You are on page 1of 110

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC

ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG MỔ CƠ BẢN

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, THÁNG 1 NĂM 2022

1
MỤC LỤC

STT NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH


1 Tên chương trình
2 Giới thiệu chương trình
3 Mục tiêu chương trình
4 Đối tượng đào tạo
5 Chương trình chi tiết
6 Tài liệu dạy học
7 Phương pháp dạy học
8 Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
9 Thiết bị, học liệu cho khoá học
10 Lượng giá và cấp giấy chứng chỉ đào tao
11 Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình

2
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO LIÊN TỤC
Tên chương trình: ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG MỔ CƠ BẢN

1. Tên chương trình: ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG MỔ CƠ BẢN
2. Giới thiệu chương trình
Điều dưỡng phòng mổ là những thành viên trong nhóm phẫu thuật, có
trách nhiệm hỗ trợ các Phẫu thuật viên khi thực hiện ca phẫu thuật. Điều
dưỡng phòng mổ là cánh tay phải đắc lực của các Bác sĩ phẫu thuật góp phần
thành công cuộc phẫu thuật, do đó muốn trở thành một điều dưỡng phòng mổ
thì đòi hỏi người điều dưỡng cần phải có kiến thức chuyên môn riêng biệt
của phòng mổ, thái độ làm việc tích cực, kỹ năng chính xác và am hiểu vô
khuẩn cao để đảm bảo an toàn cho người bệnh.
Hiện nay, tại các bệnh viện phòng mổ có vai trò quan trọng. Bên cạnh
đó thì vai trò người Điều dưỡng phòng mổ cũng dần được chú trọng, nhưng
vẫn chưa có nhiều chương trình đào tạo dành riêng cho Điều dưỡng phòng
mổ, do đó Bộ môn Điều dưỡng của Viện nghiên cứu và Đào tạo Y dược An
Sinh xây dựng chương trình này nhằm mục đích cung cấp kiến thức, chuẩn
hoá và hệ thống lại chuyên môn dành cho một người Điều dưỡng phòng mổ.
3. Mục tiêu chương trình
Mục tiêu chung:
Trang bị kiến thức cho Điều dưỡng về công việc tại phòng mổ, hiểu
được vị trí, chức năng của Điều dưỡng phòng mổ. Thực hành nguyên tắc vô
khuẩn, phương pháp tiếp dụng cụ cho ca phẫu thuật và nhận biết chức năng
của từng loại dụng cụ, bộ dụng cụ phẫu thuật.
Mục tiêu cụ thể
1. Nêu được nguyên tắc vô khuẩn ngoại khoa và vô khuẩn phòng mổ.
2. Trình bày được chức năng nhiệm vụ của Điều dưỡng phòng mổ.
3
3. Phân biệt được mổ chương trình, mổ trì hoãn, mổ cấp cứu
4. Phân biệt được phòng mổ sạch và phòng mổ nhiễm khi tiếp nhận ca mổ.
5. Biết được chức năng cơ bản của các dụng cụ phẫu thuật.
6. Chuẩn bị được dụng cụ phẫu thuật mổ mở đơn giản, trung phẫu.
7. Chủ động thực hiện tổng vệ sinh phòng mổ cuối tuần và giữa 2 ca mổ.
4. Đối tượng đào tạo
 Học viên là Điều dưỡng mong muốn có kiến thức cơ bản về công việc
của Điều dưỡng phòng mổ.
 Học viên là Điều dưỡng đa khoa muốn làm việc tại phòng mổ.
5. Chương trình chi tiết
5.1 Thời gian khoá học
Thời gian khoá học: 6 buổi
 Lý thuyết: 5 buổi ( mỗi buổi 2 bài 4 tiết  20 tiết)
 Thực hành: 1 buổi (4 tiết- kiến tập dụng cụ cơ bản tại phòng mổ
hoặc phòng học mô phỏng)
5.2 Đơn vị thời gian
 Thời gian khoá học được tính theo tiết và buổi học
 Mỗi buổi học 4 tiết, mỗi tiết là 45 phút
 Tổng thời gian thực hiện là 3 ngày, 24 tiết (20 tiết lý thuyết và 4
tiết thực hành)

4
5.3 Nội dung chi tiết

LÝ THUYẾT (20t)
STT TÊN BÀI HỌC SỐ TIẾT
Bài 1 Tổng quan về phòng mổ 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 2 Nguyên tắc cơ bản vô khuẩn phòng mổ 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 3 Trang thiết bị sử dụng trong phòng mổ 02
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 4 Chức năng và nhiệm vụ Điều dưỡng phòng mổ 02
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 5 Chức năng cơ bản của các dụng cụ phẫu thuật 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 6 Kỹ thuật rửa tay ngoại khoa- Mặc áo choàng- 02
Mang găng
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
ThS Mai Mỹ Châu
Bài 7 Phương pháp tiếp dụng cụ trong phẫu thuật 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 8 Kim chỉ khâu trong phẫu thuật 02
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
Bài 9 Chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật (tâm lý, 02
tư thế)
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu
Bài 10 Bàn giao người bệnh và dụng cụ sau phẫu thuật 02
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu

5
ThS Mai Mỹ Châu
THỰC HÀNH (4t)
01 Tham quan phòng mổ 01
CNĐD Nguyễn Văn Chính
02 Kiến tập chuẩn bị người bệnh trước mổ 01
ThS Nguyễn Thị Hiếu Phương
03 Rửa tay- Mặc áo- Mang găng 01
CNĐD Nguyễn Văn Chính
04 Nhận biết dụng cụ phẫu thuật 01
ThS Nguyễn Thị Hoài Thu

6. Tài liệu dạy- học


- Tài liệu đào tạo liên tục Điều dưỡng phòng mổ cơ bản của Viện nghiên
cứu và Đào tạo Y Dược An Sinh
Tài liệu tham khảo
1. Điều dưỡng ngoại khoa – 2019
2. Care of the Patient in Surgery – Alexander’s
3. Quyết định 3671/QĐ-BYT 2012
4. Hướng dẫn vệ sinh môi trường bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa
bệnh (ban hành kèm theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của
Bộ trưởng Bộ Y tế).
5. Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây mê – hồi
sức
6. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh.
7. Bộ Y tế (2013), “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện”. Thông tư số 19/2013/TT-BYT.
8. BBraun needle information

6
9. BBraun Range of Sutures & Needles
7. Phương pháp dạy- học
- Đọc tài liệu
- Thuyết trình ngắn tích cực hoá học viên
- Thảo luận nhóm
- Trình bày kết quả nhóm và cá nhân
- Bảng kiểm
8. Tiêu chuẩn giảng viên và trợ giảng
- 02 Giảng viên chính
 Trình độ Đại học trở lên
 Có kinh nghiệm trong công tác lâm sàng
 Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm y học và nghiệp vụ giảng dạy Đại
học
 Áp dụng được phương pháp dạy học tích cực trong Đào tạo liên tục
cán bộ y tế
- 02 Giảng viên trợ giảng
 Có kinh nghiệm trong công tác lâm sàng
 Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm y học
9. Thiết bị, học liệu cho khoá học
- Bảng- phấn hoặc bảng trắng, bút dạ, bảng lật, giấy A0
- Giấy A4, kéo, băng dính, hồ dán, bút dạ
- Máy tính có kết nối máy chiếu đa năng + màn chiếu, bút laser
- Phòng học đủ rộng, bố trí bàn ghế linh hoạt để chia làm việc nhóm
- Băng Video, hình ảnh..
- Tài liệu học tập: tài liệu in ấn, photo…
- Địa điểm giảng dạy Hội trường và phòng mổ tại Bệnh viện An Sinh.
10.Lượng giá và cấp chứng chỉ đào tạo
Lượng giá:
7
1. Thực trạng kiến thức, kỹ năng của học viên để điều chỉnh trong quá trình
dạy- học cho phù hợp
2. Trong các buổi học thông qua các câu hỏi, bài tập và quan sát trong quá
trình làm việc nhóm tại lớp học
3. Lượng giá kỹ năng thực hành qua kiểm tra trong quá trình huấn luyện kỹ
năng
4. Kết quả lượng giá phản hồi ngay cho học viên
5. Kết quả lượng giá gồm 02 phần:
- Điểm quá trình (chiếm 40%): thời gian tham gia không vắng hơn 20% số
tiết, tham gia bài tập nhóm, trả lời câu hỏi ngắn)
- Điểm cuối kỳ (chiếm 60%): bài kiểm tra trắc nghiệm 30 câu
Cấp chứng chỉ
1. Học viên tham dự đầy đủ các nội dung của lớp học, nghỉ học không quá
20% số tiết
2. Điểm kết quả trên 50%
3. Chứng chỉ Đào tạo liên tục theo thông tư 26/2020/TT-BYT và được
hưởng các quyền lợi theo quy định.
11.Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình
1. Thông báo tuyển sinh trên website của Viện nghiên cứu và Đào tạo Y
Dược An Sinh
2. Đối tượng: Điều dưỡng
3. Số lượng: 20- 30 HV
4. Nhóm giảng viên
- PGS. BS Phạm Mạnh Hùng
- TS. ĐD Huỳnh Thị Phượng
- ThS ĐD Nguyễn Thị Hiếu Phương
- ThS ĐD Nguyễn Thị Hoài Thu
- ThS ĐD Mai Mỹ Châu
8
- CNĐD Nguyễn Văn Chính
- CNĐD Ký Vĩnh Tường
5. Tổ chức lượng giá vào cuối buổi của chương trình

9
Bài 1

TỔNG QUAN VỀ PHÒNG MỔ-


CÁC TIÊU CHUẨN CỦA PHÒNG MỔ

Mục tiêu :
1. Nắm vững các tiêu chuẩn của phòng mổ
2. Phân biệt và trình bày được luồng đi trong phòng mổ
3. Trình bày được nhiệt độ cần thiết trong phòng mổ
4. Trình bày được luồng khí sạch được thiết kế cho phòng mổ hiện đại
5. Thực hành được các nguyên tắc chuẩn trong phòng mổ đúng yêu cầu.

I. YÊU CẦU CHUNG VỀ TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ PHÒNG MỔ.


1. Yêu cầu về vị trí địa lý

Tiêu chuẩn phòng mổ thường được đặt ở trung tâm nơi có các điều kiện tốt
nhất về điều kiện môi trường và cơ sơ hạ tầng. Vị trí này nằm gần các khu vực liên
quan khác của bệnh viện như khu chăm sóc tích cực, khu xét nghiệm, chẩn đoán
hình ảnh… Điều này giúp thuận tiện trong vận chuyển, đi lại của bác sĩ và người
bệnh. Đồng thời nằm ở cuối hành lang để hạn chế và dễ dàng kiểm soát số người
qua lại.
2. Yêu cầu về kích thước

Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ yêu cầu diện tích tối thiểu là 36 m2, chiều cao
(từ sàn tới trần) không thấp hơn 3,1 m. Nên thiết kế phòng mổ trong theo hình
vuông hoặc hình chữ nhật, ở các góc thiết kế vát 45 độ để tránh góc khí quẩn giúp
cho việc lưu thông không khí. Càng hạn chế tối đa các góc cạnh trong không gian
phòng mổ thì càng đảm bảo vệ sinh vô trùng. Đồng thời tạo môi trường thuận tiện

10
cho các kỹ thuật viên làm việc. Các tủ thiết bị có thể thiết kế âm tường để giảm góc
cạnh và tạo không gian.
3. Yêu cầu khác

Trong khoa phẫu thuật của bệnh viện, tiêu chuẩn phòng mổ cần đảm bảo đầu
tiên và tiên quyết là tuân theo quy tắc một chiều, đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Cần
bố trí 2 cửa cho phòng mổ: một cửa chính vào và một cửa phụ.
Ngoài ra, việc phân luồng sự di chuyển ở hành lang sạch – bẩn, đi lại của bác sĩ –
người bệnh… cũng cần tuân theo tiêu chuẩn xây dựng phòng mổ về sạch bẩn một
chiều để đảm bảo sự vô trùng tuyệt đối.
Các kho thuốc và vật tư tiêu hao được thiết kế trong khu vực phòng mổ :
không xa vị trí các buồng mổ
Việc sắp xếp và bố trí các kho lẻ để sử dụng cho 1 trường hợp phẫu thuật
cũng cần phải được quan tâm tại 1 phòng mổ: các tủ thuốc, kệ đặt vật tư tiêu
hao….yêu cầu gọn, ngăn nắp, không để quá nhiều.
 Trang bị trong mỗi phòng mổ: càng ít vật dụng càng tốt, tối thiểu là bàn mổ,
máy gây mê, máy hút, tủ đựng dụng cụ, tủ thuốc.
 Các dụng cụ máy móc khác sau mổ phải chuyển ra ngoài ñể lau chùi và bảo
quản, khi cần thì đem vào. Các hộp dụng cụ đưa vào phòng mổ qua cửa sổ để
giảm thiểu mở cửa chính nhiều lần

11
II. YÊU CẦU VỀ GIẢI PHÁP KỸ THUẬT
1. Tiêu chuẩn vi khí hậu (nhiệt độ, độ ẩm, số lần luôn chuyển không khí)

Tiêu chuẩn nhiệt độ phòng mổ yêu cầu cần duy trì nhiệt độ phòng nằm
trong khoảng 21C – 26C. Độ ẩm của phòng mổ đạt 60 – 70% với số lần luôn
chuyển không khí: 15 – 20 lần/giờ.
2. Tiêu chuẩn điện phòng mổ

Tiêu chuẩn phòng mổ yêu cầu điện trong phòng phải được cung cấp đầy
đủ, liên tục 24 tiếng một ngày.
Ngoài ra, phải có nguồn dự phòng để tự động cấp điện lại sau 5 giây và
hệ thống nối đất riêng. Hệ thống điện chiếu sáng phải đảm bảo yêu cầu về độ rọi
tối thiểu của ánh sáng và độc lập với hệ thống điện động lực cấp cho các thiết
bị.

12
Ngoài nguồn điện 2 pha thông thường, cần bố trí thêm nguồn cấp điện 3
pha để sử dụng các thiết bị đặc biệt. Vì các thiết bị y tế sử dụng trong phòng mổ
chủ yếu là các thiết bị nhập khẩu từ các nước: Anh, Mỹ, Đức, Nhật… có ổ cắm
khác nhau.
3. Tiêu chuẩn không khí, khí sạch phòng mổ

Tiêu chuẩn về không khí trong phòng mổ là đặc trưng cơ bản khi xây
dựng, thiết kế bệnh viện. Bởi vì hệ thống thông khí giúp đảm bảo sự sống còn
của người bệnh thông qua việc đảm bảo độ vô trùng tối đa.
Hệ thống cung cấp khí sạch trong phòng mổ luôn yêu cầu chiều cao thông
thủy lớn. Tiêu chuẩn không khí phòng mổ quy định, khí sạch áp lực trong các
phòng mổ cần tuân theo cấp độ sạch 100.000.
Khí sạch áp lực dương hay được sử dụng hơn, áp dụng cho các phòng mổ
thông thường. Còn khí sạch áp lực âm thường sử dụng cho các phòng mổ đặc
biệt cách ly và nhiễm.
Hệ thống khí sạch áp lực dương được thiết kế bao gồm 3 phần:
 Thiết bị tiệt khuẩn khí tiền xử lý bằng tia UV: tia UV giúp hiệu quả
thanh trùng không khí cao hơn rồi được chuyển đến bộ lọc khí Hepa
filter.
 Bộ lọc không khí Hepa filer: ngăn chặn được 99,9% các hạt có đường
kính 0,3 µm, đảm bảo không khí trong phòng mổ luôn đạt độ sạch
nhất.
 Bộ tạo áp suất dương: giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, đồng thời
cung cấp thêm oxy cho các ca mổ kéo dài hay có nhiều người tham
gia.

Việc thay đổi không khí trong phòng mổ rất quan trọng, khi đặt đĩa Pêtri
có môi trường nuôi vi khuẩn mà sau 45 phút nếu có 14 vi khuẩn lạc mọc trên đĩa
thì không khí trong phòng mổ chưa lọc tốt, ngược lại, nếu không khí đã được
13
lọc thì sau 60 phút chỉ có 7 vi khuẩn lạc mọc. Không khí trong phòng mổ nên di
chuyển từ trần nhà xuống sàn nhà. Hạn chế tối đa số người ra vào phòng mổ.
4. Tiêu chuẩn hệ thống chiếu sáng:

Cần có đầy đủ nguồn ánh sáng tự nhiên qua các khung cửa sổ và ánh sáng
nhân tạo gồm:
 Ánh sáng khuếch tán: ánh sáng trần.
 Ánh sáng tập trung: ánh sáng tụ lại và không tạo bóng (đèn mổ).

Tiêu chuẩn phòng mổ quy định hệ thống chiếu sáng phòng mổ tuân theo tiêu
chuẩn đối với khu vô khuẩn là nên sử dụng ánh sáng nhân tạo.
Hệ thống chiếu sáng cần được phân chia thành chiếu sáng tổng thể và chiếu
sáng cục bộ.
- Chiếu sáng tổng thể là ánh sáng từ hệ thống đèn âm trần hoặc hệ đèn ở góc.
- Chiếu sáng cục bộ là ánh sáng lấy từ đèn mổ (đèn không hắt bóng) được bố
trí thuận tiện, dễ dàng xoay chuyển và điều chỉnh tiêu cự sáng và độ sáng.
Tổng độ rọi từ các hệ thống chiếu sáng trong phòng mổ khoảng 300 – 700
lux.

