sau đó chuyển về bình thường.
III. Cơ sở sinh lí của tố chất bền:
1. Khái niệm: Là khả năng làm việc của cơ thể trong một thời gian đối với cường độ
cao mà mệt mỏi xuất hiện muộn.
2. Yếu tố ảnh hưởng đến tố chất bền:
- SB hệ cơ.
- SB hệ tuần hoàn.
- SB năng lượng (Biểu hiện rõ ở cường độ trung bình, tuần hoàn, hô hấp chưa
đạt cực đại, hệ cơ giảm hoạt động nhưng năng lượng tiêu hao lớn làm việc trong điều
kiện ổn định, nhu cầu oxy cân bằng với hấp thu oxy hầu như không nợ dưỡng).
- Axit lactit (al) tỉ lệ nghịch với thời gian vận động.
- Hệ tim mạch có biến đổi sâu sắc về hình thái, chức năng trong yên tĩnh.
3. Cơ chế cải thiện sức bền:
- Phát triển SB trong phát lực hệ cơ (Phát triển sức mạnh bền).
- PP tập luyện dãn cách dùng trọng tải cố định có sự lặp đi lặp lại trọng tải đó
trong những thời gian nghỉ khác nhau.
- Sau khi tập luyện tần số mạch khoảng 180 lần/phút
Lưu lượng phút đạt 30 – 32 lít/phút.
Mục đích làm cho VĐV thích nghi LVĐ cao.
- PP biến tốc: Dùng cường độ cao thấp khác nhau để nâng cao khả năng chịu
đựng nợ dưỡng.
- PP huấn luyện SB năng lượng.
VD: Bơi, leo núi, chạy việt dã nguồn năng lượng được huy động lớn.
IV. Cơ sở sinh lí của tố chất mềm dẻo:
1. Khái niệm: Là khả năng thực hiện động tác với biên độ lớn.
MD gồm: Mềm dẻo tích cực và mềm dẻo thụ động.
- MD tích cực: Có thể tự chủ thực hiện không cần một lực nào khác.
- MD thụ động: Có thêm lực tác động bên ngoài (Nhờ đồng đội).
2. Yếu tố ảnh hưởng đến tố chất mềm dẻo:
- Bài tập sức mạnh làm cho tố chất mềm dẻo bị hạn chế.
- Thời gian trong ngày.
- Mức độ đàn hồi của dây chằng, khớp, cơ bắp, lứa tuổi, giới tính.
3. Cơ chế cải thiện tố chất MD:
- Luyện tập thường xuyên.
- Kéo căng thụ động đến có cảm giác đau.
- Chỉ cần sắp xếp các bài tập chuyên môn, không nên bỏ nhiều thời gian để duy
trì nó; nên tập từ 2 – 3lần/tuần. Nếu không tập tố chất MD sẽ mất đi.
V. Cơ sở sinh lí của trình độ tập luyện:
Muốn đạt thành tích cao phải thông qua tập luyện, qua tập luyện giúp con
người thích nghi được với hoạt động cơ bắp. Là sự hoàn thiện và phối hoạt động giữa
các chức năng trên cơ sở biến đổi về cấu tạo chức phận và chuyển hóa năng lượng
trong cơ thể.
Mức độ thích nghi của cơ thể thông qua quá trình tập luyện ta gọi là trình độ
tập luyện.
Muốn xác định được trình độ tập luyện của người tập ở môn thể thao khác nhau
cần dựa vào chỉ tiêu sinh lí chuyên biệt đặc trưng cho môn thể thao đó.
Muốn đạt được trình độ tập luyện cao phải tác động một LVĐ lớn cho nên
không thể duy trì được lâu dài.
1. Đặc điểm ở trạng thái nghỉ:
a) Hệ vận động:
- Thay đổi cấu tạo xương: Dày hơn, bề mặt sần sùi, tiết diện xương tăng lên, độ
bền cơ học chung của cơ tăng lên.
- Ảnh hưởng đến hệ cơ: Khối lượng và thể tích cơ tăng lên đáng kể (Kích
thước, bao cơ dày lên).
+ Phì đại cơ vân.
- Làm tăng hoạt tính của men và hàm lượng các chất giảm năng lượng, khả
năng trao đổi chất được tăng cường.
- Tăng tính linh hoạt của cơ, phối hợp động tác được hoàn thiện.
b) Trao đổi chất và năng lượng:
- Khả năng dự trữ glucogen trong gan và cơ tăng, làm tăng khả năng hoạt động
của cơ thể.
- Khả năng dự trữ mỡ hơi giảm đi.
c) Hô hấp:
Người có tâ ̣p luyê ̣n dung tích sống tăng 5 - 7 lần.
Ngưới có tâ ̣p luyê ̣n thông khí phổi đạt 150 - 250 lần/phút.
Tăng hiệu số lòng ngực, giảm tần số hô hấp.
d)Tim mạch:
- Có sự phì đại (chủ yếu là tâm thất), thể tích các buồng tim tăng nên làm tăng
lượng máu dự trữ ở tâm thất để khi hoạt động bổ sung cho thể tích phút của dòng
máu.
+ Tần số mạch thấp.
+ Thể tích tâm thu giảm (nếu trình độ cao)
+ Lưu lượng phút thấp (nhu cầu thấp)
e) Hệ thần kinh:
- Tính linh hoạt của quá trình thần kinh tăng.
- Thời kì tìm tàng, phản ứng vận động rút ngắn.
- Trí nhớ vận động tốt.
- Chỉnh lí động tác nhanh.
2. Đặc điểm sinh lí của trình đô ̣ tâ ̣p luyêṇ trong hoạt động định lượng:
- Biến đổi thích nghi xảy ra nhanh hơn trong thời gian bắt đầu vận động (năng
lượng tiêu hao ít).
- Trong hoạt động những biến đổi chức năng xảy ra thấp hơn, do đó quá trình
hồi phục diễn ra nhanh hơn do:
+ Nhịp tim thấp.
+ Thể tích tâm thu và lưu lượng phút tăng ít.
- Tim mạch thích ứng với hoạt động cơ bắp.
- Độ PH giảm ít hơn (al có trong máu với lượng nhỏ).
- Tần số hô hấp hợp lí .
- Thông khí phút, nhu cầu oxi ít .
3. Đặt điểm sinh lí của trình đô ̣ tâ ̣p luyêṇ trong hoạt động tối đa:
Được thực hiê ̣n trong phòng thí nghiê ̣m và tập luyê ̣n đến mê ̣t mỏi hoàn toàn;
trình độ tập luyê ̣n còn phụ thuộc vào khả năng thích nghi của cơ thể; trạng thái sức
khỏe và đặc tính từng môn thể thao
Khi hoạt động tốt đa các chức năng sinh lí biến đổi rõ rệt.
- Hệ máu có sự hình thành al. PH 7,36 => 7 (có tâ ̣p luyê ̣n 300 mg% bình
thường 150mg% )
Trong tâ ̣p luyê ̣n lượng đường huyết giảm 50mg% nhưng còn hoạt động được.
- Tim mạch tăng 180 – 220 lần/ phút.
- Huyết áp 180 – 220mHg
- Thông khí phút phổi tăng 120 lần / phút.
- Thể tích oxi cực đại (Vo2 max) tăng 6 lít / phút. So với người BT chỉ đạt 3lít
- Nợ oxi tối đa là 15-20 lít. So với người BT chỉ đạt 5 lít
Câu hỏi ôn tâ ̣p
1. Cơ sở sinh lí của tố chất sức mạnh
2. Cơ sở sinh lí của tố chất sức nhanh
3. Cơ sở sinh lí của tố chất sức bền
4. Cơ sở sinh lí của tố chất sức mềm dẻo và khéo léo
5. Đặt điểm sinh lí của trình đô ̣ tâ ̣p luyê ̣n trong trạng thái nghỉ
6. Đặt điểm sinh lí của trình đô ̣ tâ ̣p luyê ̣n trong hoạt động định lượng
7. Đặt điểm sinh lí của trình đô ̣ tâ ̣p luyê ̣n trong hoạt động tối đa
Chương III
ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CÁC TRẠNG THÁI CƠ THỂ KHI HOẠT ĐỘNG
* Trạng thái thể thao: Là trạng thái sẵn sàng thuận lợi nhất để đạt thành tích
cao, VĐV có được trạng thái này là do kết quả của công tác tập luyện tương ứng ở
mỗi bậc thang mới của việc hoàn thiện thể thao.
Trong hoạt động TDTT các trạng thái đó xảy ra trước, trong, sau vận động
người ta chia ra các trạng thái.
I. Trạng thái trước vận động:
1. Khái niệm: Là những biến đổi chức năng của cơ thể xảy ra trước hoạt động nào đó
đặc biệt mạnh mẽ trước thi đấu. Diễn biến trạng thái này của cơ thể xuất hiện trước
khi thi đấu 1 ngày, nhiều giờ, vài phút, trước thi đấu.
2. Các hình thức của thể thao:
a) Trạng thái sẵn sàng thi đấu: Biểu hiện trạng thái hưng phấn của hệ thần
kinh cao, tính linh hoạt của hệ thần kinh cao nhất, hệ vận động và các cơ quan thực
vật biến đổi hợp lí, VĐV tự chủ được, đánh giá đúng thực lực của đồng đội, bản thân,
đối phương. Trạng thái này có ý nghĩa to lớn đối với thành tích thể thao.
b) Trạng thái bồn chồn: Hưng phấn trong các trung tâm thần kinh quá mạnh,
chức năng hoạt động của cơ thể tăng cao (tần số mạch, thân nhiệt, đường trong máu).
VĐV mất sức nhiều, các quá trình ức chế rối loạn do đó dễ mất sai lầm trong kỹ -
chiến thuật. Trong thi đấu thường xuất hiện ở những VĐV có loại hình thần kinh
mạnh không thăng bằng.
c) Trạng thái thờ ơ: Biểu hiện quá trình ức chế của hệ thần kinh trung ương
thời gian phản xạ đơn giản kéo dài, các biến đổi chức năng thực vật giảm, lượng
đường huyết thấp hơn bình thường, trong khi đó lượng al xuất hiện trong máu. Trong
thi đấu thường xuất hiện ở VĐV có trình độ thấp, đối phương quá mạnh hoặc thời
gian thi đấu quá dài. Kiểu hình thần kinh yếu không đạt hiệu quả thi đấu cao.
3. Điều hòa trạng thái trước vận động: Trong thực tế trạng thái sẵn sàng thi đấu
thường đạt thành tích thể thao cao. Do đó, HLV phải có kế hoạch đưa trạng thái cơ
thể về trạng thái tốt nhất, có thể điều hòa bằng các biện pháp sau:
- Nâng cao trình độ tập luyện.
- Làm quen với thi đấu (cung cấp thông tin, vui chơi giải trí).
- Khởi động tốt (gây hưng phấn hạn chế động tác sai).
- Xoa bóp mạnh làm tăng hưng phấn (Nhẹ giảm hưng phấn).
- Giữ vững chế độ sinh hoạt, không thay đổi đội hình động lực.
- Gây lòng tin và điều kiện giữa HLV với VĐV, VĐV với VĐV.
II. Trạng thái khởi động:
1. Khái niệm: Bao gồm những động tác chuẩn bị cho hoạt động sắp tới được thực
hiện trước tập luyện thi đấu.
Mục đích: Rút ngắn quá trình bắt đầu vận động (giảm thời gian bắt đầu vận
động) nhằm khắc phục những trạng thái không tốt trước vận động.
2. Hình thức:
a) Khởi động chung: Nhằm tạo hưng phấn tốt nhất về hệ thần kinh cơ, nâng
cao nhanh chóng hiệu quả chức năng thực vâ ̣t làm tăng thân nhiệt độ làm cho toàn bộ
các hệ thống trong cơ thể có liên quan đến cơ quan vận động chuyển từ trạng thái tĩnh
sang trạng thái động.
b) Khởi động chuyên môn: Có cấu trúc gần gũi với các hoạt động chính về sự
phối hợp vận động, kết cấu động tác, biên độ động tác, nhịp độ động tác, sức mạnh cơ
bắp.
Thời gian hoạt động phụ thuộc vào:
- Trình độ tập luyện.
- Môn thể thao.
- Điều kiện ngoại cảnh.
3. Vai trò sinh lí trong khởi động:
- Hệ thần kinh: Làm tăng khả hưng phấn rút ngắn thời gian phản xạ vận động
tạo điều kiện tiếp thu nhanh động tác.
- Hệ vận động: Làm giảm cường độ cơ sở rút ngắn thời trị, tăng tính linh hoạt
cơ năng và hệ thống men chuyển hóa năng lượng.
- Hê ̣ thực vâ ̣t: Phát triển hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, rút ngắn thời gian chuẩn bị,
tăng giá trị trao đổi chất, tăng thân nhiệt, giảm mạch máu cơ tránh chấn thương trong
hoạt động.
4. Những biểu hiện tốt khi khởi động:
- Hạn chế gây nên mệt mỏi ở người tập. Do đó phải khởi động toàn diện.
- Thời gian khởi động phải phù hợp với cơ thể, từng môn thể thao (quan sát
