You are on page 1of 10

CHƯƠNG IX

PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA Y HỌC

TRONG THỂ DỤC THỂ THAO

1. Tên chương: Phương pháp kiểm tra y học trong thể dục thể thao.

2. Tên giảng viên: GVC-TS Nguyễn Thái Sinh - Bộ môn Điền kinh, thể dục và lý
luận – Khoa Giáo dục Thể chất – ĐH Huế.

3. Mục tiêu:

- Cung cấp cho sinh viên kiến thức về phương pháp kiểm tra y học trong thể dục thể
thao.

- Trang bị cho sinh viên các test trong y học, đánh giá trình độ thể lực, sức khỏe của
người tập.

- Giúp sinh viên biết vận dụng phương pháp này trong quá trình nghiên cứu khoa
học.

4. Số tiết: 3 tiết.

5. Nội dung của chương:

5.1. Khái niệm:

Phương pháp kiểm tra y học là một trong các phương pháp nghiên cứu khoa học
được sử dụng rộng rãi trong y học để nghiên cứu các mặt về cấu tạo và chức năng cơ thể
con người với các cấp độ khác nhau, từ cơ thể, hệ cơ quan, cơ quan riêng lẻ cho đến từng
tế bào. Các phương pháp y học được chia thành các phương pháp : phương pháp phỏng
vấn, phương pháp quan sát, phương pháp kiểm tra và các phương pháp thực nghiệm
trong y học.

Nội dung kiểm tra y học trong thể dục thể thao thường bao gồm :

1. Kiểm tra tình trạng sức khỏe.

2. Kiểm tra sự phát triển thể chất.

3. Kiểm tra chức năng của các cơ quan.


4. Thử nghiệm chức năng với lượng vận động định lượng .

5.2. Phương pháp thẩm vấn (phỏng vấn)

Phương pháp thẩm vấn còn được gọi là phương pháp hỏi - đáp, là một trong
những phương pháp quan trọng của kiểm tra y học. Bằng phương pháp thẩm vấn có thể
xác định được các nguyên nhân gây bệnh, tính chất phát triển của bệnh, các dấuhiệu cơ
bản của bệnh và những đặc điểm của đối tượng nghiên cứu trong mối quan hệ chặt chẽ
với môi trường xung quanh. Phương pháp thẩm vấn thường được tiến hành theo các
trình tự nội dung sau :

- Tiểu sử chung.

- Tiểu sử bệnh lý.

- Tiểu sử thể thao.

5.3. Phương pháp quan sát

Là phương pháp sử dụng thị giác để đánh giá dấu hiệu bên ngoài về cấu tạo
cũng như chức năng của các cơ quan và toàn bộ cơ thể.

Muốn quan sát được tốt cần phải đảm bảo các yêu cầu sau :

- Nơi quan sát phải có đầy đủ ánh sáng (giảm tới mức tối đa cho phép).

- Người được kiểm tra mặc ít quần áo (giảm tới mức cho phép).

- Quan sát từ trên xuống dưới, từ to đến nhỏ, từ trái sang phải. Không bỏ
sót bộ phận nào của cơ thể.

- Vừa quan sát vừa phải so sánh bên đối xứng.

- Quan sát thể trạng

Các dạng thể trạng

- Thể trạng bình thường.

- Thể trạng tăng cường.

- Thể trạng suy nhược

- Quan sát da và niêm mạc


- Quan sát tư thế thân người

- Quan sát tư thế dáng lưng

- Quan sát hình dáng ngực

- Quan sát hình dáng bụng

- Quan sát cánh tay

- Quan sát chân

Hình dáng chân và cung bàn chân.

Quan sát dáng chân

5.4. Phương pháp sờ nắn

Là phương pháp dùng xúc giác da bàn tay của người kiểm tra để xác định
trạng thái da, độ lớn của các tuyến dịch, trạng thái của cơ quan vận động, các điểm
đau. Bằng sờ nắn có thể xác định được vị trí của các cơ quan, những vị trí bị chấn
thương trước đó và xác định một số chỉ tiêu sinh lý như mạch, tần số hô hấp...