14
Khu vực phòng mổ vẫn cần có hệ thống nước rửa tay và bồn rửa tay tiệt
khuẩn. Vì các phẫu thuật viên, dụng cụ viên, kỹ thuật viên bắt buộc phải rửa tay,
thực hiện các bước rửa tay trước khi vào phòng mổ. Nguồn nước phải được tiệt
khuẩn bằng hệ thống xử lý R.0 và thường xuyên kiểm tra hệ thống này.
Phải có hệ thống liên lạc nội bộ, kết nối trực tiếp đến cán bộ quản lý, các khu
vực có liên quan… hoặc truyền hình trực tiếp đến phòng hội nghị khi cần thiết.
Tiêu chuẩn phòng mổ là một trong những tiêu chuẩn khắt khe nhất cần đảm
bảo trong quá trình xây dựng và thiết kế bệnh viện. Do đó, những hiểu biết về tiêu
chuẩn phòng mổ sẽ giúp nhân viên y tế và người bệnh tạo dựng môi trường phẫu
thuật an toàn, hiện đại, đạt chuẩn.
Thể tích mỗi phòng mổ là 100m3(6 x 5 x 3,5), góc tường nên xây tròn, có 2
lần cửa, cửa tự động.
Số lượng buồng: tuỳ thuộc quy mô bệnh viện, nhưng ít nhất nên có 2 phòng
mổ: mổ sạch và mổ nhiễm
III. Kết luận :
Trong thiết kế bệnh viện, khu vực phẫu thuật và đặc biệt là phòng mổ được
xem như trái tim của bệnh viện . Tiêu chuẩn thiết kế phòng mổ bệnh viện luôn là
vấn đề được quan tâm và giám sát chặt chẽ. Chính vì vậy,theo quyết định
34/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật bệnh viện đa
khoa đã đưa ra những tiêu chuẩn áp dụng trong xây dựng, thiết kế, thẩm định các
khoa phẫu thuật.
Tài liệu tham khảo :
Quyết định 34/2005/QĐ-BYT của Bộ Y tế về tiêu chuẩn thiết kế khoa phẫu thuật
bệnh viện đa khoa

Câu hỏi lượng giá :

1. Phòng mổ phải đảm bảo những tiêu chuẩn gì ? kể ra


2. Nhiệt độ trong phòng mổ là bao nhiêu :
15
a. 16 – 18 độ
b. 18 – 20 độ
c. 21 – 26 độ
3. Độ ẩm của phòng mổ bao nhiêu thì đạt tiêu chuẩn:
a. 30 -40 %
b. 40 – 50 %
c. 50 – 60 %
d. 60 – 70%
4. Thể tích của phòng mổ là :
a. 100 m3
b. 80 m3
c. 60 m3
5. Mỗi bệnh viện thường xây dựng bao nhiêu phòng mổ?

16
Bài 2

NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÔ KHUẨN PHÒNG MỔ

Mục tiêu :
1. Trình bày được khu vực sạch và khu vực vô khuẩn
2. Trình bày được tần suất làm vệ sinh trong phòng mổ
3. Học viên hiểu được nguyên tắc vô khuẩn phòng mổ
4. Học viên nhận biết dụng cụ vô khuẩn đạt yêu cầu

I. KHÁI NIỆM VỀ VÔ KHUẨN VÀ TIỆT KHUẨN:


1. Khái niệm :
- Vô khuẩn: ngăn ngừa nhiễm trùng vùng mổ bằng cách không cho các dụng
cụ, vật liệu, môi trường xung quanh có vi khuẩn xâm nhập vào.
- Tiệt khuẩn: là phương pháp dùng hoá chất hay vật lý để diệt vi khuẩn.

2. Phân loại vùng khu vực phòng mổ


2.1 Vùng hạn chế (khu vực vô khuẩn): các phòng mổ, vùng vệ sinh tay
ngoại khoa, kho vô khuẩn.
2.2 Vùng bán hạn chế (khu vực sạch): khu vực tiếp nhận người bệnh, khu
vực hành chính, các phòng kho (kho thiết bị kho hóa chất), phòng hồi tỉnh, phòng
thay đồ.

17
2.3 Vùng không hạn chế (bẩn): các nhà vệ sinh và nhà tắm, phòng phụ trợ
bẩn phòng để chất thải.
II. VÔ KHUẨN PHÒNG MỔ
2.1 Nguyên tắc vệ sinh :
- Lau theo nguyên tắc từ cao xuống thấp, từ sạch đến bẩn và theo chiều kim
đồng hồ hoặc ngược lại.
- Lau theo hình zíc zắc, vệt lau sau nối tiếp vệt lau trước.
- Sử dụng khăn/đầu lau thấm hóa chất để lau ẩm, không lau khô, không quét,
không sử dụng máy hút bụi khô, hạn chế phun/xịt hóa chất tạo hạt nhỏ.
- Cồn chỉ phù hợp để sát trùng, không phù hợp để khử khuẩn bề mặt phòng mổ.
Cồn có thể gây nguy cơ cháy nổ trong phòng mổ và cồn bay hơi nhanh nên
không đảm bảo thời gian tiếp xúc.
- Dùng hóa chất tẩy rửa/làm sạch trước khi lau hóa chất khử khuẩn. Trường
hợp sử dụng hóa chất kết hợp chất tẩy rửa đồng thời hóa chất khử khuẩn thì
chỉ cần thực hiện 1 bước lau bề mặt
4.2 Các quy trình vệ sinh phòng mổ :

Các bước Nội dung công việc Tiêu chuẩn


thực hiện
Vệ sinh phòng mổ đầu ngày
1. Chuẩn bị Tả lau ẩm tẩm hóa chất Hóa chất tẩy rửa kết hợp hóa
phương Khăn lau ẩm tẩm hóa chất chất khử khuẩn.
tiện Hóa chất pha theo đúng hướng
dẫn của nhà sản xuất.
Khăn và đầu lau sạch đựng
trong hộp kín
2. Lau bề 2.1.Mang găng tay dùng 1 lần Các thiết bị cần lau: đèn mổ,
mặt thiết 2.2.Sử dụng khăn thấm dung dịch bàn dụng cụ, xe gây mê, bàn

18
bị tẩy rửa kết hợp chất khử khuẩn (ví mổ.
dụ: Surfanios) để lau các bề mặt
thiết bị máy móc trong phòng mổ.
Chú ý các bề mặt nằm ngang và đèn
mổ.
2.3.Lau các thiết bị trước khi đưa
vào hoặc mang ra khỏi phòng mổ.
2.4.Tháo găng và vệ sinh tay
3. Lau sàn Vệ sinh tay và mang găng tay dùng Lau toàn bộ sàn phòng mổ.
một lần. Thay đầu lau sau mỗi diện tích
Dùng cây lau ẩm lau sàn từ trong ra khoảng 10 m2
ngoài, từ vùng sạch đến vùng bẩn.
Tháo bỏ các đầu lau vào xô bẩn.
Tháo găng và vệ sinh tay.

Vệ sinh giữa các ca mổ


1. Chuẩn bị Tương tự như trên
phương
tiện
2. Thu gom 2.1 Thu gom đồ vải bẩn: Gom toàn 2.1 Túi thu gom đồ vải dính
rác, đồ bộ đồ vải bẩn vào thùng/túi. Đồ vải máu/dịch phải được lót túi
vải, dịch dính máu/dịch phải cho vào nilon
bẩn thùng/túi có lót túi nilon. chống thấm. Túi đồ vải bẩn
 Thu gom bình hút phải được buộc kín trước khi
2.2.Thu gom chất thải: vận chuyển ra phòng phụ trợ
 Thu gom các túi chất thải, buộc bẩn.
kín miệng túi 2.2. Túi chất thải phải được
 Xử lý vết/đám máu/dịch theo buộc
đúng quy trình kín miệng túi.
Xử lý đám máu dịch theo quy
19
trình xử lý tràn đổ hóa chất/
vật phẩm lây nhiễm (tham
khảo “Quy trình xử lý sự cố
liên quan đến vật liệu chất thải
độc hại”).
Mang găng tay sử dụng 1 lần

vệ sinh tay sau khi tháo găng.
3. Vệ sinh Khử khuẩn các bề mặt thiết bị, đồ Chú ý: lật mặt đệm để lau mặt
bề mặt dùng sử dụng cho người bệnh: đèn trên và mặt dưới đệm kê tay
thiết bị mổ, bàn mổ, bàn dụng cụ, máy móc, (không được phủ tấm nilon),
thiết bị gây mê. lau chân bàn mổ, cọc truyền,
Lau các bề mặt hay tiếp xúc. v.v
4. Vệ sinh 4.1.Đẩy máy móc, thiết bị đã được Lau vùng xung quanh bàn mổ
sàn vệ sinh sang 2 bên để lấy khoảng với bán kính khoảng 1-1,5 m
trống vệ sinh bề mặt sàn. (lau rộng hơn nếu máu/dịch
4.2.Dùng cây lau ướt lau sàn từ bắn xa hơn), bao gồm cả
vùng sạch (xung quanh) đến vùng tường.
bẩn (trung tâm). Thay đầu lau cho mỗi diện tích
4.3.Tháo găng và vệ sinh tay. khoảng 10m2

Vệ sinh cuối ngày


1. Chuẩn bị Khăn ẩm Sử dụng hóa chất tẩy rửa kết
phương Đầu lau ẩm hợp hóa chất khử khuẩn
tiện Cây lau bông thỏ ẩm
Cây lau sàn, cây lau tường.
Bình phun hóa chất
2. Thu gom Đồ vải bẩn, chất thải và bình hút
rác, đồ được thu gom chuyển ra ngoài
vải, dịch
20
bẩn phòng mổ tương tự sau mỗi ca mổ
3. Vệ sinh Vệ sinh tay, mang găng dùng 1 lần Đảm bảo tất cả bề mặt trong
bề mặt Lau trần, tường và cửa ra vào. phòng mổ được vệ sinh đầy
thiết bị Lau các đồ vật trên cao (thiết bị tay đủ.
quay kỹ thuật): Sử dụng bông lau Sử dụng khăn/đầu lau ẩm,
lông thỏ có phun hóa chất tẩy rửa không
kết hợp hóa chất khử khuẩn để lau thấm quá nhiều hóa chất.
các bề mặt thiết bị trên cao. Đảm bảo đúng nguyên tắc và
Lau các bề mặt máy móc, thiết bị, kỹ
đồ dùng trong phòng mổ. thuật lau bề mặt.
Bồn rửa tay ngoại khoa: được đánh Tất cả đầu lau, khăn lau sử
cọ thành bồn, vòi nước, lau khử dụng 1 lần
khuẩn bên ngoài và bên dưới, bên
trong gầm của bồn rửa.
4. Vệ sinh Vệ sinh tay và mang găng tay dùng Lau toàn bộ bề mặt sàn
sàn một lần.
Dùng cây lau ẩm lau sàn từ trong ra
ngoài, từ vùng sạch đến vùng bẩn.
Tháo bỏ các đầu lau vào xô bẩn.
Tháo găng và vệ sinh tay.
Vệ sinh định kỳ : thực hiện lau khử khuẩn các bề mặt không được thực hiện
hàng ngày

1. Nguyên tắc các bề mặt cần vệ sinh và tần suất vệ sinh :

Các bề mặt Phòng mổ Hành lang và Khu tiếp đón Khu hành Nhà vệ sinh,
kho vô khuẩn và hồi tỉnh chính, phòng kho bẩn
thay quần áo
Bề mặt hay tiếp Trước và sau Trước và sau Trước và sau Trước và sau Trước và sau
xúc: tay nắm cửa,tay mỗi ca làm mỗi ca làm mỗi ca làm mỗi ca làm việc, mỗi ca làm
nắm tủ, công tắc, hộp việc, việc, việc, ít nhất 2 lần/ngày việc,
cồn khử khuẩn tay, ít nhất 2 ít nhất 2 ít nhất 2 ít nhất 2
21
tay vin inox hàng lần/ngày và lần/ngày và lần/ngày và khi và khi cần lần/ngày và
lang khi cần khi cần cần khi cần

Sàn Đầu ngày, Trước và sau Trước và sau Trước và sau Trước và sau
giữa các ca mỗi ca làm mỗi ca làm mỗi ca làm việc, mỗi ca làm
mổ và cuối việc, việc, ít nhất 2 lần/ngày việc,
ngày ít nhất 2 ít nhất 2 và khi cần ít nhất 2
lần/ngày và lần/ngày và khi lần/ngày và
khi cần cần khi cần

Tường Cuối ngày Hàng tuần Hàng tháng Hàng tháng Hàng tuần
hoặc
khi bẩn
Bồn rửa tay ngoại Cuối ngày - - - -
khoa
Bồn rửa tay thường - - Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày
quy
Bề mặt chai/hộp Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày
cồn khử khuẩn
tay
Thùng rác Giữa các ca Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày
mổ và cuối
ngày
Bề mặt bàn - - - Hàng ngày Hàng ngày
Hộp khí y tế - - Hàng ngày - -
Bề mặt bên ngoài và - - - Hàng tuần -
nóc tủ
Khung treo rèm - - Hàng tuần - -
Rèm - - Hàng tháng - -

2. Các bề mặt cần vệ sinh trong phòng mổ và tần suất dành cho Điều dưỡng
phòng mổ:

Thiết bị Phòng mổ Khu tiếp đón và hồi Khu hành chính,


tỉnh phòng thay quần áo
Đèn mổ Đầu ngày, sau mỗi ca mổ - -

22
và cuối ngày
Bàn mổ Đầu ngày, sau mỗi ca mổ - -
và cuối ngày
Bàn dụng cụ Đầu ngày, sau mỗi ca mổ - -
và cuối ngày
Bình hút Sau mỗi ca mổ và cuối ngày - -
Bàn/giá kê viết hồ Đầu ngày, sau mỗi ca mổ - -
sơ, ghế ngồi và cuối ngày
Hệ thống máy hội Đầu ngày, sau mỗi ca mổ - -
soi và cuối ngày ( nếu có sử dụng)
Điện thoại Đầu ngày, sau mỗi ca mổ - -
và cuối ngày
Bề mặt bên trên và Cuối ngày Hàng tuần Hàng tháng
mặt trong của giá
kệ
Tủ lạnh - Hàng tuần -
Bình đựng xà Hàng tuần - -
phòng tại
bồn rửa tay ngoại
khoa

3. Các bề mặt cần vệ sinh trong phòng mổ và tần suất dành cho Điều dưỡng gây
mê:

Thiết bị Phòng mổ Khu tiếp đón và hồi tỉnh Khu hành


chính, phòng
thay quần áo
Monotor Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh
Cọc truyền Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh
Máy gây mê Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh
Xe Etrolley Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh
Xe tiêm Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh

23
Máy giữ nhiệt Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh
Ống nghe Đầu ngày, sau mỗi ca mổ Sau mỗi khi sử dụng cho -
và cuối ngày người bệnh
Xe gây mê Đầu ngày, sau mỗi ca mổ
và cuối ngày
Bàn, ghế Hàng ngày Hàng ngày Hàng ngày
Tủ lạnh đựng thuốc Hàng tuần Hàng tuần -
Giá, kệ trong kho Hàng tuần Hàng tuần Hàng tuần

III. VÔ KHUẨN TRONG KỸ THUẬT


3.1 Nguyên tắc vô khuẩn

Đây là nguyên tắc cơ bản của tất cả các trường hợp, phương pháp phẫu thuật,
phải được mỗi nhân viên trong phòng mổ thi hành triệt để. Gồm có những nguyên
tắc sau đây:
1. Một dụng cụ có thể định nghĩa là vô khuẩn nhưng nếu không chắc chắn thì phải
được khử khuẩn lại
2. Những dụng cụ đã được khử khuẩn phải được để ở chỗ sạch
3. Khi mở gói vải hay những hộp đựng dụng cụ :
– Xem sự toàn diện của đóng gói
– Xem chỉ thị màu dụng cụ đạt yêu cầu không
– Tay không mang gants vô khuẩn chỉ được sờ vào mặt ngoài miếng vải gói
hay bên ngoài hộp đựng dụng cụ .
– Đứng cách xa tránh chạm vào người.
– Không để dụng cụ ấy va chạm vào thành của hộp bằng cách nhất thẳng lên
và lấy hẳn ra, không kéo lê dụng cụ.
– Nếu dụng cụ còn đọng nước, không được vẩy cho hết nước bám, chỉ sử
dụng champs để lau khô.
– Chỉ được cầm 1 dụng cụ hay vật đã vô khuẩn khi tay có mang gants vô
khuẩn hay dùng kềm vô khuẩn để gắp.
4. Khi đã lấy dụng cụ ra khỏi hộp đã được hấp rồi : không bao giờ được để vật đó
24
vào trở lại.
5. Các dụng cụ đã được khử khuẩn phải đuợc đặt nơi khô ráo vì chỗ ẩm ướt sẽ làm
nhiễm khuẩn vào những dụng cụ này.
6. Khi sử dụng kềm gắp, cầm chúc mũi xuống. Chỉ có phần đã ngập trong dung
dịch sát khuẩn mới được coi là vô khuẩn.
7. Không được cầm những dụng cụ chưa khử khuẩn đưa lên trên những dụng cụ
đã khử khuẩn hay để nơi vô khuẩn tuyệt đối.
8. Đối với dụng cụ nghi ngờ vô khuẩn thì xem như không vô khuẩn
3.2 Đối với Điều dưỡng vòng ngoài

Các Điều dưỡng vòng ngoài phải tuân thủ những nguyên tắc sau:
1. Không được với tay, đưa ngang hay choàng tay qua những khu vực vô khuẩn.
Luôn đứng đối diện với chỗ vô khuẩn.
2. Đi tránh cách khoảng xa nơi vô khuẩn và những người có mặc áo mổ khi di
chuyển .
3. Khi ở phía sau những Phẫu thuật viên đang mặc áo mổ , luôn luôn cho người
đó biết để tránh sự đụng chạm vô tình làm nhiễm khuẩn nếu người đó quay
qua hay lùi lại.
4. Khi dời một bàn dụng cụ vô khuẩn phải nắm các chân bàn ở dưới và phía dưới
tấm champs trải vô khuẩn.
5. Muốn dở tấm champs phủ của một bàn mổ vô khuẩn hay bàn dụng cụ, phải
nắm chéo ở phía cách xa người của bàn và kéo về phía bạn đứng.
6. Không để đánh rơi các dụng cụ sạch xuống nền phòng mổ ( đây là nơi bẩn
nhất của phòng mổ )
3.3 Đối với Điều dưỡng vòng trong
1. Luôn đối diện với bàn vô khuẩn và các Phẫu thuật viên đang mặc áo mổ.
2. Luôn luôn che kín bàn tay mang gants bằng cách cho tay vào nếp gấp của champs
hay quấn champs abdominal ( gạc bụng ) vào tay để che chở cho gants không bị
nhiễm trùng.
3. Luôn luôn giữ cao 2 bàn tay khỏi thắt lưng. Nếu ca mổ bắt đầu trễ, hãy quấn 1

25
miếng champs vô khuẩn lên 2 bàn tay đã mang gants. Không nên khoanh tay lại.
4. Nếu thời gian chờ đợi qua lâu mà ca mổ vẫn chưa tiến hành được, hãy trải 1 tấm
champs vô khuẩn lên bàn dụng cụ vô khuẩn đã dọn sẵn để tránh sự nhiễm khuẩn do
bụi hay bụi nước có trong không khí.
5. Khi đi ngang qua những vật chưa vô khuẩn phải đi quay lưng. Khi đi ngang qua
những người mặc áo mổ vô khuẩn phải đâu lưng.
6. Không được đứng sau lưng của Phẫu thuật viên đang mặc áo mổ vô khuẩn mà vói
tới , cần phải đi qua một bên.
7. Thay gants ngay khi gants thủng hay rách .
8. Chỉ được chạm vào mặt ngòai của Harricot ( bồn quả đậu ) đựng dao rạch da, gạc,
tampon… đã dùng rồi (vì mặt trong harricot đã bị nhiễm bẩn từ các gạc dơ và dụng
cụ này).