khởi động thấy xuất hiện mồ hôi).
- Thời gian nghỉ giữa hoạt động và vận động là 3’.
III. Trạng thái bắt đầu vận động:
1. Khái niệm: Là những biến đổi những chức năng đầu tiên đáng kể trong hoạt động
thể lực, nhằm đảm bảo cho việc thực hiện hoạt động vận động nó được diễn ra đồng
thời 3 quá trình.
2. Các quá trình biến đổi:
- Sự điều khiển hệ thần kinh và hệ thần kinh thể dịch đối với chức năng thể
dịch và dinh dưỡng của vận động.
- Cơ cấu động tác.
- Nâng cao chức năng dinh dưỡng (tuần hoàn, hô hấp, trao đổi chất) đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng của hoạt động.
Ba quá trình diễn ra đồng thời và mang tính quy luật và biểu hiện khác nhau ở
các hoạt động thể lực khác nhau. Chức năng nó biến đổi tỉ lệ thuận với cường độ và
thời gian của trạng thái bắt đầu vận động, tỉ lệ nghịch với cường độ vận động.
- Chức năng sinh lí được tăng lên không đều sau xuất phát tăng nhanh và sau đó
tăng chậm lại.
- Năng lượng ATP – CP.
- Trạng thái này phụ thuộc vào trình độ (người có trình đô ̣ cao thì thời gian biến
đổi ngắn) khi khởi động cần xoa bóp để rút ngắn thời gian.
IV. Trạng thái cực điểm và hô hấp lần 2:
1. Khái niệm: Là sự giảm sút tạm thời khả năng hoạt động vận động của cơ thể gọi là
cực điểm. Sự khắc phục trạng thái này đặc trưng bởi cảm giác hoạt động khó khăn gọi
là hô hấp lần 2. Thời gian để xuất hiện trạng thái này nó thuộc vào cường độ (cao –
ngắn, thấp – dài) cường độ trung bình >3.
2. Diễn biến: VĐV cảm thấy mệt mõi đau cơ, khó thở, thậm chí muốn bỏ cuộc. Tuy
nhiên khắc phục được nhờ hô hấp nên người ta gọi là hô hấp lần 2.
- Nguyên nhân: Do rối loạn tương quan giữa hệ vận động và hệ thực vâ ̣t. Hô
hấp giảm, nhu cầu oxy tăng, al trong máu tăng, nồng đô ̣ PH trong máu giảm, CO2 có
nhiều trong máu và phế nang.
- Khắc phục: VĐV nên giảm tốc độ, tự điều chỉnh tần số và độ sâu hô hấp,
dùng ý chí khắc phục, tránh bỏ cuộc. Ở người có trình độ tập luyện cao không thấy
xuất hiện trạng thái hô hấp lần 2.
V. Trạng thái mệt mỏi:
1. Khái niệm: Mệt mỏi là trạng thái sinh lí đặc biệt của con người, biểu hiện ở sự rối
loạn phối hợp các chức năng trong cơ thể, sự giảm sút tạm thời khả năng hoạt động
vận động. Mệt mỏi xuất hiện sau một hoạt động vận động nào đó, là hậu quả của quá
trình hoạt động. Nó được mất đi sau nghỉ ngơi, cảm giác mệt mỏi xuất hiện một cách
khách quan.
* Quan điểm của Paplốp: Mệt mỏi là khả năng tự điều chỉnh bảo vệ cơ thể. Là
quá trình tích cực
* Các biểu hiện của sự mệt mỏi: Sự phối hợp vận động (Động tác) bị rối loạn,
thiếu nhịp điệu.
- Mệt mỏi có tính tạm thời.
- Cảm giác mệt mỏi xuất hiện qua các quá trình thần kinh.
2. Cơ chế mệt mỏi:
- Mệt mỏi có bù: Mệt mỏi xuất hiện khi khó khăn bằng cảm giác có thể khắc
phục được nhờ ý chí. Vì vậy có thể duy trì được hoạt động thậm chí còn tăng cường
độ hoạt động (Nguyên nhân do tâm lí).
- Mệt mỏi mất bù Không khắc phục được: Làm giảm sút khả năng hoạt động
vận động, dùng ý chí không thể vượt qua được, phải tạm ngưng hoạt động. Tuy nhiên
đây chưa phải mệt mỏi hoàn toàn.
3. Nguyên nhân mệt mỏi:
- Xảy ra sớm nhất ở trung tâm thần kinh trung ương.
- Sự tích tụ sản phẩm quá trình trao đổi chất (al, CO2…).
- Nợ oxy trong vận động.
- Cạn nguồn năng lượng và tâm lí.
* Cảm xúc phong phú của vận động, mục đích vận động đều có thể kéo dài thời
gian hoạt động.
* Chú ý: Trong quá trình hoạt động cần đánh giá đúng các giai đoạn phát triển
của mệt mỏi để cho các hoạt động thích ứng. Sự mệt mỏi đúng mức được lặp lại bởi
khối lượng vận động có hệ thống là yếu tố nâng cao thành tích thể thao.
VI. Trạng thái hồi phục:
1. Khái niệm: Là quá trình sinh lí đảm bảo những chức năng do hoạt động vận dộng
gây ra trở về mức ổn định và vượt mức thi đấu.
2. Các giai đoạn của quá trình hồi phục:
- Hưng phấn sớm: Nhằm đưa những biến đổi chức năng vận động, thực vâ ̣t trở
về mức thời điểm, khắc phục sự mất cân bằng về nội môi, giai đoạn này kéo dài từ vài
phút đến 2 – 3 giờ sau vận động.
- Hưng phấn muộn: Nhằm xây dựng lại những biến đổi về cấu trúc của các cơ
quan, tổ chức, không ngừng củng cố và phát triển, giai đoạn này kéo dài vài ngày.
- Thời gian hồi phục phụ thuộc vào:
+ Cường độ, khối lượng, thời gian hoạt động.
+ Sức khỏe, cảm xúc, trình độ, đặc điểm cá nhân.
+ Điều kiện ngoại cảnh, thời tiết, y học, phương tiện sinh hoạt.
3. Biến đổi quá trình hưng phấn:
Được chia làm 4 pha: Trước – trong và sau vận động.
- Bắt đầu vận động: Lượng đường huyết giảm dần và xuống mức độ lớn nhất ở
cuối bài tập.
- Sau bài tập lượng đường huyết được hồi phục và dần vế mức thời điểm.
- Lượng đường huyết được hồi phục cao hơn mức thời điểm.
- Lượng đường huyết trở về mức thời điểm.
4. Ý nghĩa về cường độ và thời điểm kích thích:
a) Quy luật hồi phục vượt mức: Sự biến đổi môi trường tác động lên cơ thể gây
các biến đổi đầu tiên xảy ra ở tế bào biểu hiện cụ thể bằng quá trình trao đổi chất tạo
cơ sở cho sự thích nghi. Nếu kích thích tác động thường xuyên trong chừng mực cơ
thể còn chịu đựng được sẽ hình thành sự thích nghi, trong đó quá trình chịu kiểm tra
là quá trình tiêu hao năng lượng.
b) Cơ chế quá trình hồi phục vượt mức: Là quá trình đồng hóa và dị hóa mà cơ
thể có thể hồi phục lại bằng và vượt mức thời điểm.
* Nguyên nhân: Quá trình trao đổi chất đã làm tăng hoạt tính của hệ thống men
trong cơ thể. Vì vậy, quá trình đồng hóa diễn ra mạnh mẽ hơn và kết quả là vượt mức
thời điểm.
c) Cường độ và thời điểm kích thích:
- Cường độ kích thích càng mạnh trên mức tập quán với chừng mực cơ thể còn
chịu đựng được thì tính hiệu quả quá trình hoạt động càng cao.
- Thời điểm kích thích:
+ Kích thích quá nhiều, thời gian giữa hai lần kích thích quá ngắn, trạng thái cơ
thể chưa trở về mức hồi phục bình thường đã tiếp nhận một lượng vâ ̣n đô ̣ng kế tiếp.
Kết quả sau quá trình tập luyện chức năng cơ thể giảm sút.
+ Kích thích quá thưa thời gian giữa hai lần kiểm tra quá dài, sự hồi phục cơ
thể trở về mức bình thường (cường độ kích thích không vượt mức tập quán) kết quả
sau quá trình tập luyện chức năng cơ thể không biến đổi.
+ Kích thích ở thời điểm hợp lí. Người ta cho rằng kích thích thứ 2 rơi vào thời
điểm hưng phấn vượt mức của kích thích thứ nhất sau quá trình tập luyện chức năng
cơ thể được biến đổi rõ rệt.
+ Trong quá trình tập luyện TDTT là một quá trình nâng cao dần cường độ và
thời gian kích thích nhằm phá bỏ tập quán cũ, hình thành nên thích nghi mới vì vậy
vấn đề cường độ và thời gian kích thích có ý nghĩa quyết định.
* Chú ý: Do sự hưng phấn các chức năng cơ thể không đồng đều vì vậy căn cứ
theo sự hưng phấn vượt mức là vấn đề hết sức phức tạp. Để đánh giá tổng hợp người
ta thường sử dụng một số test phản xạ vận động xác định mức độ của hệ thần kinh
trung ương.
5. Một số phương pháp hồi phục:
a) Biện pháp sư phạm:
- Sử dụng hợp lí giữa tỉ lệ lượng vâ ̣n đô ̣ng chung – chuyên môn.
- Phối hợp giữa các lượng vâ ̣n đô ̣ng khác nhau phần thời gian nghỉ giữa các
lượng vâ ̣n đô ̣ng, thời gian nghỉ giữa các lượng vâ ̣n đô ̣ng và giữa các chu kí vận động.
- Thay đổi tính chất vận động (Hình thức vận động).
- Tổ chức nghỉ ngơi thích hợp.
- Điều chỉnh quá trình tâm lí cung cấp lượng thông tin cần thiết cho VĐV.
b) Biện pháp y học:
- Tiến hành nghỉ ngơi hoàn toàn, nghỉ ngơi tích cực.
- Biện pháp y học: Tắm nóng, lạnh, tia sáng, mátsa, dinh dưỡng hợp lí.
VII. Trạng thái thích nghi (ổn định):
Sau một hoạt động kéo dài (Cường độ lớn – trung bình) các chức năng cơ thể sẽ
ổn định ở một mức nhất định giữa cơ và cơ quan nội tạng phối hợp một cách tối ưu
đảm bảo các nhu cầu dinh dưỡng cho vận động. Trạng thái tương đối ổn định về chức
năng khi thực hiện các hoạt động thể lực nhỏ hay kéo dài gọi là ổn định.
Có 2 loại: Ổn định thật và ổn định giả.
- Ổn định thật: Xuất hiện trong hoạt động ở cường độ trung bình khi nhu cầu
oxy và dưỡng chất (Rất cao tuy nhiên vẫn giữ được duy trì ổn định ở mức tối đa) nhu
cầu nhỏ hơn khả năng cung cấp của cơ thể.
- Ổn định giả: Xuất hiện trong hoạt động ở cường độ (Dưới tối đa và lớn) do
nhu cầu oxy và dưỡng chất rất cao tuy nhiên vẫn duy trì ổn định ở mức tối đa hoặc
gần tối đa dù vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của cơ thể, vì vậy ổn định giả nợ dưỡng
tăng dần và ngày càng lớn, năng lượng cung cấp chủ yếu bằng các phản ứng yếm khí.
Hoạt động trong ổn định giả thường không thể kéo dài lâu.
Trong thực tế tập luyện và thi đấu hầu như không thể xác định được trạng thái
ổn định thật vì VĐV cố gắng tăng tốc độ hoặc công suất hoạt động để đạt thành tích
thể thao cao. Vì vậy, sau trạng thái bắt đầu vận động trạng thái kế tiếp là trạng thái ổn
định giả.
Câu hỏi ôn tâ ̣p
1. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái trước vận động
2. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái khởi động
3. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái bắt đầu vận động
4. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái hô hấp lần hai
5. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái ổn định
6. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái mê ̣t mỏi
7. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái hồi phục
8. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái sung sức thể thao
9. Đă ̣c điểm sinh lý trạng thái mê ̣t mỏi quá sức

