You are on page 1of 141

GIỚI THIỆU HỌC PHẦN

SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH


CHI TIẾT HỌC PHẦN

- Tên Học phần: SINH LÝ BỆNH – MIỄN DỊCH


- Chương trình đào tạo ngành: Dược
- Bậc: Đại học, Số tín chỉ: 2
- Lý thuyết: 30 tiết; Thực hành: 0 tiết
TÀI LIỆU HỌC TẬP
- Tài liệu bắt buộc:
(1) Nguyễn Ngọc Lanh, 2012, Sinh Lý Bệnh Học, Trường ĐH Y Hà
Nội, NXB Y Học
- Sách tham khảo
(2) Phạm Hoàng Phiệt, 2004, Miễn Dịch Sinh Lý Bệnh, NXB Y Học
(3) Bộ môn Miễn Dịch – Sinh Lý Bệnh, 2000,ĐH Hà Nội, Miễn Dịch
Học, NXB Y Học
(4) Vũ Triệu An, JC Homberg, 2001, Miễn Dịch Học, NXB Y Học
(5) Đỗ Ngọc Liên, 2002,Miễn Dịch Học Cở Sở, NXB ĐH Quốc Gia
(6) Nguyễn Năng An, 2007, Dị Ứng Miễn Dịch Lâm Sàng, NXB Y Học
YÊU CẦU ĐỐI VỚI SINH VIÊN
1. Sinh viên phải đi học đúng giờ quy định
2. Tham dự tối thiểu 80% thời gian lên lớp
3. Đọc tài liệu và chuẩn bị cho mỗi buổi học
trước khi vào lớp
4. Tham gia tích cực, nghiêm túc các hoạt động
thảo luận, thực hành học tập trên lớp theo yêu
cầu và tích cực tự nghiên cứu nội dung môn
học theo hướng dẫn
5. Thực hiện các bài tập kiểm tra đầy đủ và đúng
thời gian quy định.
NỘI DUNG HỌC PHẦN
Học phần Sinh lý bệnh - Miễn dịch cung cấp
sinh viên:
+ Những khái niệm về bệnh, bệnh nguyên,
bệnh sinh.
+ Rối loạn chuyển hoá glucid, protid, lipit,
nước và chất điện giải, rối loạn thông thường
bằng acid-base.
+ Sinh lý bệnh vi tuần hoàn, quá trình viêm...
NỘI DUNG GIẢNG DẠY MÔN SLB

STT NỘI DUNG BÀI HỌC TIẾT


1 Giới thiệu môn sinh lý bệnh 4
2 Rối loạn chuyển hóa Glucid 2
3 Rối loạn chuyển hóa Lipid 2
4 Sinh lý bệnh tiêu hóa 4
5 Sinh lý bệnh quá trình viêm (Kiểm tra) 4
6 Sinh lý điều hòa thân nhiệt 4
7 Sinh lý bệnh chức năng hô hấp 4
8 Sinh lý bệnh chức năng thận (Kiểm tra) 4
9 Sinh lý bệnh chức năng gan 2
KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP
S Thời Trọng Thang Hình Công cụ Tiêu chí
T điểm số điểm thức KTĐG đánh giá
T kiểm tra (%) KTĐG
1 Kiểm tra 20% 10 Trắc - Bài kiểm tra - Khả năng thu
thường nghiệm thập tài liệu
xuyên - Số lượng 20 - Tư duy logic
(Buổi 5) câu hỏi trong - Khả năng tổng
15 phút hợp và ghi nhớ
2 KT Giữa 20% 10
thông tin
học
- Đề đóng, - Vận dụng kiến
phần
không sử thức để làm bài
(Buổi 7)
dụng tài liệu. tập ứng dụng
3 Thi kết 60% 10 (Đạt
thúc học tối thiểu:
phần 4/10)
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
SINH LÝ BỆNH

BM Y học cơ sở
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG

1. Trình bày định nghĩa môn học


2. Trình bày vị trí, vai trò của môn học
3. Trình bày phương pháp và ứng dụng của môn
học trong chẩn đoán bệnh.
ĐẠI CƯƠNG
Lịch sử phát triển/loài người: đấu tranh với
thiên nhiên (đấu tranh với bệnh tật và chết
chóc,…)

Khoa học y học đã dần dần trưởng thành

Hơn một thế kỉ nay, cùng với sự tiến bộ của khoa


học, y học đã phát triển rất mạnhviệc chuyên khoa
hoá đã thật sự là cần thiết
ĐẠI CƯƠNG
Xu hướng chuyên khoa sớm: nguy cơ là biết
thật sâu trong một phạm vi thật hẹp.

Tránh nguy cơ này: cần trang bị cho người


thầy thuốc những nguyên lí chung nhất của
bệnh lý học (sinh lý bệnh học).

SLB: những quy luật chung của hoạt động cơ


thể/ bệnh, của các quá trình bệnh lý điển
hình, những khái niệm lớn về y học.
MỞ ĐẦU
• Sinh lý bệnh học
Pathophysiology: Pathos (disease) + physis
(nature) + logos (science)
Qui luật hoạt động của cơ thể trong những trường
hợp bệnh lý điển hình  Qui luật hoạt động của cơ
quan bị bệnh  Qui luật hoạt động của bệnh.
Là môn học về chức năng.

Sinh lý, giải


phẫu, giải phẫu
Sinh lý bệnh Bệnh lý học
bệnh, sinh hóa,
miễn dịch
LỊCH SỬ
Mới ra đời khoảng 100 năm (cuối thế kỷ XIX)

Từ môn Giải phẫu bệnh: hình thái → ý


niệm thô sơ về chức năng.

 cùng với  của các ngành khoa học khác

- Conheim: Giải phẫu bệnh thực nghiệm


- Claude Bernard: Y học thực nghiệm
và phương pháp thực nghiệm.
LỊCH SỬ

Đầu thế kỷ XX

Hóa sinh giúp Thông qua thay


đổi về các phản
giải thích các ứng hóa học, các
hiện tượng sinh men, các rối loạn
lý và bệnh lý cấu trúc phân tử.

Ngày nay
Miễn dịch học, di truyền học…
LỊCH SỬ
Việt Nam:
Môn Sinh lý bệnh ra đời từ năm 1956
Châu Âu và Châu Mỹ:
 Sách về Sinh lý bệnh.
 Sinh lý bệnh được dạy trong: bệnh lý học
đại cương, điều trị học, sinh lý học và bệnh
lý học các cơ quan.
ĐẠI CƯƠNG
ĐỊNH NGHĨA
• Sinh lý bệnh là môn học về những thay đổi
chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào
khi chúng bị bệnh.

cụ thể tới hiện tượng thực tiễn tới


tổng quát tới qui luật lý luận
ĐẠI CƯƠNG
• SLB nghiên cứu trường hợp bệnh lý cụ thể,
phát hiện và mô tả thay đổi về hoạt động
chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào
khi chúng bị bệnh.
• Rút ra qui luật riêng chi phối chúng, quy luật
lớn và tổng quát chi phối mọi cơ thể, cơ
quan, mô và tế bào mắc các bệnh khác nhau.
ĐẠI CƯƠNG
Ví dụ:
• Tim có thể mắc nhiều bệnh khác nhau (triệu
chứng, diễn biến không giống nhau).
• Cơ thể mắc một bệnh tim hoạt động theo qui
luật riêng chi phối bệnh đó. Nhưng tất cả
bệnh tim vẫn diễn ra theo một số qui luật
chung (SLB tuần hoàn).
ĐẠI CƯƠNG
• Có rất nhiều bệnh viêm (viêm gan, viêm cơ,
viêm khớp, viêm tim,...), triệu chứng, diễn tiến
khác nhau từng bệnh. Nhưng sẽ tuân theo
qui luật chung.
• RLCH: bệnh gan, nội tiết, suy dinh dưỡng,
thận, xơ vữa ĐM, biểu hiện khác nhau,
nhưng sẽ phụ thuộc một số qui luật chung
của chuyển hóa.
ĐẠI CƯƠNG
Trả lời
• Bệnh (nói chung) là gì ?
• Các bệnh diễn ra theo những qui luật nào ?
• Quá trình lành bệnh và tử vong diễn ra thế
nào.
ĐẠI CƯƠNG
• Sự ra đời:
SLB hình thành từ vài trăm năm nay từ 2
nguồn nghiên cứu.

nghiên cứu áp
Những nghiên
dụng của môn
cứu bệnh học.
sinh lý học.
ĐẠI CƯƠNG
Nội dung môn học: Gồm SLB các cơ quan hệ thống
và SLB đại cương.

