You are on page 1of 47

THEO DÕI

DẤU HIỆU SINH TỒN


MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong học sinh có thể:
1. Nêu được các khái niệm cơ bản về các dấu hiệu sống.
2. Kể được một số thông sống cơ bản.
3. Những yếu tố ảnh hưởng tới các chỉ số về dấu sinh
hiệu
4. Trình bày được nguyên tắc khi tiến hành lấy dấu sinh
hiệu.
5. Thực hành thành thạo các kỹ thuật lấy dấu sinh hiệu
trên bệnh nhân
MỤC ĐÍCH
CỦA VIỆC LẤY DẤU SINH HIỆU

• Đánh giá được tổng trạng của người bệnh

• Theo dõi được tình trạng và diễn tiến của bệnh

• Giúp bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị


CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN
CỦA DẤU HIỆU SỐNG

1. Mạch
2. Huyết áp
3. Nhịp thở.
4. Nhiệt độ
CÁC THÔNG SỐ LIÊN QUAN KHÁC

1. Tri giác
2. Cân nặng
3. Chiều cao
4. Lượng nước tiểu
MẠCH
 Khái niệm: :
Mạch là cảm giác nảy dưới tay, khi đặt ngón
tay đồng thời ấn nhẹ trên đường đi của động
mạch (mạch đập). Mạch đập không phải là do
máu chảy tới nơi bắt mạch mà là do sóng rung
động phát sinh ở động mạch chủ, khi tim ở thì
tâm thu.
MẠCH - GIÁ TRỊ BÌNH THƯỜNG
TUỔI MẠCH BÌNH THƯỜNG
(LẦN/PHÚT)
Sơ sinh 120 - 140
1 tuổi 100 - 130
5- 6 tuổi 90 - 100
10 – 15 tuổi 80 - 90
Người lớn 70 - 80
Người cao tuổi 60 - 70
2.2. Yếu tố ảnh hưởng:
• Trạng thái tâm lý
• Tuổi:
• Giới tính:
• Vận động, luyện tập:
• Ăn uống:
• Thời gian:
• Thuốc:
2.3. Mạch bất thường

 Mạch nhanh: tần số mạch trên 100 chu kỳ/phút,


gặp trong các bệnh nhiễm khuẩn, bệnh tim,
bệnh Basedow, dùng atropin sulfat...
 Mạch chậm: tần số mạch dưới 60 chu kỳ/phút,
gặp trong bệnh tim, ngộ độc digitalin, vàng da
ứ mật...
 Mạch không đều: gặp khi suy tim, …
2.4. Vị trí bắt mạch
2.5. Nguyên tắc đếm mạch

• Khi bắt mạch cần phải tuân thủ các nguyên tắc theo
dõi dấu hiệu sinh tồn
• Dùng 2 - 3 ngón tay (ngón trỏ, giữa và áp út) để đếm
mạch, không dùng ngón cái đếm mạch. 
• Phải đếm mạch trọn trong 1 phút 
• Khi đếm mạch cần chú ý ghi nhận tần số, cường độ,
nhịp điệu
• Theo dõi mạch trước và sau khi dùng thuốc có
ảnh hưởng đến tim mạch.
• Khi thấy mạch không đều hay bất thường nên
đếm nhịp tim và so sánh nhất là người có bệnh
lý tim mạch. 
• Đảm bảo kín đáo khi đếm nhịp tim, nghe tim. 
• Khi mạch không đều cần phải phối hợp bắt
mạch và nghe tim.
MẠCH
3. Đánh giá mạch: cần chú ý 4 vấn đề :
 Tần số mạch:
- Số lần trong 1 phút,
- Đánh giá được mạch nhanh hay chậm.
 Cường độ : Mạch nẩy mạnh hay yếu;
 Nhịp điệu : Mạch đều hay không đều…
 Sức căng : Thành mạch mềm hay cứng
HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH
1. Khái niệm: Huyết áp động mạch là áp lực của
máu tác động lên thành mạch máu.
2. Bốn yếu tố cơ bản tạo nên huyết áp:
 Sức co bóp của tim
 Sự co giãn của động mạch lớn
 Sức cản ngoại vi: Khối lượng, độ quánh của
máu, sức cản thành mạch…
 Yếu tố thần kinh.
HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH
3. Dụng cụ đo: Huyết áp kế
 Thuỷ ngân
 Đồng hồ
 Điện tử
4. Đơn vị huyết áp:
 Milimet thuỷ ngân (mmHg).
 Kpa (Kilopascal)(1Kpa = 7.5mmHg)
Chỉ số huyết áp bình thường

1. Huyết áp tối đa
(HA tâm thu)
2. Huyết áp tối thiểu
(HA tâm trương)
Chỉ số bình thường của huyết áp: đối với người
lớn,