Chương IV
ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG TDTT CƠ BẢN
I. Phân loại các bài tập:
Bài tập thể lực gồm có bài tập động và bài tập tĩnh.
II. Đặc điểm sinh lí các bài tập có chu kì:
1. Khái niệm về cường độ:
Là công sinh ra trong một thời gian
N=A/t’
N là cường độ
A là công
t’ là thời gian
2. Phân vùng cường độ:
a) Đặc điểm sinh lí vùng cường độ cực đại: t’ < 30giây
- Nhu cầu O2 10 - 12 lít chạy 100m nợ 95 - 98%
- A.l không cao 100 - 150mg%
- Hormon adrenalin nodialin cao
- Tần số hô hấp không tăng thời gian hoạt động ngắn
- Tần số mạch 180-200l/phút E: ATP – CP (từ 90 - 100%).
- Huyết áp tối đa từ 180 - 200mHg Tối thiểu tăng từ 5 - 15mHg
Nguyên mệt mỏi:
- Năng lượng ATP + CP chỉ đảm bảo cho hoạt động từ 8 – 10 giây cho nên
không duy trì tần số động tác cao
b) Đặc điểm sinh lí vùng cường độ dưới cực đại: t’= 30s đến 5’
- Tân số hô hấp và thể tích hô hấp tăng nhanh sau 3 – 4’(thông khí phổi đạt 140
- 150l/1’)
- Tần số mạch 180 - 200l/1’
- Huyết áp tối đa 180 - 200mHg; tối thiểu không tăng
- Năng lượng: ATP - CP và đường phân glucogen (glucolizis) nợ O2 từ 78% -
85% thời gian hoạt động E tiêu hao