Tài liệu tham khảo :


1. Hướng dẫn vệ sinh môi trường bệnh viện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
(ban hành kèm theo Quyết định số 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ trưởng
Bộ Y tế).
2. Quyết định 3671/QĐ-BYT 2012: Hướng dẫn kiểm soát nhiễm khuẩn do Bộ y tế
ban hành.
3. Thông tư số 50/2014/TT-BYT của Bộ Y tế : Hướng dẫn công tác gây mê –
hồi sức
4. Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây mê –
hồi sức

Câu hỏi lượng giá :


1. Khu vực phòng mổ gồm có bao nhiêu khu vực nhỏ :
a. 2 khu vực
b. 3 khu vực
2. Tần suất vệ sinh bề mặt phòng mổ bao nhiêu lần trong ngày :
26
a. 3 lần và khi phát sinh
b. 1 lần và khi phát sinh
c. 2 lần và khi phát sinh
d. 2 lần và khi phát sinh
3. Các kho lẻ của mỗi phòng mổ là khu vực sạch ?
a. Đúng
b. Sai
4. Phòng thay đồ vào phòng mổ là khu vực vô khuẩn?
a. Đúng
b. Sai
5. Các thiết bị máy móc trong phòng mổ ai là người phụ trách vệ sinh bề mặt
hàng ngày ?
a. Nhân viên làm việc trong phòng mổ
b. Điều dưỡng dụng cụ
c. Điều dưỡng gây mê
d. Điều dưỡng dụng cụ và Điều dưỡng gây mê
e. Hộ lý phòng mổ
6. Trả lời đúng, sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:

STT CÂU HỎI ĐÚNG SAI


1 Đối với dụng cụ nghi ngờ vô khuẩn thì xem như không vô
khuẩn
2 Một dụng cụ có thể định nghĩa là vô khuẩn nhưng nếu không
chắc chắn thì phải được khử khuẩn lại
3 Khi đã lấy dụng cụ ra khỏi hộp đã được hấp rồi nếu không sử
dụng thì để cẩn thận vật đó vào trở lại.
4 Nếu dụng cụ còn đọng nước, vẩy cho hết nước bám trước khi

27
sử dụng
5
Khi đi ngang qua những người mặc áo mổ vô khuẩn phải đâu
lưng.

BÀI 3

TRANG THIẾT BỊ SỬ DỤNG TRONG PHÒNG MỔ


Mục tiêu
1. Hiểu và thực hiện đúng quy trình sử dụng trang thiết bị
2. Biết cách vệ sinh và bảo quản trang thiết bị
3. Biết cách sử dụng toàn bộ trang thiết bị tại phòng mổ theo từng bộ
phận

I. ĐINH NGHĨA

Trang thiết bị y tế: các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, phụ kiện,
linh kiện theo máy sử dụng trong công việc chẩn đoán, điều trị và chăm sóc
người bệnh.

II. CÁC LOẠI TRANG THIẾT BỊ PHÒNG MỔ


1. Bàn mổ:

28
1.1 Cấu tạo:
- Chân bàn: hình trụ ống hay khối lồng ghép để có thể di chuyển
lên cao hay xuống thấp theo yêu cầu
- Bệ: có bánh xe nhỏ dễ dàng di chuyển và có thể cố định bằng
một bộ phận hãm khi mổ
- Mặt bàn: có thể có 3 hoặc 4 mãnh ghé với nhau, có thể dễ dàng
tháo rời phần đầu hay phần cuối. Còn phần giữa có thể vận
động được qua các đoạn khớp nối.
- Đầu bàn mổ: tất cả các bàn mổ đều có 1 khung để trải vải che
mổ để biệt lập đầu người bệnh ra khỏi vùng mổ bụng, ngực.
1.2 Các bộ phận phụ của bàn mổ gồm có:
- Giá đỡ 2 tay người bệnh khi mổ bụng: 1 tay truyền dịch và 1
tay để đo huyết áp
- Giá đỡ 2 đầu gối trong tư thế sản phụ khoa hay mổ tầng sinh
môn
- Giá đỡ lung hay ngực trong tư thế mổ thận hay mổ lồng ngực
- Các bao da để buộc vào chân hay bang dính để giữ tay và bang
da để buộc chân

1.3 Vận hành


- Nâng cao hay hạ thấp bàn mổ: nhờ một cái cần thường lắp đầu
bàn mổ

29
- Quay mặt bàn nghiêng phải hay trái: nhờ một bộ phận lắp đầu
bàn do vô lăng, tay quay hoặc nút bấm. Bàn có thể quay cho
đầu cao, thấp, nghiêng phải trái, nâng đoạn giữa hoặc có thể
trượt lên phía trên hau dưới…
1.4 Bảo quản bàn mổ
- Sau mổ lau sạch bàn mổ, lau chùi các vết máu và dịch, nhất là ở
các khe và kẻ nhằm chống hen rỉ, kéo dài tuổi thọ của bàn,
đồng thời chống nhiễm khuẩn (các vết hen rỉ hay dịch bẩn, máu
là ổ chứa nhiều vi khuẩn)
- Định kỳ cho dầu vào bánh xe, các khớp của bàn và các bộ phận
quay nhằm sử dụng dễ dàng và kéo dài tuổi thọ của bàn.

2. Đèn mổ

Đèn mổ là thiết bị chuyên dụng trong ngành y tế. Khoa học


công nghệ càng hiện đại thì càng có nhiều loại đèn mổ với tính năng,
chất liệu và kiểu dáng vô cùng đa dạng. Nhưng trước khi phát triển
đến trình độ như ngày nay, đèn mổ đã trải qua những giai đoạn lịch sử
như thế nào.
Hiện nay, hầu hết đèn mổ đều có cấu tạo 3 phần chính gồm
phần đế, phần trụ hoặc cánh tay mở rộng, phần đầu đèn. Đèn mổ chiếu

30
sáng phẫu trường và trực tiếp lên vị trí thao tác trên bệnh nhân để có
tầm nhìn tối ưu trong quá trình phẫu thuật. Đèn mổ có thể cung cấp
ánh sáng nhiều giờ mà không sinh nhiệt quá mức tạo cảm giác khó
chịu cho bệnh nhân và những người trong ê-kip phẫu thuật.
Chất lượng cao rất cần thiết trong những ca phẫu thuật phức
tạp. Đèn mổ lí tưởng được thiết kế để cung cấp ánh sáng trắng chiếu
sáng phẫu trường và loại bỏ hiện tượng đổ bóng, trong khi không tăng
nhiệt độ xung quanh. Đèn led hay đèn halogen là hai loại đèn mổ mà
công nghệ chiếu sáng đang chuyển dần từ halogen sang led bởi những
lợi ích mà công nghệ led mang lại: ánh sáng trắng tự nhiên, tăng ít
nhiệt hơn ở phẫu trường, cho ánh sáng đúng màu hơn và nâng cao khả
năng khử đổ bóng.

 Phần tay cầm đầu đèn điều chỉnh tiêu điểm,

 Và có thể điều chỉnh cường độ sáng của đèn.

 Bên cạnh đó bảng điều khiển với các nút ấn và màn hình tinh
thể lỏng điều chỉnh các thông số của đèn.

 Điều chỉnh đầu đèn đến vị trí mong muốn nhờ cánh tay điều
chỉnh linh hoạt.

 Mỗi bóng Led có thể được thay thế riêng biệt

  Sử dụng nhiệt độ màu gần với ánh sáng ban ngày

 Không tỏa nhiệt và gây nóng trong quá trình sử dụng

 Là đèn tiểu phẫu ánh sáng lạnh

 Cường độ ánh sáng gần như hoàn hảo

 Không gây hắt bóng trong quá trình phẫu thuật

31
 Là thiết bị phòng mổ không thể thiếu trong các phòng phẫu
thuật

3. Bồn rửa tay phẫu thuật

3.1 Công dụng


 Được làm bằng chất liệu inox 304 hoặc composite, hai chất
liệu này đều có độ bền cao và dễ dàng vệ sinh
 Phần chân bồn thiết kế vững chắc
 Bề mặt bồn rửa không đọng nước giúp nâng cao độ tiệt
trùng
 Cấu tạo bồn rửa không có cạnh nhọn, không khe hở, kẻ hở,
hạn chế tình trạng bám cặn bẩn
3.2 Đặc điểm
 Các bồn rửa tay tiệt trùng sử dụng hệ thống tiệt trùng cao,
giúp chất lượng nước cung cấp được đảm bảo. Bên cạnh đó,
bồn rửa còn sử dụng hệ thống điều khiển dự phòng và các
tính năng tiên tiến nhất giúp tiết kiệm điện, phòng chống
cháy nổ, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng
32
 Bồn rửa tay phẫu thuật được đúc liền khối bằng vật liệu
Composite mặt bóng không bám dính thao tác vệ sinh dễ
dàng. Loại bỏ hoàn toàn vi sinh vật bằng quả lọc vô khuẩn
0,2 µm và đèn UV.
 Bình có sẵn chế độ lấy dung dịch tự động.
 Bồn rửa tay phẫu thuật được lắp đặt bộ khung đỡ bằng
inox.
 Nguồn điện sử dụng 220V/50Hz.
 Đèn led báo hoạt động.
 Thiết kế đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh đáp ứng với qui định
của WHO.
 Hệ thống thu nước dốc không đọng nước.
 Bơm áp lực tự động tích hợp duy trì áp lực nước đầu ra.
4. Máy hút dịch
Máy hút dịch trong phẫu thuật được sử dụng để loại bỏ máu, các
chất dịch, chất nhầy…ra khỏi đường thở. Trong các ca phẫu thuật,
máy hút dịch giúp làm rõ phẫu trường dễ dàng nhìn thấy vị trí
phẫu thuật.
5. Máy đốt điện
Hiện trên thị trường có rất nhiều loại máy đốt điện như: argon, erbe,
Geister, Valleylab… nhận thấy Valleylab tiện lợi dễ sử dụng

33
 Đặc điểm kỹ thuật chính:
Có 3 chế độ cắt đơn cực (Monopolar Cut mode): Cắt thấp
(Low), Cắt thuần (Pure) và cắt kết hợp cầu máu (Blend).
Có 3 chế độ đốt đơn cực (Monopolar Coag): Cầm máu làm khô
(Dessication), cầm máu phóng tia lửa điện (Fulguration) và cầm
máu diện rộng (Spray)
Có 3 chế độ cắt/đốt lưỡng cực (Bioplar mode): cắt/đốt chính xác
(Precise), cắt/đốt tiêu chuẩn (Standard) và cắt đốt điện áp cao
(Macro)
Có hệ số cầm máu (Crest Factor) lên đến 8.0 trong chế độ cầm
máu Spray với điện áp đến 9000V, cho phép cầm máu nhanh hơn
trên diện rộng.
Chế độ CEM cho phép kết nối và tương thích với Máy cắt đốt
34
siêu âm CUSA dùng cho ghép tạng, thần kinh.
* Sử dụng công nghệ đáp ứng tức thời (Instant Respond
Technology), mang lại lợi ích:
– Giảm cháy mô
– Vết cắt mượt hơn
– Bác sĩ không phải thay đổi công suất cài đặt
– Công suất cài đặt thấp nhất (hữu ích cho phẫu thuật nội soi)
* Sử dụng được dụng cụ nội soi của hãng hãng Karl Storz,
Olympus, B-Braun, Stryker, …
* Có khả năng nâng cấp với hệ thống phẫu thuật Argon, bộ hút
khói, các nguồn phẫu thuật Dyonics, Cook Vasuclar Perfecta EDS,

* Có hệ số Power Efficiency Rating (PER) ≥ 98% (PER là thông số
để xác định khả năng của một dao mổ điện có thể đưa ra công suất
ổn định trên mọi loại mô).
* Có hệ thống giám sát liên tục bề mặt tiếp xúc của tấm điện cực
trung tính, và tự động dừng máy khi tấm điện cực trung tính không
tiếp xúc tốt, tránh các vết bỏng lên bệnh nhân và an tòan cho bác sĩ
phẫu thuật. Máy có chế độ tự động ngừng kích khi trở kháng tiếp
xúc vượt giá trị an tòan: Từ 5 – 135 ohm.
III. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ BẢO QUẢN TRANG THIẾT BỊ
 Mục đích: nhằm duy trì trình trạng trang thiết bị luôn sạch sẽ, an
toàn, tiết kiệm
 Lau chùi bàn mổ, đèn mổ… bằng dung dịch khử khuẩn
 Kiểm tra vô khuẩn định kỳ trang thiết bị, dụng cụ
 Có chế độ bảo trì bảo dưỡng dụng cụ trang thiết bị
TÀI LIỆU THAM KHẢO

35
1. Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây
mê – hồi sức
2. Thông tư số 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế: quy định về nội dung trong
đấu thầu trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế do Bộ y tế ban hành
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Hệ thống máy đốt có bao nhiêu chức năng?
a. 01
b. 02
c. 03
d. 04
2. Chế độ đốt lưỡng cực (bipolar) bao gồm:
a. Cắt/đốt chính xác (Precise)
b. Cắt/đốt tiêu chuẩn (Standard)
c. Cắt đốt điện áp cao (Macro)
d. Tất cả đúng
3. Chế độ đốt đơn cực (monolar) bao gồm
a. Cầm máu làm khô (Dessication)
b. Cầm máu phóng tia lửa điện (Fulguration)
c. Cầm máu diện rộng (Spray)
d. Tất cả đúng
4. Trả lời đúng, sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:

ST CÂU HỎI ĐÚN SAI


T G
1 Vệ sinh bàn mổ sau mỗi ca phẫu thuật
2 Cấu tạo bồn rửa không có cạnh nhọn, không khe hở, kẻ
hở, hạn chế tình trạng bám cặn bẩn

3 Có chế độ bảo trì bảo dưỡng bàn mổ, đèn mổ định kì

36
mỗi tháng
4 Spray là chế độ đốt cầm máu phóng tia lửa điện
5 Không cần đổ bình hút sau mổ mỗi ca khi chưa đầy

Bài 4

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA


ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ PHÒNG MỔ
Mục tiêu :
1. Nêu được chức năng, vai trò của người Điều dưỡng phòng mổ
2. Phân tích được các nhiệm vụ chính của Điều dưỡng phòng mổ
3. Trình bày được nhiệm vụ của người điều dưỡng theo quy định tại Thông tư
liên tịch số 26/2015/TTLT-BYT-BNV.

37
I. ĐẠI CƯƠNG

Điều dưỡng viên phòng mổ là những người trong Ekip mổ có trách nhiệm hỗ trợ
các Bác sĩ phẫu thuật thực hiện các ca phẫu thuật.
Điều dưỡng viên phòng mổ là cánh tay phải của Phẩu thuật viên phòng mổ. Vì
vậy đối với một công việc trong phòng mổ đòi hỏi sự chính xác cao thì ngoài
những kiến thức vững chắc trong nghề, Điều dưỡng viên phòng mổ cần phải rèn
luyện cho mình đức tính tỉ mẩn. Với những ca mổ kéo dài nhiều tiếng đồng hồ và
những ca mổ khó thì điều cần nhất ở Điều dưỡng viên phòng mổ là sự dẻo dai, chịu
đựng được áp lực cao.
II. ĐIỀU KIỆN CẦN CÓ Ở NGƯỜI ĐIỀU DƯỠNG DỤNG CỤ :

Trong ekip phẫu thuật, ngoài Phẫu thuật viên thì Dụng cụ viên đóng vai
trò hết sức quan trọng. Chỉ cần mất tập trung không kiểm soát hay lơ là có thể
gây nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Do đó, ngoài năng lực chuyên môn
thì cũng đòi hỏi người ĐD phòng mổ phải có một số tố chất riêng

- Tính cẩn thận, tỉ mỉ


- Kỹ năng thao tác nhẹ nhàng
- Kỹ năng quan sát
- Khả năng nhận định và sự nhạy bén trong ca phẫu thuật
- Sự tự tin, tính trung thực trong công việc
- Sáng tạo và có tinh thần trác nhiệm cao
- Khác với ĐD khác, ĐD phòng mổ phải đặc biệt yêu thích công việc
này
III. NHIỆM VỤ CHÍNH

Theo thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây mê –
hồi sức, chỉ đạp công việc cho Điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ và điều
dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài như sau :

38
1. Nhiệm vụ chung :
- Chuẩn bị và kiểm tra các dụng cụ, phương tiện thiết bị, thuốc đáp ứng
cho mỗi cuộc phẫu thuật
- Kiểm tra xác định lại người bệnh, bệnh án, loại phẫu thuật, vị trí phẫu
thuật và chuẩn bị người bệnh trước phẫu thuật
- Kết hợp chặt chẽ việc kiểm đếm gạc, kim chỉ và dụng cụ phẫu thuật
trước và sau khi phẫu thuật đối với mỗi ca phẫu thuật để tránh bỏ sót
dị vật trong cơ thể người bệnh. Biên bản kiểm đếm phải lưu trong hồ
sơ bệnh án và phải có chữ ký của phẫu thuật viên chính, điều dưỡng
viên làm nhiệm vụ dụng cụ và điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng
ngoài
- Thực hiện băng vết mổ và vệ sinh cho người bệnh sau phẫu thuật, thủ
thuật.
2. Điều dưỡng viên làm nhiệm vụ dụng cụ:
* Dụng cụ viên vòng trong
- Giúp phẫu thuật viên thực hiện cuộc phẫu thuật, chuẩn bị và sắp xếp
dụng cụ đầy đủ, đưa dụng cụ cho phẫu thuật viên đúng động tác và
phù hợp các thời điểm của cuộc phẫu thuật
- Xử lý dụng cụ phẫu thuật, trang thiết bị y tế và vật tư tiêu hao đã sử
dụng cho ca phẫu thuật theo quy định của bộ phận phẫu thuật
- Không tự ý bỏ ra ngoài khi chưa được sự đồng ý của phẫu thuật viên.
- Sử dụng vải che giới hạn vùng mổ, che bàn tiếp dụng cụ, xếp các dụng
cụ cần thiết trên bàn tiếp dụng cụ.
- Nắm chắc các bước trong ca mổ, sử dụng đúng dụng cụ mổ, phối hợp
nhịp nhàng với phẩu thuật viên.
- Sau khi mổ kiểm tra các dụng cụ sau mổ, chuẩn bị các dụng cụ cho ca
mổ sau, thực hiện bảo quản các dụng cụ theo quy định
* Điều dưỡng viên làm nhiệm vụ vòng ngoài:
39
- Phối hợp cùng các kíp phẫu thuật để đặt tư thế người bệnh, đặt bản
tiếp đất của dao điện, bảo vệ điểm tỳ đè của người bệnh
- Kiểm tra đèn mổ, bàn mổ, buồng mổ,…; kiểm tra lại thông tin người
bệnh, người bệnh; thực hiện chuyển bệnh nhân lên bàn mổ theo yêu
cầu của kỹ thuật viên;
- Bổ sung dụng cụ phẫu thuật, vật tư tiêu hao và các phương tiện khác
dùng cho phẫu thuật
- Hỗ trợ kíp phẫu thuật và kíp gây mê - hồi sức điều khiển các dụng cụ
như dao điện, máy hút, máy nội soi, máy chống rung
- Điều dưỡng viên phòng mổ vòng ngoài là những người túc trực
thường xuyên trong suốt ca mổ và giúp cho cả ê kíp mổ được thực
hiện suôn sẻ và có thể hỗ trợ nhiều phòng mổ cùng một lúc
- Kiểm tra tất cả các dụng cụ của ca mổ, thông báo và giao tiếp với
người nhà trong những tình huống cần trao đổi.
- Sau khi mổ xong, những điều dưỡng vòng ngoài phải thực hiện băng
vết mổ và chuyển người bệnh sang khu hồi sức sau khi mổ và vệ sinh
phòng mổ.
- Ghi chép đầy đủ, chính xác các vật tư tiêu hao dùng cho phẫu thuật
cũng như số lượng tồn dư, số lượng hư hỏng
- Giúp vận chuyển người bệnh sang giường hoặc băng ca
- Lĩnh máu hoặc chế phẩm máu khi được yêu cầu, khi lĩnh về phải bàn
giao trực tiếp cho điều dưỡng viên hoặc bác sỹ gây mê - hồi sức đã
yêu cầu
IV. NHIỆM VỤ TỔNG THỂ :
1. Sự kết hợp và chuyển giao.
- Bàn giao giữa ñiều dưỡng khoa ngoại với phòng mổ khi chuyển người
bệnh từ khoa ngoại, cấp cứu xuống phòng tiền phẫu.

