You are on page 1of 3

TRẬT KHỚP VAI

MÃ BÀI GIẢNG: CBA8.S3.3.MD

- Đối tượng học tập: Sinh viên Bác sĩ Y khoa, năm thứ 4
- Số lượng: 200 sinh viên
- Thời lượng: 1 tiết (50 phút)
- Địa điểm: Giảng đường
- Giảng viên biên soạn: Đặng Hoàng Giang ( hoanggiang@hmu.edu.vn)
- Giảng viên giảng dạy: PGS.TS. Đào Xuân Thành, TS. Dương Đình Toàn, TS. Đỗ
Văn Minh, TS.Nguyễn Huy Phương, BSCK2.Hoàng Minh Thắng, BS.Đặng Hoàng
Giang, BSCK2.Vũ Trường Thịnh, BS.Nguyễn Mộc Sơn.
Mục tiêu học tập

1. Giải thích, phân tích, biện luận được các nguyên nhân và cơ chế trật khớp vai
dựa vào giải phẫu ứng dụng cấu trúc ổn định động và ổn định tĩnh khớp vai.

2. Giải thích, phân tích, biện luận được chẩn đoán và phân loại trật khớp vai.

3. Giải thích, phân tích, biện luận được nguyên tắc và vận dụng các phương
pháp nắn trật điều trị trật khớp vai cấp

4. Giải thích, phân tích, biện luận được chỉ định phẫu thuật điều trị trật khớp vai
1. Tình huống phân tích
1.1. Tình huống 1
Bệnh nhân nam, 25 tuổi, tiền sử khoẻ mạnh, chấn thương thể thao cách vào viện
1h. Sau tai nạn, bệnh nhân đau, hạn chế vận động khớp vai phải, cánh tay trong tư
thế dạng và xoay ngoài. Vào viện trong tình trạng đã được sơ cứu với giải băng
treo tay, vận động gấp- duỗi khuỷu được, gấp duỗi cổ bàn tay tốt. Khám lâm sàng
thấy: dấu hiệu vai vuông, chỏm xương cánh tay sờ thấy trong hõm nách, dấu hiệu
lò xo (+).
Câu hỏi
Câu 1: Phân tích triệu các triệu chứng lâm sàng của bệnh nhân
Câu 2: Chẩn đoán sơ bộ, đề xuất phương pháp cận lâm sàng phù hợp
Câu 3: Chẩn đoán phân biệt, chẩn đoán thể lâm sàng phù hợp khi có
Xquang
Câu 4: Áp dụng kĩ thuật nắn trật trong sơ cứu trật khớp vai thể trật cấp
ra trước
1.2. Tình huống 2
Bệnh nhân nam, 30 tuổi, bệnh nhân được chẩn đoán trật khớp vai trái ra trước lần
đầu cách 1 năm khi đang chơi bóng chuyền, được nắn trật và bất động khớp vai
trong 4 tuần. 1 năm qua trật lại 2 lần khi chơi lại bóng chuyền, lần này đến khám
vì đau và sợ trật khớp khi tập bơi sải. khám: toàn trạng ổn định, khớp vai trái vận
động thụ động hết biên độ, nghiệm phép e sợ ( Apprehension test ) (+). vận động
cổ bàn tay bình thường. X-q uang khớp vai: không có hình ảnh trật khớp.
Câu hỏi:
Câu 1: Chẩn đoán sơ bộ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng đã

Câu 2: Đề xuất cận lâm sàng phù hợp
Câu 3: Nguyên tắc điều trị và đề xuất phương án điều trị tiếp theo
1.3. Tình huống 3
Bệnh nhân nam 55 tuổi, không có tiền sử đặc biệt, chấn thương khớp vai cách 6
tuần không đi khám, đến khám trong tình trạng: khớp vai không sưng, hạn chế
vận động, cánh tay trong tư thế dạng 60 độ, xoay ngoài, dấu hiệu lò xo (+), X-
quang có hình ảnh trật khớp vai thể ra trước.
Câu hỏi:
Câu hỏi 1: Lập luận chẩn đoán sơ bộ
Câu hỏi 2: Đề xuất phương pháp chẩn đoán hình ảnh phù hợp
Câu hỏi 3: Đề xuất phương án điều trị phù hợp
2. Yêu cầu chuẩn bị tình huống, ca bệnh + câu hỏi cho nhóm sinh viên: mỗi tổ sinh viên
chuẩn bị 1 tình huống.
3. Yêu cầu về sản phẩm trình bày của nhóm: mỗi nhóm trình bày bài chuẩn bị bằng file
ppt tại buổi giảng.
4. Tài liệu học tập
- Handout bài giảng
- Đoàn Quốc Hưng, Phạm Đức Huấn, Hà Văn Quyết. Bài giảng bệnh học ngoại khoa
(dùng cho sinh viên năm thứ 4). Tái bản lần thứ 4. Nhà xuất bản y học, 2020, trang
175-186
5. Tài liệu tham khảo (cho sinh viên)
- Đoàn Quốc Hưng, Trần Trung Dũng. Bệnh học ngoại khoa chấn thương chỉnh
hình. Nhà xuất bản y học, 2021, trang 316-330

You might also like