E/t’ 40’’-50’’ 3’- 4’


- ATP- CP 80% 20% Lưu lượng phút 35 - 40l/1’
Yếm khí 15% 55%
Hiếm khí 5% 25%
Nguyên nhân mệt mỏi quá trình trao đổi chất tích lũy nhiều nồng độ PH máu
nghiên về phía axit
c. Đặc điểm sinh lí vùng cường độ lớn: t’= 30’- 40’
- Hấp thụ O2 từ 80 - 90% nợ 20%.
- Acidlactic thấp hơn so với cường độ dưới 200mg%.
- Tần số mạch sau 3 - 4’ đạt 180 - 200lit/1’ và duy trì suốt cự ly.
- Huyết áp 180 - 200mHg huyết áp tối thiểu giảm ít
- Thể tích tâm thu 120 - 160ml lưu lượng phút 25 – 35lít/1’
- Không khí phổi tăng lên 120 – 140 lần /1’
- Năng lượng: ATP - CP 5 - 10%
- Yếm khí 15 - 20%
- Ưa khí 75 - 80%
- Mồ hôi mất nhiếu, bài tiết nước tiểu giảm có xuất hiện đạm trong nước tiểu
- Nhiệt độ cơ thể 380- 390
- Trọng lượng cơ thể giảm 1kg - 2kg
- Mệt mỏi do nợ O2 kéo dài, cạn kiệt nguồn năng lượng
d. Đặc điểm sinh lí vùng cường độ trung bình
- Tần số mạch 170lần/1’
- Huyết áp 200mHg sau đó giảm xuống 160 - 170 mHg
- Tần số hh và TKP tăng không cao đạt 60 - 80l/1’ hấp thụ đạt 60 - 80%VO2max
- Lưu lượng phút đạt 22lít/1’
- Huyết áp tối đa tăng cao hơn bình thường 30mHg
- Trọng lượng giảm 3.5 - 4kg
- Trong nước tiểu có chứa sản phẩm lipít và đạm
- Năng lượng tiêu hao 90% đường phân ưa khí
- Nhiệt đô cơ thể 39 - 40 độ
III. Đặc điểm sinh lí các bài tập không có chu kì:
1. Đặc tính chung:
a) Sức mạnh: Là khả năng khắc phục lực cản tối đa nhờ sự nổ lực của cơ bắp.
Gây biến đổi nhất định ở cơ quan tuần hoàn và hô hấp, đáp ứng được với yêu
cầu vận động, đòi hỏi phải nín thở, nén hơi, tăng áp suất ở khoang bụng.
- Giảm hàm lượng O2, hàm lượng CO2 và các sản phẩm khác tăng làm cho
nồng độ PH nghiêng về phía axít.
- Nhịp tim giảm, HA tăng 10 – 12mHg.
- Sau vận động nhịp tim tăng 120lần/1’.
- Năng lượng tiêu hao hơn yên tĩnh 150 lần chủ yếu lấy ATP – CP.
- Mệt mỏi do luồng xung động thần kinh và ngất do thiếu máu ở não.
b) Sức mạnh tốc độ:
- Thành tích phụ thuộc vào tốc độ đà, lực dậm nhảy, ra sức cuối cùng, trọng
lượng cơ thể hay dụng cụ.
VD: Chạy, nhảy, ném.
- Tần số mạch biến đổi ít 140 – 150lần/1’ sau vận động tăng 150 – 160lần/1’.
- Năng lượng ATP – CP.
- Nợ oxy 95% nhưng thời gian hoạt động ngắn, tổng nợ không lớn.
2. Đặc điểm sinh lí các hoạt động tĩnh lực: Sức co cơ không thay đổi chiều dài sợi
cơ mà có sức căng cơ lớn.
- Co cơ đẳng trường: Duy trì các tư thế của cơ thể (Đứng, ngồi…) lâu mệt mỏi
kéo dài thời gian.
- Co cơ cứng đẳng trương: Không duy trì tư thế được lâu mau mệt mỏi như
chuối tay, ke…
- Nhu cầu oxy thấp khoảng 3lít/1’ và tăng lên sau vận động nợ oxy 90%.
- Axit lactit trong máu trước vận động là 150mg%.
- Huyết áp tối đa tăng 30 – 50mHg, tối thiểu 20 – 30mHg.
- Nguyên nhân mệt mỏi:
+ Sức căng cơ lớn, hệ thần kinh xử lí các luồng xung động hướng tâm liên tục
và không có hồi phục bổ sung dẫn tới ức chế xảy ra ở các trung tâm thần kinh sớm
hơn.
* Hiện tượng linhard 1920: sự hô hấp và tuần hoàn gắng sức tĩnh nhỏ hơn khi
ngừng gắng sức.
3. Bài tập ngắm trúng đích: Không chu kì mục đích dẫn đến trúng đích khả năng
được hình thành qua quá trình tập luyện.
Đó là một chương trình vận động phức tạp được tính toán cả đường bay.
VD: Chuyền bóng, ném, ném rỗ.
Chỉ cần thay đổi một vài chi tiết thì động tác sẽ kém hiệu quả.
4. Bài tập phối hợp phức tạp:
- Chính xác là yếu tố quyết định thành tích thể thao.
- Phối hợp cùng một lúc nhiều động tác kế tiếp nhau liên tục phải tạo ra trong
trí nhớ một khối lượng lớn kỹ năng động tác cho nên người tập cần có phong thái rất
bình tĩnh tự tin, chủ động trong mọi động tác và khả năng định hướng thăng bằng ở
mức độ cao.
Do đó, chất lượng phụ thuộc vào kỹ năng kỹ xảo. Bên cạnh đó phải rèn luyện
hệ thống cảm giác tiền đình.
5. Bài tập tình huống:
- Cường độ vận động có lúc cực đại, có lúc trung bình.
- Chuẩn bị về KNVĐ và lựa chọn sử dụng KN đó.
- Thời gian phản ứng để xử lí tình huống, dự đoán tình huống để chọn động tác
là điều then chốt.
- Trong các môn thể thao không phải lúc nào người tập cũng giải quyết trước,
nhanh các tình huống phải phản ứng nhanh từ khi nhận kích thích, phân tích để đưa ra
một chương trình vận động hợp lí.
VD: Thủ môn trong đá 11m (Dựa vào KN).

Câu hỏi ôn tâ ̣p
1. Đặc điểm sinh lí vùng cường độ cực đại
2. Đặc điểm sinh lí vùng cường độ câ ̣n cực đại
3. Đặc điểm sinh lí vùng cường độ lớn
4. Đặc điểm sinh lí vùng cường độ trung bình
5. Đặc điểm sinh lí các bài tập không có chu kì
6. Đặc điểm sinh lí các hoạt động tĩnh lực
7. Bài tập ngắm trúng đích
8. Bài tập tình huống