40
- Bàn giao giữa ñiều dưỡng khoa hậu phẫu và ñiều dưỡng phòng mổ khi
người bệnh phẫu thuật hoàn tất.
2. Lượng giá người bệnh trước mổ.
- Lượng giá tình trạng người bệnh về dấu chứng sinh tồn, tri giác, tâm lý,
tổng trạng người bệnh.
- Xét nghiệm tiền phẫu, tên người bệnh, phương pháp gây mê và chẩn ñoán
trước mổ, phương pháp phẫu thuật dự kiến.
- Vị trí đánh dấu trước mổ
3. Can thiệp điều dưỡng trong mổ.
- Duy trì sự an toàn cho người bệnh, dụng cụ, tư thế, ánh sáng, phẫu
trường.
- Theo dõi tình trạng sinh lý người bệnh, mạch, huyết áp, nhiệt ñộ. Thực
hiện ñúng nhiệm vụ ñiều dưỡng ñược giao trong một cuộc mổ: ñiều
dưỡng vòng trong và ñiều dưỡng vòng ngoài.
- Luôn kết hợp cùng gây mê và nhóm mổ thực hiện hoàn hảo phẫu thuật
cho người bệnh trong suốt thời gian phẫu thuật.
3. Nguyên tắc vô khuẩn :
- Người điều dưỡng luôn áp dụng vô trùng tuyệt đối trong suốt quá trình
phẫu thuật, phải biết phân biệt thì sạch, thì nhiễm trong chu trình phẫu
thuật.
- Hiểu biết và sử dụng đúng các dung dịch tiệt khuẩn, máy móc, đưa dụng
cụ đúng quy trình.
- Phúc trình lại đầy đủ diễn tiến và những bất thường trong mổ vào hồ sơ
- Điều dưỡng luôn đảm bảo môi trường phòng mổ an toàn và vô khuẩn,
chấn chỉnh kịp thời những sai phạm.
4. Đánh giá người bệnh:

41
- Đánh giá tình trạng người bệnh để chuẩn bị cho người bệnh chuyển từ
phòng mổ sang phòng hồi sức như: dấu chứng sinh tồn, tri giác, chảy
máu.
- Di chuyển người bệnh an toàn về phòng hồi sức.
- Bàn giao người bệnh cùng điều dưỡng phòng hồi sức.
V. THỰC HIỆN BẢNG KIỂM AN TOÀN PHẪU THUẬT
1. Mục đích:
- Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật nhằm đảm bảo kiểm tra đầy đủ
các nội dung cần thực hiện trước, trong và sau phẫu thuật nhằm không bỏ
sót các công việc cần thực hiện cho một cuộc phẫu thuật
- Tạo sự phối hợp đồng bộ và kết nối giữa các thành viên nhóm phẫu thuật
trong quá trình thực hiện phẫu thuật giúp giảm thiểu các sai sót trong
phẫu thuật, sai sót trong gây mê
- Giảm thiểu số ca tai biến – biến chứng và tử vong, nâng cao chất lượng
điều trị và bảo đảm an toàn cho người bệnh.
2. Mục tiêu về an toàn trong phẫu thuật theo hướng dẫn của WHO:
- Phẫu thuật đúng NB, đúng vị trí.
- Sử dụng đúng phương pháp để phòng ngừa biến chứng trong gây mê.
- Nhận biết, phòng ngừa biến chứng tắc nghẽn đường thở hoặc chức năng
hô hấp.
- Nhận biết, phòng ngừa và chuẩn bị hiệu quả khi có nguy cơ mất máu.
- Đề phòng phản ứng dị ứng thuốc
- Hạn chế nguy cơ nhiễm trùng vết mổ.
- Ngăn ngừa bỏ sót gạc và dụng cụ phẫu thuật.
- Nhận diện chính xác & an toàn mẫu bệnh phẫm.
- Giao tiếp và trao đổi thông tin cần thiết.
3. Trách nhiệm thực hiện :

42
3.1 Trưởng khoa các khoa có tham gia phẫu thuật:
- Bảo đảm tất cả nhân viên của khoa được hướng dẫn và huấn luyện
thường xuyên về cách thực hiện quy trình này.
- Bảo đảm rằng tất cả những bác sĩ hợp tác và bác sĩ cộng tác được
thông báo và huấn luyện về quy trình này.
- Bảo đảm bất cứ sự sai lệch nào so với quy trình này đều phải được báo
cáo cho lãnh đạo khoa và Trưởng phòng kế hoạch, Ban giám đốc trong
giờ hành chính hoặc trưởng kíp trực và trực Lãnh đạo trong giờ trực.
3.2 Điều dưỡng phòng mổ:
- Bảo đảm tất cả điều dưỡng, kỹ thuật viên phòng mổ biết và được huấn
luyện quy trình này.
3.3 Điều dưỡng dụng cụ:
- ĐD khoa điều trị kiểm tra, ghi vào BẢNG KIỂM TRƯỚC PHẪU
THUẬT.
- ĐD phòng mổ nhận bệnh và ghi vào SỔ NHẬN BỆNH PHẪU
THUẬT

3.4 Phẫu thuật viên :


- Tham gia kiểm tra An toàn phẫu thuật.
- Tuân thủ quy trình này trong tất cả những ca phẫu thuật.
- Báo cho Trưởng khoa liên quan hoặc trưởng kíp trực nếu có bất
thường về an toàn phẫu thuật
- Trưởng kíp trực báo cho trực lãnh đạo những trường hợp bất thường
về an toàn phẫu thuật.

3.5 Điều dưỡng gây mê


- Kiểm tra an toàn phẫu thuật, ghi hoặc đánh dấu “x” vào BẢNG KIỂM
AN TOÀN PHẪU THUẬT tại phòng mổ.

43
- Báo cáo nếu có bất cứ khác biệt nào trong quá trình kiểm tra an toàn
phẫu thuật cho phẫu thuật viên và lãnh đạo khoa trong giờ hành chính
hoặc trưởng kíp trực trong giờ trực.
4. Quy trình thực hiện :
- Khi nhận hồ sơ và bệnh nhân (SIGN IN), kiểm tra: KTV gây mê có trách
nhiệm kiểm tra:
o Họ, tên bệnh nhân;
o Giới tính;
o Tuổi;
o Khoa điều trị;
o Chẩn đoán;
o Biên bản hội chẩn;
o Giấy cam đoan phẫu thuật;
o Bảng kiểm ATPT;
o Các kết quả cận lâm sàng liên quan;
4.1 Ngay trước khi bắt đầu phẫu thuật (TIME OUT):
- Điều dưỡng gây mê của kíp mổ đọc to và tất cả thành viên của kíp mổ
đểu phải phối hợp kiểm tra:
 Họ - Tên bệnh nhân, tuổi;
 Chẩn đoán trước mổ và phương pháp phẫu thuật;
 Bộ phận, vị trí và bên phẫu thuật (đối với phẫu thuật những cơ
quan đối xứng như tay, chân, thận,buồng trứng, mắt…), đánh dấu
vị trí phẫu thuật nếu cần;
 Nêu tên Ê kíp phẫu thuật viên;
 Sự sẵn sàng máy móc vật tư và thuốc cần cho cuộc mổ.

4.2 Sau phẫu thuật ( SIGN OUT):

44
- Điều dưỡng dụng cụ xác nhận đếm đầy đủ thiết bị, gạc và dụng cụ,
bệnh phẩm…ghi vào BẢNG KIỂM SAU PHẪU THUẬT
- Phẫu thuật viên, bác sỹ gây mê xác định đã kiểm tra những vấn đề
chính liên quan đến hồi sức và chăm sóc hậu phẫu cho bệnh nhân. .
4.3 Nội dung bảng kiểm ATPT :

4.4 Hướng dẫn thực hiện bảng kiểm ATPT :


4.4.1 Hướng dẫn chung:
- Bảng kiểm được thực hiện trong 3 giai đoạn:
 Giai đoạn tiền mê.
 Giai đoạn gây mê và trước khi rạch da.
 Giai đoạn trong suốt quá trình phẫu thuật, ngay sau khi đóng da và
chuẩn bị chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ.
- Tất cả các thành viên phải phối hợp kiểm tra bằng lời nói trong từng
giai đoạn.
- Đánh dấu “x” vào bảng kiểm sau khi kiểm tra đầy đủ các mục.
- Đối với giai đoạn tiền mê:
 Trao đổi trực tiếp với người bệnh.
 Trường hợp người bệnh không ý thức, không tỉnh táo, không nói
được…: Trao đổi thông tin với người nhà người bệnh.
45
 Trong trường hợp cấp cứu mà không có người nhà: cả nhóm hội ý
để thống nhất thực hiện.
- Phẫu thuật viên có trách nhiệm:
 Giám sát việc thực hiện đầy đủ bảng kiểm ATPT: không cho tiến
hành các giai đoạn tiếp theo nếu chưa hoàn thành các giai đoạn
trước đó.
 Báo cáo khi có sự sai lệch, khó khăn trong việc thực hiện bảng
kiểm ATPT theo quy định.
i. Các giai đoạn thực hiện:

5. Giám sát và kiểm tra thực hiện :


- Trưởng khoa và điều dưỡng trưởng khoa thực hiện việc phẫu thuật
chịu trách nhiệm kiểm tra giám sát việc thực hiện quy trình này.
46
- Đoàn kiểm tra bệnh viện kiểm tra định kỳ theo quy định.
6. Hồ sơ:
“Bảng kiểm trước phẫu thuật” và “Bảng kiểm an toàn phẫu thuật” là
một phần không thể thiếu của bệnh án phẫu thuật. Bảng kiểm này được
dán vào trước Phiếu phẫu thuật, thủ thuật và được lưu trữ theo quy chế
lưu trữ hồ sơ bệnh án.

Tài liệu tham khảo:


1. Thông tư số 13/2012/TT-BYT của Bộ Y tế: Hướng dẫn công tác gây mê – hồi
sức
2. Bộ Y tế (2014), Tài liệu đào tạo an toàn người bệnh.
3. Bộ Y tế (2013), “Hướng dẫn thực hiện quản lý chất lượng dịch vụ khám
bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện”. Thông tư số 19/2013/TT-BYT.

Câu hỏi lượng giá :


1. Trả lời ngắn gọn : viết 5 nhiệm vụ của Điều dưỡng vòng trong:
a. ………………………………
b. ………………………………
c. ………………………………
d. ………………………………
e. ………………………………
2. Viết 5 nhiệm vụ của Điều dưỡng vòng ngoài
a. ………………………………..
b. ……………………………….
c. ……………………………….
d. ……………………………….
e. ………………………………..

47
3. Trả lời đúng, sai các câu sau bằng cách đánh dấu X vào ô thích hợp:

STT CÂU HỎI ĐÚNG SAI


1 Luôn luôn áp dụng nguyên tắc vô khuẩn tại phòng mổ
2 Điều dưỡng phòng mổ phải luôn cập nhật kiến thức
3 Dụng cụ viên luôn được đáng giá chủ yếu trong sự hồi
phục của người bệnh
4 Vấn đề bàn giao giữa phòng mổ và phòng hồi sức sau mổ
không cần thiết
5 Phòng mổ là nơi nguy cơ gây nhiễm trùng vết mổ
6 Sự phối hợp giữa DD gây mê và Điều dưỡng dụng cụ rất
quan trọng trong ê kíp mổ

48
BÀI 5.
CHỨC NĂNG CƠ BẢN DỤNG CỤ PHẪU THUẬT

MỤC TIÊU
1. Biết được một số dụng cụ thông thường trong phẫu thuật
2. Biết cách sử dụng một số dụng cụ thông thường
3. Hiểu cấu trúc các dụng cụ kim loại.
4. Thực hành phân loại đúng các dụng cụ thông thường trong phẫu thuật
I. NGUYÊN TẮC
 Mỗi dụng cụ làm ra nhằm thực hiện một mục đích riêng, do đó không
được tuỳ tiện dùng làm việc khác sẽ hỏng (Thí dụ: kìm cặp kim nhỏ cho
chỉ 5-0, 6-0 không được dùng để cặp kim khâu cơ hay khâu da, chỉ cần
trót cặp nhầm một lần là đã hỏng phải vứt bỏ mà mỗi kìm này giá vài
triệu đồng; kéo phẫu tích không được dùng để cắt chỉ…).
 Khi cặp vào một tạng hoặc một mô tinh tế (não, thành mạch…) mà không
định cắt bỏ thì không được dùng các loại kẹp có răng
 Không bao giờ hai người cầm một dụng cụ: người phụ đang cầm nhưng
nếu người mổ cần đến (để đặt lại, để khâu…) thì người phụ phải thả ngay
dụng cụ đó, nếu không rất dễ rách phần mô đang cặp

49
 Trong khi mổ, không bao giờ nhóm mổ (người mổ chính và người phụ
mổ) được tự mình thò tay lên bàn dụng cụ để lấy mà phải nói qua dụng cụ
viên, chính vì vậy người mổ cũng phải biết tên dụng cụ mà gọi. Một khi
đã làm việc thành thạo, người mổ chỉ việc chìa tay, không cần nói, dụng
cụ viên cũng tự biết phải đưa dụng cụ nào.
II. ĐẶC TÍNH

Mang đặc tính riêng về chế tạo, kiểu dáng và cấu tạo:
 Hình dáng
 Kích thước
 Chiều dài
 Độ mềm dẻo
 Răng cưa và móc khóa cài
III. CHẾ TẠO
 Bằng kim loại mềm (như đồng). Hầu hết bằng thép 12-17% Chromium và 0,2-
0,7% carbone
 Mạ Nickel hay chrome : giữ dụng cụ không bị rỉ sét hay ăn mòn bởi các hoá
chất
 Chịu được sức nóng của nhiệt
 Không ngấm các chất dơ
 Giữ được độ bền cứng
IV. HÌNH DÁNG VÀ CẤU TẠO
 Dáng : có thể thẳng, cong hay có góc, nhiều dạng khác nhau  phẫu tích được
trong sâu hiểm hóc.
 Kích thước: có những dụng cụ nhỏ và tinh vi : vi phẫu, mắt, thần kinh ; dụng cụ
to, nặng : xương…
 Chiều dài: cùng 1 loại nhưng có nhiều cỡ ngắn dài khác nhau  sử dụng được
mọi chỗ ngõ ngách, vị trí…
 Mềm dẻo: có thể uốn cong được  dùng cho nhiều bộ phận đặc biệt khác :
banh não….
50
 Có răng hay răng cưa : răng cưa to hay nhỏ- dọc theo chiều dài hay chiều ngang
– cả lưỡi của dụng cụ có răng cưa hay chỉ 1 phần mà thôi . Ngoài các răng cưa,
các dụng cụ còn có thể có răng, có mấu
 Móc gài - khóa
V. CÁC LOẠI DỤNG CỤ PHẪU THUẬT
1. Dụng cụ dùng để cắt
1.1 Dao
 Cấu tạo

- Dao là đại diện cho dụng cụ sắc bén, dùng để rạch da, cân hay niêm mạc.
- Lưỡi dao có nhiều loại khác nhau, phục vụ cho mục đích thực hiện đường
rạch dài hay ngắn, nông hay sâu.

51
- Các lưỡi dao có số 10, 11, 12, 15 khớp với cán dao số 3.
- Lưỡi số 10, được sử dụng phổ biến nhất, dùng để thực hiện các vết rạch
dài. Lưỡi số 11 cho các vết rạch nhỏ và lưỡi số 15 cho các vết rạch rất
nhỏ.
- Lưỡi dao số 15, khi được dùng để cắt trong sâu, sẽ được lắp vào cán dao
số 7.
- Khi sử dụng cán dao lớn hơn (cán dao số 4), các lưỡi dao số 22-25 được
sử dụng
 Cách tra lưỡi dao vào cán

 Cách tháo lưỡi dao

 Cách cầm dao

52
 Cách đưa và nhận lại dao

1.2 Kéo
 Metzenbaum : loại kéo phẫu thuật ,là loại kéo thuôn , dài từ đầu cho
đến thân, chỉ sử dụng cắt các mô tạng mềm, mỏng..Tuỳ theo cấu trúc
của tạng mà sử dụng nhiều loại kéo khác nhau và tuỳ vào phẫu trường
nông hay sâu mà sử dụng kéo dài hay ngắn .Vì là loại kéo cấu tạo
mỏng,tinh tế ngay mũi kéo nên không được dùng để cắt mô cứng hay
cắt chỉ
53
 Mayo cong : là loại kéo dày, khỏe  cắt rộng cân cơ, các mô xơ chai
(vết mổ cũ), các mô dày cứng (trong chỉnh hình).

