You are on page 1of 48

Du học Mỹ bậc ĐH học bổng toàn phần

Kì 1: Những thông tin cơ bản về hệ thống giáo dục ĐH ở Hoa Kì

I. Các loại trường dạy cấp độ sau trung học ở Hoa Kỳ

- Ở Mỹ, dạy bậc sau trung học chỉ có 2 loại trường.

- Loại trường thứ 1 là two-year college hay con gọi là Community College (Cao đẳng cộng đồng).
Loại trường này chỉ dạy 2 năm và cấp bằng trung cấp. Sau khi học xong ở two-year college, các bạn
có thể chuyển tiếp lên học tiếp năm 3 và năm 4 ở các trường lớn hoặc ra đi làm.

- Loại trường thứ 2 là four-year college (trường ĐH). Loại trường này dạy bậc ĐH (SV tốt nghiệp
sau 4 năm học) trở lên và cấp bằng cử nhân hoặc cả bằng thạc sĩ, tíên sĩ.

II. Các loại trường four-year: “College” versus “University”

Các trường four-year (4 năm) bao gồm 2 loại trường: College và University. Về trình độ ở bậc ĐH,
2 loại trường này không có sự chêng lệch nào cả. Dưới đây là những sự khác biệt duy nhất về 2 loại
trường này:

- Về các loại bằng cấp: trường College thường chỉ cấp bằng Cử nhân, hiếm khi cấp bằng Thạc
sĩ hay tiến sĩ (VD: Williams College, Amshurst College). Còn trường University cấp cả bằng
cử nhân lẫn thạc sĩ và tiến sĩ.
- Về sĩ số: các trường college có dưới 3000 sinh viên. Còn trường University thường có sĩ số
từ 3000 SV trở lên.

- Ngòai ra, trường University còn dùng để chỉ 1 trường tổng hợp bao gồm nhiều trường nhỏ.
Trong đó, trường college là 1 trường thành viên dạy bậc ĐH, các trường thành viên còn lại dạy
bậy sau ĐH. Ví Dụ: Harvard University bao gồm Harvard College (trường dạy bậc ĐH),
Harvard Business School (thạc sĩ quản trị kinh doanh MBA hoặc tiến sĩ DBA), Harvard Medical
School (trường đào tạo tíên sĩ y khoa Doctor of Medicine MD), Harvard Law School (trường
đào tạo tiến sĩ luật Juris Doctor JD).

III. “Liberal Arts College” là những trường như thế nào.

Đây là 1 loại hình giáo dục chỉ có ở Mỹ. Các trường Four-year thường có loại hình này. Các SV
trường Liberal Arts College, ngòai những chuyên ngành phải học, còn phải được đào tạo tòan diện
các yếu tố khác trong cuộc sống và được giáo dục theo diện rộng như (xin phép đc ghi tiếng Anh)
critical and analytical thinking, vocational, etc. Và họ bắt buộc phải học những môn Đại cương
trong 2 năm đầu. Đến năm 3 mới tuyên bố ngành học.
Một số VD về trường Liberal Arts College: Williams College, Wellesley College, Colgate
University, Colby College, etc.
IV. Các trường “Ivy League Schools” là những trường nào.

Thuở xa xưa, 1 số trường ĐH liên kết với nhau để tạo thành các đội thi đấu thể thao với các trường
khác (nên mới có chữ League trong đó). Sau này, cái tên Ivy League Schools cũng được dùng để chỉ
các trường này. Có tất cả 8 trường trong nhóm Ivy League Schools, và các trường này luôn luôn giữ
các thứ hạng cao trong các bảng xếp hạng National University. 8 trường này bao gồm: Harvard
University, Yale University, Columbia University, Brown University, Cornell University, Dartmouth
College, Princeton University and the University of Pennsylvania.

Kì 2: Chính sách hỗ trợ tài chính (HTTC) và học bổng (financial aid) ở các
trường đại học Mỹ

Có 2 loại SV nộp đơn xin xét tuyển vào ĐH Mỹ: SV Mỹ (US citizens and US permanent residents)
và SV Quốc tế (International Students). Ở đây chỉ đề cập đến chính sách hỗ trợ tài chính dành cho
SV Quốc tế như chúng ta.

Có 2 loại học bổng: need-based financial aid (Hỗ trợ học bổng dựa vào tình hình tài chính của gia
đình) và merit-based scholarship (học bổng dựa vào học lực của SV). Đa số học sinh Việt Nam nộp
vào các trường và đa số các trường hỗ trợ bằng need-based aid nên ở đây chỉ đề cập đến need-based
aids.

I. Nói thêm về Need-based financial aids.

Need-based (dựa trên nhu cầu tài chính của thí sinh) nghĩa là sao? Nghĩa là SV được nhận cần bao
nhiêu tiền thì trường sẽ cho bấy nhiêu. 1 “gói” hỗ trợ tài chính (need-based financial aid package) sẽ
bao gồm cả 3 phần: học bổng (grant) nghĩa là phần tiền cho free không hòan lại (chiếm khỏang 90%
financial package), tiền vay mượn (loan) nghĩa là phải trả lại sau khi ra trường và có việc làm
(chiếm khỏang 5% của 1 gói HTTC), công việc trong trường (on-campus job) chiếm khỏang 5%. Ví
dụ. 1 sinh viên sau khi đã được nhận vào Harvard sẽ được xét cho need-based financial aid. Tổng
chi phí ở Harvard là $42,000/năm. Cha mẹ anh ta chỉ có thể trả $2,000 một năm mà thôi. Như vậy,
anh ta cần $40,000. Trường sẽ cho anh ta HTTC là $40,000. Trong đó, học bổng không hòan lại
khỏang $36,000, tiền mượn là $2,000 và on-campus job sẽ là $2,000.

Có rất nhiều trường hợp SV được nhận vào và cha mẹ không phải đóng một khỏan tiền nào. Do các
cơ chế của need-based, cha mẹ có thu nhập quá thấp thì need-based financial aid có thể lên đến
100% tổng chi phí học tập lẫn sinh họat. Vì vậy, các bạn đừng lo lắng đến vần đề tài chính của gia
đình mình mà điều cần thiết là làm sao để được nhận vào học.

II. Need-blind admission nghĩa là sao?

Ở một số trường trong cơ chế tuyển sinh có áp dụng chế độ need-blind trong quá trình tuyển sinh.
Vậy need-blind nghĩa là sao? Nghĩa là hội đồng tuyển sinh (admissions committee tạm gọi là
adcom) trong quá trình xét tuyển sẽ không quan tâm đến tình hình tài chính của một ứng viên,
không quan tâm là anh ta có tiền để đóng tiền học phí và sinh họat không, không cần bíêt nhà anh ta
giàu hay nghèo. Một khi anh ta được nhận và học thì trường sẽ đáp ứng nhu cầu tài chính của anh
ta. (100% need met).
Chế độ need-blind tạo một điều kiện vô cùng thuận lợi trong quá trình xét tuyển cho ứng viên. Bởi
những người xin hay không xin HTTC đều được đối xử như nhau VD: Harvard College.

Cũng cần lưu ý thêm là một số trường need-blind cho SV Mỹ nhưng lại không need-blind cho SV
quốc tế như chúng ta. Các bạn cần phải xem xét yếu tố này trong khi chọn trường.

III. Need-aware admission nghĩa là sao?

Need-award là trái nghĩa của need-blind (bản thân blind cũng đã trái nghĩa với aware rùi). Những
trường nào có cơ chế này thì các bạn không nên apply. Họ sẽ phân loại thí sinh (bởi nguồn hỗ trợ tài
chính của họ có hạn). Những thí sinh nào không xin finaid, họ xét chung với các SV khác như bình
thường. Những thí sinh nào xin fin aid, họ để ra một bên và tuyển sinh theo số lượng có hạn, vì
nguồn tài chính có hạn, chỉ những người vô cùng xuất sắc mới được chọn (admitted) và cho aid,
những người còn lại, although highly qualified, đành phải chấp nhận thẻ đỏ (rejected).

Học bổng và HTTC mà mình đề cập trên đây đều là học bổng do trường xét và cấp. Ở đây, mình
không đề cập đến các nguồn học bổng bên ngoài (VD: các tổ chức du học, chính phủ, v.v…)

Kì 3: Những hình thức xét tuyển chung và hạn chót nộp đơn của các ĐH lớn ở
Hoa Kì

Dưới đây là những hình thức xét tuyển của nhiều trường TOP trong National Universities và Liberal
Arts Colleges. Tuy nhiên, không phải trường nào cũng có đủ tất cả các hình thức xét tuyển này. Mỗi
trường sẽ có những chương trình xét tuyển nào tùy vào chính sách của họ. Đối với chường trình nộp
regular decision, trường nào cũng có.

I. Applying Early Decision (ED)

Đây là hình thức apply của một thí sinh khi quyết định một trường nào đó là “first choice” của
mình. Gọi nôm na cho dễ hiểu là nguyện vọng 1. Đối với dạng nộp đơn này, thí sinh nếu được nhận
vào học thì bắt buộc phải học ở trường mình đã nộp ED và phải ngưng, không apply vào các trường
khác. Và mỗi thí sinh chỉ được apply 1 trường ED mà thôi (cho nên mới gọi “nguyện vọng 1”). Do
các tính chất trên cửa chương trình apply ED, thí sinh nếu apply ED sẽ được thông báo kết quả
tuyển sinh sớm hơn các thí sinh nộp nguyện vọng bình thường.

Đối với những trường need-blind, thí sinh nộp ED sẽ có cơ hội được nhận vào cao hơn bình thường
bởi vì nếu được nhận, họ sẽ phải học. Tuy nhiên, đối với những trường need-aware, nộp ED sẽ càng
làm cơ hội được nhận của bạn giảm đi bởi adcom nghĩ rằng nếu như nhận bạn rồi sau này thấy các
thí sinh khác giỏi hơn và bạn không xứng đáng, họ sẽ thấy hối hận khi nhận bạn và không muốn
nhận bạn nữa.

II. Applying Regular Decision (RD)

Đây là hình thức nộp đơn bình thường, không phải là nguyện vọng một. Bạn muốn nộp bao nhiêu
trường RD tùy thích. Không có sự bắt buộc nào cả, và khi được nhận vào qua RD, bạn có quyền từ
chối không học ở trường mà bạn nộp RD
III. Applying Early Action (EA)

Hình thức nộp đơn này cũng giống ED nhưng khác ở chỗ không bắt buộc bạn phải học. Mục đích
của việc apply EA là để cho bạn bíêt được kết quả xét tuyển sớm chứ không có gì cả. Do vậy EA sẽ
giảm tối thiểu cơ hội được nhận vào của bạn. Nên đừng bao giờ nộp EA.

IV. Hạn chót nộp đơn (Deadline)

Thời điểm apply bình thường là khỏang giữa hoặc cuối HK 1 của năm lớp 12. Thông thường, đối
với apply RD, hạn chót của các trường top là khỏang 1/1 hoặc 15/12 hoặc 15/1 (tùy trường) và sẽ
thông báo kết quả tuyển sinh vào 1/4. Tuy nhiên đối với ED và EA, hạn chót sẽ sớm hơn khỏang
1/11 hoặc 15/11 hằng năm (tùy trường) và sẽ thông báo KQ vào khỏang 15/12. Nhưng một số
trường Liberal Arts Colleges (tạm gõi là LACs) sẽ có 2 đợt ED. Đợt 1 như trên, đợt 2 có deadline
như RD và sẽ thông báo KQ vào khỏang giữa tháng 2. Tức là bạn sẽ phải lo gấp rút chuẩn bị hồ sơ
cũng như thi SAT, TOEFL sớm đấy.

Có 1 số trường bạn nộp ED, nếu họ thấy khó mà quyết định nhận bạn, họ sẽ chuyển (defer) bạn qua
bên RD để xét chung với các applicants khác.

Bạn nên xem xét các yếu tố cũng như nguyện vọng của bạn trước khi apply ED. Bởi nếu đc nhận
ED vào 1 trường mà sau này lại được 1 trường khác (bạn thích trường này hơn) nhận bạn thì bạn
vẫn phải thực hiện theo hợp đồng là vào học trường ED.

Kì 4: Làm thế nào để tìm (research) trường?

Đến thời điểm này, các bạn đã nắm khá nhiều thông tin về các chính sách xét tuyển SV quốc tế như
chúng ta. Vậy tại sao chúng ta không bắt tay vào để research trường? Dưới đây là một số điểm đáng
lưu ý khi các bạn tìm trường để apply theo nguyện vọng của mình.