Chương V
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ MỘT SỐ MÔN THỂ THAO
I. Cơ sở chung của sự tâ ̣p luyêṇ thể dục thể thao
- Hoạt đô ̣ng vâ ̣n đô ̣ng làm co duỗi cơ gây giãn mạch máu, tăng tuần hoàn, tăng trao
đổi chất, tăng hấp thụ dinh dưỡng và đào thải sản phẩm quá trình trao đổi chất
- Quá trình hoạt đô ̣ng TDTT làm hoàn thiê ̣n chức năng thần kinh, tim mạch hô hấp,
tiêu hóa, bài tiết và sinh dục. Nhờ đó tránh được nhiều bê ̣nh như: rối loạn thần kinh,
rối loạn nhịp tim, rối loạn tiêu hóa, cao huyết áp…Tăng cường sức đề kháng cơ thể.
Các tố chất thể lực được cải thiê ̣n, tăng cường các chức năng cơ thể
II. Chạy
1. Hê ̣ thống thần kinh vận động và cảm giác của vận động chạy
- Chạy là hoạt đô ̣ng tự nhiên của con người. Tốc đô ̣ chạy càng cao thì cường đô ̣ càng
lớn và thời gian chạy càng ngắn. Tốc đô ̣ chạy phụ thuô ̣c vào tần số, biên đô ̣ và lực
vâ ̣n đô ̣ng
- Kỹ năng vâ ̣n đô ̣ng người ta chia làm hai kỳ:
+ Thả lỏng (ức chế TTTK và tế bào TK được phục hồi)
+ Co cơ vâ ̣n đô ̣ng (thay đổi chủ yếu khi tăng tốc, chạy đường vòng và tăng tốc)
Khi chạy ở địa hình phức tạp, tốc đô ̣ và nhiê ̣p điê ̣u thay đổi đòi hỏi sự điều khiển
của chức năng sinh lý phức tạp hơn đó là vai trò của hê ̣ thống cảm giác
CLD vai trò của hê ̣ thống cảm giác tiền đình rất quan trọng.
Chạy vượt rào thì cảm giác bản thể lại quan trọng hơn.
Chạy ngắn thì hê ̣ cơ làm viê ̣c trong điều kiê ̣n yếm khí, khả năng hưng phấn và
tính linh hoạt của cơ tăng
2. Hê ̣ tuần hoàn
- Tần số mạch yên tĩnh giảm xuống CLN 65 l /phút; CLTB 56 l/phút; CLD 50 l/phút
- Tần số mạch khi vâ ̣n đô ̣ng tăng CLN 180-190 l/1’; CLTB 220 l/1’; CLD 1700 l/1’
- Tần số mạch sau thi đấu trở về yên tĩnh sau 20 – 30 phút còn chạy CLTB sau vài giờ
- Kích thước tim ở người tâ ̣p tăng 34% phì đại tâm thất và 20% phì đại cả 2 thất
- Lưu lượng tâm thu người chạy là 60 – 80 ml. Khi chạy CLTB đạt 160 – 180 ml;
CLN đạt 150 – 170 ml
- Huyết áp khi về đích có thể lê tới 160 – 200mmHg.
3. Hê ̣ hô hấp
- Yên tĩnh Fhh bình thường hoă ̣c giảm chút ít
- DTS # 4,5 – 4,8 lít; người có trình đô ̣ tâ ̣p luyê ̣n cao có thể đạt 6 lít; CLN
- TK phổi ở những phút đầu hồi phục lên đến 60 – 80 lít/ 1’; CLTB đạt 140 – 150 l/1’
- Nhu cầu 02 CLN 10 – 12 lít/1’, hấp thu khoảng 200-300 ml, nợ 95%. Nợ 0 2 tăng
liên tục ở các cự ly và xóa nợ sau về đích có thể kéo dài đến 1,5 – 2 giờ
- Các sản phẩm của quá trình trao đổi chất tăng trong máu khoảng 100 – 150 mg%.
khi chạy CLTB 250 – 300mg%; khi chạy CL dài 100mg%
4. Chức năng bài tiết
- Khi chạy CLTB với tốc đô ̣ thi đấu cao a.l tăng lên 450mg%, trong nước tiểu có cả
protit. Người mới tâ ̣p còn có cả hồng cầu. Sau khi chạy tăng lượng đào thải nước
tiểu. Khi thời tiết nóng t0 cơ thể # 400c, trọng lượng có thể giảm đến 3-4 kg.
5. Tiêu hao năng lượng (phụ thuô ̣c tốc đô ̣, trình đô ̣, thời tiết, sân bãi
- CLN # 40 – 50 kcal; 200m # 70 kcal. Người TL tốt hồi phục nhanh, tốc đô ̣ co cơ
tăng, khả năng phối hợp vâ ̣n đô ̣ng tốt hơn, tính linh hoạt HTK tăng gluxít là nguồn
năng lượng cơ bản
- Chạy 800m #150 kcal; 1500m # 250 kcal; maraton # 2800 kcal trong đó gluxít, lipít
là nguồn năng lượng chủ yếu. Thành tích của người chạy phụ thuô ̣c vào nguồn dự trữ
và mức đô ̣ cung cấp năng lượng dự trữ và mức đô ̣ cung cấp lượng đường huyết.
III. Bơi
1. Hê ̣ thống thần kinh, vâ ̣n đô ̣ng và cảm giác của người tâ ̣p khi bơi
Là hoạt đô ̣ng có chu kỳ ở môi trường nước, đô ̣ đă ̣c và tính dẫn truyền cũng
khác so với KK. Hoạt đô ̣ng ở tư thế nằm ngang, mă ̣t úp vào nước, các cơ văng ra để
giữ thăng bằng, chịu áp suất là 10b/cm2 (sâu 10cm), chịu lực cản của nước
- Tính linh hoạt và sự thăng bằng của thần kinh rất quan trọng, phải hình thành mô ̣t tri
giác phức tạp là sự tổng hợp của nhiều cảm giác khác nhau (lực cản, nhiê ̣t đô ̣, áp suất)
- Khi bơi cảm giác tiền đình luôn bị khích thích (quay đầu, nước vào ống tai ngoài).
Khi màng nhĩ bị thương sẽ làm mất thăng bằng
- So với chạy sức mạnh của các cơ tham gia đồng đều hơn kể cả cơ thân mình
2. Hê ̣ tuần hoàn
- F mạch yên tĩnh 45 – 55 lần/1’, sau 1 thời gian ngắn lên tới 170 lần/1’. Trong hoạt
đô ̣ng do có nhiều nhóm cơ tham gia và thả lỏng cơ tốt nên HTH làm viê ̣c tốt hơn
- Do tư thế nằm ngang dù LLF ít hơn so với chạy nhưng khối lượng máu tâm thu lớn
- Kích thước tim tăng lên nhưng thấp hơn chạy và trượt tuyết
3. Hê ̣ hô hấp
- Do hoạt đô ̣ng trong nước và áp suất cao nên các cơ hô hấp, đô ̣ giãn nở lồng ngực
tăng do đó DTS đạt 6 lít, cấp kiê ̣n tướng đạt 7 -8 lít
- TKP tỉ lê ̣ thuâ ̣n với tốc đô ̣ đạt 120 – 150 lít/phút (bô ̣ máy hô hấp phát triển tốt nhất)
- A.l , hồng cầu, bạch cầu trong máu tăng trong vâ ̣n đô ̣ng
- Sau vâ ̣n đô ̣ng a.l tăng lên trong nước tiểu có cả protit
4. Tiêu hao năng lượng
- Bơi 100m hao 50 kcal; 1500m hao 300kcal. Cự ly càng dài tiêu hao năng lượng ưa
khí càng lớn, năng lượng tiêu hao phụ thuô ̣c vào kiểu bơi, tốc đô ̣, công suất và mất
nhiê ̣t. (ngâm mình trong nước ở 120c trong 4 phút hao 100 kcal; đứng yên trong nước
240c trong 4 phút trao đổi chất tăng 40 -45 %
IV. Thể dục dụng cụ
1. Hê ̣ thống thần kinh, vâ ̣n đô ̣ng và cảm giác
- Các bài tâ ̣p đa dạng và phức tạp. Khác nhau về tốc đô ̣, lực, đô ̣ căng cơ, khả
năng hợp đồng và định hướng trong không gian. Các bài tâ ̣p khác nhau về biên đô ̣, tố
chất thể lực không giống nhau. Có những bài tâ ̣p không có điểm tựa nên hê ̣ thần kinh
rất linh hoạt để đáp ứng nhu cầu vâ ̣n đô ̣ng luôn thay đổi tư thế quay, nhào lô ̣n, chuyển
hướng và ở tư thế không bình thường
- Trong môn TDDC phản xạ trương lực râ ̣t quan trọng
- Có khả năng phát triển viê ̣c đánh giá những những chỉ số vâ ̣n đô ̣ng khác nhau
nên phát triển tốt hê ̣ thống cảm giác vâ ̣n đô ̣ng
- Do thực hiê ̣n ở nhiều tư thế khác nhau nên cảm giác tiền đình rất phát triển.
Nhờ có sự hoạt đô ̣ng tinh vi của cơ quan phân tích mà người tâ ̣p sửa sai và đúng các
giai đoạn đô ̣ng tác
- Trong hoạt đô ̣ng đòi hỏi có sự gắng sức nên thúc đẩy phát triển hê ̣ cơ, tuy
nhiên không đều nhau nhất là cơ gâ ̣p bàn tay, khép cánh tay. Đô ̣ cứng đô ̣ thả lỏng cơ
chênh lê ̣ch nhau.
- Người tâ ̣p có đô ̣ mềm dẽo linh hoạt các khớp, chi và cô ̣t sống đồng thời có
khả năng tiếp thu đô ̣ng tác nhanh phát triển tốt khả năng vâ ̣n đô ̣ng
2. Hê ̣ tuần hoàn
- Do tư thế vâ ̣n đô ̣ng luôn thay đổi làm đảo lô ̣n mô ̣t số cơ quan bên trong, có sự
phân bố lại máu và hê ̣ thống tim mạch. Người tâ ̣p có trình đô ̣ cao, hính thành phản xạ
có điều kiê ̣n, phản ứng mạch được tăng cường
- Tần số mạch khi thi đấu đạt 150 – 200 lầm/1’; huyết áp 160mmHg
3. Hê ̣ hô hấp
- Hô hấp phụ thuô ̣c vào đă ̣c điểm các đô ̣ng tác (có đô ̣ng tác cản trở, tham gia,
không thở)
- Người mới tâ ̣p nín thở nhiều, người tâ ̣p có trình đô ̣ cao thời gian nín thở ít khi
cần thiết nên hấp thu 02 cao và nợ ít
4. Chức năng bài tiết
- Sau bài tâ ̣p mồ hôi ra nhiều, hàm lượng a.l không cao lắm, nợ 02 thấp
- Mê ̣t mỏi thường xảy ra do hoạt đô ̣ng căng thẳng của hê ̣ thần kinh nên sau bài
tâ ̣pthường mê ̣t mỏi sâu hơn
5. Tiêu hao năng lượng
Thời gian thực hiê ̣n ngắn, năng lượng tiêu hao ít khoảng 4000 – 4500kcal. Quá
trình biến đổi hóa học trong máu, trong cơ cũng ít
V. Các môn bóng
1. Hê ̣ thống thần kinh, vâ ̣n đô ̣ng và cảm giác
- Là những bài tâ ̣p tình huống, công suất phụ thuô ̣c vào tình huống từ cực đại
đến trung bình, có sự thay đổicác chức năng sinh lý. Nó phụ thuô ̣c vào tính chất, đă ̣c
điểm từng bài tâ ̣p và thi đấu
- Là những bài tâ ̣p có và không có chu kỳ, bt sức mạnh, tốc đô ̣ như sút bóng
trong bóng đá, bóng chuyền…hiê ̣n tượng căng cơ tĩnh ít gă ̣p hơn
- Đô ̣ng tác đa dạng phức tạp, thực hiê ̣n bài tâ ̣p ở nhiều tư thế khác nhau như đi,
chạy, nhảy…nên kỹ năng đô ̣ng tác phải được củng cố và đạt tới tự đô ̣ng hóa. Tư duy
người tâ ̣p trong thi đấu tâ ̣p trung giải quyết chiến thuâ ̣t và hợp đồng thi đấu
- Trong TL hay TĐ có những biến đổi định hình được học trước các tình huống
gây nên (hình thành phản xạ)
- Tạo điều kiê ̣n phát triển đô ̣ linh hoạt của quá trình thần kinh và hê ̣ thống các
cảm giác vâ ̣n đô ̣ng và cảm giác thị giác. Tăng khả năng xử lý và phối hợp đô ̣ng tác,
chiến thuâ ̣t. Điều đó cho phépngười tâ ̣p xác định nhanh, thực hiê ̣n nhanh, chính xác
các đô ̣ng tác. Sau thi đấu hưng phấn của người tâ ̣p còn rất cao
- Người tâ ̣p môn bóng không những thuần thục các kỹ thuâ ̣t, chiến thuâ ̣t mà
còn phải áp dụng các kỹ chiến thuâ ̣t đó vào thi đấu. Tùy theo tình huống mà người
tâ ̣pcần thay đổi các đô ̣ng tác quen thuô ̣c hình thành nên kỹ năng mới. Nên đòi hỏi
phải sáng tạo, nên tính linh hoạt và hưng phấn của hê ̣ thần kinh tăng.
- Hoạt đô ̣ng luôn có nhiều kích thích tác đô ̣ng cần phân tích tổng hợp của hê ̣
thần kinh đảm bảo phản ứng thích hợp các tình huống. Điều đó phụ thuô ̣c vào gíc
quan, tính linh hoạt hê ̣ thần kinh nên các cơ quan phân tích như thị giác, thính giác,
vâ ̣n đô ̣ng có ý nghĩa rất lớn 9 (quần vợt, tri giác không gian…)
2. Hê ̣ tuần hoàn
- Tần số mạch yên tĩnh châ ̣m như Bđá, Brổ 48 – 54 lần/1’ ; thi đấu 200l/1’
- Huyết áp 200mmHg, kích thước tim tăng, hàm lượng hêmôglobin tăng
3. Hê ̣ hô hấp và chức năng bài tiết
- Môn Bđá, Brổ TS HH đạt 30 – 60 l/1’; TKP # 150l/1’; V02 Max #60 – 95%.
Sau mổi buổi tâ ̣p nợ 02 kéo dài 12 – 24 giờ đòi hỏi cao quá trình ưa khí, yếm khí
- Hoạt đô ̣ng của tuyến mồ hôi tăng, nước tiểu giảm, trọng lượng cơ thể có thể
giảm từ 1 – 3 kg
4. Tiêu hao năng lượng
Phụ thuô ̣c vào đă ̣c điểm của từng môn TT, trình đô ̣ người tâ ̣p.
BĐ#1500-2000Kcal.
BR# 900-1200 kcal
BC #10kcal
QV#15 Kcal