Giới hạn bình thường của huyết áp tối đa (huyết


áp tâm thu): 90 - < 140 mmHg
Giới hạn bình thường của huyết áp tối thiểu (HA
tâm trương): 60 - < 90 mmHg
Bình thường huyết áp tối thiểu = huyết áp tối
đa/2+ 10 hoặc 20mmHg.
Trẻ nhỏ: huyết áp tối đa = 80 + 2n ( n= số tuổi)
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TRỊ SỐ HUYẾT ÁP
1. Tuổi,
2. Giới tính
3. Vận động – luyện tập
4. Tâm lý
5. Chế độ ăn - cân nặng,
6. Thuốc điều trị
7. Môi trường
3.3. 2.Những thay đổi bệnh lý của
huyết áp
 Tăng huyết áp: nếu (HA) tâm thu ≥
140mmHg hoặc HA tâm trương ≥ 90mmHg,
được gọi là tăng HA.
 Hyết áp thấp: HA tâm thu < 90mmHg và HA
tâm trương < 60mmHg gọi là HA thấp.
 Huyết áp kẹt:Chênh lệch giữa trị số HA tâm
thu và HA tâm trương (HA hiệu số) giảm
xuống ≤ 20mmHg thì gọi là HA kẹt
3.4. Nguyên tắc đo huyết áp

• Thực hiện theo các nguyên tắc theo dõi dấu


hiệu sinh tồn
• Chọn vị trí chi phù hợp để đo huyết áp
• Để cánh tay cao ngang tầm tim
• Kích thước băng quấn của huyết áp kế phải phù
hợp với chi đo
• Lưu ý với những người bệnh có nguy cơ hạ
huyết áp tư thế đứng
• Cần đo huyết áp thường xuyên cho người bệnh có
vấn đề về tim mạch, hô hấp
• Báo cáo kết quả huyết áp bất thường cho bác sĩ, điều
dưỡng trực.
• Nếu người bệnh đã dùng cafein, cần chờ 30 phút sau
mới đo. 
• Chuẩn bị dụng cụ đo huyết áp phù hợp, tư thế và kỹ
thuật đo đúng để tránh làm sai lệch kết quả huyết áp. 
• Lập thời gian biểu cho người bệnh để theo dõi huyết
áp.
 
3.5. Các vị trí đo huyết áp và các loại
máy đo HA.
3.5.1. Các vị trí đo huyết áp
•Cánh tay:
•Cổ tay
•Cẳng chân:
•Đùi: .
•Không nên thực hiện đo HA trên phần tay đang
truyền dịch, lọc máu hoặc bị liệt.
 
3.5.2. các loại máy đo huyết áp:
NHỊP THỞ
• Nhịp thở (hay tần số hô hấp) là số lần thở (gồm
hít vào và thở ra) trong mỗi phút. Nhịp thở bình
thường: hô hấp êm dịu, đều đặn, người thở
không có cảm giác và thực hiện qua mũi một
cách từ từ. 
• Nhịp thở bình thường có nhịp đều biên độ
trung bình, thì hít vào cường độ hô hấp mạnh
hơn nhưng thời gian ngắn hơn thì thở ra.
NHỊP THỞ
• Tần số thở bình thường:
• Người lớn bình thường từ 16 - 20 lần/phút
• Thời kỳ sơ sinh: 40 - 60 lần/phút;
• < 6 tháng: 35 - 40 lần/phút;
• 7 - 12 tháng:30 - 35 lần/phút;
• 2 - 3 tuổi : 25 - 30 lần/phút;
• 4 - 6 tuổi : 20 - 25 lần/phút;
• 7 - 15tuổi: 18 - 20 lần/phút.
CÁC GIÁ TRỊ CẦN GHI NHỚ
TẦN SỐ THỞ (LẦN/PHÚT)
TUỔI
CHẬM BT NHANH

<2 THÁNG < 30 30 – 40  60

2-12 THÁNG < 20 20 – 30  50

1-5 TUỔI < 18 18 – 20  40

TRẺ LỚN, < 12 12 – 18  30


NGƯỜI LỚN
Yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp
• Tuổi
• Tâm lý lo lắng, sợ hãi
• Hoạt động thể lực
• Hoạt động của cơ hoành làm thay đổi thể tích khí trong
lồng ngực
• Bệnh lý liên quan đến sự thở, sự co kéo các cơ hô hấp
ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hít thở
• Khối lượng tuần hoàn
• Thuốc
4.3. Rối loạn nhịp thở