I. Trường như thế nào là thích hợp?

Những tiêu chí để chọn trường là tùy mỗi người. Nên ở đây, mình cũng chỉ đưa ra ý kiến của mình
về tiêu chí chọn trường để apply dựa vào kinh nghiệm bản thân cũng như một số anh chị đi trước.
Các tiêu chí mà học sinh VN thường dùng để chọn trường như sau:

- Dựa vào ranking: hs VN thường dựa vào những bảng xếp hạng để chọn trường, họ thường căn cứ
vào các bảng xếp hạng để chọn lụa trường nào có phù hợp với khả năng của mình hay không? (xem
Kì 5: Những bảng xếp hạng của các trường ĐH Mỹ)

- Trường có cho financial aid hay không? Tiêu chí này là tất nhiên phải nằm trong danh mục các
tiêu chí của HS VN rùi (nếu không thì mình đâu có post bài nhiều kì này). Tuy nhiên, khi chọn
trường cho financial aid, các bạn cũng phải xem coi trường này là need-blind hay need-aware (xem
thêm Kì 2) bởi nó sẽ quyết định nhiều vào cơ hội bạn có được nhận vào hay không. Tuy nhiên, một
số học sinh tự tin thì vẫn có thể apply vào các trường need-aware như thường.
- Trường có offer ngành học hay không. Nhiều HS dựa vào tiêu chí này để chọn trường. Tuy nhiên,
theo ý kiến chủ quan của mình, các bạn không nên đặt nặng quá về vấn đề ngành học. Bởi theo
thốnng kê cho thấy hơn 1/2 số SV ở Mỹ khi lên năm 2, năm 3 không theo học chuyên ngành mà họ
dự định học lúc đầu.

- Đối với 1 số bạn có những vấn đề về sức khỏe hay người thân, v.v…, họ thường sử dụng các tiêu
chí về địa lý, vị trí của trường, thời tiết, khí hậu nơi đó, hoặc trường ở thành thị hay nông thôn (một
số trường rất tốt nằm ở nông thôn đó nghen các bạn bởi nông thôn mới có đất rộng chứ).

II. Chúng ta nên chọn trường như thế nào là phù hợp với khả năng của mình?

Dựa vào bảng xếp hạng (xin đón xem Kì 5), chúng ta có thể biết trường nào danh tiếng hơn, trường
nào không danh tiếng bằng. Do đó, chúng ta sẽ bíêt được trường nào khó vào hơn, trường nào dễ
vào hơn,… Các bạn nên apply khỏang từ 3 -> 10 trường, đừng nộp nhiều quá, nó sẽ làm bạn sao
lãng trong việc giải thích “Why choose this school?” khi apply (một số trường yêu cầu việc này),
cũng đừng nộp ít quá bởi nó sẽ làm giảm cơ hội được nhận vào học của mình.

Sau khi ước lượng khả năng của mình, các bạn có thể chọn trường theo các category sau (giả sử
chúng ta nộp 10 trường):

- Dream Schools (VD: Harvard, Stanford, Yale, Princeton): cơ hội được vào là 15%, nộp
khỏang 2 trường.
- Reach Schools (VD: các trường xếp thứ 30 -> 50): cơ hội vào được khỏang 50%, nộp
khỏang 4 trường.
- Safety schools (VD: các trường xếp thứ 70, 80 -> 100): cơ hội vào được khỏang 85%, nộp
khỏang 4 trường.

III. Đặt cho mình sẵn các tiêu chí trong đầu rồi, vậy tìm trường bằng cách nào?

Câu trả lời rất đơn giản: các bạn vào thẳng trang web chính thức của các trường để research. Tuy
nhiên, khi vào trang web, các bạn chú ý một số vấn đề sau.

- Vào trang web, các bạn coi mục “Admissions” (hoặc Prospective/Future Students). Khi vào mục
Admissions rồi, các bạn chọn ngay mục “Information for International Students” để xem những yêu
cầu của 1 trường đối với các SV Quốc tế như chúng ta.

- Request Information: các bạn có thể yêu cầu trường nào đó gửi hồ sơ về nhà mình có kèm 1
cuốn viewbook (giới thiệu về trường) MIỄN PHÍ bằng cách chọn mục “Request Information” để
điền thông tin, địa chỉ,… để họ gửi về nhà. Đôi khi, người ta không sử dụng chữ “Request
Information” mà lại dùng chữ “Join our mailing list” hoặc “Request a paper application and
viewbook”. Các bạn chú ý để chọn cho đúng. Thông thường, bạn nên request trong mùa tuyển
sinh thì adcom mới gửi về. Sau khi bạn request thì khỏang 2 hoặc 3 tuần sau hồ sơ sẽ đến nhà
bạn. Tuy nhiên, cái viewbook cũng như application này chỉ nên dùng để đọc tham khảo, còn khi
nộp hồ sơ thì nên apply online cho nhanh chóng và tiện lợi.

- Đối với mục Financial Aid, có một số trường để chung trong mục International Students, nhưng
có 1 số trường lại để nó thành 1 chuyên mục riêng trong “Admissions”. Trong trường hợp này,
các bạn phải vào thẳng chuyên mục Financial Aids và chọn các thông tin dành cho International
Students để xem.
- Đối với những trường Liberal Arts (LACs), các bạn có thể dễ dàng reseach như trên. Tuy nhiên,
đối với những trường National Universities thì các bạn sẽ phải chọn mục Undergraduate trước
khi vào Admission bởi những trường này ngòai Undergraduate (bậc ĐH), còn có chính sách xét
tuyển cho bậc sau ĐH nữa (Graduate).
- Một điều nữa cần lưu ý là thông thường các trường CÀNG XẾP TOP THÌ CÀNG CHO
FINANCIAL AIDS NHIỀU, do vậy mức độ cạnh tranh và độ khó tuyển sinh cũng tăng cao. Và
thông thường, các trường xếp dưới không cho financial aids. Tuy nhiên, đừng như thế mà bỏ
qua các trường SAFETY SCHOOLS này bởi nó không cho need-based cho International
Students nhưng lại cho merit-based và dựa vào các thành tích như minimum SAT scores,
TOEFL scores, High School GPA (GPA là gì sẽ đc nói kĩ hơn trong các kì tới),v.v… Và do các
trường xếp thấp, nên những requirements này cũng không qua khó khăn cho lắm. VD: học bổng
merit-based của trường Eastern Illinois University là yêu cầu SV QT phải có minimum SAT
score là 1200, High School GPA khỏang 2.75 chẳng hạn.

IV. Làm thế nào để bíêt được địa chỉ Website của một trường?

Có rất nhiều cách để các bạn tìm địa chỉ website của một trường. Dưới đây là 2 trong số những cách
đó.

- Vào trang www.collegeboard.com chọn mục college search. các bạn gõ tên trường vào ô
search, trang này sẽ hiển thị thông tin về trường (nhưng những thông tin về tuyển sinh của
college board không được bảo đảm cho lắm, các bạn chỉ nên dung college board để tìm
website address mà thui)
- Vào trang www.google.com để tìm.

Kì 5: Bảng xếp hạng các trường ĐH ở Hoa Kì

Dưới đây là 3 bảng xếp hạng. Tất nhiên, chúng không thể nào chính xác nhưng đây sẽ là 1 bảng liệt
kê những trường để các bạn đáng quan tâm.

I. Bảng xếp hạng các National Universities (Nguồn: US News and World Reports)

Ranking for U.S National Universities – Source: www.usnews.com

1. Harvard University (MA) 11. Northwestern University (IL)


Princeton University (NJ) Washington University in St. Louis
3. Yale University (CT) 13. Brown University (RI)
4. University of Pennsylvania (NC) 14. Cornell University (NY)
Massachusetts Inst. of Technology Johns Hopkins University (MD)
Stanford University (CA) University of Chicago
8. California Institute of Technology 17. Rice University (TX)
9. Columbia University (NY) 18. University of Notre Dame (IN)
Dartmouth College (NH) Vanderbilt University (TN)
20. Emory University (GA) 70. Fordham University (NY)
21. University of California – Berkeley * 71. Indiana University – Bloomington *
22. Carnegie Mellon University (PA) Michigan State University *
University of Michigan – Ann Arbor * Southern Methodist University (TX)
University of Virginia * 74. Brigham Young Univ. – Provo (UT)
25. Georgetown University (DC) Clark University (MA)
Univ. of California – Los Angeles * Clemson University (SC)*
27. Wake Forest University (NC) SUNY – Binghamton *
28. Tufts University (MA) Univ. of California – Santa Cruz *
29. U. of North Carolina – Chapel Hill* University of Colorado – Boulder *
30. Univ. of Southern California Virginia *
31. College of William and Mary VA)* 81. Stevens Institute of Technology (NJ)
32. Brandeis University (MA) St. Louis University
New York University Univ. of California – Riverside *
Univ. of Wisconsin – Madison * 84. Baylor University (TX)
35. Case Western Reserve Univ. (OH) Iowa State University *
Univ. of California – San Diego * 86. American University (DC)
37. Boston College (PA) North Carolina State U. – Raleigh *
U. of Illinois – Urbana - Champaign * University of Alabama *
University of Rochester (NY) Univ. of Missouri – Columbia *
41. Georgia Institute of Technology * 90. Auburn University (AL)*
42. University of California – Davis * Howard University (DC)
43. Tulane University (LA) Marquette University (WI)
University of California – Irvine * University of Denver
45. Univ. of California – Santa Barbara * University of Kansas *
46. Rensselaer Polytechnic Inst. (NY) University of Tennessee *
University of Texas – Austin * University of Tulsa (OK)
University of Washington * University of Vermont *
Yeshiva University (NY) 98. Ohio University *
50. Pennsylvania State U. – University Park * SUNY College Environmental Science &
University of Florida * Forestry *
52. George Washington University (DC) Texas Christian University
Pepperdine University (CA) University of Arizona *
Syracuse University (NY) University of Dayton (OH)
55. Worcester Polytechnic Inst. (MA) Univ. of Massachusetts – Amherst *
56. Boston University Univ. of Nebraska – Lincoln *
Univ. of Maryland – College Park * University of New Hampshire *
58. Rutgers – New Brunswick (NJ)* 106. Drexel University (PA)
University of Georgia * Illinois Institute of Technology
University of Iowa * SUNY – Stony Brook *
University of Miami (FL) University of Missouri – Rolla *
62. Miami University – Oxford (OH)* University of San Diego
Ohio State University – Columbus * 111. Catholic University of America (DC)
Purdue Univ. – West Lafayette (IN)* Florida State University *
Texas A&M Univ. – College Station * Loyola University Chicago
66. University of Connecticut * University of San Francisco
University of Delaware * University of the Pacific (CA)
Univ. of Minnesota – Twin Cities * University of Utah *
University of Pittsburgh * 117. Colorado State University *
University of Oregon * University at Buffalo – SUNY *
Univ. of South Carolina – Columbia * University of Arkansas *
120. Michigan Technological University * University of Kentucky *
New School University (NY) University of Oklahoma *
Northeastern University (MA) University of St. Thomas (MN)
Seton Hall University (NJ) Washington State University

* Public university (thường thì Public University không cho financial aids cho SV Quốc tế nhưng
vẫn đáng research bởi vì có thể co merit-based)

II. Bảng xếp hạng các trường Liberal Arts Colleges (nguồn US News and World Reports
Ranking Liberal Arts Colleges – Source: www.usnews.com

1. Williams College (MA) Grinnell College (IA)

2. Amherst College (MA) Harvey Mudd College (CA)

Swarthmore College (PA) 19. Colby College (ME)

4. Wellesley College (MA) Hamilton College (NY)

5. Carleton College (MN) 21. Bryn Mawr College (PA)

Pomona College (CA) 22. Bates College (ME)

7. Bowdoin College (ME) 23. Oberlin College (OH)

Davidson College (NC) 24. Mount Holyoke College (MA)

9. Haverford College (PA) Trinity College (CT)

Wesleyan University (CT) 26. Bucknell University (PA)

11. Middlebury College (VT) Macalester College (MN)

12. Vassar College (NY) Scripps College (CA)

13. Claremont McKenna College (CA) 29. Barnard College (NY)

Smith College (MA) Kenyon College (OH)

Washington and Lee University (VA) 31. College of the Holy Cross (MA)

16. Colgate University (NY) Lafayette College (PA)


33. Colorado College Lawrence University (WI)

Sewanee – University of the South (TN) Reed College (OR)1

35. Bard College (NY) 59. College of Wooster (OH)

Connecticut College Drew University (NJ)

Whitman College (WA) Pitzer College (CA)

38. Franklin and Marshall College (PA) 62. Southwestern University (TX)

Furman University (SC) St. Lawrence University (NY)

40. Dickinson College (PA) St. Olaf College (MN)

Union College (NY) Wheaton College (MA)

42. Centre College (KY) 66. Spelman College (GA)

DePauw University (IN) Wofford College (SC)

Occidental College (CA) 68. Hobart and William Smith Col. (NY)

45. Gettysburg College (PA) Sweet Briar College (VA)

Rhodes College (TN) 70. Austin College (TX)

Skidmore College (NY) Birmingham - Southern College (AL)

48. Sarah Lawrence College (NY) Earlham College (IN)

Wabash College (IN) Hendrix College (AR)

50. Denison University (OH) Mills College (CA)

51. Wheaton College (IL) Muhlenberg College (PA)

Willamette University (OR) Ursinus College (PA)

