You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG HỌC PHẦN

ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN

1. Mã học phần: SMP 2015


2. Số tín chỉ: 3
3. Học phần tiên quyết: Không
4. Ngôn ngữ giảng dạy: Tiếng Việt
5. giảng viên:
- Giảng viên phụ trách bộ môn:
Họ và tên: Lê Thị Bình
Chức danh, học hàm, học vị: Tiến sĩ Y học
Nơi công tác: Khoa Y Dược, ĐHQGHN
Địa chỉ liên hệ: 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Điện thoại: 0915004470
Các hướng nghiên cứu chính: Nội khoa, Cấp cứu nội.
- Giảng viên tổ bộ môn:
TT Họ và tên Địa chỉ
1 ThS. Chu Dũng Sĩ Khoa Y Dược
2 ThS. Vũ Ngọc Hà Khoa Y Dược
3 PGS. TS Phạm Trung Kiên Khoa Y Dược
4 Ths. Hoàng Nam Hùng Khoa Y Dược
5 Ths. Nguyễn Quốc Đạt Khoa Y Dược
6 Ths. Nguyễn Như Đua Khoa Y Dược

- Giảng viên kiêm nhiệm:


TT Họ và tên Địa chỉ
1 PGS.TS. Kiều Đình Hùng BM Ngoại ĐHYHN
2 PGS.TS. Trần Bảo Long BM Ngoại ĐHYHN
3 ThS. Hoàng Công Chánh Đại học Y Hà Hội
4 CN. Thu Bệnh viện Bạch mai
5 Ths. Lê Văn Duy ĐHYD Thái Nguyên
6 CN. Nguyễn Thị Dèo ĐH Thăng Long
7 CN. Nguyễn Thị Thanh Hà Học viện YDHCT Việt
Nam

6. Mục tiêu của học phần (kiến thức, kỹ năng, thái độ):
6.1. Kiến thức:
- Trình bày và phân tích được vai trò của điều dưỡng trong qui trình chăm
sóc người bệnh
- Trình bày và phân tích được mục đích, chỉ định, chống chỉ định, tai biến
của các kỹ thuật, thủ thuật điều dưỡng.
- Trình bày được cách chăm sóc sau thực hiện các kỹ thuật, thủ thuật điều
dưỡng
6.2. Kỹ năng:
- Khai thác được tiền sử, bệnh sử người bệnh trước khi thực hiện thủ thuật
điều dưỡng.
- Đánh giá và phân tích được tình trạng người bệnh trước khi thực hiện kỹ
thuật, thủ thuật.
- Thăm khám các hệ cơ quan ở người bệnh trong phạm vi điều dưỡng và
phát hiện được các nguy cơ liên quan đến kỹ thuật thực hiện.
- Xác định được chẩn đoán điều dưỡng và có kế hoạch chăm sóc người bệnh
trước, trong và sau khi thực hiện kỹ thuật, thủ thuật
- Thực hiện được các kỹ thuật điều dưỡng an toàn, hiệu quả theo đúng qui
trình kỹ thuật.

Chỉ tiêu thực hành:


Stt Nội dung Mức độ
1 2 3
1 Quy trình kỹ thuật đo mạch, nhiệt độ, x
huyết áp, nhịp thở.
2 Quy trình kỹ thuật các loại x
3 Quy trình kỹ thuật truyền dịch x
4 Quy trình kỹ thuật truyền máu x
5 Quy trình KT thay băng cắt chỉ vết thương x
6 Quy trình kỹ thuật sơ cứu và băng bó vết x
thương trên cơ thể
7 Quy trình kỹ thuật cố định tạm thời các x
loại gẫy xương.
8 Quy trình kỹ thuật thổi ngạt – ép tim ngoài x
lồng ngực
9 Quy trình kỹ thuật rửa dạ dày x
10 Quy trình kỹ thuật thụt tháo x
11 Quy trình kỹ thuật thông tiểu nam - nữ x
12 Quy trình kỹ thuật phụ giúp bác sĩ chọc x
dịch màng phổi, màng, bụng, tủy sống,
màng tim

6.3. Thái độ, chuyên cần:


Có tình thương yêu người bệnh, không ngại khó khăn, kiên nhẫn trong khi
thực hiện các kỹ thuật khó, ham học hỏi và chia sẻ với bạn bè, đồng nghiệp.

