You are on page 1of 79

THEO DÕI

DẤU HIỆU SINH TỒN


MỤC TIÊU
1. Trình bày được MĐ, CĐ của việc DHST.
2. Trình bày được những yếu tố ảnh hưởng đến
DHST.
3. Xác định được giới hạn bình thường của
mạch, nhiệt độ, nhịp thở và huyết áp.
4. Trình bày nguyên tắc đo DHST
5. Mô tả dụng cụ đo lường DSH.
6. Theo dõi và chăm sóc NB khi có DSH bất
thường.
I. ĐẠI CƯƠNG

Dấu hiệu sinh tồn bao gồm:


◼ Nhiệt độ, mạch, nhịp thở, huyết áp

◼ Là những dấu hiệu chỉ rõ sự hoạt động của các


cơ quan hô hấp, tuần hoàn và nội tiết. Nó phản
ánh chức năng sinh lý của cơ thể.
II. MỤC ĐÍCH

◼ Kiểm tra sức khỏe định kỳ.


◼ Giúp chẩn đoán bệnh.
◼ Theo dõi tình trạng bệnh, diễn tiến bệnh.
◼ Theo dõi kết quả điều trị, chăm sóc.
◼ Phát hiện biến chứng của bệnh.
◼ Kết luận sự sống còn của NB.
III. CHỈ ĐỊNH
◼ NB nhập viện, xuất viện, chuyển viện.
◼ Kiểm tra sức khỏe.
◼ NB đang nằm viện.
◼ NB trước, trong và sau phẫu thuật.
◼ Trước và sau khi dùng thuốc ảnh hưởng đến hô
hấp, tim mạch, nhiệt độ,…
◼ Tình trạng NB có những thay đổi về thể chất
(hôn mê, đau).
◼ Bàn giao ca trực đối với NB nặng.
THEO DÕI NHIỆT ĐỘ

NHIỆT ĐỘ (Thân nhiệt): Ký hiệu: T0

◼ Nhiệt độ trung bình của cơ thể: từ 36,5 – 370C.

◼ Khi thân nhiệt đo được cao hơn 37,5 0C thì gọi


là sốt và khi thân nhiệt thấp hơn 36 0C thì gọi
là hạ thân nhiệt.
Yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt

Tuổi:
◼ Trẻ em thân nhiệt > người lớn vì trung khu

điều hòa thân nhiệt của trẻ chưa hoàn chỉnh


nên dễ sốt cao do bất kỳ thay đổi nào trong cơ
thể và đôi khi kèm co giật.
◼ Người già vận động kém, nhu cầu chuyển hóa

và hấp thu thấp nên thân nhiệt thường thấp so


với người trẻ.
Yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt (tt)
◼ Giới: ở phụ nữ nhiệt độ thường cao hơn nam
giới, đặc biệt trong thời kỳ rụng trứng (0,3 –
0,5 0C) và giai đoạn cuối của thời kỳ thai
nghén (0,5 – 0,8 0C).

◼ Nhiệt độ môi trường quá nóng hoặc quá lạnh,


thân nhiệt cũng tăng lên hay giảm đi tuy không
nhiều lắm (khoảng 0,5 0C).
Yếu tố ảnh hưởng đến thân nhiệt (tt)

◼ Một số thuốc ảnh hưởng đến khả năng bài tiết


mồ hôi, gây dãn mạch.
◼ Thời gian trong ngày: nhiệt độ cơ thể thay đổi
từ 0,5 – 1 0C trong ngày. Nhiệt độ thấp nhất
vào sáng sớm và cao nhất sau 6 giờ chiều.
◼ Vị trí đo thân nhiệt: kết quả nhiệt độ có thể
khác nhau tùy theo vị trí đo thân nhiệt.
Phân loại nhiệt kế
Theo chất liệu:
◼ Nhiệt kế thủy ngân.
◼ Nhiệt kế điện tử.
◼ Nhiệt kế bằng hóa chất.
Nhiệt kế thủy ngân
Nhiệt kế điện tử
Nhiệt kế bằng hóa chất
Phân loại nhiệt kế (tt)

Theo vị trí:
◼ Nhiệt kế đặt ở tai (dạng điện tử)