Câu hỏi ôn tâ ̣p
1. Đặc điểm sinh lí môn chạy
2. Đặc điểm sinh lí môn bơi
3. Đặc điểm sinh lí môn thể dục dụng cụ
4. Đặc điểm sinh lí môn bóng
Chương VI
ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỨA TUỔI
I. Đă ̣c điểm sinh lý lứa tuổi của thanh thiếu niên trong tâp̣ luyê ̣n TDTT
1. Phân loại lứa tuổi
- Quá trình phát triển con người về cấu trúc, chức năng qua các lứa tuổi không đều
(nhanh, châ ̣m và ổn định)
Ví dụ: Trẻ em quá trình đồng hóa diễn ra lớn hơn; quá trình hưng phấn cao hơn
ức chế
- Các qui luâ ̣t trên được qui định bởi các yếu tố di truyền, môi trường, điều kiê ̣n xã
hô ̣i. Theo vai trò của di truyền không những mang tính chất loài mà còn mang đă ̣c
điểm cá nhân hoă ̣c nhóm cá thể nào đó. Dựa vào đă ̣c điểm lứa tuổi người ta chia lứa
tuổi thanh thiếu niên làm các giai đoạn tương đối sau:
+ Tuổi sơ sinh (< 1 tuổi)
+ Tuổi nhà trẻ (1 – 3 tuổi)
+ Tuổi mẫu giáo (3 – 5 tuổi)
+ Tuổi tiểu học (6 – 11) tuổi
+Tuổi THCS (12 – 15) tuổi
+ Tuổi THPT (16 – 18, 19) tuổi
- Tuổi sinh học được xác định theo mức đô ̣ phát triển thể lực, chức năng tuyến nô ̣i
tiết, trạng thái cơ xương, mức đô ̣ phát triển sinh dục. Nên không phù hợp với tuối lí
lịch.
- Thanh niên hiê ̣n đại có hiê ̣n tượng cơ thể phát triển sớm cả về cơ quan sinh dục
2. Đă ̣c điểm sinh lý lứa tuổi
2.1. Hê ̣ thần kinh trung ương
- Hoạt đô ̣ng HTK cấp cao được hình thành từ lứa tuổi nhà trẻ. Tư duy và các kỹ năng
vâ ̣n đô ̣ng như đi, chạy, nhảy…vai trò quan trọng và càng được hoàn thiê ̣n. Sức mạnh
và đô ̣ linh hoạt của quá trình thần kinh được tăng dần.
- Tuổi 3 -5 ức chế dâ ̣p tắt và ức chế phân biê ̣t hình thành châ ̣m hơn tuổi 5 -7
- Tuổi nhà trẻ mẫu giáo vai trò hê ̣ thống tín hiê ̣u thứ 2 phát triển. Tuy nhiên hê ̣ thống
tín hiê ̣u thứ 1 chiếm ưu thế. Sự vâ ̣n đô ̣ng có ảnh hưởng lớn đến đến sự phát triển ngôn
ngữ.
- Tuổi tiểu học QT thần kinh có đô ̣ ổn định các phản xạ có điều kiê ̣n tương đối bền
vững. Hê ̣ thống TH thứ 2 phát triển nhờ quá trình học tâ ̣p. GDTC làm cho phối hợp
giữa hê ̣ thống tín hiê ̣u thứ nhất và thứ 2 tinh tế hơn và ảnh hưởng đến chức năng vâ ̣n
đô ̣ng
- Tuổi THCS hiê ̣n tượng lan tỏa hưng phấn chiếm ưu thế hơn ức chế và có mất thăng
bằng vì chịu ảnh hưởng của tuyến nô ̣i tiết trong tuổi dâ ̣y thì kích thích sinh dục.
HTTH thứ 2 phát triển hơn, phát triển cơ xương mạnh mẽ dẫn tới sự rối loạn thường
xuyên trong phối hợp vâ ̣n đô ̣ng. Tuy nhiên nó` mang tính tạm thời, cần rèn luyê ̣n
thêm trong hoạt đô ̣ng TDTT
- Tuổi THPT HTK cấp cao được hoàn thiê ̣n HTTH thứ 2 phát triển mạnh, chiếm ưu
thế. Tính linh hoạt HTK cao, quá trình ức chế tăng cường, các loại hình thầ kinh thể
hiê ̣n rõ
2.2. Hê ̣ thực vật
- Kích thước tim tăng lên 1tuổi trọng lượng tim 41 gam
8-10 t 96 g
15 t 200g
- Tần số mạch giảm dần Dưới 1t 140 lần /1’
7t 92 l
11 t 85 l
14 – 16 t 70 – 78 l
- Khả năng hồi phục sau hoạt đô ̣ng thể lực phụ thuô ̣c vào lượng vâ ̣n đô ̣ng.
Nếu LVĐ nhỏ hồi phục nhanh hơn người lớn và ngược lại LVĐ lớn HP châ ̣m hơn
- Thể tích tâm thu được tăng cường 8 -9 tuổi 70 ml
10 – 11t 100 ml
Người lớn 120 – 140 ml
- Huyết áp tăng dần cùng lứa tuổi Trẻ sơ sinh HA tđ 65-70 mmHg; HAtt 35- 40
15 t 100 – 110 80 -95
- Hô hấp thay đổi về đô ̣ sâu và tần số 1 t 25 – 30 l/1’
3t 20 – 22 l
5 -6 t 18 - 20 l
16 – 18t 16 – 18 l
Thông khí phổi 7–8t 160 – 280 ml (do tăng tần số)
Người lớn 400 – 500 ml
Dung tích sống nhỏ hơn người lớn 12 t # ½ người lớn
- Hê ̣ máu khối lượng máu tỉ lê ̣ thuâ ̣n với trọng lượng và cao hơn người lớn
Sơ sinh 11% trọng lượng
14 t 7 – 8%
Hồng cầu trẻ sơ sinh 5 – 6,5 triê ̣u/1mm3, bạch cầu đạt 10 – 15 ngàn/mm3
Sau vâ ̣n đô ̣ng hồng cầu của trẻ tăng ít hơn 8 - 13% nếu kéo dài hồi phục châ ̣m hơn-
- Trao đổi chất và năng lượng
+ Đường nhu cầu giảm dần theo lứa tuổi 7 -10t 10g/1Kg P/ngày
16 – 18t 7,7g
Ở trẻ huy đô ̣ng nguồn dự trử đường châ ̣m hơn và duy trì cường đô ̣ trao đổi chất
không được lâu, hàm lượng đường trong máu của trẻ giảm nhanh hơn
+ Đạm nếu thiếu đạm trong thức ăn sẽ ảnh hưởng rõ đến sự phát triển của trẻ.
Nếu trẻ có tâ ̣p luyê ̣n thí nhu cầu tăng gấp 1.5 – 2 lần
+ Mỡ cần thiết đối với QT phát triển cơ thể và giảm dần qua lứa tuổi, khi 4 -7
tuổi cần 2,5 – 3g /Kg P. Ở trẻ dự trử mỡ không lớn và tiêu hao nhiều khi thiếu đường
+ Nước và chất khoáng chiếm 80% P cơ thể và giảm đến 68 – 72% ở tuổi
trưởng thành. Phát triển càng nhanh thì nhu cầu càng lớn. Trẻ em chịu đựng thiếu
nước kém hơn người lớn. 8t là 110g/1Kg P; 18t là 40 – 40 g. Trong chất khoáng
photpho và canxi rất cần thiết cho sự tạo xương
Trong trạng thái yên tĩnh trao đổi năng lượng giảm dần theo lứa tuổi. Trẻ sơ sinh
3,5Kcal/m2/giờ. Từ 9 tuổi trở lên chuyển hóa cơ sở các em trai cao hơn các em gái và
cùng mô ̣t hoạt đô ̣ng trẻ em tiêu hao cao hơn người lớn
2.3. Sự phát triển thể lực theo lứa tuổi
TCTL có liên quan mâ ̣t thiết đến sự hình thành KNVĐ và các hê ̣ cơ quan trong cơ
thể. TCVĐ phát triển không đều, không nhịp điê ̣u, không đồng bô ̣ qua các lứa tuổi.
Hoạt đô ̣ng TDTT có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển TCVĐ. 2 tháng tuổi chiều
cao tăng nhanh, 3 tháng châm, 6 -7 tháng tăng nhanh có thể đạt 10cm/năm. 7 , 8 – 11
tuổi chiều cao châ ̣m hơn lứa tuổi chưa đi học, hiê ̣n tượng cốt hóa xương chưa kết
thúc. Xương mềm dễ uốn cong, cô ̣t sống có tính đàn hồi. Các cơ còn kém phát triển
tính đàn hồi của cơ cao nên dễ thực hiê ̣n các đt có biên đô ̣ lớn, thực hiê ̣n đô ̣ng tác
tương đối chính xác nhưng khả năng thăng bằng chưa cao.
- Tuổi THCS chiều cao phát triển mạnh em gái tuổi 12 – 14 và em trai tuổi 13 – 16
lớn rất nhanh, xương phát triển chiều dài và tiếp tục cốt hóa, xương châ ̣u, lòng ngực,
cô ̣t sống tiếp tục phát triển
- Tuổi THPT hê ̣ cơ phát triển mạnh, khối lượng cơ chiếm 44,2% P cơ thể, chức năng
thực vâ ̣t được hoàn thiê ̣n nên đảm bảo cơ thể vâ ̣n đô ̣ng tốt. Ở tuổi này đã thấy rõ hiê ̣n
tượng cong vẹo cô ̣t sống nên chú ý các bài tâ ̣p chỉnh hình trong hoạt đô ̣ng TDTT
* Tố chất mạnh: Phụ thuô ̣c vào sự phát triển của hê ̣ vâ ̣n đô ̣ng. Khối lượng à sức mạnh
cô bắp thay đổi nhờ sự hoàn thiê ̣n điều hòa thần kinh, cấu tạo và bản chất hóa học của
cơ. Sức mạnh cơ phát triển không đều theo lứa tuổi. Phát triển mạnh ở các cơ duỗi
thân mình, đùi, co bàn chân; cơ cổ và cẳng tay phát triển yếu (SM cơ duỗi phát triển
hơn cơ co). Tâ ̣p luyê ̣n nhiều sẽ phát triển SM nhanh hơn nhất là các giai đoạn tuổi:
6-7; 9-11; và 13-14
* Tố chất nhanh: SN phản ứng 0,5” – 0,9” ở tuổi 2 – 3;
0,3” – 0,4” 5 -7;
0,11” – 0,25” 13 – 14
Tốc đô ̣ thực hiê ̣n đô ̣ng tác tuổi 13 # người lớn;
16- 17 tuổi giảm và 20-30t lại tăng lên
* Tố chất bền: SB tĩnh tăng dần theo lứa tuổi; SB đô ̣ng đánh giá qua hoạt đô ̣ng thể lực
thông qua chỉ số hấp thụ V02 Max đạt 1,3 lít/ 1’ ở tuổi 7-8; 3,5 lít ở tuổi 16 - 17
* Tố chất khéo léo (yếu tố lực, định hướng, không giam, thời gian). Phát triển mạnh ở
tuổi 5-7 tuổi, đạt phát triể cao tuổi 7-10 và 16 – 17 đạt ở mức đô ̣ người lớn