7. Chuẩn đầu ra của học phần


-Yêu cầu sinh viên phải dự giờ giảng lý thuyết và thực hành bệnh đầy đủ, tham gia
thảo luận nhóm tích cực.
- Tham gia học thực hành, có Bảng kiểm trình bày kết quả.
- Nộp đủ các bệnh án theo quy định (10 bệnh án).

8. Phương pháp kiểm tra, đánh giá:


8.1. Mục đích và trọng số kiểm tra-đánh giá:
Hình Tính chất của nội dung Mục đích kiểm tra Trọng
thức kiểm tra số (%)

Kiểm Kiểm tra kiến thức và kỹ Kiểm tra việc nắm được các 15%
tra năng cơ bản. kiến thức và kỹ năng về điều
thường dưỡng cơ bản, cách theo dõi
xuyên chăm sóc người bệnh.
Kiểm Đánh giá khả năng vận Đánh giá kỹ năng học tập 25%
tra giữa dụng và liên hệ lý thuyết độc lập, kỹ năng giải quyết
kỳ với thực hành. những vấn đề đã học ở
mứcđộ trung bình.
Thi kết Kiểm tra toàn diện, hệ Kiểm tra kiến thức lý thuyết, 60%
thúc thống kiến thức và kỹ kỹ năng thực hành theo đúng
năng. bảng kiểm quy trình kỹ thuật
8.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá
8.2.1. Kiểm tra thường xuyên :
- Thực hành: kiểm tra thực hành kỹ năng trên mô hình
- Lý thuyết: làm test 30 câu MCQ trong 30 phút.
8.2.2. Bài kiểm tra giữa kỳ
Làm bài test 50 câu hỏi MCQ, thời gian 45 phút.
8.2.3. Bài thi kết thúc học phần:
- Thực hành: Đánh giá các kỹ năng theo bảng kiểm quy trình kỹ thuật, thái độ
trên mô hình (ngẫu nhiên).
- Lý thuyết: Thi tự luận trong 90 phút.
8.3. Lịch kiểm tra, lịch thi lần 1:

Thi, kiểm tra Thời gian Ghi chú


Kiểm tra TX (LT, TH) Cuối tuần thứ 2
Kiểm tra giữa kỳ Cuối tuần thứ 7-8
Thi kết thúc môn học Sau tuần thứ 15

9. Giáo trình bắt buộc


1 Lê Thị Bình (2011), Điều dưỡng cơ bản tập 1 Nxb Giáo dục.
2 Lê Thị Bình (2011), Điều dưỡng cơ bản tập 2 Nxb Giáo dục.

10. Tóm tắt nội dung học phần


- Học phần này sẽ cung cấp cho sinh viên kiến thức về vai trò, chức năng
nhiệm vụ điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh. Cách khai thác, thăm khám trước
khi thực hiện kỹ thuật và phân tích các yếu tố nguy cơ, tai biến có thể xảy ra trong
và sau khi thực hiện kỹ thuật điều dưỡng. Sinh viên sẽ được cung cấp các kiến thức
điều dưỡng cơ bản và các “Quy trình kỹ thuật điều dưỡng“ khi người bệnh bị các
bệnh Nội khoa, Ngoại khoa, Nhi khoa.
- Sinh viên phải tự đọc các tài liệu, dự giảng lý thuyết, thực hành tại Khoa.
Mỗi buổi học sinh viên phải thực hiện được ít nhất một lần quy trình kỹ thuật theo
đúng bảng kiểm đã được học tại phòng thực tập điều dưỡng, phòng tiền lâm sàng.
Cuối học phần, sinh viên thi lý thuyết (tự luận) và thực hành để đánh giá các kỹ
năng giao tiếp, kỹ năng thực hành kỹ thuật điều dưỡng và kỹ năng ra quyết định.
- Sinh viên cần chủ động tham khảo tài liệu do bộ môn cung cấp, tài liệu trên
thư viện, Internet trước khi lên lớp, tham gia học tập đầy đủ và thảo luận tích cực.