SLB cơ quan: nghiên cứu sự thay đổi các hoạt


động tạo huyết, tuần hoàn, hô hấp, tiêu hóa,
chức năng gan, nội tiết, thần kinh,…

SLB đại cương: SLB quá trình bệnh lý chung.


Các khái niệm và qui luật chung nhất về bệnh.
VỊ TRÍ

SLB: quan hệ mật thiết với sinh lý học, sinh hoá
học, GP bệnh học, và đặc biệt là y học lâm sàng

Muốn hiểu được SLB, phải nắm vững SL học.


Nhưng việc hiểu rõ đâu là giới hạn của những
hoạt động bình thường không dễ dàng

SLB liên quan chặt chẽ với sinh hoá học, sinh
hoá học hiện đại đã phát hiện các cơ chế bệnh
sinh ở mức độ men, phân tử.
VỊ TRÍ
SLB và GPB liên quan: Anh, Mỹ gộp thành “Bệnh lý đại
cương”.

Thay đổi về hình thái  làm sáng tỏ những thay đổi về
chức năng,  xây dựng những giả thuyết về các cơ chế
bệnh lý.

Mối quan hệ SLB với lâm sàng  SLB cầu nối các môn
YHCS và y học lâm sàng.

Nó tổng hợp các môn y học cơ sở (sinh lý, sinh hoá, giải
phẫu bệnh, vv ...)  những quy luật hoạt động của cơ thể
bị bệnh.

lâm sàng lại là nơi áp dụng thực tế những điều đã học trong
sinh lý bệnhphân tích, tổng hợp, với kết quả nghiên cứu đó trở
lại phục vụ cho lâm sàng, hiểu rõ bệnh hơn
VỊ TRÍ
Môn tiền lâm sàng
• SLB và GPB cấu thành của môn Bệnh lý học.
• Nền môn SLB: Hai môn cơ sở (sinh lý học và
hóa sinh).
• Là môn tổng hợp, vận dụng kiến thức nhiều
môn học khác như di truyền, miễn dịch, môn
khoa học cơ bản.
VỊ TRÍ
SLB là môn cơ sở của các môn lâm sàng.
• Bệnh học cơ sở
• Bệnh học lâm sàng
• Dự phòng biến chứng, hậu quả xấu của
bệnh.
• Phòng bệnh nói chung và chăm sóc sức
khỏe.
VỊ TRÍ
Các môn
LÂM SÀNG & DỰ PHÒNG

Môn cơ sở BỆNH HỌC Môn cơ sở


điều trị ngoại (hình thái) (Chức năng) điều trị nội:
PTTH DƯỢC LÝ
GIẢI PHẪU BỆNH SINH LÝ BỆNH

GIẢI PHẪU MÔ HỌC SINH LÝ HÓA SINH

TOÁN HÓA HỌC SINH HỌC VẬT LÝ


TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
1.SLB có tính chất tổng hợp:

SLB vận dụng kết quả của nhiều môn


khoa học khác nhau.

Nhiều bệnh phải dựa vào bệnh lý phân


tử, sự vận chuyển thông tin trong tế bào.

SLB rút ra những qui luật từ riêng rẻ, cụ


thể đến chung nhất bệnh học.
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
2. SLB: cơ sở của Y học hiện đại

Claude- Bernard đã đánh giá “y học thực nghiệm là


cơ sở của y học hiện đại”.

Nền y học cổ đại gặp bế tắc: không có cơ sở vật chất


và thực nghiệm, đi sâu vào lí luận trừu tượng, duy
tâm, thần bí.

Sự phát triển YHHĐ (Tây y): liên tục và mạnh mẽ


chính là nhờ ở cơ sở thực nghiệm.
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
2. SLB: cơ sở của Y học hiện đại

YHHĐ thời kỳ kế tiếp của YHCT: kế thừa tinh


hoa YHCT, phát triển và thay thế YHCT

Phương tây TK 16-17, YHHĐ ra đời áp dụng


PP thực nghiệm vào NC sinh học và y học.

Môn giải phẫu và sinh lý học ra đời từ thực


nghiệm khoa học
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
2. SLB: cơ sở của Y học hiện đại

Phương tây Hippocrates ông tổ (YHCT và YHHĐ).

Phương đông song song 2 nền y học


có sự xâm nhập YHHĐ (theo CN thực dân TK18).

Việt Nam YHHĐ xâm nhập năm 1902, thành lập


trường Y khoa Đông Dương, “khoa học hóa đông y” .
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
2. SLB: cơ sở của Y học hiện đại

GPH và SL học là 2 môn quan trọng nhất

Cơ sở trên YHHĐ nghiên cứu trên người bệnh


hình thành môn bệnh học

SLB: cơ sở của YHHĐ và lâm sàng

Làm nhiệm vụ tổng hợp các thành tựu của các


công trình, phân tích, tìm hiểu các quy luật bệnh
lý trong những bệnh cụ thể
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
3. SLB là môn lý luận

Giải thích cơ chế của bệnh, hiện tượng bệnh


lý, làm sáng tỏ quy luật chi phối sự hoạt động
của cơ thể, cơ quan, mô và tế bào khi chúng
bị bệnh.

Trang bị lý luận cho người học và cách ứng


dụng lý luận khi học thực hành nghiệp vụ.
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
3. SLB là môn lý luận
Giúp người học tìm ra phương hướng tốt
trong lâm sàng. Cụ thể:
• Chẩn đoán, hội chẩn, tiên lượng bệnh.
• Chỉ định các xét nghiệm, nghiệm pháp.
• Biện luận KQ XN và nghiệm pháp thăm dò.
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
4. SLB giúp cho công tác dự phòng và điều trị
Mục đích chính, mục đích cuối cùng của môn
sinh lý bệnh

Hiểu rõ nguyên nhân và điều kiện gây bệnh, cơ


chế phát sinh, phát triển của bệnh  Phòng và
ĐT tốt.

Trong điều trị, nhờ những công trình nghiên


cứu sinh lý bệnh thực nghiệm và điều trị thực
nghiệm mà rất nhiều vấn đề đã được giải quyết.
VD bệnh lý ĐTĐ.
TÍNH CHẤT VÀ VAI TRÒ
4. SLB giúp cho công tác dự phòng và điều trị

Phương pháp điều trị (bệnh nguyên, bệnh


sinh và triệu chứng)

Còn nhiều bệnh vẫn chưa rõ nguyên nhân:


phương pháp điều trị triệu chứng, cần phải có
sinh lý bệnh soi sáng ở chỗ là cần nắm bệnh
sinh của triệu chứng.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
PP thực nghiệm: quan sát
khách quan một hiện
tượng bệnh lý  đề giả
thuyết thích hợp