◼ Nhiệt kế hậu môn

◼ Nhiệt kế miệng

◼ Nhiệt kế nách

◼ Nhiệt kế đặt ngoài da (hóa chất)


Nhiệt kế đặt ở tai (dạng điện tử)
Nhiệt kế đặt ở tai (dạng điện tử)

◼ Ích lợi :
o Dễ dùng.

o Đọc kết quả chính xác trong thời gian ngắn

2 – 5 giây.
o Không gây khó chịu cho NB

o Thay lớp áo phủ bên ngoài đầu nhiệt kế sau


khi dùng cho NB
Nhiệt kế đặt ở tai (dạng điện tử)

◼ Bất lợi
o Bất lợi đối với NB dùng dụng cụ trợ thính.

o Ráy tai có thể làm thay đổi nhiệt độ.

o Viêm tai làm thay đổi kết quả.

o Không dùng ở NB có mổ lỗ tai, màng nhĩ.

o Đắt tiền
Nhiệt kế hậu môn
Đặt nhiệt kế hậu môn
Nhiệt kế hậu môn
Ích lợi
◼ Kết quả chính xác

◼ Thời gian: 3 phút

Bất lợi
◼ Không dùng cho NB tiêu chảy, táo bón, vết

thương vùng hậu môn, tình trạng dễ xuất


huyết (trĩ,…).
◼ Làm NB lo sợ.

◼ Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết.


Nhiệt kế miệng
Nhiệt kế miệng

Ích lợi

◼ Phản ánh nhiệt độ chính xác sau 5 phút

◼ Tiện dùng hơn nhiệt kế hậu môn


Nhiệt kế miệng
Bất lợi
◼ Bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ thức ăn, nước uống.

◼ Không dùng:
◼ Khi có tổn thương và phẫu thuật ở vùng miệng,
tình trạng lạnh run, động kinh, co giật ở trẻ nhỏ.
◼ NB hôn mê, lú lẫn không hợp tác, chườm nóng,
lạnh vùng cổ.
◼ NB đang khó thở.
◼ Nguy cơ lây nhiễm do tiếp xúc dịch tiết.
Nhiệt kế nách
Nhiệt kế nách
Ích lợi

◼ An toàn, ít có nguy cơ lây nhiễm

◼ Tiện dùng cho trẻ sơ sinh.

Bất lợi

◼ Kết quả nhiệt độ thấp hơn ở miệng, hậu môn.

◼ Thời gian đặt có thể từ 8 - 10 phút


Nhiệt kế đặt
ngoài da (hóa chất)
Nhiệt kế đặt
ngoài da (hóa chất)
Ích lợi
◼ An toàn, không lây nhiễm.

◼ Có thể dùng cho trẻ sơ sinh

◼ Thời gian đặt 1 phút

Bất lợi
◼ NB sốt, đổ mồ hôi làm băng dán không dính

◼ Có thể bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ môi trường


Nhận dạng nhiệt kế
Đơn vị đo thân nhiệt

◼ Độ C (Celcius)

◼ Độ F (Fahrenheit)

Công thức đổi nhiệt

◼ Độ C = (Độ F – 32) . 5/9

◼ Độ F = 9/5 . Độ C + 32
Phân loại sốt

◼ Sốt nhẹ: 37,5 0C– 38 0C

◼ Sốt vừa: >38 0C– 39 0C

◼ Sốt cao: >39 0C– 40 0C

◼ Sốt quá cao: > 40 0C


Ảnh hưởng của sốt đối với cơ thể
◼ Tuần hoàn: mạch máu ngoại biên dãn, nhịp tim
tăng, tăng vận mạch, mặt môi đỏ.
◼ Hô hấp: nhịp thở tăng.
◼ Tiêu hóa: chán ăn, buồn nôn, nôn, ...
◼ Bài tiết: mất nhiều mồ hôi, tiểu ít, nước tiểu cô
đặc, sậm màu.
◼ Thần kinh: gây nhức đầu, dễ kích động, cáu gắt,
sốt cao có thể dẫn đến mê sảng, co giật nhất là trẻ
em
◼ Toàn thân: sốt kéo dài làm cơ thể suy kiệt.
Theo dõi và chăm sóc người bệnh sốt

Theo dõi:

◼ TD tính chất của sốt.


