You are on page 1of 7

KHÁM CHI TRÊN

 Xác định các mốc giải phẫu:


1. Vai, cánh tay:
- Mỏm vai: cong đều, cân xứng đều hai bên
- Xương đòn: cong đều, nổi rõ dưới da, hướng ra ngoài, ra sau chếch lên trên
- Khớp cùng-đòn: không nhô cao
- Rãnh Delta- ngực: thấy rõ nếp nhăn da, 2 bên tương đồng
 Đổi tư thế, xuôi tay mở lòng
- Trục dọc cánh tay đi qua khe khớp cùng đòn, giữa khuỷu
- Xương bả vai áp sát lồng ngực, cột sống cân đối (trên D3, dưới D7)
- Mỏm cùng vai- mấu động lớn - mỏm quạ tạo thành tam giác vuông-khe khớp vai
trước&sau
2. Khuỷu, cẳng tay:
- Trục cánh tay- cẳng tay
+ Nhìn thẳng: mở ra ngoài một góc 165-175 độ
+ Nhìn nghiêng: khuỷu gấp 90 độ trục cánh tay qua MTLC ngoài và MK
- Mốc xương:
+ MTRR (MTLCT)
+ MK
+ MTLCN
+ Chỏm xương quay ( yêu cầu bn gấp khuỷu, sờ chỏm xương quay ở vị trí trước
MTLCN, rồi yêu cầu bn sấp ngửa cẳng tay, sẽ sờ được khối u tròn nhỏ di động, lăn
dưới ngón tay)
+Đường Nelaton (Hueter)
Ba mốc xương: MTLCT-MK-MTLCN ở tư thế khuỷu duỗi tạo thành đường
thẳng.
+Tam giác Hueter:
Ba mốc xương: MTLCT-MK-MLTCN ở tư thế khuỷu gấp 900 tạo thành tam
giác cân.
3. Cổ tay-bàn tay
- Xương thuyền nằm ở hõm lào, ấn đau ít (do chạm nhánh cảm giác TK quay)
- Mỏm trâm quay thấp hơn mỏm trâm trụ 1cm=>1,5cm

 THĂM KHÁM CHI TRÊN


1. Chào hỏi, giới thiệu, giải thích:
Chào Bác, con tên là…… Hôm nay con sẽ khám chi trên cho Bác, bác vui lòng
cởi áo ra, để con bắt đầu khám nha Bác, trong lúc khám có gì khó chịu Bác nói với
con nha. Giờ bác lên ghế đẩu ngồi thả lỏng 2 tay để con bắt đầu khám nha Bác!
2. Nhìn:
- Tổng quát toàn thân: dáng đi, tư thế đứng, thực hiện động tác
- Vùng chi trên:
+ Hình dáng các xương có bất thường hay không, đều 2 bên hay
không. Nhìn trục chi có biến dạng hay lệch không.
+ Có sưng, bầm, biến dạng, khối u, vết thương, lỗ dò gì hay không
 Mỏm vai cong đều hai bên, liên tục nhau
 Rãnh delta ngực thấy nếp nhăn da, 2 bên tuo7gn đồng
 Xương đòn cong rõ, liền
3. Sờ:
- Nhiệt độ: có nóng hay lạnh bất thường không, đều hai bên không
- Có tuần hoàn bàng hệ hay không
- Sờ nắn cơ đánh giá trương lực cơ, sức cơ
- Đánh giá gân, dây chằng, bao khớp
- Tìm các mốc xương: ( đã trình bày ở trên)
 Xương đòn sờ rõ dưới da. Xác định các mốc:
 Đầu ngoài, thân, đầu trong xương đòn
 Gai vai
 Khớp cùng đòn
 Rãnh delta ngực
 Mỏm quạ
 Khe khớp vai trước
 Khe khớp vai sau
 Mấu động lớn (Xoay cánh tay ngoài)
 Các mốc ở dưới khuỷu: đường thẳng Nelaton, tam giác Hueter (3 mốc),
mỏm tram quay mỏm tram trụ.