5.5. Phương pháp gõ

Phương pháp gõ trong kiểm tra y học được tiến hành bằng cách dùng ngón
của bàn tay này gõ lên ngón của bàn tay kia khi ngón tay đó được đặt lên những vị
trí nhất định của người được kiểm tra. Các âm thanh khác nhau phát ra từ cơ quan,
tổ chức cho phép ta có thể xác định được vị trí, giới hạn và trạng thái của chúng.

Thông thường phương pháp gõ dùng để xác định vị trí hình thái các cơ quan
nội tạng như tim, gan, phổi...

5.6. Phương pháp nghe

Âm thanh có thể nghe thấy được và thông qua chúng có thể đánh giá về
trạng thái chức năng và bệnh lý của cơ quan.

Trong kiểm tra y học phương pháp nghe chủ yếu được sử dụng để nghe tim,
phổi, dạ dày, ruột...

5.7. Phương pháp nhân trắc(hay còn gọi là phép đo người):


Phương pháp này bổ sung cho phương pháp quan sát và cung cấp những số
liệu khách quan, chính xác về sự phát triển thể lực, đọ tương ứng của thể lực với
tuổi, giới tính cũng như những sai lệch về phát triển thể lực có thể xảy ra dưới tác
động của tập luyện thể dục thể thao không hợp lý.

Các phương pháp đo người cần phải tiến hành vào cùng một thời gian trong ngày,
tốt nhất là vào buổi sáng, theo một phương pháp tiêu chuẩn nhất định. Dụng cụ đo cũng
phải là những dụng cụ chuyên môn đúng tiêu chuẩn, đã được kiểm tra độ chính xác .
Người được kiểm tra phải mặc quần áo lót ngắn để không làm ảnh hưởng đến độ chính
xác của phép đo.

- Chiều cao đứng và ngồi: Được đo bằng thước đo chiều cao, có độ chuẩn tới 0,5cm.
Chiều cao đứng được đo từ mặt đất tới đỉnh đầu. Người được đo đứng ở tư thế đứng
nghiêm, lưng quay về phía thước đo và tiếp xúc với thước ở 3 điểm: gót chân, mông và
lưng. Khi đo chiều cao ngồi người được đo ngồi ngay ngắn trên ghế có chiều cao vừa đủ
để khi ngồi bàn chân chạm đất, cẳng chân vuông góc với đùi, lưng và mông tiếp xúc với
thước đo. Chiều cao ngồi được tính từ mặt ghế tới đỉnh đầu, chiều cao đứng trừ đi chiều
cao ngồi có thể cho ta số đo chiều dài chi dưới.

Khi đó chiều cao cần lưu ý rằng: Chiều cao của cơ thể có thể thay đổi trong ngày, buổi
chiều tối, chiều cao có thể giảm đi 3 – 5 cm

- Cân nặng (trọng lượng cơ thể): Có ý nghĩa quan trọng để đánh giá sự phát triển
thể lực và tình trạng sức khoẻ của người tập. Trọng lượng cơ thể là chỉ số quyết định thi
đấu của vận động viên.

Cân nặng là chỉ số tương đối dễ biến đổi và chụi tác dụng của cá yếu tố khác
nhau. Sau một buổi tặp nặngcó thể giảm tới 2 – 3kg. Cân nặng được đo bằng cân y tế với
độ chính xác là 50kg.

- Các số đo vòng: được đo bằng thước dây mềm.

+ Vòng cổ: được đo ngang sụn giáp trạng thái của thanh quản, sát đáy chữ V của
sụn giáp trạng.

+ Vòng ngực: được đo ở 3 trạng thái : vòng ngực bình thường, vòng ngực khi hít
vào hết sức và vòng ngực khi thở ra hết sức. Thước dây được đặt trên lồng ngực khi thở
ra hết sức.Thước dây được đặt trên lồng ngực phía lưng ngang dưới của xương bả vai,
phía ngực ngang qua mũi ức của xương ức.