- Khó thở nhanh


- Khó thở chậm
- Thở không đều
 Nhịp thở Cheyne - Stokes: gặp trong xuất
huyết não, u não, nhiễm độc, ure huyết cao...
 Nhịp thở Kussmaul: gặp trong hôn mê do
tiểu đường
Nguyên tắc khi đến nhịp thở
- Khi theo dõi nhịp thở cần phải tuân thủ các nguyên tắc
theo dõi dấu hiệu sinh tồn
- Không cho người bệnh biết khi đếm nhịp thở . Đối với trẻ
nhỏ chỉ đếm nhịp thở khi trẻ nằm yên, tốt nhất khi ngủ.
- Đếm nhịp thở cho trẻ trước khi theo dõi các dấu sinh hiệu
khác
- Đảm bảo người bệnh ở tư thế thoải mái, dễ chịu
- Đếm nhịp thở trọn trong 1 phút. Chú ý cường độ, nhịp
điệu khi người bệnh có rối loạn nhịp thở, bệnh lý tim mạch,
hô hấp.
- Cần xem xét tiền sử, các yếu tố liên quan đến tình trạng
người bệnh thở nhanh, chậm, thở không đều.
THÂN NHIỆT
1. Khái niệm: Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, khác
nhau tùy theo từng vùng của cơ thể.
• Thân nhiệt trung tâm:
 Ở trực tràng: 36,3 - 37,10C
 Ở miệng: thân nhiệt thấp hơn ở trực tràng 0,2 -
0,60C.
 Ở nách: thấp hơn ở trực tràng 0,5 - 10C
• Thân nhiệt ngoại vi: ở trán: trung bình là
33,50C; ở lòng bàn tay: 320C; ở mu bàn chân:
280C.
Những yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt
• Tuổi

• Giới tính

• Vận đông cơ

• Trạng thái bệnh lý

• Nhiệt độ môi trường làm thay đổi nhiệt độ

• Một số thuốc ảnh hưởng khả năng bài tiết mồ hôi, gây giãn
mạch
CÁC GIÁ TRỊ CẦN NHỚ

1. Hạ thân nhiệt : < 360 C


2. Tăng thân nhiệt :
- Sốt nhẹ : 370 - 380C
- Sốt vừa : 380 – 390C
- Sốt cao : 390C - 400C
- Sốt rất cao : > 400C
THÂN NHIỆT
1. Đơn vị đo thân nhiệt:
 Độ C (độ bách phân) - Ký hiệu 0C
 Độ F (độ Fa-Ra-Đây) - Ký hiệu 0F
2. Công thức đổi đơn vị nhiệt độ:
0
F = (0C x 9 / 5 ) + 32
0
C = (0F - 32 )x 5 / 9
THÂN NHIỆT
2. Dụng cụ đo thân nhiệt: Nhiệt kế.
3. Các loại nhiệt kế:
 Thuỷ ngân
 Điện tử …
4. Vị trí đo thân nhiệt:
 Nách
 Hậu môn
 Miệng: Không thực hiện trên người già, trẻ
nhỏ, bệnh tâm thần, hôn mê.
NGUYÊN TẮC CHUNG KHI TIẾN
HÀNH LẤY DẤU SINH HIỆU
• Trước khi lấy dấu hiệu sinh tồn phải để bệnh nhân nghỉ
ngơi ít nhất 15 phút Kiểm tra phương tiện dụng cụ
trước khi thực hiện kỹ thuật. 
• Khi đang lấy dấu hiệu sinh tồn không được tiến hành
bất cứ thủ thuật nào trên người bệnh.
• Bình thường mỗi ngày theo dõi dấu sinh hiệu 2 lần:
Sáng và chiều cách nhau 8 giờ, trường hợp đặc biệt thời
gian theo dõi có thể 15 phút, 1 giờ, 2 giờ, 3 giờ…. /lần.
 
NGUYÊN TẮC CHUNG KHI TIẾN
HÀNH LẤY DẤU SINH HIỆU
• Khi thấy kết quả dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân bất
thường phải thực hiện chăm sóc và báo cáo với bác sĩ để
kịp thời xử lý.
• Ghi kết quả vào phiếu theo dõi bảo đảm sự trung thực,
chính xác theo đúng quy định.
 Mạch: màu đỏ
 Nhiệt độ: màu xanh
 Huyết áp: màu đỏ hoặc màu xanh
 Nhịp thở: màu xanh hoặc màu đen
 
KẾT LUẬN
 Việc theo dõi dấu sinh hiệu bệnh nhân luôn gắn liền
với công việc hàng ngày của người điều dưỡng nói
riêng, người cán bộ y tế nói chung.
 Đừng biến việc lấy dấu sinh hiệu thành một công
việc tẻ nhạt, thực hiện một cách máy móc cho xong
việc, mà hãy bắt những số liệu (thông số sống) trở
thành biết nói.
 Có thực hiện được như vậy, chúng ta mới thêm yêu
công việc và hơn hết mang lại sự chăm sóc tốt nhất
cho người bệnh .
Cám ơn đã lắng nghe !

You might also like