11. Nội dung chi tiết học phần


A. LÝ THUYẾT
11.1. Đại cương về điều dưỡng, vai trò, chức năng của điều dưỡng trong chăm
sóc người bệnh (1 giờ)
11.1.1. Sơ lược về lịch sử điều dưỡng trên Thế giới
11.1.2. Sơ lược về lịch sử điều dưỡng Việt Nam
11.1.3. Vai trò, chức năng của điều dưỡng
11.1.4. Nhiệm vụ của điều dưỡng trong công tác chăm sóc người bệnh.
11.2 Quy trình điều dưỡng (2 giờ)
11.2.1 Khái niệm về qui trình điều dưỡng
11.2.2 Nhận định người bệnh (bước 1)
11.2.3. Chẩn đoán điều dưỡng (bước 2)
11.2.4. Lập kế hoạch chăm sóc (bước 3)
11.2.5. Thực hiện chăm sóc người bệnh (bước 4)
11.2.6. Đánh giá sau chăm sóc (bước 5)
11.3. Kỹ thuật đo mạch – nhiệt độ - huyết áp - nhịp thở (1 giờ)
11.3.1. Theo dõi mạch
11.3.2. Theo dõi nhiệt độ
11.3.3. Theo dõi huyết áp
11.3.4. Theo dõi nhịp thở
11.4. Kỹ thuật tiêm thuốc (3 giờ)
11.4.1. Kỹ thuật tiêm trong da
11.4.2. Kỹ thuật tiêm dưới da
11.4.3. Kỹ thuật tiêm bắp (bắp nông, bắp sâu)
11.4.4. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
11.5. Truyền dịch - truyền máu (2 giờ)
11.5.1. Kỹ thuật truyền dung dịch vào tĩnh mạch
11.5.2. Kỹ thuật truyền máu vào tĩnh mạch
11.6. Hô hấp nhân tạo - ép tim ngoài lồng ngực (2 giờ)
11.6.1. Khái niệm ngừng tuần hoàn
11.6.2. Nguyên nhân gây ngừng tuần hoàn
11.6.3. Cấp cứu ngừng tuần hoàn (hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài )
11.7. Hút đờm dãi, thở oxy (1 giờ)
11.7.1. Mục đích hút đờm dãi
11.7.2. Các biểu hiện của người bệnh trước khi hút đờm dãi
11.7.3. Tai biến khi hút đờm dãi
11.7.4. Các phương pháp hút đờm dãi cho người bệnh
11.7.5. Đại cương thở ô xy
11.7.6. Nguyên nhân gây thiếu oxy
11.7.7. Biểu hiện lâm sàng khi thiếu oxy
11.7.8. Chỉ định, chống chỉ định
11.7.9. Các tai biến do thở oxy
11.7.10. Các kỹ thuật cho người bệnh thở oxy
11.8. Kỹ thuật băng vết thương, cố định tạm thời các gẫy xương (1 giờ)
11.8.1. Sơ cứu vết thương
11.8.2. Các kiểu băng cơ bản
11.8.3. Kỹ thuật băng vết thương bằng băng cuộn ở vùng trên cơ thể
11.8.4. Kỹ thuật băng vết thương bằng băng tùy ứng ở vùng trên cơ thể
11.8.5. Khái niệm cố định tạm thời gãy xương
11.8.6. Các nguyên nhân gây nên gẫy xương
11.8.7. Triệu chứng lâm sàng (gẫy xương hở, gẫy xương kín)
11.8.8. Các tai biến khi sơ cứu bệnh nhân gẫy xương
11.8.9. Qui trình sơ cứu gẫy xương các loại
11.9. Rửa dạ dày - Hút dịch dạ dày - Cho ăn qua ống thông (1 giờ)
11.9.1. Kỹ thuật rửa dạ dày
11.9.2. Kỹ thuật hút dịch dạ dày
11.9.3. Kỹ thuật cho ăn bằng ống thông
11.10. Thụt tháo - Thông tiểu (1 giờ)
11.10.1. Kỹ thuật thụt tháo
11.10.2. Kỹ thuật thông tiểu nam và thông tiểu nữ
11.11. Phụ giúp bác sĩ chọc dịch màng phổi, màng bụng (1 giờ)
11.11.1. Khái niệm, mục đích chọc dịch
11.11.2. Chỉ định
11.11.3. Các tai biến
11.11.4. Qui trình phụ giúp bác sĩ chọc dịch màng phổi, màng bụng