Dùng thực nghiệm để


chứng minh giả
thuyết đó có phù hợp
với thực tế không
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
1. Phương pháp giải phẫu - lâm sàng
 Phương pháp này, người ta gây ở động vật
một mô hình thực nghiệm giống như ở người,
theo thời gian, con vật đc quan sát sự tiến triển
của bệnh.
 Phương pháp này cho một hình ảnh động, sát
thực tế, chứ không phải tĩnh như khi mổ xác
người bệnh, gần đây phát triển mạnh với kính
hiển vi điện tử và hoá học tế bào.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
2. Phương pháp phân tích (còn gọi là phương
pháp thí nghiệm cấp tính, phương pháp cơ
quan cô lập)
 Phương pháp nghiên cứu chức năng của
từng cơ quan tách rời khỏi cơ thể và cho thấy
ảnh hưởng của những kích tố nhất định trên
cơ quan đó (thí nghiệm tim ếch cô lập, tai thỏ
cô lập vv...).
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
2. Phương pháp phân tích (Nhược điểm)
 Tổn thương trên cơ thể, kích thích từng cơ quan
riêng biệt một cách nhân tạo, nghiên cứu dưới
điều kiện gây mê, thời gian quan sát lại ngắn vv...
nên thường không lột tả được hết bản chất của
quá trình bệnh lý một cách đầy đủ và có hệ thống.
 Phương pháp phân tích không trả lời được khi một
cơ quan thay đổi hoạt động thì ảnh hưởng của nó
đối với các cơ quan khác như thế nào. Cuối cùng,
cơ quan cô lập hoạt động có thể khác hẳn khi nó ở
trong cơ thể toàn vẹn.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

3. Phương pháp tổng hợp


Tôn trọng sự nguyên vẹn của cơ thể con vật
thí nghiệm mà chỉ đánh giá một chức năng,
qua những chất được đưa vào hoặc thải ra.
Thí dụ đánh giá chức năng của thận bằng
cách phân tích nước tiểu và máu.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
3. Phương pháp tổng hợp
• không giải quyết được vấn đề là phần nào của
cơ thể đã quyết định những thay đổi mà người
ta thấy. Nó chỉ cho những chỉ số chung.
• Tuy nhiên với những tiến bộ mới của khoa học
như sử dụng đồng vị phóng xạ, phương pháp
này có thể cho những kết quả chính xác hơn,
đặc hiệu hơn, thí dụ sử dụng iốt 131I để thăm
dò chức năng tuyến giáp.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
4. Phối hợp phương pháp phân tích và tổng
hợp
Thí dụ, trong chuyển hoá, nếu phương pháp
tổng hợp cho biết kết quả chung về chuyển
hoá toàn cơ thể, thì phương pháp phân tích sẽ
cho biết chi tiết quá trình đó trong từng cơ
quan một bằng cách phân tích máu vào và
máu ra ở cơ quan đó, và sâu hơn nữa là trong
các tế bào như thế nào..
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
4. Phối hợp phương pháp phân tích và tổng
hợp
Pavlov quan sát thấy chó tiết dịch vị khi ăn. Ông
đặt vấn đề: dịch vị tiết do nguyên nhân gì và cơ
chế nào? Rồi ông đưa giả thiết: "Thức ăn chạm
vào lưỡi, thần kinh ở lưỡi hưng phấn phát sinh
xung động truyền lên não - tiếp đó não phát xung
động đáp ứng theo dây thần kinh X đi tới tuyến
dạ dày, dẫn tới kết quả là dạ dày tiết dịch vị
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
4. Phối hợp phương pháp phân tích và tổng
hợp Để kiểm tra giả thiết đó, Pavlov thực
nghiệm "Bữa ăn giả" như sau:
• Cắt ngang thực quản chó, khâu 2 đầu cắt ra
ngoài da cổ để khi chó ăn, thức ăn sau khi chạm
lưỡi thì rơi ra ngoài chứ không vào dạ dày. Kết
quả: chó vẫn tiết dịch vị.
• Cắt hai dây thần kinh X, cho chó ăn, dạ dày
ngừng tiết dịch vị.
• Dùng điện kích thích phần dây X đi vào dạ dày,
kết quả là: dạ dày lại tiết dịch vị.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
5. Phương pháp bệnh lý học so sánh
So sánh quá trình bệnh lý ở loại động vật khác
nhau để tìm ra những điểm giống và khác
nhau. Nghiên cứu phản ứng viêm ở những loài
động vật trên bậc thang tiến hoá, Mét-nhi-cốp
đã đi tới kết luận: hiện tượng thực bào là hiện
tượng phổ biến nhất, chung nhất ở các loài
động vật có trình độ phát triển khác nhau.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
• Phương pháp thực nghiệm, rất khách quan
và khoa học, đầu tiên áp dụng trong vật lý
học, cuối cùng áp dụng vào y học.
 Thành tựu giúp y học chuyển từ YHCT sang
YHHĐ.
• Nhiều môn y học khác cũng áp dụng thực
nghiệm trong NCKH.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
 Phương pháp thực nghiệm (Claude Bernard, thế
kỷ XIX, trình bày trong sách “Nhập đề về nghiên
cứu y học thực nghiệm”)
 Phương pháp thực nghiệm y học: (3 bước)
• Quan sát
• Đặt giả thuyết
• Thí nghiệm chứng minh
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
• Phương pháp thực nghiệm

Quan sát
Tỉ mỉ, chính xác, trung thực, có chứng,
Đặc Điểm có tính khách quan
Ngày nay pp thực
nghiệm vẫn được Giả thiết
dùng trong NC Y học có tính chất chủ quan ,
dựa trên cơ sở khoa học

Thí nghiệm chứng minh


PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
Bước 1: quan sát và đề xuất vấn đề
• Trước hiện tượng bệnh lý, dù là nhà YHCT
hay YHHĐ, bao giờ cũng quan sát.
• Hippocrates nhận thấy dịch mũi trong suốt,
máu tim đỏ và nóng, máu lách sẫm và quánh
hơn, điều nay đến nay vẫn đúng.
• Bước 1 làm tốt tạo điều kiện thuận lợi cho
bước sau.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 1: quan sát và đề xuất vấn đề


• Ngoài giác quan của thầy thuốc, còn sử dụng
nhiều dụng cụ, máy móc, thiết bị quan sát.
• VD: máy đo HA, máy đo ĐH, XQ, siêu âm,
MRI,…
• Giúp thu được số lượng tối đa các thông tin về
hiện tượng bệnh lý.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 2: Đề giả thiết


• Sau khi quan sát tìm cách cắt nghĩa, giải
thích điều quan sát được dù là YHCT hay
YHHĐ.
• Những người quan sát có thể giải thích giống
(khác nhau) về cùng một hiện tượng mà họ
cùng quan sát (mang tính chủ quan).
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 2: Đề giả thiết


• Thể hiện quan điểm triết học (duy tâm, duy
vật, biện chứng, siêu hình) của nhà quan sát.
• Thời thượng cổ, giải thích bệnh lý do tác
động của ma quỷ, thần thánh.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
Bước 2: Đề giả thiết
• Từ quan sát, Hippocrates đã giải thích: dịch
mũi do não tiết ra (cơ thể bị lạnh), máu đỏ do
tim tiết ra (tình trạng nóng), máu đen do lách
tiết ra (tình trạng ẩm), mật vàng do gan tiết ra
(tình trạng khô). Mọi bệnh là do sự mất cân
bằng và kém hòa hợp của 4 chất dịch trên.
không bước qua thực nghiệm.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 2: Đề giả thiết


