You are on page 1of 7

CHƯƠNG VI

PHƯƠNG PHÁP DÙNG BÀI THỬ


(HAY BÀI TẬP KIỂM TRA)

1. Tên chương: Phương pháp dùng bài thử (hay bài tập kiểm tra)

2. Tên giảng viên: GVC-TS Nguyễn Thái Sinh – Khoa Giáo dục Thể chất – ĐH
Huế.

3. Mục tiêu:

Cung cấp cho sinh viên kiến thức về phương pháp dùng bài thử (hay bài tập kiểm
tra) trong nghiên cứu khoa học.

-Biết vận dụng phương pháp dùng bài thử cũng như các test đánh giá các yếu tố:
tố chất thể lực, trình độ chuyên môn...

4. Số tiết: 2 tiết.

5. Nội dung của chương:

5.1. Khái niệm:

Phương pháp dùng bài thử là phương pháp nghiên cứu nhờ hệ thống bài tập (còn
gọi là bài tập kiểm tra) được thực tiễn thừa nhận, tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức
và và điều kiện thực hiện, nhằm đánh giá các khả năng của người tập luyện.

5.2. Phân loại các bài thử [1],[2]

Các bài thử trong thể thao có rất nhiều, được chia thành các loại bài thử như sau :

a. Các bài thử xác định trình độ thể lực chung.

b. Các bài thử đánh giá trình độ thể lực chuyên môn đối với vận động viên các
cấp bậc ở từng môn thể thao.

c. Các bài thử đánh giá trình độ kỹ thuật (thí dụ : các liên hợp đồng trong thể dục
dụng cụ).

d. Các bài thử đánh giá trình độ chiến thuật của vận động viên (sự phối hợp của
cá nhân khi thực hiện chiến thuật thi đấu).

44
e. Các thử nghiệm tâm lý, sinh lý (các nhân tố tâm lý : động cơ tập luyện, tính tích
cực, sự chú ý, trạng thái chuẩn bị chức năng của các cơ quan vận động...)

Trong nghiên cứu khoa học thể dục thể thao, thường người ta không chỉ sử dụng
một bài thử, mà một số bài thử tạo thành những tổ hợp.

Độ tin cậy của bất cứ bài thử nào cũng được kiểm tra bằng các chỉ số tổng hợp về
trình độ người tập và bằng các kết quả của hoạt động, vận động. Người ta chia các
phương pháp tiến hành test theo các nhóm cơ bản sau :

- Nhóm test kiểm tra về thể lực.

- Nhóm test kiểm tra về sinh lý.

- Nhóm test kiểm tra về tâm lý.

- Nhóm test kiểm tra về động lực học.

- Nhóm test kiểm tra cơ sở.

- Nhóm test kiểm tra chuyên môn

Trong chương này, chỉ giới thiệu những nhóm test kiểm tra cơ bản, thích hợp với
khả năng sử dụng hiện đại. Những phần có liên quan tới máy móc không đề cập ở đây,
vì điều kiện sử dụng phức tạp hơn.

5.3. Nội dung các bài thử:[1]

5.3.1. Các bài thử - đánh giá các khả năng động lực học

5.3.1.1. Đánh giá tố chất thể lực

Trong các khả năng của thể chất con người thì thể lực thuộc về nhóm cơ bản.
Những thành phần chính của thể lực là : tính chất hoạt động của hệ cơ bắp và cơ sở sản
sinh năng lượng cho hoạt động của cơ thể. Những thành phần này được thể hiện ở ba
mặt tiêu biểu : đó là nghiên cứu co cơ, khả năng dẫn truyền kích thích và khả năng trao
đổi chất;

+ Độ lớn của khả năng co cơ cho biết về giá trị sức mạnh.

+ Mức độ dẫn truyền của hệ thần kinh cho biết về giá trị sức mạnh và khả năng
trao đổi chất sinh ra năng lượng cho biết về giá trị sức bền.

45
Tuy nhiên các khả năng của thể lực luôn luôn có mối quan hệ chi phối và liên
quan lẫn nhau. Thực tế, hầu như không thể có sự phân chia rạch ròi của từng loại. Do
đó, người ta có những khái niệm về tố chất thể lực mang tính “hỗn hợp”.