◼ TD tình trạng tinh thần, tri giác của NB
◼ TD tình trạng co giật có hay không?
◼ TD về tim mạch, huyết áp, nhịp thở.
◼ TD lượng nước xuất nhập 24h.
◼ TD da và niêm mạc.
◼ TD NB có các biểu hiện xuất huyết nội tạng,
xuất huyết dưới da hay không? Có các ban
mọc lên hay không?
◼ Thực hiện và TD các xét nghiệm cho NB theo
CĐ của thầy thuốc.
Theo dõi và chăm sóc NB sốt (tt)

Chăm sóc:
◼ Đặt NB nằm trong phòng thoáng mát, nới rộng
quần áo, bỏ bớt chăn đắp.
◼ Lau mát cho NB: nhiệt độ nước thấp hơn nhiệt
độ cơ thể 2 0C (thường áp dụng đối với bệnh nhi
hay ở những người do rối loạn trung khu điều
hòa nhiệt).
◼ Thực hiện thuốc hạ sốt theo y lệnh của BS
◼ Cho NB uống nhiều nước nếu được, truyền
dịch theo y lệnh.
◼ Cung cấp thức ăn dễ tiêu, hạn chế dầu mỡ,
chất kích thích. Chia bữa ăn ra làm nhiều bữa
nhỏ, mỗi lần ăn 1 ít
◼ VSCN: giường nằm khô ráo, sạch sẽ, quần áo
khô sạch, thấm hút mồ hôi.
Theo dõi và chăm sóc NB hạ thân nhiệt

Theo dõi:
◼ TD nhiệt độ, mạch, huyết áp NB thường

xuyên.
◼ TD tình trạng mất nước, mất máu (nếu có).

◼ TD trạng thái tinh thần.

◼ TD mạch và huyết áp.


Chăm sóc
◼ Kiểm soát nhiệt độ phòng, tránh gió lùa.
◼ Giữ ấm cơ thể bằng cách cho sưởi đèn, ủ ấm.
◼ Cho NB uống nước ấm, súp, sữa nóng (nếu
được).
◼ Thực hiện y lệnh điều trị (truyền máu, truyền
dịch, dùng thuốc).
◼ TD lượng nước xuất nhập.
◼ Hồi sức, CS tích cực.
THEO DÕI MẠCH
Định nghĩa

Mạch là cảm giác đập nẩy nhịp nhàng theo


nhịp đập của tim khi ta đặt tay trên một động
mạch.
Tính chất của mạch
◼ Tần số: là số lần tim đập trong 1 phút.

◼ Cường độ: tim đập mạnh hay yếu.

◼ Nhịp điệu: là khoảng cách giữa các lần đập


của mạch, tim đập đều hay không đều.

◼ Sức căng: là tính co giãn của mạch, bình


thường động mạch nhẵn, mềm và có tính đàn
hồi tốt.
Tần số mạch bình thường ở các lứa tuổi

◼ Trẻ sơ sinh: 140 – 160 lần/phút.


◼ Trẻ 1 tuổi: 120 – 125 lần/phút.
◼ Trẻ 5 tuổi: 100 lần/phút.
◼ Trẻ 7 tuổi: 90 lần/phút.
◼ Trẻ 10 – 15 tuổi: 80 lần/phút
◼ Người lớn: 70 – 80 lần/phút
◼ Người già: 60 – 70 lần/phút
Vị trí đếm mạch

Ta thường đếm ở:

◼ Động mạch quay.

◼ Động mạch cánh tay (mạch ở nếp gấp khủyu


tay).

◼ Động mạch cảnh (cổ).

◼ Động mạch bẹn (đùi).


Ngoài ra, ta có thể đếm ở:

◼ Động mạch thái dương.


◼ Động mạch cảnh.
◼ Động mạch dưới đòn.
◼ Mỏm tim.
◼ Động mạch cánh tay.
◼ Động mạch trụ
◼ Động mạch bẹn (đùi)
◼ Động mạch khoeo
◼ Động mạch chày sau
◼ Động mạch mu bàn chân.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mạch

◼ Thời gian: buổi sáng mạch chậm hơn buổi chiều.

◼ Tuổi: mạch giảm dần từ khi sinh đến tuổi già.