• Phương pháp thực nghiệm do Claude tổng kết
và nâng cao, yêu cầu khi giải thích hiện tượng
phải:
• Quan sát tỉ mỉ, khách quan, nhiều thông tin
trung thực.
• Càng vận dụng nhiều thành quả lý luận.
• Số giả thiết qua được bước 3 vẫn còn rất ít.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 3: chứng minh các giả thiết bằng thực


nghiệm
Đây là bước bắt buộc, YHCT không có điều
kiện thực hiện mà chỉ dừng lại ở bước 2 (chỉ
quan sát rồi cắt nghĩa).
Giống Hippocrates đã làm khi đề ra thuyết sự
cân bằng của 4 chất dịch, do chưa có đk làm
thực nghiệm.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH
Bước 3: chứng minh các giả thiết bằng thực
nghiệm
• Thực nghiệm khoa học thường dùng cơ thể
động vật tái hiện các hiện tượng quan sát ở
người, có điều kiện nghiên cứu trên cơ thể
sống (in vivo), trong ống nghiệm (in vitro).
• Ngày nay nhiều thực nghiệm được nghiên
cứu trên người (vì hoàn toàn không gây hại).
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 3: chứng minh các giả thiết bằng thực


nghiệm
• Nhờ thực nghiệm đã chứng minh dịch mũi
không phải do não tiết ra, mà do niêm mạc
mũi, nó không thể hiện tình trạng lạnh mà do
viêm.
• Có nhiều thực nghiệm ghi vào lịch sử y học,
mốc quan trọng vì tính sáng tạo lớn.
PPNC TRONG SINH LÝ BỆNH

Bước 3: chứng minh các giả thiết bằng thực


nghiệm
• Phương pháp thực nghiệm: nhà thực nghiệm
phải nghi ngờ mọi lý thuyết, mọi giả thiết, nếu
nó chưa được khẳng định bằng các thực
nghiệm khác nhau, làm ở nhiều nơi, và trong
các thời điểm khác nhau.
ĐỨC TÍNH PHẢI CÓ
3 đức tính cơ bản phải có khi làm thực nghiệm
của nhà nghiên cứu:
Tỉ mỉ
Trong bước quan sát, phát hiện được những thông
tin nhiều khi rất quý giá .

Chính xác
Giác quan và máy móc đều có sai số  giả thiết bị
sai lệch. Điều tra với số lượng đủ lớn

Trung thực
bị chi phối chủ quan khi giả thiết của người uy tín,
giả thiết mình có cảm tình cảm.
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRONG THỰC TIỄN LÂM SÀNG
• Thầy thuốc là người làm khoa học, khám
phát hiện đúng bệnh, phải tuân theo các
nguyên tắc.
• Chẩn đoán bệnh, là ứng dụng các bước của
phương pháp thực nghiệm để tăng cơ hội và
năng lực tìm được chân lý.
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRONG THỰC TIỄN LÂM SÀNG
1. Quan sát
• Là phát hiện triệu chứng, dấu hiệu của bệnh.
• Càng đầy đủ thông tin càng tốt, càng chính
xác, trung thực càng tốt, nhất là cần tỉ mỉ.
• Dùng các cách: hỏi bệnh, khai thác bệnh sử,
khám nhìn, sờ, gõ, nghe, cho làm xét nghiệm,
nghiệm pháp,…
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRONG THỰC TIỄN LÂM SÀNG
2. Đề giả thuyết:
• Cắt nghĩa, giải thích dữ kiện thu được bằng
cách vận dụng kiến thức.
• Nghĩ tới một số khả năng (bệnh A, B, C,..).
• Loại trừ và khẳng định.
• Đi tới chẩn đoán sơ bộ: giả thuyết ban đầu.
VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP
TRONG THỰC TIỄN LÂM SÀNG
3. Chứng minh giả thiết
• Dùng 1 hay nhiều cách
• Chỉ định một xét nghiệm chẩn đoán dương tính.
• Sinh thiết, mổ xác.
• Điều trị thử
 Vận dụng tốt, trung thành với nguyên tắc của pp
thực nghiệm, đạt hiệu quả cao.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH

BM Y học cơ sở
Trường ĐH Nguyễn Tất Thành
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
1. Trình bày được thế nào là một quan niệm khoa
học về bệnh.
2. Trình bày được quan niệm khoa học về bệnh
nguyên học, mối quan hệ nhân quả trong bệnh
nguyên học
3. Trình bày được quan niệm khoa học về bệnh sinh
học, mối liên quan giữa bệnh nguyên và bệnh sinh
4. Hiểu được khái niệm về tính phản ứng của cơ thể
5. Hiểu được khái niệm về vòng xoắn bệnh lý trong
bệnh sinh học và thái độ xử trí
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
 Nhiệm vụ của người thầy thuốc là đấu tranh
chống bệnh tật, do đó bệnh là đối thủ, ta phải:
 Có quan niệm đúng đắn về đối thủ ấy
 Phải nắm được bản chất của nó
 “Bệnh là gì?” đã được đặt ra từ khi có con người
 Tùy thuộc quan điểm triết học và tiến bộ của khoa
học
 Khoa học chưa tiến bộ  dựa vào niềm tin
 Khoa học tiến bộ  nền tảng khoa học.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Khái niệm về bệnh qua các thời đại:
 Thời đại nguyên thủy: giải thích bệnh tật bằng
thần linh.
 Thời văn minh cổ đại: gồm các nền văn minh
Trung Hoa, Ai Cập, Ấn Độ, Hy Lạp, La Mã… xuất
hiện tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật,
khoa học (y học), triết học.
 Nền y học một số nơi đạt thành tựu lớn về y lý,
pp chữa bệnh và đưa ra quan điểm về bệnh tật.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Trung Hoa
3000 năm trước công nguyên. Thần
nông: sách Đại thảo.
2650 năm trước CN: Hoàng đế nội kinh.
Danh y: Hoa Đà, Biển Thước.
Vạn vật bị chi phối bởi 2 lực âm dương
và do năm nguyên tố (ngũ hành).
Bệnh do rối loạn âm dương,
thay đổi quy luật tương sinh
tương khắc của ngũ hành
Kết hợp chiêm tinh tử vi trong y HOA ĐÀ
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
 Hy Lạp La Mã (VI trước CN – II sau CN)
 Pythagoras (580 – 498 trước công nguyên)
Vũ trụ được cấu tạo bởi 4 nguyên tố đất, khí,
lửa và nước với 4 tính khô, ẩm, nóng và lạnh.
 Bệnh là mất hài hòa, mất cân bằng giữa
các nguyên tố.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Hippocrate (460-377 trước CN)
 Ông tổ của y học.
 Quan niệm về bệnh có tính chất duy vật
thô sơ.
 Tách y học ra khỏi thần học duy tâm.
 Học thuyết về thể dịch, cơ thể con
người do 4 chất dịch quyết định.
Bệnh là do mất cân bằng giữa các chất
dịch, trị bệnh là hồi phục lại sự mất
cân bằng.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Hippocrate

Dịch nhầy: không


màu, não sản xuất,
Mật vàng: gan sản
tính lạnh (Nhận xét:
xuất, mang tính khô.
cơ thể lạnh ↔ dịch
mũi chảy rất nhiều).