- Xác định trục chi, vẽ trục chi
- Tìm điểm đau bất thường
- Có biến dạng xương hay khối u bất thường không, mô tả hình dáng kích
thước mật đọ nếu có
4. Đo:
- Chiều dài cánh tay (Đo 2 bên rồi nhận xét)
+ Tương đối: mỏm cùng vai => MTLCN
+ Tuyệt đối: mấu động lớn => MTLCN
- Chiều dài cẳng tay
+ Tương đối: MTLCN=> mỏm trâm quay
+ Tuyệt đối: MK=> mỏm trâm trụ
==> Độ dài chi 2 bên đều nhau, báo kết quả tương đối và tuyệt đối
đo được của cánh tay, cẳng tay
- Vòng chi: tư thế cánh tay trung tính, khuỷu gấp 90 độ lấy MTLC làm
gốc, đi ngược lên 1 đoạn 5-10 cm rồi đo, đo 2 bên và so sánh
5. Khám vận động:
- Vận động vùng vai:
+ Khi khám vận động khớp bả vai - cánh tay: bác sĩ giữ vai bệnh nhân
hoặc đè góc dưới xương bả vai.
+ Hai động tác đầu ( gấp - duỗi, dạng - khép đều có tư thế khởi đầu là
tư thế chuẩn: đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, 2 ngón chân cái chạm vào nhau,
cánh tay, cẳng tay, bàn tay buông thỏng dọc thân mình, lòng bàn tay úp)
 Đưa trước - đưa sau ( gấp-duỗi )
 Dạng (dang tay cao lên) – khép (khép tay vào trong áp che tai đối
diện)
 Xoay trong - xoay ngoài:
Xoay ngoài: tư thế khởi đầu: ngồi thẳng, cánh tay áp sát thân
mình, khuỷu gập 90 độ cẳng tay hướng ra trước; xoay ra ngoài thân mình
Xoay trong: tư thế khởi đầu: ngồi thẳng, cánh tay áp sát thân mình,
khuỷu gập 90 độ cẳng tay hướng ra trước; xoay vào trong thân mình.
==> Biên độ vận động vùng vai, cánh tay không bị giới hạn
- Vận động vùng khuỷu - cẳng tay
+ Gấp - duỗi:
+ Sấp - ngửa: bệnh nhân ngồi thẳng, cánh tay khép sát vào thân mình,
khuỷu gấp 900 , cẳng tay trung tính, ngón tay cái chỉ lên trần nhà. Yêu cầu
bệnh nhân úp tay lại (sấp) quay về ban đầu rồi mở ra ngoài (ngửa)
==> Biên độ vận động vùng khuỷu - cẳng tay không bị giới hạn
- Vận động vùng bàn tay, cổ tay
+ Khớp cổ tay:
 Gấp - duỗi
 Nghiêng trụ - nghiêng quay
+ Khớp ngón tay (không học)
+ Các gân gấp (không học)
6. Khám mạch máu: Sờ mạch động mạch quay, động mạch cánh tay và
so sánh với bên đối diện.
=> Mạch nhiêu lần/phút, đều ko, mạnh hay yếu …..
7. Khám thần kinh: trong bài khám thần kinh
KHÁM CHI DƯỚI
Chào Bác, con tên là…… Hôm nay con sẽ khám chi dưới cho Bác, bác vui
lòng cời quần ngoài ra, chỉ mặc quần lót để con bắt đầu khám nha Bác, trong lúc
khám có gì khó chịu Bác nói với con nha. Giờ bác lên giường nằm duỗi thẳng 2
chân để con bắt đầu khám nha Bác!

I. Khám vùng háng và đùi


1. Quan sát (chỏm xương mác, xương bánh chè, 5 mốc GP)
- Hình dáng: cân đối, không có bất thường, không có tổn thương.
- Trục chi bình thường.
2. Sờ nắn
- Các mốc xương: GCTT, mấu chuyển lớn, ụ ngồi (dưới nếp lằn mông)
- Liên quan các mốc xương:
+ Đường nối 2 mào chậu khi đứng thẳng bình thường là 1 đường nằm
ngang (vuông góc với trục cột sống ở L4-L5).
+ Đường nối 2 GCTT bình thường cũng nằm ngang (dùng trong phép đo
nhanh mức độ ngắn chi)
+ Tam giác Bryant: BN nằm ngữa. Từ GCTT kẻ 1 đường thẳng vuông
góc với mặt giường và từ đỉnh MCL kẻ 1 đường song song với mặt giường, 2
đường cắt nhau tại điểm O. GCTT-O-MCL là 1 tam giác VUÔNG CÂN. (Trong
gãy cổ xương đùi hay trật khớp háng, tam giác này VUÔNG NHƯNG KHÔNG
CÂN)
+ Đường Neslaton-Roser : Nằm ngửa, háng gập 45 độ =>3 điểm GCTT-
MCL-ụ ngồi NẰM TRÊN 1 ĐƯỜNG THẲNG.
+ Tam giác Scarpa: cung đùi + cơ may + cơ lược => hạch bẹn không to,
sờ được bó mạch thần kinh đùi, chạm cổ xương đùi, ấn không đau (trong gãy cổ
xương đùi ấn đau, trong trật khớp háng ra sau không sờ được cổ xương đùi =>
dấu ổ khớp rỗng).
- Vẽ trục chi
- Chi ấm, đều hai bên
- Trương lực cơ, sức cơ 2 bên đều nhau.
- Không có điểm đau bất thường.
- Không có biến dạng xương hay khối u bất thường.
3. Đo chiều dài và đo vòng chi
(Dùng để xác định độ dài hay ngắn của chi so với bên đối diện. Riêng vùng đùi
còn để phân biệt chẩn đoán tổn thương nằm trên hay dưới mấu chuyển lớn.)
a. Đo chiều dài:
- Chiều dài tuyêt đối đùi (Không qua khớp) : MCL – LCN (khe khớp gối
ngoài).
- Chiều dài tương đối đùi (qua khớp): GCTT – LCN (khe khớp gối ngoài)
- Chiều dài tuyệt đối chi dưới: MCL - Mắt cá ngoài
- Chiều dài tương đối chi dưới: GCTT - Mắt cá trong.
b. Đo vòng chi: chọn 1 mốc xương, đo lên trên hoặc xuống 15cm, đánh
dấu. Đo bên đối diện. So sánh hai bên => Vòng chi hai bên đùi bằng
nhau