- Đánh giá tố chất sức mạnh

+ Sức mạnh tối đa (max) Đó là khả năng thể hiện sức mạnh lớn nhất của một cơ
hoặc một nhóm cơ. Trong tính toán và sử dụng các kết quả sức mạnh tối đa của cơ thể,
người tập thường sử dụng khái niệm nữa của sức mạnh, đó là sức mạnh tương đối. Sức
mạnh tương đối được tính theo công thức :
Mmax
Mtđ =
P (kg)
Trong đó : - Mtđ : sức mạnh tương đối
- Mmax : sức mạnh tối đa
- P : trọng lượng cơ thể

Trong các bài kiểm tra sức mạnh tối đa, thường sử dụng các máy ghi lực (lực kế) và
tính ra đơn vị tính Niutơn (N).

+ Sức mạnh - nhanh : Là sức mạnh động lực tính theo đơn vị thời gian. Việc kiểm
tra tố chất này đặc biệt có giá trị ở các môn thể thao đòi hỏi các hoạt động như : tăng
nhanh, dừng nhanh bất ngờ.

Nội dung các bài kiểm tra sức mạnh - nhanh bao gồm :

- Các loại bật nhảy không có chạy đà : Bật nhảy bằng hai chân (có hoặc không có
lăng tay).

- Nhảy 3 bước, 5 bước.

- Các loại chạy tăng tốc : Ở cự ly 10m - 30m.

- Các loại bài tập thể dục không có dụng cụ : Thí dụ đứng lên ngồi xuống trong 10
giây.

- Các bài tập khác : Kéo tay xà đơn, chống đẩy xà kép.

46
+ Sức mạnh - bền : Cơ sở để đánh giá sức mạnh - bền là tổng số lần lặp lại cho một
hoạt động tới mệt hoàn toàn (cấu trúc này bao gồm giá trị (%) sức mạnh tối đa, và tổng
thời gian thực hiện).

5.3.1.2. Đánh giá về sức nhanh

Đặc điểm của sức nhanh là có mối quan hệ chặt chẽ với kỹ thuật động tác và yếu tố
sức mạnh. Nội dung kiểm tra sức nhanh gồm các loại sau đây :

* Sức nhanh phản ứng (đơn giản, phức tạp).

* Sức nhanh vận động. Bao gồm : thời gian (giây), tốc độ (m/giây) và độ lặp lại
(giây - 1).

* Sức nhanh động tác.

5.3.1.3. Đánh giá về sức bền

Sức bền - tố chất được coi là thành phần cơ sở của khả năng thể lực. Sức bền có
tầm quan trọng đối với mọi hoạt động thể thao.

Cơ sở của sức bền là khả năng huy động năng lượng. Theo tính chất sử dụng năng
lượng, người ta phân chia sức bền tghành : dạng ưa khí (aerob) và yếm khí (anaerob).
Trong hoạt động thể thao sức bền được quy ước theo dạng vận động.

- Sức bền của cự ly ngắn (anaerob)

Bao gồm các hoạt động có cường độ cao trong thời gian ngắn (45 giây - 2 phút).

Các cự ly kiểm tra về chạy ở đây là : 300m, 500m, 600m và chạy 1,5 phút.

- Sức bền của cự ly trung bình

Bao gồm các hoạt động có cường độ tương đối lớn, trong thời gian từ 2 - 9 phút.

Các cự ly kiểm tra về chạy ở đây thường là :

800m, 1.000m, 1.200m , 1.500m, 2.000m

c. Sức bền của cự ly dài (aerob)

Có thể coi đây là dạng tổng hợp sức bền (gồm các sức bền trung bình và sức bền
ngắn). Bao gồm các hoạt động có thời gian từ 9 phút trở lên.

47
5.3.1.4. Đánh giá về độ linh hoạt các khớp

Độ linh hoạt các khớp, trong thực tế đó là giá trị giới hạn hoạt động của khớp (hoặc
nhiều khớp). Độ linh hoạt khớp trong thể dục thể thao được thể hiện ở : khả năng về sức
mạnh làm tăng tốc độ với dụng cụ; hoặc ở cấu trúc động tác, làm tăng khả năng tiết kiệm
năng lượng; hoặc ở tính thẩm mỹ biên độ động tác rộng.

Dưới đây là một số bài kiểm tra :

* Quay khớp vai bằng gậy.

* Gập thân về trước.