Máu đỏ: tim sản xuất,


mang tính nóng, sốt
Máu đen: lách sản tim đập nhanh, mặt,
xuất, mang tính ẩm. da đỏ bừng. Tim tăng
cường sản xuất máu
đỏ.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Cổ Ai Cập
3000 năm trước CN. Biết dùng thuốc phiện,
thầu dầu, muối đồng, muối thủy ngân.
Phương pháp xử lý vết thương và trật khớp
không khác với ngày nay.
Sự sống là do các chất khí (thuyết
Pneuma), chất khí dơ bẩn (thần thánh, ma
quỷ hay do linh hồn) sẽ sinh ốm đau.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Ấn Độ
 1500 năm trước CN
 Sách Rig Veda, Jajur Veda: (liên quan giữa
chuột và bệnh dịch hạch, muỗi và bệnh sốt rét).
 Văn minh Ấn Độ theo triết học Phật giáo, theo
thuyết luân hồi của nhà Phật cho rằng thể xác
vô tri vô giác, chỉ có linh hồn là vận động.
Bệnh là sự đấu tranh của linh hồn duy trì sự
vận động bình thường thể xác.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Thời trung cổ: (Thế kỷ IV – XII)
Quan niệm bệnh là do sự trừng phạt của đấng
tối cao đối với tội lỗi của con người.
Paracelcius (1493 – 1541)
• Có 3 chất nối con người với vũ trụ bao gồm
lưu huỳnh cháy được biểu hiện sức mạnh của
linh hồn, thủy ngân là nguyên tố lỏng biểu hiện
năng lực trí tuệ, muối là nguyên lý của vật chất,
bệnh là rối loạn cân bằng của những hóa chất
này.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Thời kỳ phục hưng (Thế kỷ XVI - XVII)
• Andre Vesale (Bỉ): mổ xác chết
• Michealius Servitus (Tây Ban Nha): tiểu tuần hoàn
• William Harvey (Anh): sự tuần hoàn của máu
Cuối thế kỷ XVII , y học đã có nghiên cứu về hình thái và
chức năng (giải phẩu và sinh lý)
• Galilée (thiên văn học) Newton (toán học)
• Toricelli, Descartes (vật lý học)
• Descartes quan niệm bệnh là do cổ máy sinh học bị
hư hỏng.
• Sylvius cho rằng bệnh là do các rối loạn hóa học
trong cơ thể.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Thời kỳ phục hưng
• Thuyết cơ học (Descarte): cơ thể như một cỗ
máy, tim như máy bơm, mạch máu là các ống dẫn,
xương như những đòn bẩy, cơ như các lực. Bệnh
ví như trục trặc máy móc.
• Thuyết hóa học (Sylvius 1614-1672): bệnh tật là
sự thay đổi tỷ lệ các hóa chất trong cơ thể, sự rối
loạn của các phản ứng hóa học.
• Thuyết lực sống (Stalil, 1660-1734): nhờ lực
sống mà sinh vật có hoạt động sống và không bị
thối rửa.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Thế kỷ XVIII - XIX
Phát minh ra kính hiển vi, thuốc nhuộm.
Y học thực nghiệm
Virchow cho rằng bệnh là do tổn thương tế bào
Claude Bernard với Thuyết hằng định nội môi:
Nội môi và ngoại cảnh có liên quan với nhau,
ngoại cảnh luôn thay đổi, để nội môi được hằng
định, cơ thể sống có hàng loạt chức năng bảo vệ
và điều hòa, bệnh hoặc chết chỉ là rối loạn hoặc
tan vỡ cơ chế đó.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Thế kỷ XX
Có sự phát triển vượt bậc của nhiều ngành khoa
học.
Tồn tại quan niệm tách con người làm hai phần:
phần thể xác và phần hồn.
 Sigmund Frend (1856 – 1939) bệnh chỉ là sản
phẩm của sự chèn ép của ý thức trên tiềm thức.
 Trường phái Nga (Pavlov) rối loạn hoạt động
phản xạ của hệ thần kinh.
Thế kỷ XX được coi là thế kỷ của cách mạng
khoa học kỹ thuật. Nhưng khái niệm về bệnh vẫn
chưa có gì rõ ràng so với thế kỷ trước.
Thế kỷ XX:
Có 3 xu hướng chính: .Theo tâm thần học
. Theo hóa học
. Theo cơ học
+ Về tâm thần: học thuyết của Frend và thuyết thần
kinh của Pavlov.
+ Về hóa học: Bệnh là rối loạn của khả năng thích
nghi (Hans selge)
+ Về cơ học: Bệnh là do sai lệch trong cấu trúc
phân tử (Linus Pauling): Bệnh lý phân tử
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
 Ngày nay
 Chưa thể có một định nghĩa đầy đủ về bệnh
 Ta chỉ nên chú ý một số điểm giúp người thầy thuốc có
thái độ xử trí đúng đắn.
 Quan niệm về sức khỏe:
 Định nghĩa về sức khỏe theo WHO (1946): “Sức khỏe là
tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã
hội chứ không phải là tình trạng vô bệnh vô tật”
 Theo các nhà y học, sức khỏe là tình trạng lành lặn
của cơ thể về cấu trúc và chức năng, cũng như khả
năng điều hòa giử cân bằng nội môi, phù hợp và
thích nghi với sự thay đổi củahoàn cảnh.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Khái niệm về bệnh ta cần chú ý:

Do những nguyên nhân Bệnh khi có tổn thương,


cụ thể có hại đã tìm ra RLcấu trúc và chức năng (từ
hay chưa tìm ra phân tử, tế bào, mô, cơ quan,
toàn cơ thể)
Bệnh có tính chất một cân bằng mới: tác nhân làm thay đổi
hằng định của cơ thể, thì cơ thể bảo vệ, sẽ tạo ra một cân
bằng mới, cân bằng mới có khuynh hướng trở về cân bằng
cũ.
nếu yếu tố gây bệnh thắng thì bệnh càng ngày càng nặng
và đi đến tử vong.