53. Agnes Scott College (GA) 77. Gustavus Adolphus College (MN)

Beloit College (WI) Knox College (IL)

Illinois Wesleyan University Lewis and Clark College (OR)

Kalamazoo College (MI) St. John's University (MN)


University of Puget Sound (WA) 96. Bennington College (VT)

Virginia Military Institute * Goucher College (MD)

83. Albion College (MI) Hillsdale College (MI)

Allegheny College (PA) Hope College (MI)

Randolph - Macon Woman's College (VA) Principia College (IL)

Washington and Jefferson Col. (PA) 101. College of St. Benedict (MN)

87. Hollins University (VA) Hampshire College (MA)

St. Mary's College of Maryland * Juniata College (PA)

89. Augustana College (IL) Luther College (IA)

Hanover College (IN) 105. Coe College (IA)

Millsaps College (MS) Lake Forest College (IL)

Ohio Wesleyan University Randolph - Macon College (VA)

Presbyterian College (SC) Transylvania University (KY)

Thomas Aquinas College (CA) Wells College (NY)

Washington College (MD) Wittenberg University (OH)

III. Danh sách 361 trường ĐH tốt nhất Hoa Kì xếp theo thứ tự bảng chữ cái (Nguồn Princeton
Review)
The Best 361 Colleges in the U.S – Source www.princetonreview.com

A B
Agnes Scott College Babson College
Albertson College of Idaho Bard College
Albion College Barnard College
Alfred University Bates College
Allegheny College Baylor University
American University Bellarmine University
Amherst College Beloit College
Arizona State University Bennington College
Auburn University Bentley College
Austin College Berea College
Birmingham-Southern College
Boston College
Boston University D
Bowdoin College Dartmouth College
Bradley University Davidson College
Brandeis University Deep Springs College
Brigham Young University (UT) Denison University
Brown University DePaul University
Bryant University DePauw University
Bryn Mawr College Dickinson College
Bucknell University Drew University
Drexel University
C Duke University
California Institute of Technology Duquesne University
California Polytechnic State University-San
Luis Obispo E
Calvin College Earlham College
Carleton College Eckerd College
Carnegie Mellon University Elon University
Case Western Reserve University Emerson College
Catawba College Emory University
Centenary College of Louisiana Eugene Lang College/New School University
Centre College
Chapman University F
Claremont McKenna College Fairfield University
Clark University Fisk University
Clarkson University Flagler College
Clemson University Florida State University
Coe College Fordham University
Colby College Franklin & Marshall College
Colgate University Franklin W. Olin College of Engineering
College of Charleston Furman University
College of Saint Benedict/Saint John's Uni.
College of the Atlantic G
College of the Holy Cross George Mason University
College of the Ozarks Georgetown University
College of William and Mary Georgia Institute of Technology
Colorado College Gettysburg College
Colorado School of Mines Gonzaga University
Colorado State University Goucher College
Columbia University - Columbia College Grinnell College
Connecticut College Grove City College
Cooper Union Guilford College
Cornell College Gustavus Adolphus College
Cornell University
Creighton University H
CUNY - Brooklyn College Hamilton College
CUNY - Hunter College Hampden-Sydney College
CUNY - Queens College Hampshire College
Hampton University
Hanover College Marist College
Harvard College Marlboro College
Harvey Mudd College Marquette University
Haverford College Massachusetts Institute of Technology
Hendrix College McGill University
Hillsdale College Mercer University-Macon
Hiram College Miami University
Hobart and William Smith Colleges Michigan State University
Hofstra University Michigan Technological University
Hollins University Middlebury College
Howard University Mills College
Millsaps College
I Monmouth University (NJ)
Illinois Institute of Technology Montana Tech of the University of Montana
Illinois Wesleyan University Moravian College
Indiana University - Bloomington Mount Holyoke College
Indiana University of Pennsylvania Muhlenberg College

Iowa State University N


Ithaca College New College of Florida
New Jersey Institute of Technology
J New Mexico Institute of Mining &
James Madison University Technology
Johns Hopkins University New York University
Juniata College North Carolina State University
Northeastern University
K Northwestern University
Kalamazoo College
Kansas State University O
Kenyon College Oberlin College
Knox College Oglethorpe University
Ohio Northern University
L Ohio State University - Columbus
Lafayette College Ohio University-Athens
Lake Forest College Ohio Wesleyan University
Lawrence University
Lehigh University P
Lewis & Clark College Penn State University Park
Louisiana State University Pepperdine University
Loyola College in Maryland Pitzer College
Loyola Marymount University Pomona College
Loyola University New Orleans Princeton University
Loyola University of Chicago Providence College
Lynchburg College Purdue University-West Lafayette

M Q
Macalester College Quinnipiac University
Manhattanville College
R SUNY at Albany
Randolph-Macon College SUNY at Binghamton
Randolph-Macon Woman's College SUNY at Buffalo
Reed College SUNY College at Geneseo
Rensselaer Polytechnic Institute SUNY College at Purchase
Rhodes College Susquehanna University
Rice University Swarthmore College
Rider University Sweet Briar College
Ripon College Syracuse University
Rochester Institute of Technology
Rollins College T
Rose-Hulman Institute of Technology Temple University
Rutgers, The State University of New Jersey - Texas A&M University-College Station
New Brunswick/Piscataway Campus Texas Christian University
The Catholic University of America
S The College of New Jersey
Saint Anselm College The College of Wooster
Saint Louis University The Evergreen State College
Saint Mary's College of California The George Washington University
Saint Michael's College The University of Alabama-Tuscaloosa
Saint Olaf College The University of Scranton
Salisbury University The University of South Dakota
Samford University The University of Texas at Austin
Santa Clara University The University of Tulsa
Sarah Lawrence College Transylvania University
Scripps College Trinity College (CT)
Seattle University Trinity University
Seton Hall University Truman State University
Sewanee - The University of the South Tufts University
Siena College Tulane University
Simmons College
Simon's Rock College of Bard U
Skidmore College Union College (NY)
Smith College United States Air Force Academy
Sonoma State University United States Coast Guard Academy
Southern Methodist University United States Merchant Marine Academy
Southwestern University United States Military Academy
Spelman College United States Naval Academy
St. Bonaventure University University of Arizona
St. John's College (MD) University of Arkansas - Fayetteville
St. John's College (NM) University of California, Berkeley
St. John's University University of California-Davis
St. Lawrence University University of California-Los Angeles
St. Mary's College of Maryland University of California-Riverside
Stanford University University of California-San Diego
Stephens College University of California-Santa Barbara
Stevens Institute of Technology University of California-Santa Cruz
Stony Brook University University of Central Florida
Suffolk University University of Chicago
University of Colorado, Boulder University of Tennessee - Knoxville
University of Connecticut University of the Pacific
University of Dallas University of Toronto
University of Dayton University of Utah
University of Delaware University of Vermont
University of Denver University of Virginia
University of Florida University of Washington
University of Georgia University of Wisconsin-Madison
University of Hawaii-Manoa University of Wyoming
University of Idaho Ursinus College
University of Illinois at Urbana-Champaign
University of Iowa V
University of Kansas Valparaiso University
University of Kentucky Vanderbilt University
University of Louisiana at Lafayette Vassar College
University of Maine Villanova University
University of Mary Washington Virginia Tech
University of Maryland, Baltimore County
University of Maryland-College Park W
University of Massachusetts-Amherst Wabash College
University of Miami Wagner College
University of Michigan-Ann Arbor Wake Forest University
University of Minnesota, Twin Cities Warren Wilson College
University of Mississippi Washington and Lee University
University of Missouri-Rolla Washington State University
University of Montana - Missoula Washington University in St. Louis
University of Nebraska-Lincoln Webb Institute
University of New Hampshire Wellesley College
University of New Mexico Wells College
University of New Orleans Wesleyan College
University of North Carolina at Asheville Wesleyan University
University of North Carolina-Chapel Hill West Virginia University
University of North Carolina-Greensboro Westminster College (PA)
University of North Dakota Wheaton College (IL)
University of Notre Dame Wheaton College (MA)
University of Oklahoma Whitman College
University of Oregon Whittier College
University of Pennsylvania Willamette University
University of Pittsburgh-Pittsburgh Campus William Jewell College
University of Puget Sound Williams College
University of Redlands Wittenberg University
University of Rhode Island Wofford College
University of Richmond Worcester Polytechnic Institute
University of Rochester
University of San Diego X
University of San Francisco Xavier University (OH)
University of South Carolina Columbia Xavier University of Louisiana
University of South Florida
University of Southern California
Y
Yale University
Kì 6: Sơ lược một bộ hồ sơ tuyển sinh và những yếu tố quan trọng nhất

I. Một bộ hồ sơ của học sinh Việt Nam bao gồm những gì?

Một bộ hồ sơ tuyển sinh và xin financial aid bao gồm những yếu tố sau đây : (những chi tiết về các
ýêu tố này như thế nào, làm sao để có thể có 1 bộ hồ sơ hòan hảo sẽ được nói thêm trong các kì sau)

- Application/Common application and Supplement


- Application Fee waiver (nếu cần thiết)
- Application Essays + supplemental essays
- Học bạ phổ thông trung học + School report
- Điểm SAT 1 – nhờ College Board gửi
- (Điểm SAT 2 – nhờ College Board gửi )
- Điểm TOEFL – nhờ ETS gửi
- Thư giới thiệu của những giáo viên biết rõ về bạn
- Bản liệt kê các họat động ngoại khóa và các giải thưởng
- Đơn xin financial aid (International Students Financial Aid Application ISFAA)
- Bản kê khai phần tiền gia đình sẽ đóng góp (Certification of Finances COF)
- Giấy chứng nhận tài khoản ngân hàng và/hoặc giấy chứng nhận mức lương tháng của cha
mẹ

Còn dưới đây là một số phần cần có (tuy không bắt buộc) bởi nếu không có nó sẽ rất bất lợi cho bạn
trong quá trình cạnh tranh với các thí sinh khác:

- Bản giới thiệu về trường Trung học của bạn (bản này đặc biệt cần thíêt nếu bạn học trường
chuyên)
- Bản hệ thống tính điểm của trường.
- Bản chương trình học của trường.

Dưới đây là sơ lược các yếu tố được xem là quan trọng nhất trong một bộ hồ sơ tuyển sinh (các yếu
tố còn lại sẽ được post lên vào kì 7).

II. Application – Common Application and Supplement

Tất nhiên, khi nộp hồ sơ tuyển sinh thì đơn xin xét tuyển là không thể thiếu. Trong đơn xin xét
tuyển, bạn liệt kê tất cả các thông tin cá nhân về bạn để cho adcom tiện đưa vào Data và process hồ
sơ của bạn.

Đối với một số trường, họ sử dụng mẫu đơn xét tuyển riêng của họ. Trong trường hợp này bạn phải
vào thẳng trang web của họ để download mẫu đơn. Hoặc bạn apply online là tiện lợi nhất.

Tuy nhiên, một số trường (khỏang 300 trường, đa số là liberal arts) sử dụng một mẫu đơn chung
được gọi là Common Application, mẫu đơn này rất tiện lợim bạn có thể làm 1 mẫu và gửi đi cho tất
cả các trường. hoặc bạn apply online trên trang web app.commonapp.org. Đối với Common
Application, mỗi trường sẽ có thêm 1 phần phụ thêm của Application được gọi là Supplement, bạn
sẽ phải điền thêm vào supplement và nộp hoặc bạn apply online trên trang app.commonapp.org
(trong quá trình bạn apply, sẽ có link để bạn điền supplement).
III. Application Essays và Supplemental Essays

Khi apply, các bạn sẽ phải víêt vài bài luận dựa vào chủ đề cho sẵn (hoặc tự chọn). Trong đó có một
bài luận chính khỏang 1trang giấy A4 và nhiểu bài luận nhỏ nhỏ (supplemental essays) khỏang trên
dưới 250 từ. Bài luận này RẤT RẤT quan trọng (quan trọng thứ 2 chỉ sau học bạ mà thôi) nên các
bạn phải đầu tư thật nhiều thời gian và công sức cho bài luận này. Nó được xem như là một bản tự
giới thiệu bản thân nhưng được víêt dưới dạng bài văn. Sẽ có 1 kì nói riêng về essay.

IV. Học bạ phổ thông trung học + School Report

Học bạ này các bạn sẽ phải dịch sang tiếng Anh và đem công chứng. Có 1 số trường yêu cầu các
bạn nộp thêm bản phôtô công chứng = tiếng Việt. Các bạn phải xem kĩ trên trang web của trường về
vấn đề này.

School Report là môt bản đi kèm chung với học bạ sẽ được một người gọi là Guidance Counselor
của bạn víêt và kí tên. Bạn có thể chọn bất cứ thầy cô nào hiểu rõ về mình để víêt school report.
School report có thể download trên trang web của trường hoặc nếu trường nào dùng Common
Application thì bạn lên trang app.commonapp.org để tạo tài khỏan apply online và down về. Sau
này nếu có gì cần nói về School Report và học bạ, mình sẽ nói thêm.