 Mayo thẳng : dày, khỏe nhưng thẳng  cắt chỉ – Có loại 1 đầu bầu và
1 đầu nhọn hay 2 đầu bầu

 Kéo cắt băng: chỉ cắt băng, cấu tạo 1 đầu thẳng và 1 đầu bầu ,giữ cho
kéo không cắt phạm vào mô hay phần mềm

54
 Cách cầm kéo

2. Dụng cụ dùng để cầm máu


2.1 Kẹp Halsted mosquito (14-18cm)
 Có 2 hình dạng: thẳng và cong
 Mũi nhọn, răng chiếm hết cành .
 Thường sử dụng cặp các mạch máu nhỏ, hay những phẫu
trường mang tính chất nhẹ nhàng, thẩm mỹ, nông

55
2.2 Kẹp Kelly
 Thẳng và cong. Cầm máu, phẫu tích, bóc tách. Có nhiều loại và
tên khác nhau tùy theo vị trí, tính chất phẫu thuật mà PHẪU
THUẬT VIÊN sử dụng, đôi khi cũng do thói quen sở thích của
PHẪU THUẬT VIÊN
 Răng to chiếm ½ cành
 Pince hémostatique : (16-18cm) còn gọi đơn giản là Pince là
dạng kelly cong ở đầu và có nhiều vạch ngang, tùy theo vị trí mô
mà vạch ngang ngắn hay dài  cặp các mạch máu đang chảy

2.3 Kẹp Rochester- pean


 Giống như kelly cầm máu bình thường nhưng cấu tạo chắc
chắn, khỏe, dài (#20-28cm) được sử dụng trong những trường
hợp cặp mạch máu lớn hay các mô trong sâu, nhưng cũng tùy
từng tính chất của mô mà sử dụng loại có nhiều vạch dài hay
ngắn, kelly mỏng hay dày
56
 Răng thô hơn, chiếm hết cành
 Dùng cầm máu diện cắt rộng, kẹp mô bỏ đi, kẹp giữ

2.4 Kẹp Rochester- Carmalt


 To như kẹp Rochester- pean
 Rang ở đầu cành đan chéo, răng dọc xuôi cành
 Công dụng như Rochester- pean

 Cách cầm Kelly

57
3. Dụng cụ dùng để phẫu tích, cầm giữ
3.1 Kềm phẫu tích Rightangle
Răng chiếm ½ cành, đầu cành được uốn vuông góc với thân
Dùng bóc tách mạch máu, thần kinh, niệu quản

3.2 Kẹp phẫu tích có mấu và không mấu ( nhíp )


 Nhíp có mấu : Tissue Forceps – Pince dissecquée (14-16cm)
dùng để nắm mép da, mô cân. Trong mổ sản, còn được sử dụng
loại có mấu dài # 20-22cm để nắm giữ chặt mép của cổ tử cung
sau khi cắt ra và may viền. Không sử dụng nhíp có mấu để nắm
bắt các mô hay niêm mạc của tạng : ruột…

58
 Nhíp không mấu : Dressing Forceps – Dissecquée sans griffes :
là loại dụng cụ an toàn cho người bệnh. Dùng để cầm nắm các mô
tạng , mềm…an toàn không làm sang chấn, tổn thương mô, tạng
….

 Cách cầm nhíp

 Nhíp luôn luôn đi song song với kềm kẹp kim khi PHẪU THUẬT
VIÊN sử dụng để may
 Nhíp được sử dụng thường xuyên trong bóc tách hay phẫu tích
3.3 Kẹp Allis
 Răng nhỏ, kẹp mô

59
 Loại dụng cụ có mấu ở ngay đầu : dùng để kẹp nắm chắc chắn những
cân cơ, mô cứng, xơ chai…
 Kẹp giữ các mép của cổ tử cung khi vừa cắt ra.

3.4 Kẹp gạc (Sponge Forceps)


 Đầu hình tim, có răng ngang hay không răng
 Dài # 20-22cm
 Kẹp tampon thấm máu phẫu trường
 Có thể dùng làm kềm tiếp liệu
 Nếu không có răng, trong phẫu thuật sản thường sử dụng để nắm các tai
vòi, buồng trứng, thám sát  vì không gây sang chấn mô

3.5 Kẹp Kocher


 Là loại Kelly có mấu to, khỏe . Cũng được sử dụng như allis kẹp các
mô xơ chai, cứng … phía bên ngoài (Đôi khi còn được sử dụng kẹp
tampon để sát khuẩn da).

60
3.6 Kẹp khăn mổ (Fixe Champs hay Towel Clamps)
 Sử dụng kẹp giữ các góc của champs mổ để che kín, chỉ phơi rộng nơi
cần phẫu thuật.
 Ngoài ra còn dùng để kẹp giữ các dây đốt, hút, camera, CO2….

3.7 Kẹp mô Babcock


 Cạnh nhẵn, giữ các mô tế nhị
 Khác với Allis, Babcock chỉ sử dụng nắm các tạng (ruột, dạ dày…)
không sang chấn gây tổn thương ruột, tuy nhiên với các mô tạng bị phù
nề không được bóp chặt khóa răng hoặc kẹp nắm lâu vì sẽ gây tím và
trầy trợt niêm mạc của tạng.

4. Dụng cụ dùng để banh, vén


Dụng cụ vén được sử dụng với mục đích mở rộng phẫu trường, làm cho
thao tác phẫu thuật được thực hiện dễ dàng hơn ở một vùng hay một tạng
61
mà không làm tổn thương các tạng lân cận. Dụng cụ vén có thể là dụng cụ
vén bằng tay hay dụng cụ vén tự động..
 Giữ rìa vết thương hay các hốc
 Phơi bày nơi cần phẫu thuật rõ ràng
 Giữ các mô phía trên để thấy các mô phía dưới
4.1 Banh Farabeuf
 Chức năng : làm rộng phẫu trường bằng sức kéo, phơi bày các vị trí mà
PHẪU THUẬT VIÊN cần nhìn thấy, nhưng chỉ cho những phẫu thuật
nhỏ, bên ngoài cân cơ hay ổ bụng vừa phải (ruột thừa mổ mở)
 Farabeuf : (# 16-18cm) là dụng cụ kéo 2 đầu : 1 đầu dài và 1 đầu
ngắn
 Farabeuf Army : (# 20cm) :
 Dài và giữa thân có rãnh, thường sử dụng trong những vị trí mổ
dài, lớn
 Thân trơn láng, uốn vuông góc 2 đầu không cân xứng, đi từng
đôi
 Dùng banh phẫu trường nông

4.2 Banh Hartmann


Hình dạng là thanh kim loại tròn, khép kín, uốn cong hình chữ Z, khá
mảnh khảnh
Dùng vén phúc mạc, banh bụng tạm thời trong thì thám sát

62
4.3 Banh tự động Gosset
 Hay sử dụng trong mổ bụng không phải dùng lực tay kéo
 Cành banh như banh Hartmann, được lắp chung banh Balfour trong
cùng hệ thống ốc vít, có thể tăng giảm biên độ banh

4.4 Banh Richardson


 Hình dạng vững chắc, có nơi tựa để cầm với 1 đầu banh, với 2 đầu banh
bảng banh phẳng rộng
 Thường thấy sử dụng để banh kéo thành bụng sau khi mở phúc mạc 
thám sát gan, thám sát các tạng trong bụng

63
4.4 Banh Deaver
 Hình như dấu hỏi với bảng banh phẳng
 Dùng để vén tạng (gan, lách)

4.5 Banh Malleable


 Là một mảnh kim loại dẻo có thể uốn được hình dạng như
mong muốn, rất tiện dụng
 Dùng để banh bụng che chắn các tạng bên trong bụng, che ruột
trong thì đóng bụng

4.6 Banh Balfour (banh 3 nhánh) trong mổ bụng dưới .

64
 Hình dạng như mỏ neo, nhiều cỡ to nhỏ, bảng banh rất to và phẳng,
thường đi chung bộ banh tự động Gosset
 Dùng để banh bụng, vén tạng như: bang quang trong sản khoa, hay
phẫu thuật vùng bụng dưới. Đôi khi vén dạ dày ruột về phía trên
vùng thượng vị

4.7 Banh Volkman


 Hình dạng như cái bồ cào
 Dùng để banh cơ

4.9 Banh Weitlaner


 Dạng banh cào,có cán cầm như pinces, lưỡi như cái cào dùng trong
những vết mổ nhỏ ,banh kéo mà không cần farabeuf (tự giữ lấy) : bướu
cổ, khối u nhỏ…

65
5. Dụng cụ dùng để khâu
5.1 Kềm mang kim (Needle Holder hay Porte - aiguilles)
 Sử dụng để kẹp kim khâu trong phẫu thuật. Tuỳ vị trí, tính chất
của loại phẫu thuật mà PHẪU THUẬT VIÊN sử dụng loại kim
dày, mỏng, dài, ngắn…và chọn lựa kềm kẹp kim cho thích hợp.
 Ví dụ : kềm cặp kim lớn không kẹp được kim nhỏ để khâu mạch
máu, kềm cặp kim thẩm mỹ không thể dùng để kẹp kim dày lớn.

 Cách cầm kềm mang kim

6. Dụng cụ khác
66
6.1 Ống hút
 Ống Poole: có vỏ với nhiều lỗ nhỏ lắp vào một nòng, dùng hút
trong phẫu thuật ngực bụng
 Ống Yankauer: hình đáng đặc thù, dùng hút phẫu thuật ngực
bụng
 Ống Frazier: mãnh khãnh, dùng hút dịch phẫu thuật mặt, tai
mũi họng

Ống Frazier
Ống hút Poole Ống Yankauer

6.2 Que thăm dò


 Que Probe mềm mại, dễ uốn, để thăm dò vết thương, dò đường dò hậu
môn
 Dò những vết thương ẩn, kín để xác định : vị trí, các di chất, các hóc,
đường rò….

6.3 Thông lòng máng (thông cánh bướm)


67
 Sonde Stylet : que thẳng, dài, 1 đầu có lỗ, mềm dẻo, uốn cong được
 Sonde canelet : có rãnh dọc thân, đuôi có hình cánh bướm

VI. VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý VỀ BẢO QUẢN TRANG THIẾT BỊ


 Dụng cụ phải sử dụng đúng vị trí, chức năng .
 Không dùng kéo mổ để cắt băng keo, gạc..
 Không dùng kềm kẹp kim để làm kềm mở, vặn đinh ốc .
 Lau sạch máu trước khi máu đóng khô vào kẻ răng dụng cụ hay
vào khóa cài  không chính xác khi kẹp mạch máu hay khi bóp
móc cài.
 Kiểm tra mấu của dụng cụ trước khi đưa vào sử dụng (nhíp có
mấu, allis)
 Kiểm tra các ốc khoá khớp trước khi đưa vào sử dụng (cẩn thận
không để rơi vào ổ bụng : ống hút, E.gosset …)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bài giảng phẫu thuật thực hành
2. Cẩm nang phòng mổ
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Phẫu thuật bụng mổ mở sử dụng dao số mấy
A. Dao 10
68
B. Dao 11
C. Dao 15
D. Dao 20
2. Kéo nào sau đây dùng để cắt chỉ
A. Kéo Metzenbaun
B. Kéo Mayo cong
C. Kéo mayo thẳng
3. Trong phẫu thuật vá nhĩ thường dùng loại ống hút nào
A. Ống hút Poole

B. Ống Yankauer
C. Ống Frazier
4. Trong phẫu thuật cắt tử cung thường dùng banh nào
A. Banh Weitlaner
B. Banh Balfour
C. Banh tự động Gosset
D. Banh Volkman

Bài 6
KỸ THUẬT RỬA TAY- MẶC ÁO- MANG GĂNG
VÔ KHUẨN
MỤC TIÊU:
1. Học viên thực hành rửa tay phẫu thuật đúng yêu cầu kỹ thuật
2. Áp dụng đúng nguyên tắc rửa tay, mặc áo choàng, mang găng vô khuẩn.
3. Thực hành các nguyên tắc vô khuẩn trong phòng mổ đúng.

69
QUY TRÌNH VỆ SINH TAY NGOẠI KHOA

I. CHỈ ĐỊNH :
Tất cả nhân viên y tế trực tiếp tham gia phẫu thuật (phẫu thuật viên, phụ
mổ, dụng cụ viên, bác sĩ gây mê…)

II. KỸ THUẬT RỬA TAY NGOẠI KHOA


1. Phương tiện
* Phương tiện cho phương pháp rửa tay bằng dung dịch khử khuẩn
- Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox hoặc các vật liệu dễ vệ
sinh, chống trầy xước. Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân,
trong bồn không có vết bẩn nhìn/ sờ thấy được, quanh bồn không để
phương tiện, đồ vật khác. Bồn đủ cao, rộng tránh văng nước ra ngoài làm
ướt quần áo của người đứng rửa
- Dung dịch rửa tay khử khuẩn chứa chlohexidine 4% đựng trong bình kín,
có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt.
- Nước rửa tay: nước máy đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt (QCVN 02) hoặc
nước RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu ngược) được lọc qua màng
siêu lọc hoặc được khử khuẩn bằng tia cực tím
- Bàn chải mềm vô khuẩn (trong hộp hấp)
- Khăn lau tay tiệt khuẩn sử dụng một lần.
- Vật chứa khăn hoặc giấy đã dùng rồi.
* Phương tiện cho phương pháp vệ sinh tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa
cồn
- Dung dịch xà phòng thường (xà phòng không chứa chất khử khuẩn), đựng
trong bình kín, có bơm định lượng được cấp tự động hoặc bằng cần gạt
tay hoạt động tốt.
- Dung dịch VST chứa cồn đựng trong bình kín, có bơm định lượng được
cấp tự động hoặc bằng cần gạt tay hoạt động tốt.
- Bồn rửa tay ngoại khoa chuyên dụng bằng inox hoặc các vật liệu dễ vệ
sinh, chống trầy xước. Vòi cấp nước có cần gạt tự động hoặc đạp chân,
trong bồn không có vết bẩn nhìn/ sờ thấy được, quanh bồn không để
phương tiện, đồ vật khác.
- Nước rửa tay: nước máy hoặc nước RO (nước đã qua hệ thống thẩm thấu
ngược) được lọc qua màng siêu lọc hoặc được khử khuẩn bằng tia cực
tím.
- Khăn tiệt khuẩn (trong hộp hấp)
70
- Khăn giấy sạch sử dụng một lần.

Hình: Bồn rửa tay tiêu chuẩn


2. Chuẩn bị
- Mặc quần áo khu phẫu thuật
- Tháo bỏ trang sức trên tay, kiểm tra móng tay
- Cuộn tay áo lên quá khuỷu 5-7 cm
- Đội mũ chùm kín tóc
- Mang khẩu trang che kín mũi miệng
- Mang ủng giấy hoặc đi dép dành riêng cho khu phẫu thuật.
3. Kỹ thuật tiến hành: Lựa chọn 1 trong 2 phương pháp
3.1.Phương pháp rửa tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn
Stt Tiến hành Ghi chú
1 Tư thế thẳng đứng, thân người và tay không Thời gian tay tiếp xúc
chạm vào thành lavabo với hoá chất được tính
bằng tổng thời gian chà
2 Làm ướt tay dưới vòi nước tay của 2 lần rửa tay.
3 Đánh kẽ móng tay: Lấy khoảng 3-5ml dung Không tính thời gian di
dịch xà phòng khử khuẩn cho vào lòng bàn tay chuyển đến bồn rửa
tay, thời gian tráng lại
4 Chà sạch kẽ móng tay của từng bàn tay bằng tay bằng nước sạch và
bàn chải trong 30 giây lau khô tay.
Trong quá trình rửa
5 Rửa tay lần 1 trong 1 phút 30 giây (không dùng tay, bàn tay luôn hướng
bàn chải): lên trên
- Làm ướt bàn tay tới khuyủ tay. Trường hợp không
- Lấy 3ml-5ml dung dịch xà phòng khử kiểm soát được chất
lượng vô khuẩn của
khuẩn vào lòng bàn tay
nước và khăn lau tay
- Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường
thì sau khi lau khô tay
quy (chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ
71
ngón, mu ngón, ngón cái) cần chà tay (từ cổ tay
- Sau đó chà tay tới cổ tay, cẳng tay và tới khuỷu tay và su
khuỷu tay cùng là bàn tay) bằng
- Tráng tay dưới vòi nước theo trình tự từ dung dịch VST chứa
đầu ngón tay tới khuỷu, loại bỏ hoàn toàn cồn trong thời gian tối
dung dịch khử khuẩn trên tay thiểu 1 phút

6 Rửa tay lần 2: tương tự rửa tay lần 1


7 Làm khô tay: lau khô toàn bộ bàn tay, cổ tay,
cẳng tay, tới khuỷu tay bằng khăn vô khuẩn
dùng 01 lần

Hình: các bước rửa tay thường quy

72
Hình: Các bước rửa tay ngoại khoa

3.2 Phương pháp khử khuẩn tay bằng dung dịch VST chứa cồn

STT TIẾN HÀNH GHI CHÚ


Bước 1: Rửa tay bằng xà phòng thường không dùng bàn chải, 1 phút
1 Mở vòi nước, làm ướt bàn tay tới khuỷu tay
2 Lấy 3ml- 5ml dung dịch xà phòng thường
vào lòng bàn tay
3 Chà bàn tay như quy trình rửa tay thường
quy (lưu ý chà kỹ các kẽ móng tay), sau đó
chà cổ tay, cẳng tay lên tới khuỷu tay
4 Rửa tay dưới vòi nước, theo trình tự từ đầu
ngón tay tới khuỷu tay, loại bỏ hoàn toàn xà
phòng trên tay
5 Lau khô tay bằng khăn tiệt khuẩn hoặc khăn
giấy sạch theo trình tự từ bàn tay tới khuỷu
tay.
Bước 2: Chà tay bằng dung dịch VST chứa cồn trong thời gian tối thiểu 3
phút

73
6 Lấy 3ml- 5ml dung dịch VST chứa cồn vào Nếu thời gian chà tay
lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay của chưa đủ 3 phút thì
bàn tay phải ngập trong cồn trong 5 giây, lấy tiếp 3ml- 5ml
sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay dung dịch VST chứa
của tay phải (chà cho tới khi tay khô) cồn chà bàn tay như
quy trình VST
7 Lấy tiếp 3ml- 5ml dung dịch VST chứa cồn
thường quy cho tới
vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay
khi đủ 3 phút
của bàn tay trái ngập trong cồn trong 5 giây,
Trong quá trình
sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay
VST, bàn tay luôn
của tay trái (chà cho tới khi tay khô)
hướng lên trên.
8 Lấy tiếp 3ml- 5ml dung dịch VST chứa cồn,
chà bàn tay như quy trình VST thường quy
(chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu
ngón, ngón cái, các đầu ngón tay), cho tới
khi tay khô
9 Lấy 3ml- 5ml dung dịch VST chứa cồn vào
lòng bàn tay trái, nhúng 5 đầu ngón tay của
bàn tay phải ngập trong cồn trong 5 giây,
sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay
của tay phải (chà cho tới khi tay khô)
10 Lấy tiếp 3ml- 5ml dung dịch VST chứa cồn
vào lòng bàn tay phải, nhúng 5 đầu ngón tay
của bàn tay trái ngập trong cồn trong 5 giây,
sau đó chà cổ tay, cẳng tay tới khuỷu tay
của tay trái (chà cho tới khi tay khô)
11 Lấy tiếp 3ml- 5ml dung dịch VST chứa cồn,
chà bàn tay như quy trình VST thường quy
(chà lòng bàn tay, mu bàn tay, kẽ ngón, mu
ngón, ngón cái, các đầu ngón tay), cho tới
khi tay khô

III. KẾT LUẬN


 Rửa tay phẫu thuật hay rửa tay vô khuẩn, rửa tay ngoại khoa còn để chuẩn bị
thực hiện các thủ thuật xâm lấn: chọc dò màng tim, màng phổi hay màng
bụng, đặt catheter tĩnh mạch dưới đòn hoặc thực hiện các chăm sóc đặc biệt.
74
 Hiện nay theo khuyến cáo của WHO rửa tay phẫu thuật không nên dùng bàn
chải. Và thời gian rửa từ 2 đến 5 phút (tuỳ thuộc vào khuyến cáo của nhà sản
xuất dung dịch rửa tay mà mình sử dụng).
 Rửa tay có ý nghĩa lớn lao góp phần vào hiệu quả của điều trị.
 Rửa tay đúng quy trình sẽ hạn chế đến mức thấp nhất nhiễm khuẩn sau mổ
(ví dụ như nhiễm trùng vết mổ), tăng hiệu quả phục hồi sau mổ, tránh những
biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm khuẩn tự thân của
bệnh nhân
 Ngoài ra rửa tay đúng cách sẽ giúp tránh được những nguy cơ gây bệnh cho
chính các nhân viên y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ y tế (2009), Hướng dẫn tổ chức thực hiện công tác kiểm soát nhiễm khuẩn
trong các cơ sở KBCB .Thông tư 18/2009/TT-BYT

2. Bộ y tế (2009), Hướng dẫn thực hành vệ sinh tay trong các cơ sở thực hành khám
bệnh, chữa bệnh(Ban hành kèm theo Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28 tháng 8
năm 2017 của Bộ Y Tế).