Bệnh làm giảm KN lao Bệnh làm giảm KN thích


động và hòa nhập xã hội. nghi với ngoại cảnh.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
Mức trừu tượng và mức cụ thể trong xác
định bệnh
a/ Mức trừu tượng cao nhất khi xác định
tổng quát về bệnh: tính khái quát, bao hàm
mọi biểu hiện, mang cả tính triết học.
Ví dụ: “Bệnh là tình trạng tổn thương hoặc rối
loạn về cấu trúc và chức năng, dẫn tới mất
cân bằng nội môi và giảm khả năng thích
nghi ngoại cảnh”.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
a/ Mức trừu tượng cao nhất khi xác định tổng
quát về bệnh
“Bệnh là sự rối loạn các hoạt động sống của cơ
thể và mối tương quan với ngoại cảnh, giảm
khả năng lao động”.
“Bệnh là sự thay đổi về lượng và chất các hoạt
động sống của cơ thể do tổn thương cấu trúc
và rối loạn chức năng, gây ra do tác hại từ môi
trường hoặc từ bên trong cơ thể”.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
b/ Giảm mức trừu tượng hơn nửa, người ta
định nghĩa bệnh như quá trình bệnh lý
chung: gặp trong nhiều cơ thể bị các bệnh
khác nhau, có tính chất tương tự nhau, không
phụ thuộc nguyên nhân, vị trí, loài, tuân theo
một qui luật.
Ví dụ: quá trình viêm, sốt, rối loạn chuyển
hóa,…
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
c/ Tăng mức cụ thể hơn nửa, khi ta cần xác
định loại bệnh
“Bệnh là bất kỳ sự sai lệch hoặc tổn thương nào
về cấu trúc và chức năng của bất kỳ bộ phận, cơ
quan, hệ thống nào của cơ thể biểu hiện bằng
một bộ triệu chứng đặc trưng giúp cho thầy
thuốc có thể chẩn đoán xác định và chẩn đoán
phân biệt, mặc dù nhiều khi ta chưa rõ về
nguyên nhân, về bệnh lý học và tiên lượng” (Từ
điển y học Dorlands 2000).
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH
d/ Cụ thể nhất là xác định bệnh ở mỗi bệnh
nhân cụ thể.
Dù một bệnh nào đó đã có định nghĩa chung,
ví dụ bệnh xơ gan: nhưng xơ gan ở bệnh
nhân A không giống xơ gan bệnh nhân B.
giúp thầy thuốc chú ý đến đặc điểm từng
người riêng biệt.
YẾU TỐ XÃ HỘI VÀ BỆNH Ở
NGƯỜI
Bệnh ở người:
Có những bệnh và nguyên nhân bệnh riêng cho
người mà ít gặp ở động vật.
 Bệnh do thay đổi môi trường sinh thái.
 Bệnh do nghề nghiệp.
 Bệnh do rối loạn hoạt động tâm thần
 Bệnh phản vệ.
YẾU TỐ XÃ HỘI VÀ BỆNH Ở
NGƯỜI
Thay đổi cơ cấu và tính chất bệnh do sự tiến
bộ xã hội.
 Xã hội lạc hậu: nhiễm khuẩn, suy dinh dưỡng,
xơ gan,...
 Xã hội công nghiệp: chấn thương, TNLĐ,
TNGT, tim mạch, ung thư, béo phì,…
 Xưa phổ biến sốt rét vùng Địa Trung Hải.
 Tính chất bệnh lao ngày càng khác so với hiện
nay.
XẾP LOẠI BỆNH
Phân loại bệnh theo:
 Cơ quan mắc bệnh: bệnh tim, gan, phổi,…
 Nguyên nhân bệnh: bệnh nhiễm khuẩn, bệnh
nghề nghiệp,…
 Tuổi và giới: bệnh sản phụ, nhi, lão khoa,…
 Sinh thái, địa dư: bệnh xứ lạnh, nhiệt đới,…
 Bệnh sinh: dị ứng, tự miễn, sốc, bệnh có viêm
QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG
THÁI BỆNH LÝ
Quá trình bệnh lý:
 Một tập hợp các phản ứng tại chỗ và toàn
thân trước tác nhân gây bệnh, diễn biến theo
thời gian, dài hay ngắn tùy thuộc vào yếu tố
gây bệnh và sức đề kháng cơ thể.
 Quá trình bệnh lý có thể vẫn diễn biến khi
nguyên nhân đã ngừng tác dụng.
VD: bỏng.
QUÁ TRÌNH VÀ TRẠNG THÁI
BỆNH LÝ
Trạng thái bệnh lý:
 Cũng là quá trình bệnh lý, diễn biến chậm chạp,
có khi được coi như không diễn biến (teo cơ sau
khi liệt tay) .
 Trạng thái bệnh lý là hậu quả của quá trình bệnh
lý (vết thươngsẹo, loét dd hẹp môn vị,…)
 Trạng thái bệnh lý chuyển thành quá trình bệnh lý
(loét dd mạn tính ung thư)
 Trạng thái bệnh lý, quá trình bệnh lý nhưng
không kèm theo bệnh.
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC
BỆNH
Các thời kỳ của một bệnh:
Thông thường, quá trình bệnh được chia thành
4 thời kỳ, nhất là bệnh nhiễm khuẩn và bệnh
mạn tính.
 Thời kỳ ủ bệnh (tiềm tàng)
 Thời kỳ khởi phát
 Thời kỳ toàn phát
 Thời kỳ kết thúc
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC
BỆNH
Thời kỳ tiềm tàng (ủ bệnh)
• Kể từ lúc bệnh nguyên tác dụng lên cơ thể
xuất hiện triệu chứng đầu tiên. Chưa chẩn
đoán bằng lâm sàng.
• Có thể rất ngắn (ngộ độc cấp, sốc phản vệ,
mất máu cấp,…). Rất dài nhiều tháng, nhiều
năm (bệnh dại, bệnh hủi, bệnh AIDS,…).
Hoặc không có (bỏng, điện giật,…).
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC
BỆNH
Thời kỳ khởi phát
• Từ khi vài biểu hiện đầu tiên cho tới khi có
đầy đủ triệu chứng điển hình của bệnh.
• Có dấu hiện đặc trưng sẽ chẩn đoán sớm
bệnh (VD: bệnh sởi thì vết Koplich hiện ra
ngày đầu mặt trong má).
• Rất khó chẩn đoán mạn tính trong thời kỳ
này.
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC
BỆNH
Thời kỳ toàn phát
• Các triệu chứng đặc trưng của bệnh xuất
hiện đầy đủ. Độ dài tương đối ổn định, trừ
trường hợp bệnh mạn tính.
• Cũng có trường hợp thiếu một số triệu chứng
nào đó (các thể không điển hình của một
bệnh).
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC
BỆNH
Thời kỳ kết thúc
• Bệnh có nhiều cách kết thúc từ khỏi hoàn
toàn đến tử vong.
• Khỏi bệnh: hoàn toàn, không hoàn toàn (để
lại di chứng, trạng thái bệnh lý).
• Chuyển sang mạn tính (viêm đại tràng, lỵ
amip, lao khớp), chuyển sang bệnh khác.
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC BỆNH
Kết thúc của bệnh (tử vong):
Cách kết thúc bệnh, là một quá trình, kéo dài
vài chục giây, hay 5-7 phút, có khi vài ngày
- Các giai đoạn QT tử vong
1. Giai đoạn tiền hấp hối
2. Giai đoạn hấp hối
3. Giai đoạn chết lâm sàng
4. Giai đoạn chết sinh học.
- Cấp cứu-hồi sinh
DIỄN BIẾN VÀ KẾT THÚC BỆNH
Các giai đoạn QT tử vong
1. GĐ tiền hấp hối: nhiều giờ- vài ngày, khó thở, hạ HA
(60 mmHg), tim nhanh, yếu, tri giác giảm

2. GĐ hấp hối: 2-4 phút (ngắn hơn hoặc dài 5-10


phút). Chức năng suy giảm toàn bộ, RL (co giật, RL
NT, nhịp thở).

3. GĐ chết lâm sàng: dấu hiệu sự sống không còn


(thở, tim đập, PX co đồng tử). Chết đột ngột cơ thể
không suy kiệt có khả năng hồi phục.

.
4 GĐ chết sinh học (sinh học): não chết hẳn.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH NGUYÊN
Bệnh nguyên học (Etiology) nghiên cứu về các
nguyên nhân gây ra bệnh và điều kiện phát
sinh.
có ý nghĩa quan trọng về lý luận, thực hành
Phát hiện NN gây bệnh: vấn đề cơ bản của y học
Quan điểm về bệnh nguyên không còn được thừa
nhận:
Thuyết một nguyên nhân
Thuyết điều kiện
Thuyết thể tạng.
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH NGUYÊN
Quan điểm hiện tại
 Nguyên nhân gây bệnh là yếu tố có hại khi tác động
lên cơ thể sẽ quyết định bệnh phát sinh và các đặc
điểm của bệnh.
 Điều kiện phát huy tác dụng của nguyên nhân
 Nguyên nhân và điều kiện gây nên một bệnh gọi là
yếu tố bệnh nguyên.
 Nguyên nhân và bệnh theo đúng qui luật nhân quả.
Quan niệm khoa học về bệnh nguyên học:

• Mối quan hệ giữa nguyên nhân và điều kiện:


- Nguyên nhân quyết định và điều kiện phát
huy tác dụng của nguyên nhân
+ Nguyên nhân gây bệnh quyết định sự phát
sinh và các đặc điểm của bệnh
+ Điều kiện gây bệnh hỗ trợ sự phát sinh
bệnh.
- Tác động qua lại giữa nguyên nhân và điều
kiện gây bệnh
• Quy luật nhân quả trong bệnh nguyên học:
+ Mỗi bệnh (hậu quả) đều có nguyên nhân nhất
định quyết định và nguyên nhân có trước hậu
quả.
+ Có nguyên nhân nhưng không nhất thiết phải
có hậu quả nếu không có điều kiện
+ Cùng một nguyên nhân có thể có những hậu
quả khác nhau tùy theo điều kiện:
+ Một hậu quả (triệu chứng bệnh) có thể do
nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
Phân loại yếu tố bệnh nguyên:

Yếu tố bệnh nguyên bên ngoài:


 Yếu tố cơ học
 Yếu tố lý học
 Yếu tố hóa học
 Yếu tố sinh học
 Yếu tố xã hội
Yếu tố bệnh nguyên bên trong:
 Yếu tố di truyền
 Các khuyết tật bẩm sinh
 Yếu tố thể tạng
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố cơ học
• Chủ yếu là các chấn thương phá hủy tổ chức,
tổn thương các cơ quan bộ phận trong cơ thể.
Ví dụ các vết thương do vũ khí, tai nạn,...
• Chấn thương nặng có thể dẫn đến sốc chấn
thương phát sinh do cơ chế thần kinh, thể
dịch,... (nhiễm độc từ tổ chức dập nát, rối loạn
huyết động,...).
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố vật lý
 Nhiệt độ
• Nhiệt độ cao trên 50oC gây thoái biến các
protein tế bào, đặc biệt là sẽ phá hủy các enzym
hoặc làm mất tác dụng của chúng. Tùy theo
từng mức nhiệt tăng mà có thể gây ra từng mức
độ thương tổn nặng nhẹ khác nhau từ đỏ da,
bỏng cho đến cháy đen.
• Nhiệt độ thấp nhiều độ dưới 0oC gây nhiễm
lạnh, tê cóng, hoại tử (tại chỗ).
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố vật lý
 Tia phóng xạ
• Gây hủy enzym tế bào, tác hại tương tự T> 50oC
• Chủ yếu tác hại lên ADN (tế bào đang phân chia).
• Cơ chế tia xạ với năng lượng mang theo của
chúng tạo ra sản phẩm ion hóa và các gốc tự do,
gây RLCH cho tế bào, kể cả gây chết.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố vật lý
 Dòng điện
• Tác dụng gây bệnh của dòng điện phụ thuộc vào
điện thê (điện thế càng cao càng nguy hiểm) và
vào tính chất của dòng điện (dòng điện 1 chiều tác
dụng nhanh hơn điện xoay chiều).
Dòng điện gây bệnh theo cơ chế:
• Gây co cứng các cơ, nhất là cơ tim làm ngừng tim.
• Gây bỏng nếu cường độ cao. Vết bỏng do điện rất
lâu lành do tổ chức bên dưới vết bỏng bị thoái hóa.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố vật lý
 Áp suất
• Thay đổi áp suất đột ngột có thể gây nên
những tổn thương cơ học như thủng màng
nhĩ, tắc mạch, hôn mê,... Thường gặp ở
những pháo thủ, phi công, thợ lặn,...
• Khi lên cao, không khí quá loãng gây thiếu
oxy cho cơ thể (thở chậm, lú lẫn,…)
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố vật lý
 Tiếng ồn
• Một báo cáo điều tra của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) công bố gần đây cho biết tình trạng ô
nhiễm tiếng ồn trên thế giới đã trở thành vấn đề
nghiêm trọng, gây ảnh hưởng xấu đối với chất
lượng cuộc sống và sức khoẻ con người.
• Ô nhiễm tiếng ồn không chỉ ảnh hưởng đến thính
lực mà còn là nguy cơ dẫn đến các chứng bệnh
như huyết áp cao, bệnh tim mạch, suy giảm trí
nhớ, bệnh thần kinh tổng hợp.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố vật lý
 Ánh sáng
• Các nhà môi trường cho biết ô nhiễm ánh sáng
tăng 10%/năm kể từ những năm 60 của thế kỷ
XX, và cũng chỉ mới gần đây con người mới
thực sự quan tâm đến vấn đề nầy.
• Ánh sáng (nhân tạo) cũng là một yếu tố nguy cơ
đối với sức khoẻ con người, là nhân tố làm tăng
tỷ lệ ung thư, trầm cảm và các bệnh khác.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố hóa học
• Tùy theo chất hóa học mà tác dụng gây bệnh có
khác nhau. Các chất kim loại như chì, thủy ngân,
đồng, arsen,... gây tổn thương các enzym, ngộ
độc toàn thân.
• Các chất hữu cơ như các alkaloid, glucoside
chiết xuất từ thảo mộc hay những chất do các
động vật tiết ra như nọc rắn, nọc ong,... tùy từng
loại mà có những tác dụng như vỡ hồng cầu,
sốc, suy gan, suy thận, hôn mê, co giật, ảo giác...
• Các acid mạnh, kiềm mạnh gây bỏng, cháy, hoại
tử da, niêm mạc,…
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố sinh học
• Các sinh vật từ đơn bào đến đa bào, rất
nhiều loại có thể gây bệnh cho người. Có thể
kể từ các loại thảo mộc như nấm đến các lọai
như virus, vi khuẩn và ký sinh vật.
• Trong yếu tố sinh học đặc biệt phải kể đến
yếu tố con người. Con người cũng là yếu tố
bệnh nguyên thông qua yếu tố xã hội.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố xã hội và bệnh nguyên
Bệnh của người: người và động vật có thể
mắc chung nhiều bệnh nhưng con người còn
mắc một số bệnh mà không gặp ở động vật.
Có 3 loại:
1. Bệnh loét dạ dày, dị ứng, THA,… rất ít hoặc
không gặp ở động vật. Rất khó gây thực
nghiệm ở động vật.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố xã hội và bệnh nguyên
2. Loại liên quan hoạt động TK cao cấp: bệnh tâm
thần, suy nhược TK, bệnh do stress, lo lắng, sợ
khoảng rộng, sợ khoảng kín,.. Nguyên nhân gây
bệnh do tâm lý, hoang tưởng.
3. Loại liên quan yếu tố xã hội, bệnh điếc do tiếng
ồn, bệnh nghề nghiệp, bệnh do nhiễm xạ,…
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố xã hội và bệnh nguyên
• Con người là một sinh vật tổ chức thành xã hội,
có lao động, có tiến hóa, có mục đích đấu tranh
với thiên nhiên để cải thiện cuộc sống.
• Nhưng các hoạt động đó của xã hội lại có tác
dụng trở lại con người như một yếu tố bệnh
nguyên quan trọng cần được quan tâm.
• Vấn đề bệnh lý có liên quan chặt chẽ với sự tiến
triển của xã hội, với tổ chức xã hội và với với
yếu tố tâm lý xã hội.
YẾU TỐ BÊN NGOÀI
Yếu tố xã hội với vai trò điều kiện gây bệnh
• Có bệnh liên quan trình độ vật chất xã hội: do sự
phát triển cao xã hội (tai nạn máy bay, bệnh do
thuốc, bệnh nghề nghiệp,…).
• Có bệnh liên quan với trình độ tổ chức xã hội.
XH lạc hậu (suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn, ký
sinh vật,…), XH công nghiệp (chấn thương, ung
thư, tại nạn, tiếng ồn,...).
• Có bệnh liên quan tâm lý xã hội (do hoang
tưởng, tự ám thị, mê tín,…).
YẾU TỐ BÊN TRONG
Yếu tố di truyền
• Sự phát triển của di truyền học trong y học cho
thấy rõ yếu tố di truyền có thể là nguyên nhân của
một số bệnh tật bẩm sinh nhưng cũng có thể chỉ
đóng vai trò điều kiện phát sinh trong một số
bệnh.
• Tuy nhiên không thể phủ nhận vai trò của ngoại
cảnh tác động lên nhiễm sắc thể gây những đột
biến nguy hiểm cho sức khỏe của con người. Tuy
vậy, sự hiểu biết về các quy luật di truyền trong
bệnh nguyên học đã giúp cho việc phòng tránh
cũng như điều trị kịp thời một số bệnh.
YẾU TỐ BÊN TRONG
Các khuyết tật bẩm sinh

• Có thể di truyền, có thể không (thừa ngón,


móng chi hình vuốt, sứt môi, hở khẩu cái,…)