Trong những kì sau, mình sẽ post lên topic mẫu bản dịch học bạ tiếng Anh. Các bạn chỉ cần
download về điền điểm, sửa đổi một số thông tin và lời nhận xét của thầy cô để đem lên cho phòng
học vụ ở trường mình đang học nhờ cô học vụ chứng nhận và đưa ban giám hiệu kí tên giùm (đem
đi dịch bên ngòai tốn rất nhiều tiền mà lại không đáng).
Sau này mình cũng sẽ cố gắng post lên topic một số mẫu bản dịch giấy chứng nhận học sinh giỏi
cấp thánh phố, olimpic, ... để bạn nào cần có thể download về sử dụng, bổ sung cho bộ hồ sơ của
mình thêm phần hòan hảo (tuy nhiên, không có cũng không có nghĩa cơ hội được nhận vào học của
bạn sẽ bị giảm đi đâu).

V. Midyear Report

Thông thường, các bạn nộp đơn vào khỏang giữa hoặc cuối HK 1 của lớp 12. Nên điểm lớp 12 sẽ
chưa có sẵn cho bạn nộp. Bình thường, người ta sẽ bắt bạn phải nộp điểm của 4 lớp 9, 10, 11 và 12.
Nhưng hs đang học lớp 12 nộp đơn để nhập học vào năm sau thì chỉ có thể nộp điểm của lớp 9, 10
và 11 thôi. Còn điểm cuối lớp 12 khi nào bạn được nhận thì adcom mới yêu cầu bạn bổ sung thêm.

Tuy nhiên, có 1 form nguời ta yêu cầu bạn phải submit (trễ nhất là tháng 2) đó là Midyear Report
(Midyear = giữa năm, midyear report = điểm giữa năm = điểm cuối học kì 1).

Nghĩa là người ta sẽ yêu cầu bạn phải nộp bảng điểm học kì 1 lớp 12 cho họ khi điểm HK 1 có sẵn.
Nhưng bảng điểm này không phải do các bạn tự lập mà là 1 mẫu form bạn download trên mạng
xuống để điền thông tin vào. Midyear Report (gần giống School Report) sẽ được Guidance
Counselor của bạn viết và kí. Nó sẽ có chỗ để Counselor của bạn ghi điểm từng môn của HK 1 lớp
12 và kí vào cho bạn. Form này có sẵn trên trang web của trường hoặc trên trang của Common
application nếu bạn sử dụng commonapp (xin coi mục I).
Midyear report chỉ cần gửi khi nào điểm HK 1 có sẵn. Các bạn sẽ submit cái application trước
deadline. Còn midyear report thì có thể nộp sau đó cũng không sao. Chỉ có ai đang học lớp 12 thì
mới phải nộp midyear report. Còn những ai đã tốt nghiệp thì tất nhiên midyear report là ko cần thiết.

Midyear report chỉ có 1 trang (nếu couselor víêt thêm nhận xét phía sau thì 2 trang). Vì vậy, chỉ gửi
có 1 tờ giấy qua đường bưu điện thì sẽ rất tốn tiền. Rất may là đa số các trường cho phép bạn Fax
cái midyear report này qua trường của họ. Vì vậy, các bạn nên fax để tíêt kiệm thời gian và tiền bạc
(hình như 18,200VND/trang/địa chỉ fax thì phải). Nhưng trước khi fax cũng nên email hỏi kĩ xem
trường bạn nộp có cho phép fax cái form này không (cho chắc ăn đó mà…)

Kì 7: Những yếu tố còn lại của một bộ hồ sơ tuyển sinh

Dưới đây là sơ lược về những yếu tố còn lại của một bộ hồ sơ tuyển sinh mà bạn phải nộp.

I. Application Fee Waiver

Một số trường khi apply sẽ không yêu cầu bạn phải nộp lệ phí xét tuyển vì một lý đo nào đó (VD:
SV quốc tế có hòan cảnh khó khăn, hoặc apply online cũng hay được miễn phí nộp). Trong trường
hợp này, bạn không cần phải nộp phí gì cả.

Tuy nhiên, đa số các trường đều bắt bạn phải nộp application fee (lệ phí xét tuyển).

Nhưng đừng vì vậy mà bỏ, không nộp nữa hoặc cũng đừng vì thế mà chịu tốn tiền nộp lệ phí (trung
bình lệ phí nộp 1 trường là $50). Bởi vì đa số các trường đều có một chế độ xét miễn lệ phí nộp đơn
(chỉ có những trường nao quá hà khắc mới nói: Under no circumstances can the application fee be
waived!!!???). Và việc miễn phí này được các trường gọi là Fee waiver (waive: bỏ qua). Nhưng để
có được một cái fee waiver, các bạn phải xin (request). Mẫu đơn xin được gọi là Request for an
application fee waiver do các bạn tự viết và sẽ đưa cho Guidance Counselor của các bạn kí (người
này là ai sẽ được nói sau).

Trong những kì tới, mình sẽ post lên topic này những forms cần thiết để cho các bạn sử dụng khi
apply (kể cả Request for App fee waiver)

II. Điểm SAT 1 và SAT 2

Nhờ College Board gửi điểm đến các trường

Các bạn chú ý là các trường TOP sẽ không yêu cầu minimum SAT của bạn là bao nhiêu bởi họ còn
phải xem xét các yếu tô khác, nhưng tất nhiên, điểm càng cao thì cơ hội sẽ càng cao.

SAT I là thi tổng quát (tất cả các trường xịn ở Mỹ đều đòi điểm SAT I) bao gồm 3 phần Critical
Reading, Writing và Math. Critical Reading, đọc chuyên sâu, bao gồm Reading Comprehension và
Sentence Completion (2 phần này đòi hỏi phải biết rất nhiều từ vựng để làm). Phần Writing bao
gồm Essay và Grammar (phần Grammar bạn có thể kiếm điểm cao rất dễ nếu bạn học vững ngữ
pháp tiếng Anh). Math thì không có gì khó, chương trình chỉ nằm trong lớp 9, 10 và 1 ít của lớp 11.
Nhưng nếu muốn kiếm điểm tối đa (800) thì phải luyện tập nhiều và làm quen với các dạng ra đề
của SAT I. Điểm cho mỗi phần thấp nhất là 200 và cao nhất là 800. Như vậy tổng cộng 3 phần
(Viết, Đọc và Toán) là từ 600 -> 2400. Muốn vào được những trường xịn thì bạn phải đạt được
khỏang 2000 (tính ra thì tóan phải được ít nhất là 750, Writing phải được ít nhất 700 và phần
Critical Reading phải được từ 600 trở lên thì cơ hội vào các trường xịn sẽ cao hơn)
Còn SAT II là thi chuyên sâu vào các môn học (chỉ những trường TOP trong National university
mới yêu cầu SAT II, nếu muốn apply dzô những trường này thì phải thi SAT II). Có nhiều môn thi
của SAT II lắm (VD: tóan, lý, hóa, sinh, văn, sử, Pháp, Tây Ban Nha, tiếng Nhật, tiếng Hàn Quốc có
đủ) nhưng những trường nào đòi SAT II sẽ bắt bạn phải thi 3 trong số các môn đó. Bạn múôn chọn
3 môn nào thi cũng được nhưng hs VN thường chọn 3 môn tóan lý hóa, một số bạn học giỏi AV
cũng chọn literature để thi, một số bạn học chuyên tiếng Pháp cũng chọn French để thi, những môn
còn lại chương trình học bên Mỹ rất khác so với VN. Cũng giống như SAT I, SAT II mỗi môn có
thang điểm là 200 -> 800. Tóan của SAT II khó hơn tóan của SAT I nhưng để kiếm 700 cũng không
khó cho lắm. Tóan SAT 2 có 2 cấp độ, Math Level 1 và Math Level 2. Bạn chọn cấp độ nào hoặc cà
2 để thi cũng được nhưng đa số các trường coi trọng Level 2 hơn Level 1. Level 2 khó hơn nhưng
thang điểm lại “rộng lượng” hơn. Nếu bạn sai 5 câu bên level 2 vẫn có thể được 800 nhưng chỉ cần
sai 1 câu bên level 1 cũng đủ đẩy điểm số của bạn xuốn 790. Lý của SAT II rải đều chương trình lớp
10, 11, 12 và thêm 1 ít của lớp 7 (Lực đẩy Archimède, áp suất chất lỏng), 1 ít của lớp 8 (Ròng rọc,
đòn bẩy,…). Hóa của SAT II đa số là hóa vô cơ (thêm 1 ít hóa hữu cơ và 1 ít câu hỏi về thí nghiệm),
kiến thức cũng không có gì khó cho lắm nhưng cái cách nó ra đề hơi lạ so với VN nên phải luyện
tập nhiều thì mới có thể làm được điểm cao. Ở SAT II, mỗi môn bạn nên được ít nhất là 700 thì cơ
hội vào những trường bên National Universities hoặc những trường top 5 của liberal arts mới cao
được.

Sau này, mình sẽ post thêm thông tin về SAT cũng như những kinh nghiệm làm bài thi của các anh
chị đi trườc lên đây cho mọi người tham khảo. Mọi thông tin về SAT các bạn coi thêm trên
www.collegeboard.com

III. Điểm TOEFL

Nhờ ETS gửi điểm

TOEFL chỉ đơn thuần là một bài kiểm tra trình độ tiếng Anh đầu vào thôi, không ảnh hưởng nhiều
đến mức độ cạnh tranh trong xét tuyển. Thông thường, các trường TOP đều yêu cầu bạn phải có
điểm TOEFL ít nhất là 600 điểm. Tuy nhiên, đến giữa năm 2006, ETS sẽ đổi dạng thức thi TOEFL,
bỏ phần Structure và thêm phần Speaking.

Cũng giống như SAT, bạn được quyền gửi điểm miễn phí 4 trường đầu tiên, trường thứ 5 trở đi, bạn
phải nộp lệ phí (nhưng chỉ miễn phí khi bạn đăng kí gửi điểm ngay vào ngày thi). Sau này sẽ có
thông tin nói rõ hơn về TOEFL, bao gồm cách thức đăng kí và gửi điểm, các bạn đón xem.

IV. Thư giới thiệu của những giáo viên biết rõ về bạn

Ngòai School report ra, các trường yêu cầu bạn phải nộp thư giới thiệu của GV biết rõ về bạn (1,
hoặc 2 thư tùy trường) gọi là Teacher Evaluation hoặc Teacher Recommendation. Mẫu đơn đều có
trên trang web của trường cho bạn download xuống nhờ thầy cô viết giùm. Nếu bạn sử dụng
Common Application thì form này cũng có sẵn trên trang web app.commonapp.org (xin xem kì 6).
Bạn sẽ phải nhờ những thầy cô này viết cho bạn. Các bạn nên nhờ thầy cô viết sớm để thầy cô có
thời gian và phải gặp trực tiếp để nhờ (để cho thầy cô thấy cái Teacher Evaluation nó quan trọng
như thế nào). Tuy nhiên, theo như các anh chị đi trước thì học sinh Việt Nam thường tự mình viết
rồi nhờ thầy cô kí tên.

V. Bản liệt kê các họat động ngoại khóa và các giải thưởng

Các trường ở Mỹ rất chú trọng về mặt họat động ngoại khóa của một thí sinh. Bởi vì họ tin rằng các
họat động ngoại khóa là thước đo mức độ năng động và khả năng lãnh đạo của bạn. Bởi vậy, bắt
đầu bước vào cấp 3, các bạn nên tham gia càng nhiều họat động ngoại khóa càng tốt và các họat
động này càng đa dạng các mặt càng tốt. (VD: school activities, community and social services,
debates, etc.)

Các giải thưởng cũng là yếu tố quan trọng để đánh bóng hồ sơ của bạn. Nếu như bạn có giải HSG
cấp thành phố, cấp tỉnh thì bạn nên liệt kê vào bảng này. Đặc biệt, nếu bạn là 1 olympian thì việc
điền danh hiệu của bạn và là không thể thiếu đâu nhé.

Các bạn có thể nói quá tính chất của các họat động nhưng không nên bíên các họat động của bạn từ
không thành có. Các bạn nên trình bày bảng họat động ngoại khóa và giải thưởng theo dạng thức
sau:

RESUMÉ OF ACTIVITIES AND HONORS (tiêu đề của bảng)

1. Academic Honors (các giải thưởng đạt được)

2. Extracurricular Activities (họat động trong trường như văn nghệ, kể chuyện chẳng hạn),
Club and Organizations (các tổ chức trong trường như Đòan Thanh niên Student
Government), Hobbies and Talents (sở thích và năng khiếu)

3. Community, Volunteer or Religious Activities (các họat động tình nguyện ngòai xã hội hoặc
họat động tôn giáo)

4. Work Experience (kinh nghiệm làm việc)

5. Educational Travel (kinh nghiệm đi nước ngòai vì mục đích giáo dục,v.v…)

Kì 8: Những gì làm nên một bộ hồ sơ xin học bổng (Financial Aids)?