Xuất phát từ viê ̣c nghiên cứu đă ̣c điểm sinh lý và phát triển tố chất thể lực, có
thể đưa ra các phương pháp tâ ̣p luyê ̣n phù hợp với từng đối tượng như: Tuổi tiểu học
nên tăng cường phương pháp trò chơi và các bài tâ ̣p đơn giản. Không nên dùng các
bài tâ ̣p phối hợp phức tạp đòi hỏi đô ̣ chính xác cao
Ví dụ: Tuổi tiểu học: 8 t – bóng bàn; 9 t – nhào lô ̣n; 11 t – TDDC, bơi
Tuổi PTCS chạy ngắn, trung bình, bóng đá; 12 t – quần vợt; 13t- bơi thuyền;
14 t – xe đạp, bắn súng thời gian tâ ̣p luyê ̣n 40’. Mâ ̣t đô ̣ tâ ̣p luyê ̣n thấp hơn người lớn
Tuổi PTTH sức bền tăng, phối hợp vâ ̣n đô ̣ng ở mức cao nên tâ ̣p luyê ̣n ở tất cả
các môn
II. Đă ̣c điểm sinh lý người cao tuổi
1. Phân loại lứa tuổi
N/C đă ̣c điểm sinh lý lứa tuổi nhằm tổ chức tâ ̣p luyê ̣n và đưa ra phương pháp lâ ̣p
luyê ̣n để nâng cao sức khỏe , kéo dài tuổi thọ. Có thể chia ra các đô ̣ tuổi như sau:
- Tuổi trung niên: 45 – 59 tuổi
- Tuổi già: 60 – 74 tuổi
- Tuổi lão: 75 tuổi trở lên
Do ảnh hưởng nghề nghiê ̣p mà cơ thể có thể già hay trẻ hơn tuổi lý lịch
Sự hóa già của cơ thể xảy ra không đồng bô ̣, không đồng thời có bô ̣ phâ ̣n già trước,
già sau; có bô ̣ phâ ̣n già ít có bô ̣ phâ ̣n già nhiều
2. Những biến đổi sinh lý của cơ thể tuổi già
2.1. Hê ̣ thần kinh trung ương:
- Trọng lượng não bô ̣: 25t: 1400-1260 gam 80t: 1180-1060 gam
- Thị giác, thính giác giảm
- Dẫn truyền HTK giảm sút làm quá trình hưng phấn-ức chế thay đổi. Phản xạ châ ̣m
và yếu hơn (hưng phấn-ức chế thăng bằng, linh hoạt thần kinh giảm)
- Người cao tuổi thường bảo thủ, khó thay đổi thói quen trong sinh hoạt, tâm lý dễ bị
kích đô ̣ng
- Các đô ̣ng tác trước nay tự đô ̣ng hóa nay, khó thực hiê ̣n, muốn thực hiê ̣n phải chú ý
mới có kết quả
2.2. Hê ̣ tim mạch:
- Trọng lượng tim giảm; hưng phấn, co bóp tim giảm
- Tái tạo ATP-CP của cơ tim đều giảm; nhịp tim nhanh, V tâm thu và V phút giảm
- Đô ̣ng mạch nhất là đô ̣ng mạch chủ thường bị xơ cứng
- Huyết áp tăng có thể đến 160/95 mmHg
2.3. Hê ̣ hô hấp:
- Các cơ teo đi, xương lòng ngực bị vôi hóa làm cho kích thước lòng ngực và đô ̣ giãn
nở giảm. Phế nang giảm đô ̣ đàn hồi
- Dung tích sống giảm 2 lần; tần số hô hấp tăng 20-30%;đô ̣ sâu hô hấp giảm
- V02 Max giảm còn 45 – 50% so với tuổi 20
- Sự thỏa mãn nhu cầu 02 trong hoạt đô ̣ng giảm xuống
- Hàm lượng a.l trong máu khi hoạt đô ̣ng căng thẳng tăng ít
- Nợ dưỡng kém, t’ nín thở ngắn, thông khí phổi giảm nên người già hay khó thở
2.4. Trao đổi chất và năng lượng
- Khả năng trao đổi chất và năng lượng giảm dần
- Tạo năng lượng, phân giải yếm khí giảm lượng đường trong gan, cơ giảm)
- Khả năng điều tiết ađrenalin và Insulin bị mất cân đối nên sự điều hòa trao đổi
đường cũng kém. Huy đô ̣ng năng lượng dự trữ ở tuổi già cũng giàm.
2.5. Các tố chất vâ ̣n đô ̣ng
- Sức mạnh các cơ giảm sút ở mức đô ̣ khác nhau (cơ co bàn tay, duỗi cẳng tay thay
đổi ít; các nhóm cơ khác giảm 30-35%; các cơ ít hoạt đô ̣ng giảm nhanh)
- Sức nhanh giảm rất sớm. Tốc đô ̣ thực hiê ̣n phản ứng giảm sau 30 t : 0,14” – 0,18”
đến 60 t: 0,28” – 0,54”. Tính linh hoạt hê ̣ thần kinh giảm nhiều
- Sức bền giảm đi nhiều từ 60 – 65 tuổi giảm xuống còn 75%. Sức bền đô ̣ng giảm
sớm và nhiều hơn
- Tố chất khéo léo giảm rất rõ cùng lứa tuổi. Viê ̣c hình thành kỹ năng đòi hỏi sự phối
hợp đô ̣ng tác rất khó. Khả năng điều khiển đô ̣ng tác giảm từ tuổi 45.
* Viê ̣c nắm vững các đă ̣c điểm sinh lý ở tuổi già có thể đưa ra chế đô ̣ tâ ̣p luyê ̣n hợp
lý. Tâ ̣p luyê ̣n TDTT không những có khả năng duy trì bô ̣ máy vâ ̣n đô ̣ng mà còn tốt
với tất cả các chức năng cơ thể.
- Rất nhạy cảm với lượng vâ ̣n đô ̣ng. Thiếu vâ ̣n đô ̣ng có tác dụng xấu nhiều hơn
- Trạng thái ổn định trong vâ ̣n đô ̣ng được duy trì ngắn, thích nghi kéo dài
- Mê ̣t mỏi và rối loạn đô ̣ng tác do mê ̣t mỏi xảy ra sớm hơn 7-15%. Hồi phục kéo dài
- Năm yên khoảng 7-8 ngày dẫn đến mất ngủ, ăn không ngon, tuần hoàn, hô hấp
giảm…so với thanh niên từ 3-4 tuần
- Nghỉ ngơi tích cực ít có hiê ̣u quả, nên dùng các bài tâ ̣p thở, nghỉ ngơi hoàn toàn kết
hợp với xoa bóp.
- Hoạt đô ̣ng TDTT nhằm nâng cao tố chất và trạng thái sức khỏe cũng như hình
thành KN-KX vâ ̣n đô ̣ng diễn ra châ ̣m. Tuy nhiên, tâ ̣p luyê ̣n hợp lý đảm bảo đúng các
nguyên tắc sinh lý vẫn có khả năng phát triển tố chất vâ ̣n đô ̣ng, tăng cường sức khỏe
của người già. Nên tâ ̣p các bài tâ ̣p có công suất trung bình, bài tâ ̣p thể dục phát triển
chung không có dụng cụ. Tránh những bài tâ ̣p tĩnh lực, nín thở, gắng sức, bài tâ ̣p có
tư thế không bình thường, tâ ̣p tạ…nó thường không mang lại sự an toàn cho người
già.
III. Đă ̣c điểm sinh lý phụ nữ
1. Đăc điểm về hình thái, chức năng của cơ thể phụ nữ
- Cân nă ̣ng, chiều cao, chiều dài chi < nam 1/1,1
- Đai vai, đốt sống ngực <
- Đai hông, dài thân, đốt sống cổ và thắt lưng, ccao ngồi >
- V đùi, ngực, cánh tay, mạch máu, cơ < 1/1,21
- Thể tích phổi, buồng tim, máu lưu thông < 1/1,3
- Tỉ lê ̣ mỡ 25 – 28% > 15 – 18%
- Tỉ lê ̣ cơ 30 – 35 < 40%
- Tỉ lê ̣ nước 55% < 70%
- Xương mềm, nhẵn, mãnh, nhỏ
- Sự khác biê ̣t giới tính xuất hiê ̣n sớm 12 - 13 tuổi > 13 – 14 tuổi
- Mạch đâ ̣p cao hơn nam và huyết áp thấp hơn nam
2. Đă ̣c điểm về hê ̣ vâ ̣n đô ̣ng
- Sức mạnh sau tuổi dâ ̣y thì cơ chi trên và thân mình < 40-70%; chi dưới 30%
- Sức mạnh tốc đô ̣ thành tích nữ < nam. Tâ ̣p luyê ̣n sức mạnh của nữ giảm mỡ nhiều ít
ảnh hưởng đến trọng lượng
- Năng lượng cung cấp như yếm khí, ATP,CP đường phân glucoza,… như nam
- A.l máu sau hoạt đô ̣ng tối đa của nữ thấp hơn nam
- Sức bền trước tuổi dâ ̣y thì khả năng hấp thu 02 như nhau đến tuổi thanh niên thấp
hơn nam 30% đến tuổi già thì khả năng này giảm dần và khác nhau giữa người có và
không có tâ ̣p luyê ̣n.
- V máu lưu thông và V tâm thu điều nhỏ hơn nam; thể tích phút # 18-24 lít /1’
- F mạch yên tĩnh cao hơn nam 10 – 15 lân /1’; trong vân đô ̣ng cũng cao hơn nam
- F hô hấp yên tĩnh cao nam; trong vâ ̣n đô ̣ng tăng tần số hô hấp ít tăng đô ̣ sâu
- Biến đổi sinh lý liên quan đến chu kỳ kinh nguyê ̣t (27 – 28 ngày; bắt đầu từ 12 – 14
tuổi và kết thúc 45 – 50 tuổi) do tuyến tuyến sinh dục gây ra. Những ngày này thường
hoạt đô ̣ng thể lực giảm tuy nhiên ở mô ̣t số nữ không giảm mà còn tăng trong những
ngày hành kinh.
Chức năng cơ thể thay đổi đáng kể như:
+ Tính hưng phấn thần kinh tăng
+ Nhịp tim tăng nhanh, huyết áp tăng
+ Khó chịu, đau đớn, buồn nôn
+ Thể lực giảm
+ Sức mạnh tốc đô ̣ giảm vào ngày đầu tiên và ngày 13-14 ckkn
+ Sức mạnh tốc đô ̣ tăng cao nhất vào ngày đầu tiên và ngày 10-12; 16-17 ckkn
+ Khả năng phối hợp vâ ̣n đô ̣ng tăng ngày thứ 6-12 đến 15-25 ckkn
Những ngày trước và sau hành kinh quá trình hồi phục kéo dài, những bài tâ ̣p nă ̣ng và
tĩnh lực có thể làm tăng lượng máu và kéo dài thời gian hành kinh. Lượng vâ ̣n đô ̣ng
lớn, căng thẳng tâm lý kéo dài, có thể làm trì hoãn sự trưởng thành và rối loạn về sinh
dục thiếu niên . Kinh nguyê ̣t là hiê ̣n tượng sinh lý bình thường hoàn toàn có thể tâ ̣p
luyê ̣n và thi đấu bình thường nếu nắm vững đă ̣c tính sinh lý và nhu cầu cơ thể