* Từ nằm ngửa, uốn cầu.

* Nâng chân lên cao- về trước

5.3.1.5. Đánh giá về khả năng phối hợp

Một định nghĩa chính xác về cơ cấu của khả năng phối hợp, cho tới nay là chưa hề
có, bởi vì còn rất nhiều quan điểm khác nhau của nhà nghiên cứu về vấn đề này.

Nội dung kiểm tra đánh giá về khả năng phối hợp được phân chia làm 3 nhóm :

- Các thử nghiệm thăng bằng - điều hòa.

- Các thử nghiệm động lực tâm lý.

- Các thử nghiệm về đánh giá “khéo léo”.

- Một số bài kiểm tra về thăng bằng

+ Thăng bằng tĩnh

+ Thăng bằng động

5.3.2. Các bài thử kiểm tra trạng thái tập luyện

Kiểm tra trạng thái tập luyện theo hướng đại chúng này có rất nhiều cách thức được
tiến hành. Các test (các bài kiểm tra) có đặc điểm chung là khách quan, đáng tin cậy,
không phức tạp, có hiệu quả cao.

Một số bài test - thử nghiệm thông dụng nhất :

* Harwad - Step test (Bước bục Havet) : Sử dụng cho nam.

48
* Rufier - test : Đánh giá về sức bền cự ly ngắn aerob.

* Querg - test : Đánh giá về sức bền cự ly ngắn aerob.

5.3.3. Các bài thử đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn

Đánh giá hiệu suất thể thao thông qua việc xác định trình độ tập luyện và các năng
lực chuyên môn, bao gồm nhiều nội dung (sử dụng nhiều test, và các bài kiểm tra phối
hợp). Trong đó, các nội dung kiểm tra đánh giá có liên quan tới các kỹ thuật động tác,
chiến thuật thực hiện là không thể thiếu được. Các bài kiểm tra - đánh giá của môn thể
thao nào thì cần phải có nội dung đáp ứng được với tính chất môn đó : về cấu trúc, động
tác, đặc tính và cường độ vận động.

6. Tóm tắt nội dung chương:

-Khái niệm

-Phân loại các bài thử

- Nội dung các bài thử

+ Các bài thử - đánh giá các khả năng động lực học

• Đánh giá tố chất thể lực

• Đánh giá về sức nhanh

• Đánh giá về sức bền

• Đánh giá về độ linh hoạt của các khớp

• Đánh giá về khả năng phối hợp

+ Các bài thử kiểm tra trạng thái tập luyện


+ Các bài thử đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn.
7. Câu hỏi ôn tập:
1- Phân loại các bài tập kiểm tra trong nghiên cứu khoa học TDTT?
2- Trình bày các bài thử -đánh giá các khả năng động lực học?
3- Trình bày các bài thử- đánh gía trang thái tập luyện?
4- Các bài thử đánh giá trình độ tập luyện chuyên môn?
8. Tài liệu đọc thêm (dành cho sinh viên):

49
- Bandaveski.B.Ia.1970. Độ tin cậy của các test thực nghiệm trong thể thao, NXB
TDTT Mat-xcơ-va (sách dịch).
- Nguyễn Ngọc Cừ (chủ biên). 1997. Khoa học tuyển chọn tài năng thể thao. Tài
liệu bồi dưỡng nghiệp vụ huấn luyện viên các môn thể thao, Hà Nội, tập 2 và 3.
- Iegơ.K.Oenslegen. 1979. Bốn nhân tố nâng cao thành tích tập luyện, NXB
TDTT Hà Nội, Hà Nội.
- Trịnh Hùng Thanh, Lê Nguyệt Nga. 1993. Cơ sở sinh học và sự phát triển tài
năng thể thao. NXB TDTT Hà Nội, Hà Nội.
9. Tài liệu tham khảo:

[1]- Lê Văn Lẫm (chủ biên). 1999. Giáo trình phương pháp nghiên cứu khoa học
thể dục thể thao. NXB TDTT Hà Nội, Hà Nội.

[2]- Nguyễn Thiệt Tình. 1993. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực
thể dục thể thao. NXB TDTT Hà Nội, Hà Nội.
[3]- Trường ĐH TDTT 1. 2000. Y học TDTT, NXB TDTT Hà Nội, Hà Nội.

50

You might also like