◼ Giới tính: nữ mạch nhanh hơn nam 4 – 8 nhịp/phút.

◼ Trạng thái tâm lý tình cảm: vui, buồn, xúc động,...


mạch sẽ tăng.

◼ Hoạt động thể lực, tập thể dục làm tần số mạch tăng
và sẽ trở về bình thường sau thời gian ngắn.
◼ Nhiệt độ: thường nhiệt độ tăng 1 độ C, mạch
tăng 10 nhịp, ngoại trừ sốt thương hàn mạch
nhiệt phân ly.
◼ Sau khi ăn, cơ thể cần năng lượng để chuyển
hóa nên mạch cũng tăng.
◼ Giai đoạn đầu xuất huyết mạch tăng, sau sẽ
giảm.
◼ Dùng thuốc: thuốc kích thích làm tăng tần số
mạch, thuốc an thần làm giảm tần số mạch.
Nguyên tắc đếm mạch

◼ Cần cho NB nghỉ ngơi ít nhất 15 phút trước


khi đếm mạch.

◼ Dùng 2 – 3 ngón tay để đếm mạch, không


dùng ngón cái đếm mạch.

◼ Đếm mạch trọn 1 phút nếu mạch không đều,


nhất là người có bệnh lý tim mạch.
◼ Nên theo dõi mạch trước và sau khi dùng
thuốc có ảnh hưởng đến tim mạch.

◼ Không để NB tự đếm mạch rồi báo cáo kết


quả.

◼ Nếu thấy mạch bất thường phải báo cáo cho


BS điều trị.
ĐẾM MẠCH QUAY
Mạch bất thường

◼ Mạch nhanh: khi tần số >100 lần/phút.


◼ Mạch chậm: khi tần số < 60 lần/phút.
◼ Mạch so le: lúc mạnh lúc yếu.
◼ Mạch nghịch: mất mạch ở thì hít vào, thường
gặp trên NB tràn dịch màng tim.
◼ Mạch cứng: khó bắt, thường gặp ở người xơ
vữa động mạch.
◼ Mạch yếu như sợi chỉ: mạch mờ nhạt khó bắt,
gặp ở NB nặng, sốc.
THEO DÕI NHỊP THỞ

Khái niệm:
Nhịp thở bình thường là nhịp thở đúng với
tần số sinh lý êm dịu, đều đặn, không có cảm
giác gì, phải được thực hiện qua đường mũi
từ từ và sâu.
Tần số thở bình thường của từng lứa tuổi

◼ Trẻ sơ sinh: 40 – 60 lần/phút


◼ Trẻ < 6 tháng: 35 – 40 lần/phút
◼ Trẻ 7 – 12 tháng: 30 – 35 lần/phút
◼ Trẻ 2 – 3 tuổi: 25 – 30 lần/phút
◼ Trẻ 5 – 15 tuổi: 20 – 25 lần/phút
◼ Người lớn: 16 – 20 lần/phút
Những thay đổi về nhịp thở

Thay đổi sinh lý:

◼ Thở nhanh: khi lao động, thể dục thể thao, xúc
động, cảm động, hồi hộp, trời nắng nóng.

◼ Thở chậm: gặp ở những người luyện tập thể


dục thể thao thường xuyên, người luyện khí
công, hoặc những người cố ý thở chậm.
Thay đổi bệnh lý:
◼ Khó thở: bình thường ta không có cảm giác
gì khi thở, khi động tác thở trở nên nặng nề,
khó chịu cần phải chú ý để thở, đó là hiện
tượng khó thở.
◼ Một vài kiểu rối loạn nhịp thở:
o Thở chậm: nhịp thở < 12 lần/phút
o Thở nhanh: nhịp thở > 22 lần/ phút
o Kiểu thở Cheyne-Stokes
o Kiểu thở Kussmaul
Kiểu thở Cheyne-Stokes
Kiểu thở Kussmaul
Nguyên tắc đếm nhịp thở

◼ Cho NB nghỉ ngơi 15 phút trước khi đếm nhịp


thở.
◼ Không báo cho NB biết khi đếm nhịp thở.
◼ Nên đếm nhịp thở trọn 1 phút, nhất là những
người có bệnh lý hô hấp.
◼ Đảm bảo NB thoải mái khi đếm nhịp thở.
◼ Theo dõi hô hấp ở trẻ cần qua sát sự di động
của cơ hoành và bụng.
Theo dõi và CS NB rối loạn nhịp thở

◼ Tìm hiểu nguyên nhân gây khó thở.