B. THỰC HÀNH
11.12. Kỹ thuật đo các dấu sinh tồn (2 giờ)
11.12.1. Kỹ thuật đếm mạch,
11.12.2. Kỹ thuật đo nhiệt độ
11.12.3. Kỹ thuật đo huyết áp
11.12.4. Kỹ thuật đếm nhịp thở
11.13. Kỹ thuật tiêm các loại (6 giờ)
11.13.1. Kỹ thuật tiêm trong da (kể cả test lẩy)
11.13.2. Kỹ thuật tiêm dưới da
11.13.3. Kỹ thuật tiêm bắp nông
11.13.4. Kỹ thuật tiêm bắp sâu
11.13.5. Kỹ thuật tiêm tĩnh mạch
11.14. Kỹ thuật truyền dịch, truyền máu (4 giờ)
11.14.1. Kỹ thuật truyền dịch
11.14.2. Kỹ thuật truyền máu
11.15. Kỹ thuật hô hấp nhân tạo- Ép tim ngoài lồng ngực (2 giờ)
11.15.1. Kỹ thuật thổi ngạt
11.15.2. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực
11.16. Kỹ thuật hút đờm dãi- Thở ô xy (1 giờ)
11.16.1. Kỹ thuật hút đờm dãi
11.16.2. Kỹ thuật thở ô xy
11.17. Kỹ thuật băng các loại- Cố định tạm thời gãy xương (4 giờ)
11.17.1. Kỹ thuật thay băng, cắt chỉ vết thương bằng băng dính
11.17.2. Kỹ thuật sơ cứu, băng vết thương bằng băng cuộn
11.17.3. Kỹ thuật sơ cứu, băng vết thương bằng băng tùy ứng (khăn tam giác...)
11.17.4. Cố định tạm thời gẫy xương đòn
11.17.5. Cố định tạm thời gẫy xương cẳng tay và bàn tay
11.17.6. Cố định tạm thời gẫy xương cánh tay
11.17.7. Cố định tạm thời gẫy cột sống cổ
11.17.8. Cố định tạm thời gẫy cột sống
11.17.9. Cố định tạm thời gẫy xương cẳng chân
11.17.10. Cố định tạm thời gẫy xương đùi
11.17.11. Cố định tạm thời gẫy xương bàn chân
11.18. Kỹ thuật rửa dạ dày- Hút dịch dạ dày- Cho ăn qua ống thông (3 giờ)
11.18.1. Kỹ thuật rửa dạ dày
11.18.2. Kỹ thuật hút dịch dạ dày
11.18.3. Kỹ thuật cho ăn qua ống thông
11.19. Kỹ thuật thụt tháo- Thông tiểu (4 giờ)
11.19.1. Kỹ thuật thụt tháo
11.19.2. Kỹ thuật thông tiểu
11.20. Kỹ thuật phụ giúp bác sĩ chọc dò màng phổi – màng bụng (4 giờ)
11.20.1.Kỹ thuật phụ giúp chọc dò màng phổi
11.20.2. Kỹ thuật phụ giúp chọc dò màng bụng

You might also like