3. Wold Health Organization (WHO) (2009), “WHO Guidelines on Hand Hygiene in


Health Care”. Geneva, Switzerland, pp.6.98-115.

4. Giáo trình , Chăm sóc sức khỏe người lớn bệnh ngoại khoa, Bộ môn điều dưỡng,
Khoa Điều dưỡng KTYH, Đại học y dược TpHCM

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Thời điểm cần rửa tay phẫu thuật?
a. Trước khi thăm khám người bệnh
b. Sau khi tiếp xúc người bệnh
c. Trước khi thực hiệu thủ thuật/ phẫu thuật
d. Sau khi tiếp xúc dịch tiết
2. Thời gian rửa tay bằng dung dịch xà phòng khử khuẩn ?
a. 1 đến 3 phút
b. 2 đến 5 phút
c. 3 đến 5 phút

75
d. 5 đến 10 phút
3. Thời gian rửa tay bằng dung dịch VST chứa cồn
a. 1 đến 3 phút
b. 2 đến 5 phút
c. 3 đến 5 phút
d. 5 đến 10 phút
4. Đối với BS gây mê: khi thực hiện thủ thuật như đặt CVP ( đặt kim luồn vào
tĩnh mạch trung tâm), hay tê tủy sống … thì không cần rửa tay ngoại khoa?
a. Đúng
b. Sai
5. Ý nghĩ của việc rửa tay?
a. Hạn chế mức thấp nhất nhiễm khuẩn sau mổ
b. Tránh được những nguy cơ gây bệnh cho chính các nhân viên y tế
c. Tránh những biến chứng liên quan đến nhiễm khuẩn bệnh viện, nhiễm
khuẩn tự thân của bệnh nhân
d. Tất cả đúng

KỸ THUẬT MẶC ÁO CHOÀNG VÔ KHUẨN

Mục tiêu
1. Ngăn ngừa vi khuẩn từ nhân viên lây vào vùng phẫu thuật và ngược lại
trong các trường hợp phẫu thuật hay thủ thuật.

I. NGUYÊN TẮC
1. Đưa bàn tay và cánh tay lên khỏi thắt lưng và cách xa thân mình
2. Chỉ cầm vào mặt trong của áo khi tự mặc áo lấy
3. Phần duy nhất của áo mổ được xem là vô khuẩn là phần ở phía trước, từ
thắt lưng trở lên và cánh tay áo ( trừ phần gần cổ áo )
4. Nếu áo mổ bị dơ, phải thay áo ngay

II. CHUẨN BỊ
- Có 2 loại áo choàng: loại có khẩu trang và loại không có khẩu trang
- Loại thường: cài khuy và buộc phía sau lung
- Loại 5 thân: che kín cả mặt trước và sau, dây buộc ở mặt bên phía
phải.
76
-Áo choàng được đóng gói riêng biệt và hấp tiệt trùng
-Loại có khẩu trang: khẩu trang được lật ra mặt phải áo
-Gập mặt phải áo vào trong mặt trái áo ra ngoài
-Hai mép cổ áo ở ngoài cùng để việc mặc áo được thuận tiệ và đảm bảo
vô khuẩn
III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT
1. Phải cẩn thận khi lấy áo, chỉ cầm mặt trong của áo và bước lùi ra xa bàn.
2. Cầm phía bên trong áo gần trrên cổ áo và đưa thẳng tay lên ngang ngực để
mở áo ra. Cẩn thận không để áo chạm vào người hay bất cứ vật gì chưa vô
khuẩn.
3. Dùng ngón cái và ngón trỏ cầm vào chổ nối phía trong chỗ giữa cánh tay và
cổ tay áo. Cẩn thận giữ cổ tay áo phủ kín lên bàn tay.
4. Điều dưỡng vòng ngòai nắm phía bên trong của cánh tay áo, nơi các đường
nối ở vai và kéo áo lên trên vai của Điều dưỡng vòng trong.
5. Điều dưỡng vòng ngòai cột các dây nơi cổ và lưng, nhét vào trong.
6. Dây thắt lưng : cúi xuống nắm đầu dây thắt lưng, Điều dưỡng vòng trong
xoay nghiêng sang 1 bên và nghiêng sang bên kia để Điều dưỡng vòng trong
có thể nắm đầu dây thắt lưng.
7. Điều dưỡng vòng ngòai sửa lại áo bằng cách cúi xuống nắm lai áo và kéo
nhẹ.
Áo không có vạt che sau lưng:
 Người phụ mặc áo đứng phía sau luồn tay vào mặt trong của vai áo kéo áo ra phía
sau, kéo dây ở cổ áo lên và buộc lại (buộc nút nơ để dễ gỡ ra khi cởi áo).
 Người mặc áo cầm 2 đầu dây (hoặc đoạn giữa) ngang thắt lưng và đưa ra ngang,
người phụ đón lấy đoạn dây phía trong (hay hai đầu dây) vòng qua người đang mặc
áo và buộc lại phía sau lưng.
 Tiếp tục buộc những dây còn lại cho kín áo.
Nếu là áo có khẩu trang và lưng được che kín:
• Người đang mặc áo cầm 2 đầu dây khẩu trang đưa lên ngang tai và ra ngang, không
đưa ra quá phía sau lưng hay còn ở phía trước. Người phụ đón lấy đoạn dây phía
trong vòng lên trên tai người đang mặc áo và buộc lại phía sau đầu.
• Sau khi buộc dây ở cổ áo và phần ngang ngực (nếu có), người vòng ngoài sẽ dùng
kềm tiếp liệu giữ đầu dây dài do người đang mặc áo đưa ra, người mặc áo sẽ xoay
để phần vạt áo còn lại che vùng sau lưng và sẽ tự buộc dây vùng ngang thắt lưng ra

77
phía trước bên hông.
Mặc áo cho PTV:
• Điều dưỡng vòng trong (ĐDVT) sau khi mặc áo, mang găng vô khuẩn sẽ trao khan
vô khuẩn cho PTV lau tay.
• ĐDVT lấy áo choàng ra nơi trống và thả áo xuống. Dùng ngón trỏ và ngón cái nắm
phần cổ áo, mở áo đưa phần trong của áo về phía PTV để PTV đưa hai tay vào tay
áo (không để tay chưa mang găng của PTV chạm vào áo hay tay của ĐDVT).
• Điều dưỡng vòng ngoài (ĐDVN) giúp chỉnh và cột dây ở cổ, thắt lưng.
• Lưu ý: người mặc áo khi đưa dây chỉ đưa ra ngang, không quá phía sau lưng hay ra
phía trước mặt.Người phụ vòng ngoài khi nhận và cột dây không được chạm vào
tay, mặt ngoài áo của người đang mặc áo.
IV. NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý
* Khi mặc áo choàng phái chú ý những điểm sau:
- Tay (chua đi găng) không được động vào mặt ngoài của áo.
- Áo không chạm vào người hoặc bất kỳ vật gì xung quanh.
- Cần có người phụ để giúp mặc áo. Người phụ khi mặc áo không tiếp xúc
tay với mặt ngoài của áo và tay của người mặc. Áo bị coi là nhiễm khuẩn
khi bị chạm vào người phụ giúp.
- Lưu ý: trong quá trình phụ mặc áo người phụ mặc áo không được chạm vào
tay của người đang mặc áo và mặt ngoài của áo choàng.

- Sau khi mặc áo choàng phẫu thuật, mang găng vô khuẩn xong nhân viên y tế
được tiếp xúc với bàn, dụng cụ phẫu thuật, người bệnh đã được trải khăn vô
trùng chuẩn bị phẫu thuật.

* Khi cởi áo cần chú ý những điểm sau:


- Yêu cầu người phụ tháo dây cố định áo ở sau lưng (dây khẩu trang, dây cổ
áo và dây thắt lưng).
- Tháo từng bên tay áo một và đảm bảo mặt trái của tay áo lộn ra ngoài, mặt
phải áo được cuộn gọn vào trong tránh không chạm vào tay và quần áo
của người mặc áo để hạn chế nhiễm bẩn cho người mặc áo và lan truyền
rộng ra môi trường.

V. KẾT LUẬN
- Mặc áo đúng kỹ thuật, bảo đảm giữ đúng vô khuẩn trong phòng mổ có ý
nghĩa rất quan trọng

78
- Giảm được các yếu tố đưa đến nhiễm trùng vết mổ, làm cho việc điều trị có
hiệu quả
- Tránh được lây nhiễm vi khuẩn, bảo vệ cho người bệnh và cho chính nhân
viên y tế

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ


1. Mặc áo choàng phẫu thuật nhằm mục đích?
a. Ngăn ngừa vấy bẩn máu, dịch tiết từ người bệnh cho nhân viên y tế
b. Ngăn ngừa lây nhiễm vi khuẩn từ NVYT cho người bệnh
c. Ngăn
d. Ngăn
2. Có mấy loại áo choàng phẫu thuật?
a. 1
b. 2
c. 3
d. 4
3. Ý nghĩa mặc áo choàng vô khuẩn?
a. Tạo thói quen cho PTV và DCV
b. Giảm được nguy cơ nhiễm trùng vết mổ

KỸ THUẬT MANG GĂNG VÔ KHUẨN

I. MỤC TIÊU
1. Găng tay vô khuẩn là một phương tiện nhằm ngăn ngừa sự lây truyền
vi khuẩn, ngăn cản các tác nhân hóa học gây kích ứng da. Vì vậy, sử
dụng găng tay không chỉ nhằm mục đích bảo vệ người bệnh mà còn
nhằm mục đích bảo vệ nhân viên y tế
2. Mang găng vô khuẩn có tính bắt buộc khi thực hiện phẫu thuật hoặc
các thủ thuật xâm lấn.
3. Mang găng vô khuẩn phải được thực hiện đúng kỹ thuật nhằm đảm
bảo tính vô khuẩn cần thiết.
4. Mang găng vô khuẩn là một trong những yếu tố giúp giảm các nguy
cơ dẫn đến nhiễm trùng vết mổ
II. CHUẨN BỊ
 Găng tay đúng kích cỡ yêu cầu và đã được tiệt khuẩn.
 Đảm bảo vỏ găng còn nguyên vẹn, không bị rách, xé và còn trong
hạn sử dụng.

79
 Khi lấy găng ra khỏi vỏ phải đảm bảo vô trùng
III. QUY TRÌNH KỸ THUẬT MANG GĂNG
1. Kỹ thuật mang gang kín
 Khi mặc xong áo choàng phẫu thuật, người mang găng cẩn thận giữ
tay áo phủ kín hai tay, không để ngón tay trực tiếp chạm vào găng tay.
 Dùng hai tay (vẫn đang được che kín) mở hết các phần gấp của bao
găng ra để thấy được cả hai bàn tay và dễ lấy
 Tay không thuận cầm vào chỗ gấp xuống của găng bàn tay thuận đặt
lên cổ tay phải theo chiều các ngón tay hướng vô người và ngón cái
hướng ra ngoài.
 Đưa bàn tay thuận vào găng theo chiều hướng vào người, tay trái cầm
cổ tay găng lồng qua các ngón tay và kéo xuống cổ tay phải, để bàn
tay lọt được vào trong găng.
 Tay thuận sau khi đã mang găng cầm găng còn lại đặt lên vùng cổ tay
của tay không thuận, các ngón tay găng hướng vào trong người và
ngón tay cái hướng ra ngoài.
 Luồn bàn tay vào trong găng theo chiều đã đặt, tay đã mang găng cầm
mặt ngoài cổ tay găng kéo xuống phía cổ tay hỗ trợ.
 Sau khi mang găng vào cho cả hai bàn tay mới chỉnh , sửa găng sao
cho đúng vào các vị trí thích hợp, gọn gàng, ngay ngắn, không bị cấn,
dễ thực hiện các thao tác trong khi phẫu thuật.
 Dùng gạc lau phấn tan bám ở bên ngoài gang
2. Kỹ thuật mang gang hở
 Sau khi mặc xong áo choàng phẫu thuật, các đầu ngón tay lộ ra
khỏi tay áo, tiếp xúc trực tiếp với bao găng để mở ra trình bày rõ
hai bàn tay găng.
 Hai bàn tay găng được ghi chú rõ bên phải và bên trái, ngón tay cái
hướng ra ngoài, cổ tay găng đã được bẻ gập bề trong ra ngoài.
 Tay không thuận cầm vào mặt trong tay găng bên thuận lồng vào
bàn tay và kéo găng về phía cổ tay để bàn tay lọt vào bên trong
găng (tay thuận hỗ trợ đưa bàn tay vào trong găng).
 Sau đó tay thuận đã măng găng luồn vào mặt ngoài cổ tay găng còn
lại để lồng găng vào bàn tay kéo về phía cổ tay.
 Người mang găng chỉnh sửa hai tay găng lại cho vừa vặn, gọn
gàng, không bị cấn, để khi thao tác trong lúc đang phẫu thuật được
thuận tiện, thoải mái và chính xác.
 Dùng gạc vô khuẩn đã làm ướt lau hai bàn tay đã mang găng cho
sạch lớp phấn tan bên ngoài găng trước khi bắt đầu phẫu thuật.
80
3. Kỹ thuật mang găng cho phẫu thuật viên
 Người điều dưỡng vòng trong (ĐDVT) sau khi mang găng cho
chính mình còn có nhiệm vụ mang găng cho phẫu thuật viên
(PTV).
 ĐDVT trước khi mang găng cho PTV phải kiểm tra găng tay bằng
cách giũ găng, làm kín cổ tay găng tạo không khí trong găng để
phát hiện găng rách và giúp cho PTV mang găng dễ hơn.
 DCVT cầm vào chỗ gấp xuống của găng tay bên phải, ngón cái đưa
ra ngoài, hướng lòng bàn tay của găng vào PTV, đưa cao ngang
thắt lưng và bẻ rộng cổ tay đủ cho PTV đưa tay vào mà không
chạm vào găng của ĐDVT, DCVT phụ kéo cổ tay găng lên và nhẹ
nhàng thả ra.
 Thông thường tay phải (tay thuận) sẽ được mang găng trước.
 Mang xong một tay ĐDVT thực hiện tiếp các thao tác trên giúp
mang găng cho tay còn lại.
 Lúc này PTV dùng bàn tay đã mang găng vào nếp gấp cổ tay ở bề
mặt để kéo cổ găng tay rộng ra và cho tay chưa mang găng vào.
 Sau khi mang hai găng PTV sẽ tự sửa găng cho hoàn chỉnh,thuận
tiện, thoải mái với các thao tác.
 Nếu PTV yêu cầu mang hai găng DCVT sẽ thực hiện như trên với
găng thứ hai.
 Cung cấp gạc vô khuẩn ướt để PTV lau phấn tan bám ngoài găng.