4. Khám vận động, đo biên độ vận động khớp


 Tư thế chuẩn : Nằm trên giường phẳng, 2 chân duỗi thẳng
- Gấp háng - Duỗi háng
- Dạng – Khép
- Xoay trong - xoay ngoài: BN nằm ngửa, háng và gối gập 90 độ. Lấy
trục cẳng chân làm mốc khởi đầu:
+ Xoay trong: nắm cẳng chân đưa ra ngoài.
+ Xoay ngoài:nắm cẳng chân đưa vào trong
==> Biên độ vận động bình thường

II. KHÁM VÙNG GỐI VÀ CẲNG CHÂN


1. Quan sát:
- Hình dáng: cân đối, không có bất thường, không có tổn thương.
- Trục đùi - cẳng chân:
+ Trục đùi: GCTT và giữa xương bánh chè.
+ Trục cẳng chân: Lồi củ trước xương chày (giữa xương bánh chè cũng
được) - giữa khớp cổ chân đi qua ngón 2.
- Góc mở ra ngoài 170 độ. (Nếu <170 độ: cẳng chân vẹo trong. Trẻ chưa
biết đi cẳng chân thường vẹo vào trong.)
2. Sờ nắn:
- Xác định các mốc xương: Củ cơ khép (mỏm trên lồi cầu trong), lồi
củ chày, chỏm xương mác, khe khớp gối ngoài.
- Chi ấm, đều hai bên
- Trương lực cơ, sức cơ 2 bên đều nhau.
- Không có điểm đau bất thường.
- Không có biến dạng xương hay khối u bất thường.
3. Đo vòng chi: chọn 1 mốc xương, đo lên trên hoặc xuống 15cm, đánh
dấu. Đo bên đối diện. So sánh hai bên => Vòng chi hai bên bằng
nhau
4. Khám vận động, đo biên độ vận động khớp:
- Gấp-duỗi => Biên độ vận động bình thường
5. Nghiệm pháp
- Chạm xương bánh chè
+ Mục đích: Chẩn đoán và đánh giá mức độ tràn dịch trong ổ khớp
+ Thực hiện: Dùng ngón 1,3 của 2 tay bóp vào các túi cùng bao khớp gối
để dồn dịch đẩy xương bánh chè lên. Dùng ngón trỏ của 1 bàn tay ấn
mạnh và thả ra nhanh vào phía trước xương bánh chè đẩy xương bánh chè
ra sau, nếu nghe “CỤP,CỤP” của xương bánh chè chạm vào lồi cầu
xương đùi => (+).
+ Trong trường hợp dịch quá nhiều, bao khớp căng thì xương bánh chè
không chạm vào lồi cầu được, ngón tay có cảm giác đẩy xượng bánh
chè xuống và chao qua chao lại => hiện tượng BẬP BỀNH BÁNH
CHÈ
==> Bình thường (-)
- Nghiệm pháp ngăn kéo
+ Mục đích: chẩn đoán sự dãn hoặc đứt dây chằng chéo trước hoặc dây
chằng chéo sau khớp gối.
+ Thực hiện: Nằm ngửa, gối gập 90 độ. Thầy thuốc ngồi lên giữ bàn chân
BN xuống giường. Dùng 2 bàn tay nắm lấy cẳng chân sát gối kéo ra trước
(ngăn kéo trước) hoặc đẩy ra sau (ngăn kéo sau), đông thời quan sát sự di
động của lồi củ trước xương chày, nếu có di động bất thường => (+)
==> Bình thường (-)
III. KHÁM VÙNG CỔ CHÂN VÀ BÀN CHÂN
1. Quan sát
- Hình dáng: cân đối, không có bất thường, không có tổn thương.
- Trục bàn chân: giữa cổ chân - xương bàn II - ngón II
2. Sờ nắn
- Vòm gan chân: vòm dọc và ngang
- 3 điểm tì bàn chân: chỏm xương bàn 1, chỏm xương bàn V và củ lớn
xương gót.
- Gòng chày mác: gọng kìm hợp bởi đầu dưới xương chày và xương mác,
giữ bởi dây chằng chày mác dưới và các dây chằng bên.
- Các mốc xương: mắt cá trong cao hơn mắt cá ngoài 1,5cm, củ lớn
xương gót.
- Chi ấm, đều hai bên
- Trương lực cơ, sức cơ 2 bên đều nhau.
- Không có điểm đau bất thường.
- Không có biến dạng xương hay khối u bất thường.
3. Khám vận động, đo biên độ vận động khớp:
- Gập lưng - gập lòng.
- Xoay trong - xoay ngoài
- Dạng – khép
==> Vận động bệnh nhân không bị giới hạn

You might also like