◼ Động viên NB nếu NB tỉnh táo, tiếp xúc được.
◼ Cho NB nằm tư thế thích hợp.
◼ Nới rộng những gì làm cản trở hô hấp: quần
áo, khăn quàng nếu có.
◼ Làm thông đường thở nếu có: hút đờm, làm
loãng đờm.
◼ Cho NB thở oxy nồng độ thích hợp.
◼ Hà hơi thổi ngạt, bóp bóng, máy giúp thở nếu
cần.
◼ Theo dõi tính chất nhịp thở.
◼ Theo dõi xét nghiệm liên quan.
◼ Dùng thuốc theo y lệnh.
◼ Nằm phòng thoáng khí.
◼ Giữ ấm ngực.
THEO DÕI HUYẾT ÁP ĐỘNG MẠCH

◼ Định nghĩa: Huyết áp động mạch là áp lực


của máu tác dụng lên thành động mạch.
◼ Huyết áp được biểu thị bằng phân số.
◼ Tử số là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa): là
áp lực của máu lên tới mức cao nhất khi tim
co bóp.
◼ Mẫu số là huyết áp tâm trương (huyết áp tối
thiểu): là áp lực của máu ở điểm thấp nhất
khi tim giãn ra.
◼ Đơn vị dùng để đo huyết áp là : mmHg.
◼ HA bị chi phối bởi các yếu tố:
o Khối lượng tuần hoàn, cung lượng tim.

o Kháng lực của mạch máu ngoại biên.

o Độ quánh của máu.

o Độ đàn hồi thành mạch máu.

o Sức co bóp của tim.


Yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
◼ Tuổi: người già thường cao hơn người trẻ.
◼ Giới tính: bình thường HA của nam cao hơn
nữ.
◼ Nội tiết: nữ tuổi mãn kinh HA tăng và giao
động.
◼ Giờ trong ngày: HA thấp nhất vào buổi sáng,
tăng dần vào buổi trưa, chiều tối.
◼ Thay đổi tư thế: HA thay đổi theo tư thế
nằm, đứng.
◼ Vận động: luyện tập thể dục, lao động, HA
tăng tức thời.
◼ Tinh thần: lo âu, sợ hãi, xúc động, stress làm
huyết áp tăng.
◼ Dùng thuốc:
o Thuốc co mạch làm tăng HA.

o Thuốc giãn mạch làm hạ HA.

o Thuốc ngủ làm hạ HA.

◼ Thói quen hút thuốc, uống rượu, ăn mặn làm


huyết áp tăng.
Chỉ số huyết áp
HA TÂM THU HA TÂM TRƯƠNG
PHÂN LOẠI
(tối đa) (tối thiểu)

Bình thường 90 – 140 mmHg 60 – 90 mmHg

Huyết áp cao >140 mmHg > 90 mmHg

Huyết áp thấp < 90 mmHg < 60 mmHg


◼ Huyết áp kẹp (kẹt):
HA tối đa – HA tối thiểu < hoặc = 20 mmHg
◼ Công thức tính huyết áp trung bình theo tuổi:

o Trẻ em: HA tối đa = 80 + 2n.


o Người lớn: HA tối đa = 100 + n.
(n là số tuổi).
o HA tối thiểu = HA tối đa/2 + 10 mmHg.
Dụng cụ dùng để đo HA gọi là huyết áp kế,
hiện nay có nhiều loại:
◼ Huyết áp kế thủy ngân.

◼ Huyết áp kế đồng hồ.

◼ Huyết áp kế điện tử.


