You are on page 1of 26

BÀI 7 KIỂM TRA Y HỌC TDTT

1. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ

a. Khái niệm:
Kiểm tra y học TDTT là sử dụng các cách thức có đủ độ tin cậy
trên cơ sở kiến thức y sinh học để đánh giá tình trạng sức khỏe, năng
lực vận động và khả năng thích ứng của cơ thể và VĐV cũng như tất
cả những người tham gia tập luyện TDTT
b. Nhiệm vụ:
- Tổ chức và tiến hành theo dõi y học thường xuyên cho tất cả những
người tham gia tập luyện
- Đánh giá, tuyển chọn và điều chỉnh phương tiện huấn luyện
- Phát hiện sớm những
chấn thương và bệnh lý
xuất hiện do quá trình tập
luyện gây nên
- Đánh giá mức độ phát
triển thể lực và trình độ
của người tập
2. NỘI DUNG
Gồm 5 nội dung:
- Kiểm tra y học TDTT: tiến hành
trong trạng thái tĩnh và trạng thái
động nhằm đánh giá khả năng
thích ứng của cơ thể đối với tác
động của LVĐ.
- Kiểm tra mức độ phát triển thể
lực (sử dụng phương pháp quan
sát và phương pháp nhân trắc)
- Kiểm tra chức năng của các cơ
quan: hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ
thàn kinh và thần kinh cơ.
- Kiểm tra y học sư phạm:
Trước buổi tập – trong buổi tập
– sau buổi tập
Đánh giá tức thời của LVĐ, đk
vệ sinh môi trường, sân bãi dụng
cụ tác động trực tiếp đến ng tập.

- Tự kiểm tra y học:


Là hình thức theo dõi VĐV
thường xuyên về: trạng thái sức
khỏe, mức độ phát triển thể lực,
và những biến đổi của chúng
trong quá trình tập luyện
3. HÌNH THỨC KIỂM TRA
Gồm 3 hình thức:
- Kiểm tra bước đầu: áp dụng cho tất cả những người mới tham gia
tập luyện, bắt đầu một chu kỳ huấn luyện

Kiểm tra thể lực tân binh trong QĐ


- Kiểm tra định kỳ (có kế
hoạch):
Đánh giá mức độ tác động
của bài tâp đến cơ thể người
tập, khả năng thích ứng của cơ
thể và mức độ phù hợp của
phương tiện, phương pháp huấn
luyện, phát hiện sớm những
bệnh lý do quá trình tập luyện
gây nên.
- Kiểm tra bổ sung:
Thường được tiến hành sau
giai đoạn ốm dậy, chấn
thương….
4. CÁC PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC

4.1 Kiểm tra mức độ phát triển thể lực


Là phương pháp kiểm tra tất cả các yếu tố bên ngoài (thể hình),
tên, tuổi, giới tính, dân tộc, điều kiện sống, quá trình tập luyện, tiểu
sử gia đình
4.1.1. Phương pháp quan sát:
a. Khái niệm:
Là sử dụng thị giác để kiểm
tra đánh giá trạng thái sức khỏe
và mức độ phát triển thể chất của
người tập.
b. Yêu cầu:
+ Đảm bảo đủ ánh sáng tự nhiên
+ Thời gian tốt nhất: buổi sáng
+ Quan sát theo trình tự nhất
định: từ trên – dưới; trái – phải;
to-nhỏ; quan sát đối xứng
+ Người được quan sát phải mặc
ít quần áo
c. Nội dung quan sát:
+ Quan sát thể trạng, da và niêm mạc, tư thế thân người, dáng lưng,
dáng ngực, dáng tay, hình dáng chân, hình dáng cung bàn chân.
+ Xem người có cân đối, cột sống cong hay thẳng, bàn chân dẹt hay
mỏng, ngực lép hay dày …
4.1.2. Phương pháp Nhân trắc:
Là phương pháp sử dụng các dụng
cụ đo người để đo đạc các thông tin
cần thiết trên cơ thể người, nhằm đánh
giá mức độ phát triển thể chất và trạng
thái sức khỏe của người tham gia tập
luyện
Số đo chiều cao, cân nặng (BMI) đạt tiêu chuẩn

Tư liệu
tham khảo
4.1.3. Đánh giá mức độ phát triển thể lực thông qua các số liệu
kiểm tra
a. Chỉ số QVC: (chỉ số vòng quay của GS Nguyễn Quang Quyền),
dc nghiên cứu đối tượng 18-25t (cm)
QVC = chiều cao – (Vòng ngực hít vào + vòng đùi thuận + vòng
cánh tay co)
Kết quả được đánh giá như sau:

-4 2 8 14 20 Sức khỏe
CK RK K TB Yếu Rất yếu
QVC
- Đánh giá:
QVC < -4: cực khỏe
-3,9-1,9: rất khỏe
2-7,9: khỏe
8-14: TB
14,1-20: yếu
> 20: rất yếu
b. Chỉ số Erisman:
Đánh giá sự phát triển của vòng ngực, với chiều cao
A = chu vi vòng ngực TB – ½ h
+ Nam A = 5,8; nữ A= 3,8: Trung bình
+ Nếu A ≥ chỉ số TB: lồng ngực phát triển tốt, c/n sinh lý của
cq Hô hấp tốt. Và ngược lại là kém.
c. Chỉ số dung tích sống (rèn
luyện chức năng Hô hấp)
- Đánh giá Dung tích sống của
phổi, được tính bằng tỷ số
giữa Dung tích sống/trọng
lượng cơ thể
S = DTS (ml)/cân nặng (kg)
- Kết quả:
+ nam S = 65-70ml/kg
+ nữ S = 55-60ml/kg
+ nếu > trị số TB: Dung tích
sống của phổi tốt
+ nếu < trị số TB: Dung tích
sống của phổi kém
4.2. Các thử nghiệm kiểm tra chức năng hoạt động của
các cơ quan trong cơ thể
4.2.1. Kiểm tra chức năng hệ tim mạch:
Step Test Harvard thử nghiệm bước bục: 1942 tại Mỹ dựa
trên cơ sở của tốc độ hồi phục tần số mạch sau vận động với
lượng vận động chuẩn.
- Phương pháp tiến hành:
+ Dụng cụ: máy gõ nhịp, đồng hồ bấm giây, bục gỗ cao 50cm
và 45cm
+ Lượng vận động: đối với người trưởng thành sử dụng bục:
Nam cao 50cm, Nữ cao 45cm; t = 5 phút ; tần số = 30chu kỳ/1p
+ Mỗi 1 phút tiến hành: 2 bước lên, 2 bước xuống
+ Người thực hiện tư thế: chân, lưng thẳng khi bước bục
+ Người chưa trưởng thành: bục nam <45cm, t=3 phút
thử nghiệm bước bục
+ Sau VĐ, tiến hành đo mạch tại đầu các phút 2,3,4 sau
VĐ trong thời gian 30s
+ kq: H  t  100
( f 1  f 2  f 3)  2

H: chỉ số harvard
t: thời gian t/h (s)
100: nhằm thể hiện kết quả test theo số nguyên
2: nhằm thể hiện chỉ số mạch tim trong 1p
f1,f2,f3: mạch 30s ứng với các phút 2,3,4 sau vđ
* Đánh giá:
< 55: chức năng tim mạch K
56-64: dưới bình thường
65-79: TB
80-89: tốt
> 90: rất tốt
MÔN THỂ THAO CHỈ SỐ TEST HARVARD
CHẠY CỰ LY DÀI 111
ĐUA XE ĐẠP 106
TRƯỢT TUYẾT 100
QUYỀN ANH 94
BƠI LỘI 90
CHẠY TỐC ĐỘ 86
CỬ TẠ 81
4.2.2 Kiểm tra chức năng hệ hô
hấp:
a. Đo dung tích sống
Người lập test trong tư thế đứng,
sau khi đã hít vào gắng sức, miệng
ngậm đầu dây đo của máy, thổi từ từ,
gắng sức tối đa vào máy. Chỉ số thu
được là Dung tích tuyệt đối
+ Nếu dung tích càng lớn: thể tích
phổi càng lớn
+ Nếu dung tích càng nhỏ: thể tích
phổi càng nhỏ
b. Nghiệm pháp Rozental
Là test đo 5 lần dung tích sống liên
tiếp, mỗi lần cách nhau 15s
Đánh giá chức năng điều tiết của
trung khu hô hấp trong điều kiện gắng
sức
Kết quả:
+ Nếu 5 lần đo kết quả không thay đổi hoặc biến đổi nhẹ:
Chức năng hô hấp tốt
+ Nếu kq biến đổi không đáng kể: Trung bình
+ Nếu kq tăng dần hoặc giảm dần: Kém
4.2.3 Kiểm tra chức năng Hệ thần kinh
- Thử nghiệm thay đổi tư thế:
người lập test nằm nghỉ 5p rồi
đo mạch, sau đó đứng dậy nhẹ
nhàng rồi đo mạch đứng.
- Kết quả:
+ Nếu mạch đứng tăng = 10-
18l/p so với mạch nằm: người
bình thường.
+ Nếu mạch tăng cao hơn:
hưng phấn của giao cảm trội
thường gặp ở người suy tim
mạch hay tập luyện quá sức;
nếu <6l/p: hưng phấn của hệ
giao cảm thấp. VĐV có trình độ
thì mạch tăng không đáng kể.

You might also like