Ở kì 6 và kì 7, chúng ta nói đến những yếu tố làm nên một bộ hồ sơ xin xét tuyển. Tuy nhiên, học
sinh Việt Nam khi nộp hồ sơ xin xét tuyển kh6ong thể không kèm theo hồ sơ xin hỗ trợ tài chính.
Hồ sơ xin học bổng và hỗ trợ tài chính có thể nộp chung hoặc nộp riêng với hồ sơ tuyển sinh tùy
bạn bởi thường thì hạn chót nộp hồ sơ xin finaid thường trễ hơn hạn chót nộp hồ sơ tuyển sinh. Tuy
nhiên, vì lý do kinh tế, để cho tiết kiệm, học sinh Việt Nam thường nộp chung hồ sơ tuyển sinh và
hồ sơ xin học bổng trong chung một package.

Vậy, khi nộp hồ sơ xin học bổng, bạn phải nộp những gì?
I. International Students Financial Aid Application (ISFAA)

Đây chính là đơn xin hỗ trợ tài chính dành cho một sinh viên quốc tế như chúng ta. Trong đơn này,
liệt kê tất cả các chi tíêt về tình hình tài chính của gia đình. Những chi tiết này yêu cầu bạn liệt kê
thông tin về tất cả các mặt thuộc về vấn đề tài chính như: thu nhập hàng năm, giá trị tài sản, số tiền
trong tài khỏan ngân hàng,v.v…

Chúng ta có thể điền như thế nào tùy chúng ta, ngòai thu nhập gia đình, tài khỏan ngân hàng, các
con số còn lại chỉ cần ước lượng, không nhất thiết phải chính xác. Tuy nhiên, chúng ta phải điền
như thế nào cho hợp lý để các vị adcom có thể dễ dàng tính mức financial aid mà chúng ta có thể
nhận được.

Đa số các trường đều sử dụng một mẫu ISFAA của College Board. Tuy nhiên, cũng có trường sử
dụng mẫu đơn riêng, nhưng cũng khônng khác ISFAA là bao nhiêu. Tất cả các form này đều có thể
download về trên trang web của trường, mục financial aid for International Students.

II. Certification of Finances (COF)

Bên cạnh ISFAA, bản COF là một bản yêu cầu bạn liệt kê số tiền mỗi năm mà gia đình sẽ dùng để
đóng góp cho chi phí học tập của bạn ở Mỹ. Nếu ngòai cha mẹ ra, bạn còn có thêm nguồn tài trợ
nào khác (như họ hàng, tài sản riêng), thì trên form này cũng sẽ có chỗ cho bạn điền.

Cũng giống như ISFAA, đa số các trường sử dụng một COF chung của College Board. Tuy nhiên,
cũng có vài trường sử dụng form riêng. Các bạn nên chú y vấn đề này trong quá trình apply. Tất cả
các form này đều có thể download trên trang web của trường mục Financial Aid…

III. Những giấy tờ khác

Ngòai 2 mẫu form trên bạn phải nộp. Các bạn còn phải nộp thêm 1 số giấy tờ chứng minh những gì
mình kê khai trong 2 form trên là đúng. Các bạn phải nộp những giấy tờ sau:

- Giấy chứng nhận tài khỏan ngân hàng (Bank Statement): nếu các bạn sử dụng số tiền dành
dụm của gia đình trong ngân hàng để đóng góp cho chi phí học tập, thì bạn phải yêu cầu
Ngân hàng của bạn kí giấy chứng nhận là gia đình bạn đang có một tài khỏan trong ngân
hàng. VD: trong COF, bạn nói rằng, gia đình bạn sẽ dùng tài khỏan ngân hàng (saving
account) đóng góp cho bạn mỗi năm là 500 đô. Thì trong tài khỏan ngân hàng của bạn phải
có it nhất 2,000 đô. Saving của gia đình chỉ có thể được chứng nhận thông qua ngân hàng.
Vì vậy, nếu các bạn sử dụng saving để đóng tiền thì phải đem saving của gia đình vào ngân
hàng gửi thì mới có thể có được Bank Statement. Ngân hàng nào cũng có chế độ chứng nhận
saving này. Nên bạn chỉ cần yêu cầu, người ta sẽ viết và kí tên, đóng dấu cho các bạn. Một
số ngân hàng sẽ chứng nhận miễn phí cho các bạn, tuy nhiên, một số ngân hàng yếu cầu bạn
phải nộp lệ phí, các bạn nên xem xét kĩ những vấn đề này trước khi gửi tiền vào ngân hàng.
- Đối với bạn nào có cha mẹ làm trong công ty (nghĩa là có employer): thì cha mẹ bạn sẽ viết
mẫu đơn, ghi tiền lương tháng đem cho người employer (thường là giám đốc công ty) này kí
nhận (vì trong form ISFAA, bạn có ghi thu nhập hàng năm nên phải nộp thêm giấy này). Sau
này, mình sẽ post lên forum những mẫu giấy này cho các bạn download về sử dụng.
- Đối với các bạn khác (cha mẹ mở doanh nghiệp hoặc thu nhập không ổn định) thì các bạn
chỉ cần víêt một lá thư giải thích việc self-employ (tư nhân) hoặc thu nhập không ổn định.
Sau này, khi các bạn được nhận vào rồi, adcom sẽ yêu cầu các bạn nộp thêm giấy thuế và
giấy đăng kí kinh doanh để chứng nhận (nhưng đây là chuyện sau khi được nhận, còn lúc
apply, các bạn đừng bận tâm).
- Nếu bạn có thêm nguồn tài trợ nào khác (như họ hàng, chính phủ,…) thì bạn nên viết lá thư
giải thích việc sẽ có người đóng góp cho bạn ngòai cha mẹ bạn ra. Những lá thư này, sau này
mình sẽ post lên forum làm mẫu.

Kì 9: Phụ nhưng không thể thiếu

Để gia tăng cơ hội được nhận và học của bạn trong quá trình cạnh tranh gay gắt với các thí sinh
khác, các bạn phải cho các adcom thấy rằng tuy môi trường học tập của bạn là Việt Nam, các bạn
học trong những trường THPT của Việt Nam, nhưng không vì thế mà thua kém các học sinh Mỹ
hoặc những học sinh ở trường quốc tế. Sau này, mình sẽ post lên những bản mẫu cho các bạn đọc
thử (đối với chương trình học, các bạn có thể download về dùng).

Dưới đây là một số giấy tờ các bạn nên bỏ vào hồ sơ để hòan hảo hóa hồ sơ của bạn. Chúng không
phải là những tài liệu bắt buộc bạn phải nộp, vì vậy bạn có thể tự làm mà không cần công chứng tuy
nhiên, đúng sự thật là tối cần thiết.

I. Bản giới thiệu về trường nơi bạn đang học (School Profile)

Bản này sẽ giúp cho các adcom thấy rằng bạn học tập trong một mội trường như thế nào. Đối với
các bạn học trường chuyên thì đặc biệt không thể thiếu bản này. Nó cho các adcom thấy nơi bạn
đang học là một môi trường cạnh tranh gay gắt và họ sẽ thấy rằng kh6ong phải học trong một
trường của VN là dở.

Bạn có thể tự thu thập thông tin về trường víêt school profile theo format sau:

(Name of school)

SCHOOL PROFILE (tiêu đề)

1. Introduction (giới thiệu về trường)


2. Admission (chính sách tuyển sinh của trường bạn học như thế nào, có khó hay
không?)
3. Fees and Scholarship (nếu có)
4. Faculty (giới thiệu về cán bộ của trường)
5. Classes (nếu trường là chuyên thì bạn phải có mục này giới thiệu các moan chuyên
từng lớp)
6. Courses (nếu là trường chuyên, mỗi lớp sẽ học chú trọng môn nào,…)
7. School prestige and academic record statistics (danh tiếng và thành tích của trường)

II. Hệ thống đánh giá và cho điểm của trường (School Grading And Evaluation System)

Bên cạnh hệ thống đánh giá và cho điểm của VN (văn tóan nhân 2, HK 2 hệ số 2,v.v…) một số
trường, đặc biệt là trường chuyên, còn có hệ thống đánh giá riêng cho từng lớp (VD: lớp chuyên
Anh thì môn Anh nhân 3, tóan văn nhân 2,v.v…). Bản hướng dẫn tính điểm thường có in trong sổ
liên lạc của trường, các bạn chỉ cần dịch bản này ra và bỏ vào hồ sơ mà thôi. Các bạn nên đề cập cả
hệ thống tính điểm chung của VN lẫn riêng của trường bạn đang học.

III. Bản chương trình học của VN. (Vietnamese Syllabus)

Ai cũng bíêt, chương trình học của VN rất nặng, đặc biệt là ở các môn tự nhiên. Nếu các bạn không
thể hiện điều này trong hồ sơ sẽ là một bất lợi rất lớn. Sau này, mình sẽ post bản chương trình học
của VN do một hs viết ra. Đối với một số bạn học chuyên thì các bạn có thể sửa lại chương trình
học môn chuyên của mình cho phù hợp.

Kì 10: Các hình thức thông báo KQ xét tuyển của các ĐH Mỹ

Trước khi đọc bài này, các bạn coi thêm kì 3 bởi một số chi tíêt mình viết dưới đây có liên quan đến
kì 3 (Các hình thức xét tuyển)

I. Vào thời điểm nào thì người ta sẽ thông báo KQ xét tuyển?

Đối với các thí sinh nào apply RD, thời điểm được thông báo KQ là đầu tháng 4. Thông thường nếu
bạn nào được nhận thì người ta sẽ gửi email ngay lập tức vào khỏang ngày 1/4, còn nếu bạn nào rớt,
thường nhận đc KQ lâu hơn, khỏang 1, 2 tuần sau đó. Và hạn chót để reply lại cho adcom (National
Candidate Reply Date), nói cho họ bíêt mình sẽ học trường họ hay không và đóng phí đặt cọc nhập
học (Enrolment Deposit) của hầu hết các trường là 1/5. Sau khi họ nhận được tiền đặt cọc, thể hiện
dụ định nhập học ở trường họ của các bạn thì người ta sẽ gửi 1 cái form gọi là I-20 (Certificate of
Eligibility) cho các bạn đem đến lãnh sự quán để tiến hành phỏng vấn xin Visa du học (loại visa
thông dụng nhất cho SV ĐH là F1).

Đối với các thí sinh nào nộp ED và EA, các adcom sẽ gửi KQ tuyển sinh sớm hơn (4 tuần sau khi
adcom nhận được ED Agreement của mình). Đối với đợt ED 1 (hạn chót nộp 15/11) thì sẽ được
thông báo KQ tuyển sinh vào ngày 15/12. Đối với đợt ED 2 (hạn chót nộp 15/1 chung với RD,
thường thì các trường LACs mới có đợt ED 2) thì sẽ được thông báo KQ vào ngày 15/2. Như đã đề
cập ở kì 3, tất cả các thí sinh nộp ED đều bắt buộc phải nhập học (theo điều lệ ghi trong ED
Agreement). Vì vậy, các bạn nên xem xét kĩ những yếu tố quan trọng trong việc chọn trường nộp
ED và nên nộp ED cả 2 đợt để lỡ bị rớt đợt ED 1 thì còn có thêm đợt ED 2 để nộp. Có một số
trường cho phép các bạn chuyển từ RD qua ED ngay cả sau khi hết hạn nộp hồ sơ (application
deadline), việc này các bạn có thể email hỏi trường.

II. Admissions, Acceptance

Hình thức thông báo này các bạn applicants nào cũng mong đợi cả. Đây chính là KQ đã được nhận
vào của adcom gửi cho thí sinh. Thông thường nếu bạn được nhận (admitted, accepted), nguời ta sẽ
gửi email thông báo kết quả được nhận vào học của bạn với dòng subject: Congratulations và trong
email sẽ attach những acceptance letters cho các bạn đọc trước dưới dạng file word mà các bạn sẽ
nhận qua đường bưu điện trong tương lai.
III. Rejection, Denial

Đây là KQ không ai muốn mình sẽ nhận được cả. Nếu bạn nào nhận được lá thư với dòng đầu tiên
như sau: “We regret to inform you that we are unable to offer you admission to XXX College” (đại
loại như vậy) là các bạn bíêt ngay là mình đã bị từ chối (rejected, denied). Thông thường KQ rớt sẽ
đc thông báo trễ hơn KQ đậu khỏang 1, 2 tuần.