• Do vậy có thể do nguyên nhân bên trong hay


bên ngoài.
YẾU TỐ BÊN TRONG
Yếu tố thể tạng
• Thể tạng hay cơ địa là tổng hợp các đặc
điểm chức năng và hình thái của cơ thể, hình
thành trên cơ sở di truyền và quyết định phản
ứng của cơ thể đối với tác nhân bên ngoài.
• Đứng trước một yếu tố gây bệnh, những cơ
thể có thể tạng khác nhau sẽ có các đáp ứng
khác nhau. Nói cách khác, thể tạng là cơ sở
vật chất của tính phản ứng, chịu ảnh hưởng
của các yếu tố như tuổi, giới, hoạt động thần
kinh nội tiết và nhất là môi trường sống.
KHAÙI NIEÄM VEÀ BEÄNH
SINH
Định nghiã: Là môn học về cơ chế phát sinh, phát
triển, tiến triển và kết thúc của bệnh.
Trong từng thời kỳ có sự đấu tranh tích cực giữa
tác nhân gây bệnh và cơ thể mà rối loạn biểu hiện
ra ngoài bằng những triệu chứng.
Bệnh sinh học tìm hiểu cơ chế:
• QT diễn biến giữa tác nhân gây bệnh và cơ thể
• Cơ chế của từng rối loạn
• Cơ chế của từng triệu chứng của từng GĐ bệnh
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SINH
- Khái niệm
- 4 thời kỳ: Ủ bệnh, tiền phát, toàn phát và kết
thúc.
Vai trò của yếu tố bệnh nguyên trong bệnh
sinh: Bệnh nguyên đóng vai trò quan trọng
trong diễn biến của bệnh, phụ thuộc vào
- Liều lượng của yếu tố bệnh nguyên
- Thời gian tác dụng của yếu tố bệnh nguyên
- Vị trí tác dụng của yếu tố bệnh nguyên
KHÁI NIỆM VỀ BỆNH SINH
Mối liên quan giữa cục bộ và toàn thân trong
quá trình bệnh sinh:
Toàn thân và cục bộ: Sức đề kháng tại chổ sẽ
tốt nếu cơ thể khỏe mạnh, hệ miễn dịch tốt
yếu tố gây bệnh sẽ sớm bị loại trừ ra khỏi cơ
thể.
Cục bộ và toàn thân: Tổn thương tại chổ do bất
cứ nguyên nhân nào đều có ít nhiều ảnh
hưởng đến toàn thân. Ví dụ: Viêm
KHÁI NIỆM VỀ TÍNH PHẢN ỨNG
• Tính phản ứng là tập hợp các đặc điểm phản
ứng của cơ thể trước các kích thích nói
chung và trước bệnh nguyên nói riêng.
• Tính phản ứng khác nhau có thể làm quá
trình bệnh sinh ở mỗi cá thể không giống
nhau, đưa lại các kết quả khác nhau (tốt, xấu,
nặng, nhẹ).
VAI TRÒ TÍNH PHẢN ỨNG
Vai trò của tính phản ứng trong bệnh sinh
 Tính phản ứng là đặc tính của cơ thể đáp ứng
lại kích thích từ bên ngoài.
 Tính phản ứng tùy thuộc vào: tuổi, giới, hệ
thần kinh nội tiết, thể tạng, yếu tố ngoại môi
như ánh sáng, nhiệt độ, thời tiết, dinh dưỡng.
Yếu tố thể tạng quyết định phản ứng tính.
Yếu tố thể tạng là sự tổng hợp các đặc điểm
hình thái và chức năng của cơ thể, mang tính
chất di truyền, ví dụ thể tạng dị ứng.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TÍNH
PHẢN ỨNG
• Có nhiều phản ứng được hình thành trong quá
trình sống, chịu ảnh hưởng của tuổi, giới, trạng
thái thần kinh, nội tiết, môi trường.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TÍNH
PHẢN ỨNG
1. Thần kinh
 Trạng thái vỏ não (hưng phấn, ức chế).
 Thần kinh cao cấp (tâm lý, lời nói, chữ viết)
 Thần kinh thực vật (giao cảm, phó giao cảm)
2. Vai trò nội tiết
 ACTH và corticosteroid
 Thyroxin
 STH và aldosteron
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TÍNH
PHẢN ỨNG
3. Giới và tuổi
 Giới (bệnh giới nam, nữ)
 Tuổi ( bệnh trẻ em, người già, người trưởng
thành, bệnh tuổi dậy thì,…)
4. Ảnh hưởng của môi trường
Thời tiết
Chế độ dinh dưỡng
5. Cục bộ và toàn thân trong bệnh sinh
ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH SINH
Được chia ra
1. Điều trị triệu chứng

2. Điều trị nguyên nhân

3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh


ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH SINH
1. Điều trị triệu chứng
 Dùng thuốc và các biện pháp làm giảm hoặc
loại bỏ các triệu chứng của bệnh.
 Điều trị triệu chứng thường bị phê phán,chỉ
giải quyết phần ngọn chưa tác động đến
phần gốc (bệnh nguyên).
 Quan niệm đúng, nhiều trường hợp vẫn cần
điều trị triệu chứng.
ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH SINH
2. Điều trị nguyên nhân
3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
Dựa vào sự hiểu biết về cơ chế bệnh sinh
của bệnh và áp dụng các biện pháp dẫn dắt
sự tiến triển của bệnh theo hướng thuận lợi
nhất, kết quả tốt nhất.
ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH SINH
3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
Sai lầm: nạn nhân ngộ độc bị tiêu chảy cấp,
gây nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn, bệnh
sinh là cô đặc máu, tụt huyết áp, quá tải tim
mạch, thiếu oxy, rối loạn chuyển hóa, vô niệu
và tích các sản phẩm acid, chất cặn bã (độc).
Dùng thuốc ngừng tiêu chảy (điều trị triệu
chứng), sai lầm và có hại, không loại trừ chất
độc.
ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH SINH
3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
Cách đúng nhất: chữa theo bệnh sinh, tiếp
dịch nuôi dưỡng và chất điện giải, trợ tim,
thăng bằng kiềm toan, kiểm soát huyết áp,
giúp duy trì sinh mạng đến khi chất độc đào
thải hết (tác động nhiều khâu, nhưng khâu
cắt hẳn tiêu lỏng).
ĐIỀU TRỊ THEO BỆNH SINH
3. Điều trị theo cơ chế bệnh sinh
Những trường hợp bắt buộc: phải chọn cách
điều trị theo cơ chế bệnh sinh, khi nguyên
nhân chỉ có vai trò mở màn (sau đó tự mất).
Ví dụ: Sốc do chấn thương, bỏng, điện giật.
BN bỏng rộng cần điều trị toàn diện, tích cực,
toàn diện và theo dõi chặt chẽ.
VÒNG XOẮN BỆNH
LÝÙ
- Thế nào là vòng xoắn bệnh lý?

- Thái độ của người thầy thuốc khi có vòng


xoắn bệnh lý xuất hiện
VÒNG XOẮN BỆNH LÝÙ
Vòng xoắn bệnh lý
• Quá trình bệnh lý thường tiến triển và phát triển
qua nhiều giai đoạn, gọi là các khâu.
• Các khâu đó liên tiếp theo một trình tự nhất định
có liên quan mật thiết với nhau .
• Trong nhiều quá trình bệnh lý, khâu sau tác dụng
ngược trở lại, khâu trước làm cho tình trạng bệnh
ngày càng nặng thêm, đó là vòng xoắn bệnh lý. Ví
dụ trong sơ đồ cơ chế bệnh sinh của shock chấn
thương.
Mô dập nát Chấn thương Mất máu

Độc chất KT TKTW Thiếu oxy máu

HP /ƯC

RL tuần hoàn

Giảm HA Vòng xoắn


bệnh lý

Sốc

Mô hình vòng xoắn bệnh lý trong sốc chấn thương


Tim kém
Suy giảm Quá tải
Mất được nuôi
chức năng
máu dưỡng

Vòng bệnh lý cấp

Giảm Huyết áp Tăng cường


V tuần Tăng nhịp,
tụt, thiếu chức năng
hoàn co mạch
oxy não tim

Vòng bệnh lý đưa đến sốc trong mất máu cấp


Viêm Thức ăn
ruột (cấp, giàu Suy mòn Kém hấp
bán cấp) protein, thu
năng lượng

Vòng bệnh lý trường diễn

Tăng nhu
Viêm Ruột dễ kích Tiêu chảy,
mạn động, co
ứng đau quặn
thắt

Vòng bệnh lý trong hội chứng ruột dễ kích ứng


Xin cám ơn!

141

You might also like