You are on page 1of 2

BỆNH NÃO THIẾU OXY: CẬP NHẬT ĐIỀU TRỊ

Hồ Tấn Thanh Bình


1. Bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ (HIE)
HIE là một hội chứng lâm sàng tổn thương thần kinh biểu hiện bằng rối loạn hô hấp,
trương lực cơ – phản xạ, thay đổi tri giác ± co giật.
Bằng chứng NGẠT bắt buộc có để phân biệt HIE và bệnh não do nguyên nhân khác.
Các yếu tố gợi ý HIE:
- Tim thai bất thường
- Toan chuyển hóa máu ngay sau sanh
- Apgar < 6 trên 5 phút
- Cần hồi sức phòng sanh với bóng mặt nạ / nội khí quản > 5 phút
- Tổn thương đa cơ quan
- Loại các nguyên nhân nhiễm trùng hoặc bất thường bẩm sinh hệ TKTW
2. Phân độ bệnh não thiếu oxy thiếu máu cục bộ theo Sarnat và Sarnat
Đặc điểm Nhẹ Trung bình Nặng
Tri giác Quấy khóc, bứt Li bì Mê
rứt
Cử động tự nhiên Bt hoặc tăng cử Giảm cử động Không cử động
động
Tư thế Bt Tay gập, chân Tay chân duỗi
duỗi
Trương lực Bt / tăng Giảm Mềm nhũn
Phản xạ nguyên phát Bình thường Bú yếu Không phản xạ bú
Moro 1 thì Moro (-)
Thần kinh tự chủ
Đồng tử PXAS (+) Co nhỏ Dãn, PXAS (-)
Nhịp tim Bt / tăng Nhịp chậm Nhịp tim dao
Hô hấp Thở đều Thở không đều động
Ngưng thở
3. Các phương pháp điều trị hạ thân nhiệt
- Làm lạnh đầu trước 6 giờ tuổi bằng nón lạnh 10oC và duy trì nhiệt độ trực tràng
ở 34.5oC (34 - 35 oC)
- Làm lạnh toàn thân trước 6 giờ tuổi bằng hệ thống nệm lạnh duy trì nhiệt độ
trực tràng ở 33.5oC (33 - 34 oC)
- Làm lạnh thụ động
Hạ thân nhiệt giảm tỉ lệ tử vong mà không làm tăng di chứng ở trẻ cứu sống.
Hạ thân nhiệt trở thành phương pháp điều trị tiêu chuẩn cho trẻ HIE (A)
Có thể sử dụng phương pháp làm lạnh đầu hoặc làm lạnh toàn thân
4. Phương pháp điều trị làm lạnh toàn thân
Chỉ định: khi có đủ 3 tiêu chuẩn sau

- Trẻ ≥ 36 tuần tuổi thai, trước 6 giờ tuổi


- Có bằng chứng ngạt sau sanh: có ≥ 1 trong các điểm sau
o Khí máu động mạch ≤ 1 giờ tuổi: pH < 7,0 hoặc BE ≥ 16 mEq/L
84
o Apgar ≤ 5 trong ≥ 5 phút sau sanh
o Cần được hồi sức phòng sanh (gồm bóng hoặc NKQ) ≥ 5 phút
- Có co giật hoặc phân độ theo Sarnat và Sarnat trung bình hoặc nặng
Loại các trường hợp sau
- Nhiễm trùng, xuất huyết hoặc dị tật bẩm sinh hệ TKTW
- Đa dị tật hoặc bất thường nhiễm sắc thể
- Nhập viện sau 6 giờ tuổi
- Suy hô hấp nặng thở máy cần FiO2 > 60%
- Cân nặng lúc sanh < 1800 gram
Hướng dẫn làm lạnh toàn thân
Trước làm lạnh toàn thân
1. Gắn sensor nhiệt độ da và nhiệt độ hậu môn theo dõi, không ủ ấm trẻ, tránh tăng
thân nhiệt > 37.50C trước khi làm lạnh toàn thân.
2. Theo dõi: SpO2, monitor nhịp tim, Huyết áp (không xâm lấn / xâm lấn)
3. Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh.
Giai đoạn làm lạnh toàn thân (72 giờ)
1. Đặt trẻ lên nệm lạnh: thân trẻ phải tiếp xúc trực tiếp với nệm lạnh. Lưu ý tránh để
tụt, sút các sensor nhiệt độ.
2. Mở máy làm lạnh và cài nhiệt độ 33,5oC. Ghi thời gian bắt đầu (giờ 0). Nhiệt độ cài
đặt nên đạt trong vòng 30 phút.
3. Chăm sóc hô hấp: thở oxy / NKQ giúp thở. Khí hít vào nên được cài nhiệt độ 36°C
để giúp làm lạnh tốt hơn. Theo dõi màu sắc môi, SpO2, nhịp thở, kiểu thở.
4. Chăm sóc tuần hoàn: Lưu ý đường truyền vận mạch. Theo dõi nhip tim, Huyết áp
(xâm lấn / không xâm lấn). Mục tiêu duy trì HA ≥ 40 mmHg và nhịp tim > 80
lần/phút.
5. Theo dõi tri giác, dấu co giật.
6. Theo dõi lượng nước tiểu mỗi 24 giờ
7. Tư thế thay đổi mỗi 6 giờ. Vệ sinh nệm lạnh mỗi 24 giờ.
8. Lấy máu xét nghiệm theo y lệnh.
Giai đoạn làm ấm
Sau 72 giờ làm lạnh toàn thân
1. Tăng nhiệt độ trung tâm 0.5°C mỗi giờ. Đạt nhiệt độ đích 36,5°C trong khoảng 6 –
7 giờ.
2. Theo dõi hiệt độ da và nhiệt độ hậu môn mỗi 30 phút; nhịp thở, nhịp tim, huyết áp
mỗi 2 giờ đến khi trẻ đạt nhiệt độ 36,5°C. Sau đó theo dõi dấu hiệu sinh tồn mỗi 3
giờ

85

You might also like