Huyết áp kế thủy ngân
Huyết áp kế đồng hồ
Huyết áp kế điện tử
Vị trí đo huyết áp
a) Đo HA động mạch ngoại biên: dùng HA kế
đặt vào vị trí đo bên ngoài da trên đường đi
của động mạch. Hiện nay có thể áp dụng đo
ở các vị trí:
◼ Cánh tay: vị trí thường dùng nhất
◼ Đùi: ít dùng, áp dụng khi có chỉ định hay
không đo được ở cánh tay
◼ Cổ chân: đo khi có chỉ định, hoặc khi không
đo được ở cánh tay.
VỊ TRÍ ĐO HUYẾT ÁP
b) Đo huyết áp xâm lấn:
❑ Bằng hệ thống catherter đặt trực tiếp vào
động mạch, do bác sĩ thực hiện.
❑ Phương pháp này cần cài đặt máy theo dõi
(monitoring).
Nguyên tắc đo HA động mạch
◼ Cho NB nghỉ ngơi 15 phút trước khi đo HA

◼ Không cho NB dùng thuốc hoặc chất kích thích


trước khi đo ít nhất 30 phút.

◼ Tạo tâm lý, tư thế thoải mái, CB vị trí thích hợp


trước khi đo HA.

◼ Kiểm tra máy đo HA, ống nghe trước khi đo.

◼ Kích thước của máy đo phải phù hợp với chi đo


◼ Để chi đo ngang với mực tim khi đo HA.
◼ Sợi dây dẫn khí của máy đo phải nằm dọc theo

đường đi của động mạch.


◼ Không để quần áo siết chặt chi đo sẽ làm sai

lệch kết quả.


◼ Thực hiện đúng kỹ thuật

đo để tránh sai số.


◼ Không bơm hơi nhồi khi

không ghi nhận được kết quả, phải xả hết hơi


trong bao, cho NB nghỉ vài phút rồi đo lại.
Những sai phạm trong việc thực hiện
kỹ thuật đo HA
Sai phạm Ảnh hưởng
Bao hơi quá rộng HA thấp
Bao hơi quá chật HA tăng
Xả bao hơi quá chậm Tăng HA tâm trương
Xả bao hơi quá nhanh Hạ HA tâm trương
Cánh tay dưới mực tim Đọc kết quả HA cao
Cánh tay cao hơn mực tim Đọc kết quả HA thấp
Màng ống nghe đặt quá chặt HA tâm trương đọc thấp
Đo lập lại quá nhanh HA tâm thu giảm
Theo dõi và chăm sóc NB bất thường về
HA động mạch
Theo dõi
◼ Thời gian và số lần theo dõi trong ngày theo
chỉ định của BS tùy theo tình trạng NB.
◼ TD trạng thái tinh thần của NB.
◼ TD về da và niêm mạc: màu sắc, phù, giãn
mạch.
◼ TD lượng nước xuất nhập 24 giờ.
◼ TD sự đáp ứng của thuốc.
b) Chăm sóc

Chăm sóc NB huyết áp tăng

◼ Để NB nằm nghỉ ngơi yên tĩnh.

◼ Giải thích cho NB và thân nhân NB về chế độ


điều trị.

◼ Theo dõi HA tùy mức độ.

◼ Dùng thuốc theo y lệnh.


◼ Thuốc hạ áp: đúng liều, nằm nghỉ ngơi 30 – 60 phút
sau dùng thuốc hạ áp.

◼ Thuốc lợi tiểu: nên uống buổi sáng, theo dõi lượng
nước xuất nhập, xét nghiệm ion đồ.

◼ Theo dõi tác dụng phụ của thuốc.

◼ Chế độ ăn hạn chế muối, giảm cholesterol.

◼ Giảm chất kích thích: cà phê, rượu, thuốc lá.


◼ Giảm lao động trí óc quá mức, tránh stress.

◼ Nên tập thể dục dưỡng sinh.

◼ Sinh hoạt vui chơi giải trí điều độ.

◼ Tránh hoạt động thể lực mạnh.

◼ Khám bệnh theo định kỳ.


Chăm sóc người bệnh huyết áp hạ

◼ Cho NB nằm yên tĩnh đầu thấp, tránh nguy cơ


té ngã.
◼ Giữ ấm cơ thể.
◼ TD HA, DSH, tình trạng tri giác.
◼ Hỗ trợ hô hấp nếu cần.
◼ Đảm bảo bù dịch, bù máu theo yêu cầu.
◼ Thực hiện y lệnh thuốc nâng HA.
◼ Theo dõi nước xuất nhập.
◼ Dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh.

You might also like