IV. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý


 Khi mang găng hở hai bàn tay lúc chưa mang găng chỉ được đụng
vào bao găng và mặt trong của cổ tay găng, không được chạm vào
bất cứ vật gì trên bàn dụng cụ chuẩn bị cho phẫu thuật.
 Mang găng phải đúng cỡ để thao tác chính xác nếu phát hiện găng
có gì bất thường như bị rách, bị lỗi,… phải xin đổi găng khác để
đảm bảo an toàn.
 Khi mang găng cho PTV không để tay chưa mang găng của PTV
chạm vào tay đã mang găng của người phụ mang găng.
Kỹ thuật tháo găng
 Sau phẫu thuật ta phải cởi áo choàng trước rồi mới cởi bỏ găng tay.
 Tay phải khéo léo chạm vào mặt ngoài cổ tay trái luồn và bẻ cổ tay
trái kéo găng ra khỏi tay.
 Tay trái đã tháo găng luồn vào mặt trong cổ tay phải lột găng ra
khỏi bàn tay.
81
 Bỏ găng đã sử dụng vào thùng rác theo đúng quy định
CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ
1. Có mấy cách mang găng?
a. 1 cách
b. 2 cách
c. 3 cách
d. 4 cách
2. Khi nào cần mang gang vô khuẩn?
a. Trước khi thực hiện thủ thuật/ phẫu thuật
b. Trước khi thăm khám người bệnh
c. Chuẩn bị thay băng vết thương
3. Sau phẫu thuật cởi bỏ găng trước rồi mới cởi áo choàng phẫu thuật?
a. Đúng
b. Sai
4. Khi mang găng cho PTV không để tay chưa mang găng của PTV
chạm vào tay đã mang găng của người phụ mang găng.
a. Đúng
b. Sai

KỸ THUẬT TRẢI SĂNG CHO CA PHẪU THUẬT

I. MỤC TIÊU
1. Là một trong những việc cần thiết phải làm trong phòng mổ và làm
thật đúng nguyên tắc. Công việc này được thực hiện để tạo nên 1 khu
vực rộng lớn vô khuẩn tuyệt đối trong khi phẫu thuật.
2. Việc trải săng vô khuẩn trên người bệnh và bàn dụng cụ là để ngăn
ngừa sự nhiễm trùng có thể xảy ra từ các bề mặt hữu khuẩn và những
vùng da chưa được khử khuẩn
II. CHỨC NĂNG
- Trách nhiệm của Điều dưỡng vòng trong, Phẫu thuật viên hay người
phụ mổ.
- Điều dưỡng vòng trong trải săng lên bàn dụng cụ nhỏ của mình
- Đôi khi cũng có những Phẫu thuật viên tự ý trải săng lên người bệnh.
III. KỸ THUẬT
- Cầm mí tấm săng càng ít càng tốt trongkhi trải.
82
- Luôn luôn cho tay có găng vào trong phần gấp lại của săng hay khăn
mổ để che cho găng khỏi chạm vào những chỗ nhiễm khuẩn.
- Nếu đầu cuối của săng trải đụng dưới chân bàn hay khoảng dưới hông
người bệnh, không dùng tấm này nữa.
- Cạnh gấp lại của săng luôn luôn đặt về phía chỗ mổ
- Không trao tấm săng đã vô khuẩn cho một người khác ngang qua chỗ
đã vô khuẩn.
- Trải 1 lớp phía trên đầu người bệnh, người Gây mê sẽ đỡ lấy và kẹp
săng lại để giới hạn khu vực của Gây mê. Trải 2 lớp phía dưới bệnh
nhân, săng phải phủi kín tận chân bàn. Các săng còn lại sẽ trải về phía
2 bên người bệnh
- Nếu cần thêm săng săng được mang đến phải đang gấp lại và chỉ
được mở ra khi đặt trên bàn mổ vô khuẩn
- Khi trải săng 2 bên  giơ cao tấm săng tránh không chạm vào bàn mổ,
cách xa người mình ra và cũng cẩn thận cao quá sẽ đụng lên đèn mổ.
- Săng được trải rồi không được dời.
- Đẩy săng cách xa chỗ mổ nhưng không được đẩy về phía vùng mổ

CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ

1. Trải săng nhằm mục đích


2. Ai là người chịu trách nhiệm chính cho việc trải săng
a. Phẫu thuật viên chính
b. Phẫu thuật viên phụ
c. Điều dưỡng vòng trong
d. Tất cả đúng
3. Săng trải không đúng vị trí có thể dời chỗ khác
a. Đúng
b. Sai

83
Bài 7
NGUYÊN TẮC TÍP DỤNG CỤ
Mục tiêu :
1. Chọn lựa được loại dụng cụ để cặp kim và sử dụng đúng nguyên tắc
2. Thành thạo thao tác đưa dụng cụ đúng hướng và đúng vị trí
3. Hổ trợ được phẫu thuật viên khi thao tác các mũi khâu

I. NGUYÊN TẮC CHỌN LỰA KỀM MANG KIM :


- Kềm kẹp vừa với kim khâu : với mục đích giữ kim thật chắc chắn, không
xoay kim và người mổ có thể bắt kim dễ dàng
- Kềm có thể nắm vừa sợi chỉ, tránh kềm to mà chỏ quá nhỏ hay kêm nhỏ mà
chỉ quá to : giúp người khâu cột chỉ bằng kêm dễ dàng, không bị tuột đuôi chỉ
khi nắm cột. đồng thời giúp xiết nơ chỉ thật chắc và an toàn

1. Cách sử dụng kềm mang kim


- Kềm phải kẹp đúng 1/3 của thân kim khâu
- Kim khâu sau khi kẹp phải ngửa độ cong lên trên và thuận chiều khi
người khâu dùng móc mũi khâu vào mô 45 độ
84
- Nếu phẫu thuật viên thuận tay trái, kềm kẹp kim khâu phải úp xuống để
thuận chiều thao tác của người khâu

2. Cách đưa dụng cụ mang kim :


- Đặt cán dụng cụ vào đúng long bàn tay phẫu thuật viên
- Chiều kim phải hướng lên trên và thuận chiều để người khâu móc mũi
kim
- Hướng di chuyển của đầu kim ở trong lớp mô cũng như khi rút kim phải
trùng với chiều cong của thân kim
- Một số các PTV làm rất nhanh hoặc khi gặp các trường hợp chảy máu,
chúng ta phải thực hiện động tác cặp kim thật nhanh và chính xác, khi đặt
vào long bàn tay người khâu họ không cần nhìn lại mà chỉ dung móc khâu
vào mô tức thì. Vì vậy đòi hỏi kỷ năng người dụng cụ viên phải tinh tế,
lanh mắt, nhanh nhẹn và phản ứng nhanh

85
3. Lưu ý :
- Luôn luôn kẹp đuôi sợi chỉ giúp người khâu, tránh đuôi chỉ quá dài làm
rối chỉ
- Khi sợi chỉ quá ngắn và người khâu thì tiết kiệm: dung Kelly bắt đuôi sợi
chỉ giúp người khâu nắm cột dễ dàng
- Khi sử dụng chỉ khâu đơn sợi size nhỏ : dung ống nhựa bọc đầu Kelly lại
để giảm thiểu nguy cơ rang của Kelly nghiến đứt sợi chỉ khi kẹp giữ đuôi
sợi chỉ
- Khi hổ trơ người phụ mổ hay phẫu thuật viên cột nơ chỉ, cần sử dụng loại
Kelly không răng, không bấm khóa Kelly vì rang Kelly sẽ nghiến đứt nơ
chỉ đã cột
- Không để kim và kẹp mang kim rời nhau trong suốt cuộc mổ
4. Kỹ thuật cầm nắm dụng cụ đúng :
1. Kềm mang kim – Kềm cặp kim ( Needle
Holder;
Porte

d’aiguille)
Phương pháp 1
- Cho ngón cái và ngón 3,4 vào 2
vòng tròn tay cầm, ngón trỏ đặt lên thân dụng cụ
Phương pháp 2 :

86
- Ngón cái không xỏ vào vòng tròn tay cầm mà đặt bên ngoài thân dụng cụ,
và ngón trỏ có tác dụng điều hướng. Phương pháp này thuận lợi hơn khi

thao tác trong sâu và bị


chéo tay

2. Cách cầm nắm nhíp :

- Người Điều dưỡng dụng cụ luôn luôn nhận biết và nhạy bén, thuộc từng
động tác và tiến trình cuộc mổ..để giúp đưa dụng cụ chính xác, các thao
tác nhanh nhẹn và an toàn. Muốn được như vậy, phải trau giồi và rèn
luyện kỹ năng nghề nghiệp thường xuyên trong từng loại phẫu thuật.

Tài liệu tham khảo:


1. Điều dưỡng ngoại khoa – 2019
2. Care of the Patient in Surgery – Alexander’s
3. Quyết định 3671/QĐ-BYT 2012
87
Câu hỏi lượng giá :
1. Sử dụng kềm mang kim, chúng ta phải kẹp thân kim bao nhiêu :
a. ¾ thân kim
b. 2/3 thân kim
c. 1/3 thân kim
2. Khi đưa dụng cụ, động tác nào đúng :
a. Đưa đầu dụng cụ cho người mổ
b. Đặt đầu dụng cụ vào bàn tay người mổ
c. Đặt tay cầm dụng cụ vào lòng bàn tay người mổ
3. Nguyên tắc đưa kim chỉ khâu, kềm mang kim phải như thế nào :
a. Kim quay úp xuống
b. Kim ngửa lên trên
c. Kim chếch 1 góc
4. Đối với phẫu thuật viên thuận tay trái, đưa kim chỉ khâu, kim như thế
nào?
a. Kim quay úp xuống
b. Kim ngửa lên trên
c. Kim chếch 1 góc
5. Khi phẫu thuật viên cần khâu ở 1 vị trí khó và đặc biệt, đưa kim khâu như
thế nào?
a. Kim quay úp xuống
b. Kim ngửa lên trên
c. Kim chếch 1 góc

88
Bài 8
KIM CHỈ KHÂU TRONG PHẪU THUẬT

Mục tiêu :
1. Phân loại được chỉ tan và chỉ không tan
2. Kể được 1 số tên chỉ phẫu thuật tư tan
3. Chọn được ứng dụng các loại chỉ tan phù hợp với tổ chức mô

I. ĐỊNH NGHĨA :
Chỉ phẫu thuật là vật liệu dạng sợi được dùng để buộc mạch máu hoặc
khâu mô lại với nhau, giữ chúng cho tới khi vết thương lành hẳn. Khi khâu
vết thương, bác sỹ sẽ sử dụng sợi chỉ được gắn với một mũi kim để khâu vết
thương.
Ngày nay có rất nhiều loại vật liệu có thể sử dụng để tạo ra chỉ y tế dùng
trong phẫu thuật. Khi phẫu thuật, bác sỹ sẽ chọn loại chỉ khâu nhỏ nhất, có
độ bền thích hợp với tổ chức cần khâu.
Bất kỳ loại chỉ nào dùng trong phẫu thuật cũng cần đảm bảo vô khuẩn, đủ
độ bền chắc, ít gây phản ứng và tổn thương mô, dễ sử dụng. Vì thế, khi sản
xuất người ta còn nhuộm màu để dễ nhìn khi mổ, phủ lợp sợi chỉ mềm, trơn
hoặc tẩm chất có khả năng kháng khuẩn.
Chỉ phẫu thuật có thể được làm từ nhiều nguyên liệu khác nhau: chỉ có
nguồn gốc tự nhiên (chỉ lụa, lin, catgut,…), các loại chỉ tổng hợp, chỉ kim
loại,…
II. PHÂN LOẠI CHỈ PHẪU THUẬT :
– Nguồn gốc chất liệu : thiên nhiên hay tổng hợp
– Khả năng tan trong cơ thể : Tan hoặc không tan
– Cấu trức của sợi chỉ : đơn sợi hay đa sợi
1) Phân loại theo nguồn gốc :
1. Chỉ tự nhiên ( Organic ) : gồm có chỉ tan và chỉ không tan
Chỉ tự nhiên được cấu tạo từ những thành phần có sẵn trong thiên nhiên,
Được tan trong cơ thể theo cơ chế enzyme

89
Nhược điểm của chị tự nhiên :
- Cơ chế enzyme gây kích ứng các mô chung quanh, tùy thoe cơ địa của
người bệnh có thể gây phản ứng viêm dữ dội
- Tỉ lê và thời gian tan không quy định được, tùy thuộc vào cơ địa người
bệnh, tính chất của mô và số lượng enzyme đưa vào cơ thể

2. Chị tổng hợp ( Synthesis) : gồm có chỉ tan và chỉ không tan
Được cấu tạo từ các thành phần Polymer tổng hợp và được cơ thể ly giải qua
quá trình thủy phân

90
2) Phân loại chỉ theo tính chất tan:
1. Chỉ tan ( Absorbable) :
- Giảm lực căng dần dần
- Giảm 50% lực kéo căng vết khâu
- Tùy theo thành phần cấu tạo của loại chỉ, có thời gian tan ngắn hay dài
và tan hoàn toàn trong cơ thể
- Các loại chỉ tan thường xuyên sử dụng : Catgut, Chromic, Safil, Vicryl,
Monosyn
2. Chỉ không tan ( Non- Absorbable)
- Tồn tại vĩnh viễn trong cơ thể
- Không chuyển hóa
- Có thể gây phản ứng mô do lâu ngày các nguyên bào sợi đến bao
quanh và tạo thành kén mô
- Các loại chỉ không tan gồm : Nylon, Prolene, Premilene, chỉ thép
3. Chỉ không tan “giả”
- Thời gian tan sẽ rất lâu : từ 2-3 năm trở lên
- Gồm các loại chỉ : Dafilon, Silk…
3) Phân loại chỉ theo cấu trúc :
1. Chỉ phẫu thuật đơn sợi ( Monofilament):
- Cấu tạo sợi chỉ gồm 1 sợi duy nhất
- Thân trơn láng, ngăn không cho vi khuẩn trong dịch tiết bám dính
- Gồm có chỉ tan tổng hợp và chỉ tan thiên nhiên:
91
o Tan tổng hợp gồm các loại chỉ : Nylon, PDS, Monosyn,
Monocryl…
o Tan thiên nhiên gồm các loại chỉ : Catgut, Chromic…

2. Chỉ phẫu thuật đa sợi ( Polyfilament ):


- Gồm nhiều sợi chỉ đan lại thành 1 sợi chỉ và theo đường kính mong
muốn
o Dạng bện ( Braided )

o
o Dạng xoắn ( Twisted) :

III. SO SÁNH CHỈ PHẪU THUẬT ĐƠN SỢI VÀ ĐA SỢI :

ĐA SỢI ĐƠN SỢI


Mềm Cứng

92
Dễ uốn nắn Dễ rối chỉ
Dễ thao tác cột, thắt nơ chỉ Khó thao tác cột, buộc chỉ
Khó đứt chỉ Dễ bị đứt chỉ
Khi xuyên qua mô dễ bị ma sát nhiều Xuyên qua mô trơn và dễ dàng
Gây sang chấn mô Mô không bị sang chấn

IV. KIM KHÂU PHẪU THUẬT


1 Cấu tạo kim :

2 Độ cong của kim : theo quy cách và tiêu chuẩn quốc tế :

- Tùy vào không gian để thao tác khi mổ, cần độ cong kim khác nhau
- Vị trí khâu càng sâu thì cần độ cong kim càng nhiều

93
3 Chuôi kim : Vì có quá nhiều nhược điểm, nên loại kim để xỏ chỉ khâu
không còn sản xuất nữa

4 Thân kim : Gồm 3 loại chính là : thân kim tròn, thân kim tam giác và
thân kim hình thang

94
- Phân loại kim theo độ cong của kim :

5 Đầu kim :
- Cấu tại nhiều đầu kim để phục vụ khâu các tổ chức mô khác nhau
- Lựa chọn kim khâu sai sẽ gây nguy hiễm cho cuộc phẫu thuật
- Các loại kim :
5.1 Kim nhọn (taper):
Kim có mũi nhọn, thân vuông hay tròn. Lực đâm xuyên vào mô chủ yếu
là lực căng. Kim nhọn không làm đứt mô trong quá trình đâm xuyên. Kim
được sử dụng cho các mô dễ đâm xuyên như mô dưới da, phúc mạc, các tạng
trong xoang bụng (nhất là ống tiêu hoá).
5.2 Kim cắt (cutting):
Kim có đầu hình tam giác, thân vuông, tròn hay dẹt. Đỉnh của tam giác
ở đầu kim có thể hướng ra ngoài (phiá bờ lồi của thân kim, được gọi là kim
cắt thường qui) hay vào trong (phiá bờ lõm của thân kim, được gọi là kim cắt
ngược). Kim cắt làm đứt các mô trong quá trình đâm xuyên qua mô. Kim cắt
ngược có lực đâm xuyên mạnh hơn kim cắt thường qui và được sử dụng cho
các mô khó đâm xuyên như da, bao gân…
5.3 Kim nhọn-cắt:
Kim có một đoạn rất ngắn ở đầu hình tam giác, mục đích làm tăng khả
năng đâm xuyên nhưng không cắt nhiều mô (kim trocar).
5.4 Kim tù:

95
Kim có đầu tù, được sử dụng cho các mô bở và dễ rách như gan và
thận

6. Lựa chọn kim khâu trong phẫu thuật :


- Kim tròn : sử dụng khâu nối mô ruột, dạ dày, mạch máu, cân cơ, phẫu thuật
khâu nối thần kinh và các mô tinh tế khác
- Kim tam giác : khâu da , khâu cân cơ khi mổ lần 2 hay cũng có thể được sử
dụng khâu nối gân
- Kim đầu tù : sử dụng khâu gan
- Kim đầu trocar : Khâu cân tử cung
- Kim đầu hình thang : khâu mắt

Tài liệu tham khảo :


1. BBraun needle information
96
2. BBraun Range of Sutures & Needles
3. Điều dưỡng ngoại khoa – 2019
4. Care of the Patient in Surgery – Alexander’s
Câu hỏi lượng giá :
1. Nguồn gốc của các loại chỉ tan và không tan gồm có :
a. Chỉ thiên nhiên
b. Chỉ tổng hợp
c. Cả 2 loại thiên nhiên và tổng hợp
2. Chỉ phẫu thuật đa sợi không có thành phần của thiên nhiên, đúng hay sai:
a. Đúng
b. Sai
3. Chỉ phẫu thuật đa sợi là loại chỉ : tìm câu sai
a. Gồm nhiều sợi bện lại thành 1 sợi
b. Gồm 2 sợi chỉ xoắn lại với nhau thành 1 sợi chỉ
c. Gồm 1 sợi chỉ duy nhất
4. Chỉ phẫu thuật đơn sợi là loại chỉ :
a. Gồm nhiều sợi bện lại thành 1 sợi
b. Gồm 2 sợi chỉ xoắn lại với nhau thành 1 sợi chỉ
c. Gồm 1 sợi chỉ duy nhất
5. Kim tròn dùng để khâu các mô:
a. Cân cơ, dạ dày, ruột..
b. Cân cơ, dạ dày, ruột, khâu nối thần kinh
c. Cân cơ, dạ dày, ruột, tử cung, gan

97
Bài 9
TƯ THẾ PHẪU THUẬT CHO NGƯỜI BỆNH

Mục tiêu :
1. Biết cách kê tư thế cho từng ca phẫu thuật
2. Đảm bảo an toàn người bệnh khi kê tư thế

I. GIỚI THIỆU
Tư thế của người bệnh trên bàn mổ tuỳ thuộc vào quyết định của phẫu
thuật viên, kỹ thuật viên gây mê, loại phẫu thuật cần thực hiện. Tuy
nhiên, điều dưỡng phòng mổ phải hiểu rõ và quen thuộc với các loại bàn
mổ và các loại dụng cụ phụ của bàn mổ để đảm bảo đặt người bệnh nằm
đúng cách, gắn dụng cụ phụ đúng cách, bảo đảm cho người bệnh an toàn,
dễ chịu.