+ Vòng bụng: được đo ở hai trạng thái căng cơ và thả lỏng cơ

+ Vòng cánh tay: thước dây được đặt ở phần lớn nhất của cánh tay, khi tay co ở
khớp khuỷu, bàn tay nứm chặt. Sau đó vẫn ở vị trí ấy đo vòng cánh taykhi cơ thả lỏng

+ Vòng cẳng tay: đo ở phần cẳng tay lớn nhất khi cơ thả lỏng.

+ Vòng đùi và vòng cẳng chân: đo khi người được đo đứng ở tư thế chân rộng
bằng vai, trọng lượng cơ thể phân bố đều lên hai chân, cơ thể thả lỏng. Vòng đo ngay
dưới nếp lằn mông. Vòng cẳng chân đo ngay phần to nhất của cẳng chân.

- Chiều rộng vai: đo bằng cách đặt hai đầu compa vào hai điểm xa nhất của đầu
vai.

- Chiều rộng hông: đo ở hai điểm xa nhất ngang hông. Khi đo chiều rộng hai đầu
compa phải cùng nằm rên một mặt phẳng nằm ngang.

- Dung tích sống của phổi: được đo bằng một dụng cụ đặc biệt goi là phế dung kế.
Trước khi đo, người được kiểm tra hít thở 3 – 4 lần, sau đó hít thật sâu rồi thở ra hết sức
vào ống của máy đo, có hể dùng tay để bịt mũi khi thở ra. Thường thường người ta đo
dung tích sống ba lần rồi lấy kết quả cao nhất.

- Lực bóp tay: đo bằng lực kế tay. Người được đo đứng ở tư thế bình thường, tay
duỗi ra thẳng. Lòng bàn tay cầm đồng hồ đo hướng ra phía trước, bóp hết sức với cường
độ tăng dần đều. Mỗi tay bóp ba lần, lấy kết quả cao nhất.

- Lực kéo tay: đưọa đo bằng lực kế lưng, khi đo người được kiểm tra dẫm hai
chân lên đầu chân của lực kế, hai tay nắm vào đầu tay của lực kế đã được điều chỉnh sao
cho tay nắm ở ngang đầu gối. Người được kiểm tra phải kéo bằng cách ưỡn thân người
với lực tăng dần, trong khi tay chân vẫn giữ thẳng. Trước khi đo lực kéo lưng người được
kiểm tra phải khởi động lưng, thân và vai Đào Điên

5.8. Các chỉ số thể lực:

Có rất nhiều chỉ số để đánh giá thể lực, dưới đây chỉ trình bày một cách tính một
số chỉ số thể lực thường dùng duy nhất.
- Chỉ số Pinhê (pignet):

Pinhê=Cao(cm) - [cân nặng (kg) + vòng ngực trung bình (cm)]. Chỉ số này được
dùng ở các nước nói tiếng Pháp.Ở Việt Nam chỉ số Pinhê được đánh giá như sau:

Từ 20.9 - 24.1 rất khoẻ

Từ 24.2 - 27.4 khoẻ

Từ 27.5 - 33.9 trung bình

Từ 34.0 - 37.2 yếu

Từ 37.3 - 40.5 rất yếu

-Chỉ số dung tích sống (chỉ số Deruevy) là tỷ lệ giữa dung tích sống (ml) và cân
nặng (kg).

Dung tích sống (ml)

Cân nặng (kg)

Ở người Việt Nam trung bình chỉ này là 70ml (nam) và 68ml (nữ).

- Chỉ số vòng cao (QVC)

Các tác giả Việt Nam:Nguyễn Quang Quyền và Đỗ Như Cương (1969) đề nghị
chỉ số quay vòng cao như sau:

QVC = chiều cao (cm) - [vòng ngực hít vào (cm) + vòng đùi phải (cm) + vòng
cánh tay phải (cm).

Cách đánh giá

Cực mạnh <-4

Rất khoẻ -0,4-1.9

Trung bình 8.0-14.0

Yếu 14.1-20.0

Cực yếu trên 26

- Chỉ số sức mạnh:


Lực bóp thuận tay(kg) X 100

Cân nặng (kg)

Chỉ số mạnh trung bình là 65.80% đối với nam và 48.50% đối với nữ.