Câu hỏi ôn tâ ̣p
1. Đă ̣c điểm sinh lý lứa tuổi học sinh phổ thông?
2. Đă ̣c điểm sinh lý lứa tuổi người già?
3. Đă ̣c điểm sinh lý lứa tuổi phụ nữ?

UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

BỘ MÔN GIÁO DỤC THỂ CHẤT


ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

SINH LÝ HỌC


THỂ DỤC THỂ THAO

(Giáo trình Cao đẳng Sư phạm)

Lớp: GDTC – CTĐ 6


Số đvht: 3
Giảng viên: Th s Trịnh Phước Thành

Năm học 2009 – 2010


MỤC LỤC
Trang

Chương I: CƠ SỞ SINH LÝ CỦA QUÁ TRÌNH


HÌNH THÀNH KĨ NĂNG VẬN ĐỘNG 1
Chương II: CƠ SỞ SINH LÍ CỦA CÁC TỐ CHẤT VẬN ĐỘNG
VÀ TRÌNH ĐỘ TẬP LUỆN 4

Chương III: ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CÁC TRẠNG THÁI


CƠ THỂ KHI HOẠT ĐỘNG 8

Chương IV: ĐẶC ĐIỂM SINH LÍ CÁC DẠNG HOẠT ĐỘNG TDTT CƠ BẢN 13

Chương V: ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ MỘT SỐ MÔN THỂ THAO 16

Chương VI: ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ LỨA TUỔI 20

You might also like