IV. Deferral

Dạng KQ này chỉ xảy ra ở ED applications. Do các tính chất binding của ED, các adcom sẽ phải
thông báo KQ xét tuyển sớm. Nếu bạn nào có thành tính tốt, well-rounded và được nhận thì không
còn gì phải nói. Tuy nhiên, nếu người ta chưa dám chắc có nên nhận bạn hay không (lỡ nhận bạn
mà sau này thấy người khác giỏi hơn nhưng do đủ chỉ tiêu mà phải từ chối người kia) thì họ sẽ dời
KQ tuyển sinh qua 1/4 (RD) để xét chung với các applicant khác. Nếu các bạn nhận được là thư với
dòng đầu tiên như sau: “We have deferred your application status to the Regular Decision for a
second review” thì các bạn bíêt ngay là mình sẽ phải chờ thêm 1 tháng rưỡi (hoặc hơn) nữa mới bíêt
KQ.
Và do vậy, bạn nào bị deferred qua bên 1/4 là coi như bạn trở thành 1 RD applicant và không còn
phải tuân theo hợp đồng ED Agreement (ED Commitment) ban đầu nữa. Lúc này, các bạn có thể
xem trong số các trường còn lại mình đã nộp hồ sơ, còn trường nào có cho phép chuyển status từ
RD qua ED nữa không để có thể gửi ED Agreement qua trường này trường này trước khi hết hạn
chuyển.

V. Waitlist

“Danh sách chờ” chỉ xảy ra đối với RD applicant. Có thể gọi nôm na cho dễ hiểu là “dự bị”. Các
adcom ngòai nhưng thì sinh được nhận vào những thí sinh bị từ chối, họ còn lập ra 1 list các thí sinh
dụ bị để nếu số SV đăng kí nhập học mà không đủ chỉ tiêu thì họ sẽ lấy một số thí sinh bên waitlist
để lấp vào chỗ trống. Nghĩa là các bạn nào được waitlisted coi như vẫn còn hy vọng được chấp nhận
vào học. Cái waitlist này không được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới. Khi nào cần thì các
adcom sẽ lấy hồ sơ của các thì sinh bị waitlist này ra để xem lại 1 lần nữa trước khi quyết định ai
trong số các thí sinh sẽ đủ tiêu chuẩn học ở trường họ.

Một người đc xem là well-rounded khi hội đủ 2 mặt tốt sau:


- Về mặt học tập (academically): nói cách khác là điểm số. Mặt này người ta dựa vào những
con số vô hồn (cách nói "vô hồn" là của adcom, không phải huyhungby bịa đâu nha :d) của
transcript, SAT, ACT này kia.
- Nhưng nếu ai cũng cao điểm hết thì adcom biết lựa ai đây. Lúc này, adcom đành phải nhờ
vào tiêu chí về mặt tư chất con ngưòi (personally). Mà yếu tố quan trọng nhất mà adcom sử
dụng để đánh giá con người là essay (hay còn gọi là Personal Statement). Ngoài ra, còn có
những yếu tố để đánh giá tư chất như: hoạt động ngoại khoá ECA, Teacher Evaluation,
Guidance Counselỏ Evaluation,...
Chuyên mục về SAT

Kì 1: Những điều cơ bản về SAT 1 (SAT Reasoning Test)

Sau khi đọc 10 kì víêt sơ lược về tuyển sinh ĐH ở Mỹ, các bạn bây giờ có thể tự tin mà bắt tay vào
chuyện chuẩn bị một bộ hồ sơ để gửi qua bên các trường ĐH mà mình mơ ước. Kể từ bài này trở đi,
mình sẽ post riêng những chuyên mục chú trọng đến những vấn đề cần phải chú ý khi thực hiện quá
trình application này.

Chuyên mục kì này về vấn đề chuẩn bị cho kì thi SAT 1. Khi post chuyên mục này lên, mình có
tham khảo cuốn KAPLAN The New SAT và các tài liệu khác (mong rằng không vi phạm bản quyền
:d).

I. SAT 1 (tên mới SAT Reasoning Test) là gì?

Xa xưa, SAT víêt tắt của chữ Scholastic Aptitude Test. Đến năm 1994, cải cách lần 1, College
Board thông tin là SAT viết tắt của Scholastic Assessment Test. Đến năm 1997, cải cách lần 2,
College Board thôn tin là SAT không còn là víêt tắt của chứ gì nữa, SAT là SAT.

Tổ chức ra đề thi SAT (cũng như các kì thi khác ngoại trừ ACT như TOEFL, GRE, GMAT) là
ETS (Educational Testing Service) của Hoa Kì. Nhưng nơi quản lý kì thi này là College Board
(CB chỉ quản lý SAT, AP, CLEP của bậc ĐH thôi, không quản lý các kì thi khác dành cho sau
ĐH hoặc TOEFL của ETS).

Có thể hiểu ngầm SAT (cả 1 lẫn 2) là kì thi tuyển sinh đầu vào của ĐH Mỹ, chỉ khác các kì thi
tuyển sinh khác ở chỗ là các bạn không nhất thíêt phải thi 1 kì nào đó cho năm học nào đó. Các
bạn có thể thi bất cứ đợt thi nào để lấy điểm nộp vào trường (miễn là đừng quá 5 năm).

Học ở ĐH Mỹ đòi hỏi các bạn phải có 1 số kĩ năng cơ bản khi học bất kì 1 ngành học nào. SAT
1 là kì thi kiểm tra trình độ các bạn về những kĩ năng này. Những kĩ năng cụ thể (cũng là những
môn thi của SAT 1) là:

- Suy luận toán học (Math): kĩ năng này kiểm tra óc suy luận logic và khả năng sử lý nhanh
các tình huống trên bình diện những con số. Cần lưu ý là đây chỉ là kiểm tra tư duy suy luận
của các bạn, không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu (bởi kiến thức chuyên sâu đã có SAT 2
kiểm tra rồi). Tất cả những kiến thức trong tóan của SAT 1 đều là kiến thức cơ bản và bài tập
cũng không phải quá khó (kiếm 800 trong tóan SAT 1 chỉ là vấn đề bạn có cẩn thận hay
không).
- Đọc hiểu (Critical Reading): học ở ĐH, bạn phải đọc sách để tiếp nhận kiến thức. Phần đọc
hiểu trong SAT 1 kiểm tra bạn kĩ năng lĩnh hội thông tin của một văn bản. Bởi vì đa số các
văn bản bạn sẽ đọc khi lên ĐH đều đc víêt bởi những vĩ nhân, những nhà khoa học nên ngôn
ngữ sử dụng của họ rất khó hiểu. Chính vì thế, để đối phó triệt để với đọc hiểu của SAT 1
đòi hỏi bạn phải có 1 vốn từ rất rộng, bạn phải biết những từ mà ngòai đời có thể nói là
không bao giờ sử dụng!!!
- Viết (writing): một kĩ năng nữa bắt buộc bạn phải có khi học ở ĐH là kĩ năng viết. Các giáo
sư ĐH trong quá trình giảng dạy sẽ yêu cầu bạn làm những bài tiểu luận hay những bài thu
họach về một lĩnh vực nào đó mà bạn đã tìm hiểu. Kĩ năng víêt tốt sẽ giúp bạn thành công ở
ĐH. Chính vì vậy, ETS không loại bỏ môn writing trong kì thi SAT 1. Đối với writing, bạn
phải nắm vững ngữ pháp tiếng Anh, những gì cần thiết sử dụng trong văn víêt. Vốn từ vựng
rộng cũng rất có ích để bạn thể hiện ý tưởng của mình trên 1 bài viết.

II. Những phần cụ thể của 1 bài thi SAT 1

- Math

+ Multiple-choice questions: câu hỏi trắc nghiệm 5 phương án chọn A, B, C, D, E

+ Grid-in question (student-produced response questions): tự tính câu trả lời rồi điền và tô vào
phiếu.

- Critical Reading (tòan bộ là trắc nghiệm chọn A, B, C, D, E)

+ Sentence Completion: đề cho 1 câu, lược bỏ 1 hoặc 2 từ trong câu đó rồi yêu cầu bạn chọn 1 trong
5 phương án thích hợp.

+ Short Passages: cho bạn những đọan văn ngắn khỏang 100 từ và 2 câu hỏi trắc liên quan.

+ Long passages: cho bạn những đọan văn dài khỏang 800 – 1600 từ và khỏang 8 – 12 câu hỏi trắc
nghiệm liên quan.

- Writing

+ Essay: Cho môt bài luận yêu cầu bạn đưa ra ví dụ về một vấn đề trong xã hội, víêt trong vòng 25
phút

+ Multiple choice: trắc nghiệm về sửa lỗi câu và sửa đọan văn (yêu cầu vững ngữ pháp).

III. Thời lượng của một bài thi SAT 1

Bài thi sẽ kéo dài 3 giờ 45 phút, chia làm 10 phần, mỗi phần khỏang 25 – 35 phút. Trung bình 1
phần khỏang 30 câu hỏi. Phần writing cuối cùng khỏang 10 phút (14 câu hỏi). Trong số 10 phần,
có 1 phần là bài essay và một phần sẽ không được tình điểm, chỉ dùng để thử nghiệm. Tuy
nhiên, bạn sẽ không bíêt đc phần nào là phần thử nghiệm nên phải cố gắng làm tất cả các câu
cho đúng. Như vậy tính ra sẽ chỉ có 9 phần là đc tính điểm.

IV. Thang điểm của 1 bài thi SAT 1

Mỗi phần của 1 bài thi SAT sẽ từ 200 – 800. Tổng cộng 3 phần từ 600 – 2400. Điểm thô (Raw
score) của bạn sẽ đc tính trên số câu trả lời đúng trừ đi 1/4 số câu trả lời sai (đối với những câu
trắc nghiệm). Câu nào bạn bỏ trống sẽ không đc điểm, cũng không bị trừ. Từ điểm thô, người ta
sẽ quy ra điểm chính thức mà bạn đạt đc (scaled score). Bởi độ khó của mỗi kì khác nhau, thang
điểm của mỗi kì cũng khác nhau Có thể bạn đúng 41 câu trong writing ở 1 kì và đc 700 nhưng ở
kì khác bạn lại đc 640. Phần reading có 67 câu hỏi, Math có 54 câu và Writing multiple choice
có 49 câu. Riêng đối với Writing, sẽ có 2 điểm nhỏ (subscores): điểm bài luận (thang điểm từ 1-
6, do có 2 giám khảo chấm nên sẽ là 2-12) và điểm multiple choice (từ 20-80). Từ 2 cột điểm
subscore này, người ta sẽ tổng hợp điểm của bạn về 1 điểm chính thức

VI. Một số nguyên tắc khi làm bài thi SAT (cả SAT 1 lẫn SAT 2)

Dưới đây là một số nguyên tắc mà bạn không đc phá vỡ khi làm bài SAT.

- Mỗi block thời gian mà giám thị đặt cho bạn sẽ ứng với 1 phần. Bạn không được làm phần
khác trong 1 block đó.
- Nếu làm xong 1 phần trước thời gian quy định, bạn không được qua phần khác để làm tiếp
mà cũng không được quay trở lại những phần trước để làm. Bạn chỉ có thể kiểm tra lại trong
phần mà bạn đang làm mà thôi.
- Bạn cũng không được thay đổi câu trả lời của những phần trước đó.
- Bạn được quyền sử dụng máy tính đối với bài thi toán.

VII. Ví dụ về các dạng câu hỏi của SAT 1

- Math

+ Multiple choice questions:

If x + 5 = 10, then x =

A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
E. 5

+ Grid-in question:

If A = 2.54 and 20B = A, what is the value of B.

- Critical Reading

+ Sentence Completion

The writing of the Philosopher Descartes are …, many readers have difficulties following his
complex, intricately woven arguments.

A. generic
B. trenchant
C. reflective
D. elongated
E. abstruse

+ Short and long passages:


The author uses the phrase “including the jellyfish (line 5-6) in order to:

A. introduce a small note of humor to an otherwise discussion


B. encourage the reader’s sympathy for the jellyfish
C. ridicule human’s fera of jellyfish
D. emphasize the danger jellyfish pose for swimmer
E. contrast jellyfish’s action to the encounter to that of humans

- Writing:

+ Essay

Think carefully about the issue presented in the following excerpt and the assignment below:
“To change is to risk something, making us feel insecure. Not to change is a bigger risk, though
we seldom feel that way. There is no choice but to change. People, however, cannot be
motivated to change from the outside. All of our motication comes from within.” – Adapted
from Ward Sybouts, Planning in school administration: A Handbook.

Assignment: What moticates people to change? Plan and write an essay in which you develop
your point of view on this issue. Support your position with reasoning and examples taken from
your reading, studies, reading, experience, or observations.

+ Multichoice questions:

1. Choose the phrase that contains an error: Like those of(A) his other novels, in(B) this novel,
he wrote(C) about the poor(D). No error (E)
2. Choose the one that best replace the underlined phrase.

Roger had just walked into his office and that was when he was told that his plan had finally
been approved.

A. (same as above)
B. and when he learned
C. when it was learned by him
D. and when they told him
E. when he learned.

3. Improving a paragraph

What should be done with sentence 6 (reproduced below)?

Now that I am almost old enough to vote, I pay more attention to the character of candidates.
A. Leave it as it is.