II. DỤNG CỤ HỖ TRỢ


 Màn chắn: là một trụ cong để căng tấm màn ngăn cách giữa khoảng
vô trùng và khoảng không vô trùng trên bàn mổ.
 Miếng giữ vai: là miếng kim loại cong, có mousse dùng đặt nơi vai
người bệnh.
 Miếng để tay.
 Miếng nâng chân trong tư thế sản khoa.
98
 Vòng nâng tiểu não của đầu.
 Gối nhiều cỡ.
 Dây cố định người bệnh.
 Vải lót.

III. NGUYÊN TẮC KHI KÊ TƯ THẾ


Các nguyên tắc khi đặt tư thế người bệnh mổ trên bàn mổ:
- Che người bệnh kín đáo.
- Có lệnh của người gây mê mới tiến hành cho người bệnh nằm theo tư thế
giải phẫu.
- Điều dưỡng cần hiểu rõ cơ chế sử dụng của bàn mổ.
- Điều dưỡng cần hiểu rõ các tư thế phẫu thuật cho từng loại phẫu thuật.
- Chuẩn bị dụng cụ sẵn sàng.
- Chêm lót an toàn, tránh tổn thương cho người bệnh.
- Đảm bảo hô hấp không bị nghẽn.
- Tuần hoàn không bị nghẽn.
- Tránh gây chèn ép dây thần kinh.
- Tránh làm căng thẳng các cơ, gân, xương.

IV. CÁC LOẠI TƯ THẾ PHẪU THUẬT


IV.1 Tư thế nằm ngửa
Chỉ định: cách nằm này khi dùng các loại thuốc mê tổng quát, trong
các phẫu thuật bụng, chân.
Kỹ thuật: đặt người bệnh nằm ngửa và thẳng, đầu gối của người bệnh
trên chỗ nối phần dưới của bàn. Đặt cánh tay và bàn tay của người bệnh ở
2 bên hông, khuỷu tay hơi cong, các ngón tay thẳng. Dùng tấm vải trải
nâng người bệnh, giữ cánh tay và bàn tay người bệnh. Đặt đai chân trên

99
đầu gối khoảng 6 – 8cm. Cột đai chân nhưng không quá chặt để giữ chân
người bệnh.
4.2 Tư thế nằm ngửa dang tay hai bên
Chỉ định: thực hiện trong các cuộc phẫu thuật bàn tay, cánh tay, phẫu
thuật vú, phẫu thuật cần tiếp máu liên tục.
Kỹ thuật: đặt cánh tay người bệnh lên miếng để cánh tay có lót.
Miếng để cánh tay phải cùng chiều cao với bàn. Dùng băng vải giữ cánh
tay nhưng tránh quá chặt. Dùng tấm vải trải nhấc người bệnh, giữ hai
cánh tay. Dùng đai chân giữ chân yên một chỗ. Hạ thấp đầu bàn một góc
30–400. Hạ thấp chân bàn phần nối nơi đầu gối xuống một góc 30–400.
Cột đai chân nhưng không quá chặt để giữ chân người bệnh.
4.3Tư thế ngửa với giường kê đầu thấp chân cao (tư thế Trendelenburg)
(hình 10.2)
Chỉ định: thực hiện cho phẫu thuật bụng, dưới tư thế này các cơ
quan của bụng sẽ tách khỏi vùng  xương chậu giúp phẫu thuật viên dễ
phân biệt vùng mổ.

Kỹ thuật: đặt người bệnh nằm ngửa và thẳng, đầu gối của người
bệnh trên chỗ nối phần dưới của bàn. Gắn các miếng giữ vai có lót kỹ vào
bàn. Điều chỉnh các miếng giữ vai ra phía ngoài khớp xương vai để tránh
chèn ép dây thần kinh vùng cổ.

100
4.4 Tư thế ngửa với giường kê đầu cao hơn chân (Reverse
Trendelenburg)

Chỉ định: thực hiện khi phẫu thuật cổ như mổ bướu cổ hay phẫu thuật
bụng.

Kỹ thuật: đặt người bệnh nằm ngửa, thẳng vai nơi chỗ nối phía trên
của bàn. Gắn miếng kê chân có lót vào bàn và sửa cho đúng vị trí. Cố định
cánh tay và chân yên một chỗ. Sửa bàn xiên phía dưới đến góc cần thiết. Hạ
đầu bàn xuống một ít.

Kỹ thuật: sau khi gây mê, lật sấp người bệnh. Cẩn thận với tay, chân
và cổ người bệnh tránh gây thương tích. Xoay đầu người bệnh qua một bên,
đặt gối dưới đầu người bệnh. Sửa cong tay người bệnh và đặt trên miếng để
101
tay. Đặt gối dưới hông tránh chèn ép vùng xương lồi. Đặt các gối vùng chân
dưới tránh tổn thương đầu gối và các ngón chân, cột đai giữ chân phía trên
đầu gối. Đặt gối nhỏ dưới mỗi bên vai giúp ngực không bị đè cấn và người
bệnh thở dễ dàng.

4.5 Tư thế lưỡi lê (Jackknife)

Chỉ định: giải phẫu trĩ, cắt trực tràng, xương cụt.

Kỹ thuật: sau khi gây mê, cho người bệnh nằm sấp. Đặt háng người bệnh nơi
chỗ nối phía dưới của bàn, lót gối dưới háng. Xoay đầu người bệnh qua một bên và
đặt gối nhỏ dưới đầu. Tránh cho bàn chân không bị cấn, có thể để bàn chân thòng
cuối bàn và lót gối ngay cổ bàn chân, dùng dây cột chân. Đặt cánh tay đầu bàn
xuống tới góc cần thiết và háng phải là phần cao nhất của cơ thể.

4.6 Tư thế Sim's

Chỉ định: thực hiện khi khám và giải phẫu trực tràng.

Kỹ thuật: xoay người bệnh qua phía trái của người bệnh, mông gần
cạnh bàn.

Đặt cánh tay trái ra sau lưng và cánh tay phải ở vị trí dễ chịu nhất của
người bệnh. Người bệnh hơi nghiêng về phía trước. Đặt chân phải tựa vào
102
bụng, chân trái hơi cong, nên đặt gối giữa 2 chân người bệnh nếu như người
bệnh phải nằm lâu, có thể kê gối dưới đầu người bệnh.

4.7 Tư thế sản khoa

Chỉ định: thực hiện trong các phẫu thuật vùng hội âm, khám bàng
quang, phẫu thuật âm đạo và trực tràng.

Kỹ thuật: phải có miếng giấy lót trên bàn mổ. Sau khi gây mê, dời
mông người bệnh xuống phía dưới bàn nơi chỗ nối ở phía dưới của bàn. Đặt
tay người bệnh khoanh trên bụng trên, dùng tấm lót để cố định tay người
bệnh. Gắn chân đăng vào bàn và sửa chân cho đúng chiều cao cần thiết. Nắm
hai gót chân và nâng phía đầu gối lên, cầm cong chân và đặt chân lên đăng
có lót. Nếu dùng các đai bằng vải dày đưa chân người bệnh ra phía ngoài các
thanh thẳng đứng. Quấn một vòng đai xung quanh bàn chân, một vòng xung
quanh gót chân. Chỗ thanh đụng vào chân hay chỗ chân có thể ép lên trên
thanh phải được lót. Lấy miếng lót nơi cuối bàn ra rồi hạ thấp đầu bàn
xuống. Cho đầu cuối tấm vải trải vào thùng hứng dịch ở cuối chân bàn.

103
4.8 Nằm sấp đặt mặt trên đồ nâng đầu

Chỉ định: trong các cuộc giải phẫu thần kinh.

Kỹ thuật: tháo miếng phần đầu trên bàn mổ và gắn đồ nâng tiểu não
trên đầu vào. Đặt người bệnh nằm sao cho mắt mũi không bị đè cấn. Lót vai,
bụng, chân dưới và bàn chân giống trong cách nằm sấp.

Tài liệu tham khảo :

Câu hỏi lượng giá :


1. 3 loại tư thế thường gặp nhất trong phẫu thuật
a. …
b. …
c. …
3. Tư thế sản phụ khoa thường áp dụng trong phẫu thuật nào
a. ..
b. …
c. ….
4. Nguyên tắc khi kê tư thế, kể ra

104
Bài 10
CHUẨN BỊ NGƯỜI BỆNH PHẪU THUẬT
Mục tiêu :
1. Thực hiện được việc lượng giá người bệnh trước mổ
2. Thực hiện được vai trò của Điều dưỡng trong việc chuẩn bị người bệnh trước
mổ
3. Thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật đúng yêu cầu
4. Thực hiện an toàn người người khi di chuyển ra phòng hồi tỉnh
5. Áp dụng được quy trình ISBAR khi bàn giao người bệnh

I. ĐẠI CƯƠNG
- Gỉai phẫu là 1 kế hoạch có dự kiến và có sự chuẩn bị. Cả mổ cấp cứu hay
mổ chương trình đều mang tầm quan trọng như nhau. Sự chuẩn bị cuộc
mổ luôn thực hiện một cách an toàn và hiệu quả để tránh tai biến cho
người bệnh trong mổ, ngăn ngừa biến chứng sau mổ và giúp người bệnh
hồi phục tốt.
- Vai trò của người Điều dưỡng rất quan trọng trong việc chăm sóc NB
trước mổ. Người Điều dưỡng cần có những thông tin cơ bản sau:
 Điều dưỡng phải thu thập dữ kiện từ người bệnh về bệnh tật và các
rối loạn kèm theo
 Điều dưỡng phải hiểu được phản ứng của NB trước mổ
 Điều dưỡng phải biết đánh giá kết quả xét nghiệm tiền phẫu
 Điều dưỡng phải biết lượng giá những thay đổi của cơ thể, nguy cơ,
biến chứng liên quan đến phẫu thuật.
II. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI PHÒNG TIỀN PHẪU
1. Công tác tư tưởng
- Tâm lý người bệnh lo sợ: chết, đau, không thoải mái khi gây mê, gậy
tê, sợ biến dạng cơ thể, sợ xa cách người thân, sợ thay đổi lối sống…
- Điều dưỡng cần nhận biết trình độ, nhận thức của NB để nâng đỡ và
cung cấp thông tin trong suốt thời gian trước mổ.
- Điều dưỡng trấn an để NB an tâm, Điều dưỡng có thể giải thích về
thông tin cuộc mổ trong phạm vi cho phép nhằm đáp ứng thắc mắc
cho NB hài lòng.
- Điều dưỡng là người nâng đỡ tinh thần và giúp NB giảm đau buồn,
giảm sợ hãi để duy trì và hồi phục.
- Không được cho NB biết tình trạng nguy kịch của bệnh.

105
- Hỗ trợ BS giải thích tình trang bệnh với thân nhân và kêu gọi sự hợp
tác.
2. Hồ sơ bệnh án
- Mỗi NB cần có hồ sơ bệnh án đầy đủ trước mổ
- Khám thể chất và phải hoàn tất dữ kiện về NB trước mổ do phẫu thuật
viên, điều dưỡng, gây mê thực hiện. Xét nghiệm cận lâm sàng trước
mổ như:
 Máu: công thức máu, máu đông, máu chảy, nhóm máu, dung
tích hồng cầu, tốc độ lắng máu, chức năng đông máu toàn bộ,
BUN, creatin, đường huyết, protid
 Nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu
 Chẩn đoán hình ảnh: X quang phổi, siêu âm, điện tim, CT scan
 Ngoài ra, tuỳ loại phẫu thuật mà BS có y lệnh thêm các xét
nghiệm khác.
3. Quản lý Điều dưỡng
- Thực hiện cam kết trước mổ:
 NB tự nguyện và ưng thuận mổ.
 Hồ sơ nhằm bảo vệ cho BS, ĐD, bệnh viện chia sẽ quyết định
giữa người mổ và người được mổ.
 Trước khi ký cam kết NB cần biết chẩn đoán xác định, mục đích
điều trị, mức độ thành công của cuộc mổ, nguy cơ bị thay đổi
trong điều trị. Vì thế, NB phải chứng tỏ đủ hiểu biết toàn diện
về những thông tin được cung cấp. NB không bị thuyết phục
hay bị bắt ép.
 NB có thể ký cam kết cho bản thân nếu tuổi và tình trạng tinh
thần cho phép.
 Nếu NB còn nhỏ, hôn mê, rối loạn tâm thần thì người thân có
thể ký cam kết thay thế
 Trong trường hợp cấp cứu có thể Phẫu thuật viên phải mổ để
cứu sống Nb mà không có mặt của gia đình thì người ký trrn
phải là người chịu trách nhiệm về phía bệnh viện.
- Sơ kết tiền phẫu
- Kiểm tra lại người bệnh bằng bảng checklist
Danh mục Thực hiện
Họ và tên người bệnh
Ngày ..tháng..năm sinh
Địa chỉ
106
Khoa chuyển tới
Chẩn đoán trước mổ
Ngày mổ
Phương thức phẫu thuật
Đánh dấu vùng phẫu thuật
Tổng trạng
Cân nặng
Xét nghiệm
Hình ảnh
Tiền sử dị ứng
Nhịn đói
Tháo các dụng cụ giả trên cơ thể NB
Dấu chứng sinh tồn
Mặc đồ bệnh viện
Vòng đeo tay
Mũ chùm tóc, bao giầy
Vết thương
Dẫn lưu
Bó bột
Thuốc đến phòng mổ cùng NB
Khác

III. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH TẠI PHÒNG MỔ


Trong suốt quá trình mổ, chức năng của Điều dưỡng như là người đại
diện chính cho NB. Khi NB đến phòng mổ có 3 nhóm chăm sóc NB
- Nhóm gây mê
- Nhóm Phẫu thuật viên và phụ mổ
- Nhóm Điều dưỡng phòng mổ (Điều dưỡng vòng trong và vòng
ngoài)
Cả 3 nhóm này sẽ phối hợp thực hiện BẢNG KIỂM AN TOÀN
PHẪU THUẬT và chăm sóc NB suốt thời gian phẫu thuật
III.1 Khi nhận hồ sơ và NB (SIGN IN), kiểm tra: KTV gây mê có
trách nhiệm kiểm tra
- Xác định NB (tên, tuổi, giới tính, địa chỉ =>ĐD- KTV)
- Kiểm tra vòng đeo tay
- Khoa điều trị
- Chẩn đoán
- Biên bản hội chẩn
- Giấy cam đoan phẫu thuật
107
- Bảng kiểm an toàn phẫu thuật
- Rủi ro: dị ứng, đường thở, mất máu
- Kiểm tra đánh dấu vị trí phẫu thuật
- Kháng sinh dự phòng c
- Các kết quả cận lâm sàng liên quan
III.2 Ngay trước khi bắt đầu phẫu thuật (TIME OUT)
KTV gây mê của kíp mổ đọc to và tất cả thành viên của kíp mổ
đều phải phối hợp kiểm tra
- Xác định lại thông tin NB (KTV GM)
- Chẩn đoán trước mổ và phương pháp phẫu thuật (PTV)
- Kiểm tra sát khuẩn vùng phẫu thuật- thủ thuật (PTV)
- Kiểm tra vị trí đánh dấu phẫu thuật (PTV)
- Kiểm tra dụng cụ vô khuẩn, vật tư thay thế (DCV)
- Kiểm tra kháng sinh dự phòng (KTV)
- Kiểm tra kép các nội dung TIME- OUT
III.3 Sau phẫu thuật (SIGN OUT)
- Xác định lại tên phẫu thuật- thủ thuật
- Điều dưỡng dụng cụ xác nhận đầy đủ thiết bị, gạc và dụng
cụ, bệnh phẩm… ghi vào BẢNG KIỂM SAU PHẪU
THUẬT
- Kiểm tra mẫu bệnh phẩm giải phẫu bệnh.
- PTV, BS gây mê xác định đã kiểm tra những vấn đề chính
liên quan đến hồi sức và hậu phẫu cho NB.

IV. CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SAU MỔ


1. Di chuyển Nb từ phòng mổ đến phòng hồi tỉnh
- Người Điều dưỡng phải thường xuyên kiểm tra nếu HA ổn định,
thở không khò khè, không có co kéo và có y lệnh của BS gây mê
mới chuyển.
- Đặt giường song song với bàn mổ, động tác di chuyển nhẹ nhàng từ
từ để NB tư thế nằm ngang
- Khi sang giường đặt đầu NB nghiêng sang một bên đề phòng nô
tránh tụt lưỡi
- Che chắn NB kín đáo
- Nâng thanh giường đề phòng té ngã
- Trách nhiệm di chuyển thuộc về PTV, Điều dưỡng phòng mổ và
KTV gây mê. Khi di chuyển NB, ĐD cần chú ý các vấn đề sau:
 Thời gian di chuyển ngắn nhất

108
 Hô hấp: theo dõi ngưng thở, thiếu oxy..
 Tuần hoàn: theo dõi chảy máu, tím tái
 Vết mổ vừa mới khâu còn căng
 Tránh ẩm ướt và lạnh
 An toàn trong di chuyển
 Tránh NB đè lên ống dẫn lưu, sút ống dẫn lưu.
2. Bàn giao NB tại phòng hồi tỉnh:
- Đây là sự bàn giao giữa ĐD phòng mổ và ĐD hồi tỉnh
- Sử dụng công cụ ISBAR để bàn giao
I: xác định thông tin Điều dưỡng giao- nhận và NB
S: nêu vấn đề
 Các chỉ số sinh tồn
 Tuổi, tổng trạng, tình trạng thông khí
 Chẩn đoán bệnh và phương pháp giải phẫu
 Thuốc mê, kháng sinh, thuốc hồi sức, dịch truyền, máu
 Những vấn đề xảy ra trong phòng mổ
 Các loại ống thông, dẫn lưu
 Thông tin đặc biệt mà PTV hay gây mê cung cấp
B: cung cấp thông tin, hoàn cảnh xảy ra vấn đề
A: đánh giá và tiên đoán vấn đề
R: khuyến nghị để ĐD hồi tỉnh có thể thực hiện những vấn đề cần
theo dõi tiếp theo.
Tài liệu tham khảo :
1. Phan Thị Hồ Hải. Chuẩn bị người bệnh trước mổ. Bài giảng bệnh học ngoại
khoa tập 1. Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, 1985. Nhà xuất bản y học,
1985, trang 9-11
2. Cẩm nang thực hành Bảng kiểm An toàn phẫu thuật

Câu hỏi lượng giá :


1. Những vấn đề cần thực hiện khi nhận người bệnh vào phòng mổ, kể ra
…………
2. 3 thời điểm thực hiện bảng kiểm an toàn phẫu thuật
a. …
b. ….
c. …

109
3. Thực hiện ISBAR khi bàn giao người bệnh tại phòng hồi tỉnh
I ……..
S …….
B …….
A …….
R ……

110

You might also like