- Chỉ số Ketle: Đánh giá sự pháp triển cân đối giữa cân nặng và chiều cao. Được
tính theo công thức:
Cân nặng (g)
K=
Chiều cao (cm)
Chỉ số này chủ yếu đánh giá thể trạng chung của cơ thể, được tính bằng đơn vị
g/cm.
Đánh giá kết quả:
- Nam trung bình: 350 – 400g/cm.
- Nữ trung bình: 325 – 375g/cm.
Nếu chỉ số đo dược cao hơn chỉ số Ketle trung bình chứng tỏ cơ thể béo, thừa
trọng lượng.
Nếu chỉ số thu được thấp hơn chỉ số Ketle trunng bình chứng tỏ cơ thể gầy, thiếu
trọng lượng.
- Chỉ số BroCa:

Chiều cao(cm) – Cân nặng (kg)

- Chỉ số Quetelet

Cân nặng (kg) / Chiều cao

Ngoài ra trong thực tế còn có thể sử dụng một số chỉ số khác như sau:

- Chỉ số Kaup:

Cân nặng (g) / [Chiều cao (cm)]2

- Chỉ số Robeer:

Cân nặng (g) / [Chiều cao (cm)]3

- Chỉ số Livi

3 Cân nặng (g) / Chiều cao (cm)


- Chỉ số BMI (Body Mass Index)

BMI=Trọng lượng (kg) / [Chiều cao (cm)]2


Đánh giá như sau:

20 - 27 bình thường

<20 - gầy

>27 – béo phì.

- Chỉ số Brugsch: Sinh lực


Vòng ngực trung bình (cm)
X 100
Chiều cao (cm)
- Chỉ số Hirts: Độ giản ngực
Vòng ngực hít vào hết sức – Vòng ngực thở ra hết sức
(cm) (cm)
- Chỉ số Vervaek:

Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)

Chiều cao (cm)


5.9. Phương pháp kiểm tra chức năng

Thường thường với trạng thái chức năng của các cơ quan tương ứng với hình thể
bên ngoài của cơ thể. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp tầm vóc có thể phát triển tốt
nhưng tình trạng chức năng của các cơ quan lại có thể không tốt.

- Kiểm tra chức năng hệ thần kinh và thần kinh - cơ

+ Phương pháp ghi điện não

+ Phương pháp ghi điện cơ

+ Phương pháp đo trương lực cơ (độ căng của cơ)

+ Phương pháp đo nhiệt độ da

+ Phương pháp đo thời trị

- Kiểm tra chức năng tim mạch

+ Kiểm tra mạch

+ Kiểm tra huyết áp

+ Phương pháp ghi điện tim


+ Phương pháp ghi âm thanh tim (Âm tâm đồ)

+ Phương pháp ghi động mạch đồ

+ Phương pháp siêu âm tim.

+ Kiểm tra thể tích tâm thu và thể tích phút

- Kiểm tra chức năng hệ hô hấp

+ Đo dung tích sống.

+ Đo tần số hô hấp

+ Đo độ sâu hô hấp hay thể tích hô hấp (khí lưu thông)

+ Đo lực cơ hô hấp

+ Đo thể tích hô hấp

+ Đo thông khí phổi tối đa.

5.10. Phương pháp thử nghiệm chức năng

- Thử nghiệm 30 giây (test Iaukêlêvich)

- Thử nghiệm bước bục

- Thử nghiệm nín thở sau khi hít thở vào (Test Stange)

- Thử nghiệm nín thở sau khi thở ra (Test Genchi)

- Thử nghiệm 5 lần dung tích sống (Test Rozental)

- Thử nghiệm thăng bằng tĩnh (Test Romberg)

- Thử nghiệm ấn mắt (Test Assnera)

- Thử nghiệm thay đổi tư thế (Test Sellong).

6. Tóm tắt chương:

- Khái niệm

- Phương pháp thẩm vấn (phỏng vấn)

- Phương pháp quan sát


- Phương pháp sờ nắn

- Phương pháp gõ

- Phương pháp nhân trắc

- Các chỉ số thể lực

- Phương pháp kiểm tra chức năng


- Phương pháp thử nghiệm chức năng

You might also like