B. Delete it.

C. Insert “Consequently,” at the beginning.


D. Add “than I formerly did” at the end.

E. Rephrase the sentence and begin with “Shouldn’t I pay”.

Kì 2: Định hướng cho SAT và những thủ tục của SAT

I. Khi nào nên bắt đầu luyện tập cho SAT?

Câu trả lời là: càng sớm càng tốt. Bạn hãy bắt tay vào tìm hiểu cũng như luyện tập cho SAT (cả
SAT 1 lẫn 2) ngay từ bây giờ. Bạn nên chuẩn bị cho SAT ít nhất là 6 tháng trước khi thi và chỉ
nên đi thi khi nào đã chắc ăn về khả năng của mình.

Để làm bài SAT 1 được cao điểm, bạn phải học từ mới, những từ này rất hiếm khi gặp nên bạn
phải nhớ để làm, nhất là phần Critical Reading (cụ thể là Sentence Completion). Điểm an tòan là
2,000 dành cho SAT 1. Nếu đạt được điểm này, cơ hội bạn được nhận vào các trường xịn sẽ cao
hơn. Tính ra Math nên đạt ít nhất 750, writing là 700 và Critical Reading nên đạt ít nhất 600.

Đối với những trường yêu cầu SAT 2, do bây giờ writing đã đc add vào SAT 1 nên thường học
chỉ đòi 2 môn SAT 2 nhưng vẫn có một số trường đòi 3 môn. Tốt hơn hết, các bạn nên thi 3
môn. Đối với SAT 2 ở các môn tóan lý hóa, chương trình hầu như năm trong chương trình học
cấp 3 của VN, chỉ thêm 1 ít của cấp 2 như ròng rọc, đòn bẩy, lực đẩy Archimède, áp suất chất
lỏng (Physics). Nên trong những năm cấp 3, bạn nên chú trọng học những môn này để khi đi thi
SAT 2 không phải mệt mỏi vật lộn với nó. Đối với SAT 2, bạn nên đạt mỗi môn 700 (đối với
Math nên đạt 750 đặc biệt ở Level 2) để cơ hội đc nhận vào trường tốt cao hơn.

Ngòai ra, ở SAT 2, những môn khác như Văn, Sử (Mỹ hoặc Thế giới), Ngoại ngữ, Sinh học (Vi
mô hoặc vĩ mô), chương trình học bên Mỹ rất khác so với VN nên các bạn không nên đi thi
những môn này. Nhưng một số bạn giỏi Anh cũng đi thi môn Literature và một số bạn học
chuyên tiếng Pháp cũng chọn môn French (with or without listening) để đi thi.

II. Đăng kí thi SAT – Lệ phí thi SAT – Đăng kí gửi điểm

Khi đăng kí thi SAT, một khi bạn đã đăng kí thì không được quyền rút lại đơn đăng kí. Tuy
nhiên, đối với SAT 2, bạn có quyền đổi môn thi mà không cần phải báo trước. Bởi vì đến ngày
thi, người ta sẽ đưa cho bạn một test booklet bao gồm tất cả các môn thi và bạn muốn chọn môn
nào để làm cũng đc (miễn là phải đăng kí thi trước đó).

Nên đăng kí thi SAT bằng thẻ tín dụng bởi vì dùng thẻ tín dụng vừa nhanh gọn lẹ, vừa có giấy
báo danh cho bạn có thể in bất cứ lúc nào cũng đc. Đăng kí trên trang web
www.collegeboard.com mục FOR STUDENTS. Bạn sign up một account và sử dụng account đó
để đăng kí cũng như xem kết quả thi và gửi điểm. Bạn không thể nào thi cả SAT 1 lẫn SAT 2
trong 1 đợt thi.

Các trường sẽ không chấp nhận bản sao công chứng điểm SAT do tự tay bạn gửi đến (mình chỉ
thấy có trường Brandeis là chấp nhận bảng điểm SAT do bạn gửi), Vì vậy, bạn phải đăng kí
College Board gửi điểm dùm. Gửi điểm: 4 trường đầu tiên miễn phí (chỉ miễn phí nếu đăng kí
gửi điểm trước khi hết hạn sửa đổi thông tin), trường thứ 5 trở đi, mỗi trường tốn $9. Nếu bạn
thi cả SAT 1 lẫn SAT 2 (nếu SAT 2 bạn thi sau) thì đứng tốn tiến gửi điểm SAT 1, bạn chỉ nên
đăng kí gửi điểm SAT 2 mà thôi. Bởi vì từ giờ trở đi, khi đăng kí gửi điểm, College Board sẽ gửi
hết tất cả những điểm có sẵn trong account của bạn tính đến lúc bạn đăng kí gửi điểm, bạn
không đc quyền chọn điểm phần nào để đăng kí gửi như trước nữa.

Khi đăng kí, bạn đc quyền sửa đổi thông tin cá nhân (trừ tên, họ) ngay cả sau khi thi. Nhưng chỉ
được sửa đồi trước khi hết hạn (thông thường hạn sửa đổi thông tin là 10 ngày sau ngày thi). Lệ
phí thi SAT như sau:

- SAT Reasonging Test

$41.5 (Test Fee)

+ $21 (International Processing Fee dành cho thí sinh quốc tế)

= $62.5

- SAT Subject Tests

$18 (Basic Registration Fee)

+ $8 x 3 = $24 ($8 là Test Fee của mỗi môn)

+ $21 (International Processing Fee)

= $63

III. Tài liệu luyện thi SAT

Ở Hà Nội mình không bíêt có bán sách SAT hay không. Nhưng ở TP.HCM hiện nay SAT 1 mới
có cuốn in lại là KAPLAN The New SAT giá 86,000. Còn SAT 1 cũ có 2 cuốn Barron’s How to
prepare for the SAT I và Peterson’s SAT. Đối với SAT cũ thì bạn vẫn có thể sử dụng được nhưng
không sử dụng được phần Quantitative Comparison trong Math và Analogy trong Verbal nữa.
Ngòai ra, SAT 1 cũ không có phần writing và Short Passages.

Một cách thức nữa để học SAT 1 là các bạn vào trang web www.collegeboard.com, và chọn mục
“SAT question of the day” để làm. Trong mục này, cứ mỗi ngày vào khỏang 4g chiều (giờ VN),
người ta sẽ post một câu hỏi lên cho các bạn làm và tự check đáp án sau khi lựa chọn câu trả lời
cho mình. Mỗi ngày, 1 câu hỏi tương tự như đề thi SAT thực sẽ được post lên, chỉ post những
câu hỏi trắc nghiệm thuộc các lĩnh vực sentence completion, math multiple choice, writing
multiple choice (các lĩnh vực sẽ được thay đổi từng ngày, không có grid-in, bài đọc và writing
sửa đọan văn). Các bạn cũng có thể nhờ College Board (CB) gửi “SAT question of the day”
miễn phí vào email của mình, khi nào không thích nữa thì reply lại cho cái email đó với chữ
“Unsubscribe” trên dòng subject.

Đối với SAT 2, ở tp.HCM tuyệt nhiên không có bán quyển nào cả. Tuy nhiên, các bạn có thể vào
trung tâm thông tin Hoa Kì (góc đường Lê Lợi và Nam Kì Khởi Nghĩa, lầu 9, tòa nhà màu đen)
để ngồi tại chỗ và học SAT 2. Ở đây có rất nhiều sách SAT 2 thuộc các môn. Tuy nhiên, các bạn
không được mượn về và cũng không được photo, chỉ được ngồi tại chỗ để tham khảo mà thôi.
Vì vậy, những lúc rảnh, các bạn có thể đem tập vở vào đó mà học. Tuy nhiên, giờ mở cửa lầu 9
được fixed, các bạn xem xét để vào đúng lúc. Hà Nội thì không bíêt có bán sách SAT 2 không
(có bạn nào ở Hà Nội mà bíêt có bán sách SAT không, chỉa sẻ thông tin cho mọi người với).
Đối với bạn nào ở Singapore hoặc được dịp đi du lịch Singapore thì không nên bỏ lỡ cơ hội quý
giá là tạt vào các nhà sách ở Sing để săn lùng sách SAT (Sing có vô số sách SAT không kể xiết).

Tài liệu được nhiều người khuyên dùng (cho cả SAT 1 lẫn 2) là tài liệu của Barron biên sọan.
Bởi vì tài liệu của Barron trình bày rất chi tiết và cụ thể những gì cần chuẩn bị để thi SAT cũng
như nguồn bài tập của Barron rất lớn. Đặc biệt ở các môn SAT 2 (như tóan lý hóa), Barron trình
bày rất đầy đủ những phần đc College Board dùng để ra thi.

Cuốn từ điển thích hợp nhất để tra từ khi học SAT là cuốn Webster College’s Dictionary. Cuốn
này rất đầy đủ những từ được coi là hiếm gặp nhất. Bạn có thể sử dụng Oxford Advanced
Learner’s hoặc Macmillan for Advanced students nhưng có 1 vài từ trong SAT có thể sẽ không
gặp trong 2 cuốn từ điển này (VD như từ “expository”).

Kì 3: Những chiến thuật chung để làm 1 bài thi SAT I


(Nguồn: KAPLAN The New SAT – 2005 Edition, Section 1: Be the SAT, Chapter two: SAT
Strategies)

Mục đích duy nhất của các bạn khi đi thi SAT là đạt càng nhiều điểm càng tốt. Vì vậy, kì thi SAT
chỉ cần các bạn làm đúng, không quan tâm là các bạn giải câu đó như thế nào. Khi làm bài thi SAT,
một số vấn đề cần nhớ như sau:

I. Hướng dẫn làm bài trong đề thi không bao giờ thay đổi

Một trong những điều dễ nhất bạn có thể làm để nâng cao điểm số của mình là học thuộc lòng
những câu hướng dẫn làm bài trước ở nhà để khi đi thi không phải mất thêm thời gian để đọc lại
những hướng dẫn này.

II. Lợi dụng thứ tự độ khó tăng dần của các câu hỏi (order of difficulty)

Trong một bài thi SAT, không phải câu nào cũng có độ khó như nhau. Ngoại trừ những bài đọc,
câu hỏi của các phần khác (sentence completion, math,…) sẽ có thứ tự độ khó tăng dần. Bạn có
thể ước lượng, đối với nhưng câu hỏi dễ, chọn lựa đầu tiên của bạn sẽ có xác suất đúng cao hơn.
Đối với những câu hỏi khó, các bạn nên cẩn thận đừng để bị đánh lừa bởi sự lựa chọn đầu tiên ở
những câu hỏi khó này thường không phải là sự lựa chọn đúng.

III. Không nhất thiết phải trả lời những câu hỏi theo thứ tự từ trên xuống dưới

Các bạn được quyền làm câu nào trước, câu nào sau nội trong 1 section (không đc qua section
khác để làm trước). Vì vậy, đối với những câu hỏi khó, các bạn nên khoanh tròn lại để qua câu
dễ làm trước, sau đó, còn thời gian, có thể quay trở lại làm những câu này (câu nào cũng được
tính điểm như nhau, không câu nào điểm cao hơn câu nào).
Một thuận lợi nữa khi sử dụng thủ thuật này là khi quay trở lại làm câu nào đó lần thứ 2, có thể
lần này bạn nhìn ra được vấn đề và trả lời nó 1 cách dễ dàng hơn so với lần đầu gặp nó.

IV. Đoán

Bạn sẽ không bị trừ điểm khi đoán. Bạn chỉ bị trừ điểm khi làm sai 1 câu hỏi trắc nghiệm (bạn
sẽ bị trừ 1/4 tổng số câu bị sai để bù lại cho những câu trả lời bạn đánh đại). Vì vậy, nếu bạn
chắc ăn rằng, trong số 5 lựa chọn, có ít nhất 1 lựa chọn bị sai, bạn nên loại bỏ (eliminate) và
đoán câu trả lời trong số những lựa chọn còn lại.

V. Trả lời tất cả những câu grid-in questions

Đối với những câu grid-in questions (tự tính câu trả lời và tô vào phiếu), bạn sẽ không bị trừ
điểm khi làm sai một câu nào đó. Vì vậy, bạn nên cố gắng làm TẤT CẢ những câu gird-ins này.

VI. Chú ý thời gian làm bài

Thời gian làm bài của SAT, đặc biệt là ở phần Critical Reading, vô cùng gấp rút. Thông thường
một phần CR khỏang 30 câu (10 câu sentence completion, 20 câu đọc hiểu) mà chỉ cho bạn 30
phút để làm. Vị vậy, bạn phải chú ý đến thời gian để làm cho kịp (keep track of time).

VII. Đừng để trống bài luận

Đối với bài essay, bạn sẽ được ít nhất là 2 trong tổng số 12 điểm. Nếu bạn để trống, bạn sẽ bị
zero. Vì vậy, nếu bạn thấy bài luận quá khó, cũng nên viết một cái gì đó, đừng để uống phí
điểm.

VIII. Đọc kĩ câu hỏi

Thông thường, câu hỏi trong SAT hay có distractors (những câu trả lời có vẻ đúng nhưng thật ra
sai). Vì vậy, bạn phải xem xét kĩ sụ lựa chọn của mình có phải chính xác hay không, đừng để bị
distractors đánh lừa (nhưng vẫn phải keep track of time).

Kì 4: Những điều cơ bản về SAT 2

I. SAT 2 (Tên mới SAT Subject Tests) là gì?

Như đã được nói ở kì 1 chuyên mục về SAT, SAT (cả SAT 1 lẫn SAT 2) là kì thi tuyển sinh đầu
vào của ĐH Mỹ. Riêng đối với SAT 2, ngòai việc góp phần vào công cuộc cạnh trong xét tuyển,
còn dùng để làm điểm xếp lớp (placement). Adcom sẽ dựa vào đỉêm SAT 2 để xếp SV (sau khi
đc nhận) vào lớp học thích hợp với trình độ của mình. VD: đạt điểm cao trong kì thi SAT Math
level 2 sẽ có nghĩa là bạn được miễn học khóa Introductory Math Course.

Khác với SAT 1 (kiểm tra kĩ năng tổng quát), SAT 2 kiểm tra kiến thức chuyên sâu về một lĩnh
vực nào đó. VD: toán, lý, hóa, sinh,… Bở những vị adcom cho rằng kíên thức chuyên sau về
những lĩnh vực này là một yếu tố quan trọng giúp SV thành công ở ĐH, đặc biệt là khi SV theo
học những chuyên ngành liên quan. VD: ngành kĩ sư sẽ cần SV có kiến thức về lý hoặc hóa,…

Thủ tục đăng kí SAT 2 đã được đề cập ở kì 2 chuyên mục về SAT, mời các bạn xem thêm.

II. Những môn nào có ở kì thi SAT 2?

Trước đây, năm 2004, khi SAT 1 chưa được cải cách, writing là 1 môn thi chỉ có ở SAT 2. Tuy
nhiên, đến bây giờ, người ta đã add writing vào SAT 1 nên SAT 2 bây giờ có những môn sau:
Literature, United States History, World History, Math Level 1, Math Level 2, Biology E/M,
Chemistry, Physics, Chinese with listening, French (reading only), French with listening,
German (reading only), German with listening, Modern Hebrew, Italian, Japanese with
listening, Korean with listening, Latin, Spanish (reading only), Spanish with listening, ELPT
(English Language Proficiency Test)

Môn nào cũng có thang điểm 200-800, riêng môn ELPT có thang điểm 900-999. Môn ELPT là
kì SAT 2 kiểm tra trình độ tiếng Anh. Đề thi ELPT không khó như TOEFL hay SAT 1. Một số
trường chấp nhận điểm ELPT thay thế cho TOEFL đối với SV quốc tế. Nhưng đa số là kh6ong
chấp nhận, nên hs VN rất híêm ai đi thi môn này.

III. Bạn nên chọn môn nào trong SAT 2 để đi thi?

Câu trả lời rất đơn giản: chọn môn nào mà bạn học giỏi ở trường. Tuy nhiên, đối với hs VN,
việc lựa chọn môn thi còn bị thêm 1 số giới hạn vì chương trình học ở VN khác Mỹ ở một số
môn. Đa số hs VN thường chọn toán lý hóa để đi thi. Một số bạn học giỏi Anh văn cũng chọn
Literature để thi, một số bạn học chuyên tiếng Pháp cũng chọn French (hoặc French with
listening) để thi, và một số bạn có học thêm ngoại ngữ bên ngòai như tiếng Nhật hoặc tiếng Hoa
cũng chọn Chinese with listening hoặc Japanese with listening để đi thi. Bạn xem thế mạnh của
mình có thể đi thi môn nào cho cao điểm thì chọn, nếu bạn có thế mạnh về ngoại ngữ thì bạn
nên thi ngoại ngữ bởi ngoại ngữ rất được ưa chuộng Mỹ (VD: Pháp, TBN, Latin, Hoa, Nhật,…).
Tuy nhiên, nếu không, bạn vẫn có thể chọn toán lý hóa thi cũng không sao.
Đối với môn tóan sẽ có 2 cấp độ. Level 2 đề sẽ khó hon Level 1 nhưng thang điểm lại rộng
lượng hơn. Bạn có thể làm sai 4 câu ở level 2 và vẫn được 800 nhưng nếu sai 1 câu ở Level 1 có
thể đẩy số điểm của bạn xuống 790.

Không phải trường nào cũng yêu cầu bạn nộp điểm SAT 2. Chỉ những trường top trong NUs
hoặc LACs mới đòi SAT 2. Những trường nào đòi SAT 2 sẽ yêu cầu bạn nộp 2 hoặc 3 môn của
SAT 2. Bợi vậy, tốt nhất bạn chọn 3 môn để đi thi. Vì nếu chọn 3 môn, khi gửi điểm đến các
trường, người ta sẽ chọn điểm nào cao nhất trong số các điểm của bạn để xem xét.

Trong số các môn của SAT 2, bạn có thể chọn bất cứ 2 hoặc 3 môn nào tùy ý. Nhưng những
trường đòi SAT 2 rất trọng dụng Math Level 2 và thông thường học sẽ yêu cầu bạn là phải có
điểm Math Level 2, còn 2 môn kia túy ý. Bởi vậy 1 trong số 2 hoặc 3 môn bạn đi thi nên có
Math Level 2 trong đó.

Việc đi thi cả Math Level 2 lẫn Math Level 1 sẽ đồng nghĩa với việc bạn chỉ thi Math Level 2
mà thôi bởi toán level 2 có độ khó cao hơn level 1 nên bạn vẫn có thể thi cả 2 môn này nhưng
điều này không đc khuyến khích cho lắm.
IV. Một số lời khuyên khi đi thi SAT 2 (Nguồn: SAT2_intro.pfd, College Board Website)
1. Trả lời những câu hỏi dễ trước. Chỉ tô vào 1 ô trả lời cho mỗi câu hỏi. Nếu bạn tạo ra 1 dấu lạ nào
đó, máy tính chấm điểm sẽ coi như câu đó bạn kh6ong được điểm.

2. Tăng tốc. Thời gian thi không dư dật. Vì vậy, bạn nên trả lời những câu nào mình bíêt, khoanh
tròn những câu mình không bíêt và quay trở lại làm những câu này sau.

3. Đoán. Nếu bạn loại bỏ được ít nhất là 1 lựa chọn sai, bạn nên đoán.

4. Chỉ bỏ trống một câu hỏi nào đó khi bạn hòan toàn không bíêt câu trả lời như thế nào.

5. Sử dụng đề thi để làm nháp. Bạn có quyền mark bất cứ 1 cái gì vào đề thi (đối với TOEFL thì
không được đánh vào đề thôi). Vì vậy, hãy tận dùng đề thi để làm nháp.

6. Tuy là phiếu trả lời sẽ luôn luôn có 5 ô cho bạn lựa chọn, nhưng thực tế có 1 số câu hỏi chỉ có 3,
hoặc 4 lựa chọn. Vì vậy, bạn nên chú ý để không tô sai câu trả lời của mình.

Kì 5: Đề cương ôn tập SAT Subject Test: Mathematics (Level 1 and 2)


Nguồn: The College Board Real SAT II: Subject Tests, and Cracking the SAT II Math, 2003-2004
Edition by The Princeton Review

Một đề thi SAT 2 Math sẽ có 50 câu trắc nghiệm (không có grid-ins) làm trong thời gian 60 phút.
Đối với kì thi SAT II Math, sẽ có một số phần được ra thi trong cả Level 1 lẫn Level 2. Tuy nhiên,
cũng có một vài phần chỉ có trong Level 2. Những phần được liệt kê dưới đây sẽ đi kèm VD. Máy
tính chỉ được sử dụng trong Math 1 and 2, không được sử dụng trong bất kì một môn nào khác
không phải tóan (ngay cả lý và hóa).

I. Algebra (Đại số)

Ex: The rental cost of a certain video game is $6 per day for each of the first 2 days and $3 per
day for each succeeding day. Which of the foloowing is an expression for the cost, in dollar, of
renting this video game for n days, if n > 2?

(A) 5n
(B) 6 + 3(n – 2)
(C) 12 + 3n
(D) 12 + (3n – 2)
(E) 12 + 3(n – 2)

Answer: E

II. Plane Geometry (Hình học phẳng)


Ex: Point A and B lie on the edge of a circle with center O. If the circle has a radius of 5, and if
the measure of

(A) 2.9
(B) 4.7
(C) 5.0
(D) 5.7
(E) 9.4
Answer: D

III. Arithmetics (Số học)

Ex: At a certain bank, savings accounts earn 5% interest per year. If a savings account is opened
with a $1,000.00 deposit and no further deposits are made, how much money will the account
contain after 12 years?

(A) $1,333.33
(B) $1,166.67
(C) $1,600.00
(D) $1,795.86
(E) $12,600.00
Answer: D

IV. Coordinate Geometry – Plane and Space (Tọa độ trong mặt phẳng và không gian)

Ex: If one of a square in the xy-plane has coordinate (0,0), how many other vertices of he square
must lie on either the x-axis or the y-axis

(A) None

(B) One

(C) Two

(D) Three

(E) Four

Answer: A

IV. Solid Geometry (Hình học không gian)

Ex: If the greatest possible distance between two points within a certain rectangular solid is 12,
then which of the following could be the dimensions of this solid?

(A) 3 x 3 x 9
(B) 3 x 6 x 7
(C) 3 x 8 x 12
(D) 4 x 7 x 9
(E) 4 x 8 x 8

Answer: E

V. Trigonometry (Lượng giác)

Ex: If cos x = tan y, which of the following is a possible radian value of x?

(A) – 1.00
(B) – 0.52
(C) 0.00
(D) 0.52
(E) 0.67
Answer: E

VI. Algebraic Finction (Hàm số)

Ex: If f(g(x)) = 6x + 3 and g(x) = 2x + 1, which of the following is f(x)

(A) 3
(B) 3x
(C) 3(2x + 1)
(D) 3g(x)
(E) g(3x)
Answer: B

VII. Elementary Statistics (Thống kê mô tả)

Ex: This year, the owner of a firm paid each of his 50 employees the same salary as last year,
but the owner, whose salary was greatest, increased his own salary from $200,000 to $225,000.
How does this affect the mean and the median of all the salaries of this year compared with
those of last year?

(A) The mean and the median stay the same.


(B) The mean increases, but the median stays the same.
(C) The mean stays the same, but the median increases.
(D) The mean and median both increase.
(E) It cannot be determined from the information given.

Answer: B.

IX. Miscellaneous (Linh tinh :d)

Ex: If it’s true that every precious stone is harder than glass, which of the following statements must
also be true?

(A) Glass can be a precious stone.


(B) Every stone harder than glass is a precious stone.

(C) No stone is exactly as hard as glass.

(D) Some stones softer than glass are precious stones.

(E) Every stone softer than glass is not a precious stone

Answer: E

IX. Những mục chỉ có trong Level 2

Một số mục nhỏ trong các mục lớn trên đây sẽ không đc kiểm tra trong kì thi SAT Subject Test:
Math Level 1, chỉ có ở Level 2. Những mục này cụ thể là Logarithms and Natural
Logarithms (Hàm số logarit và Logarit Neper), The Ellipse (Êlíp), Trig Functions cosecant,
secant and cotangent, Degrees into Radian and vice versa (đổi từ độ sang dadian và ngượi
lại), Trig Graphs on the Coordinate Plane (đồ thị của hàm số lượng giác), Trigonometry in
non-right triangles (lượng giác trong tam giác không vuông với định lý hàm số sine và cos),
Polar Coordinates (tọa độ phân cực, vòng tròn lượng giác), Periodic Functions (hàm số tuần
hòan), Degrees of Functions (bậc của hàm số), Factorials (giai thừa), Summations (Sigma
tổng), Geometric Sequence (cấp số nhân), Limits (giới hạn), The complex plane (mặt phẳng
của tập số ảo i), Polynomial Devision (chia đa thức), Matrix (ma trận).

Kì 6: Đề cương ôn tập SAT Subject Test: Physics


Nguồn: The College Board Real SAT II: Subject Tests, Chapter 8: Physics;
SAT2_Math1and2_Bio_Ch_Ph.pdf from the College Board Website; and Barron’s How to Prepare
for the SAT II: Physics

Đề thi vật lý SAT 2 sẽ có 75 câu trắc nghiệm được làm trong thời gian 60 phút. Trong kì thi Vật Lý
của SAT II, bạn không được quyền xài máy tính bởi đa số các phép tính trong vật lý đều không sử
dụng những con số phức tạp và bạn có thể ước lượng không mấy khó khăn. Dưới đây là những phần
được ETS sử dụng để ra thi SAT II: Pysics được cung cấp bởi College Board.

I. Mechanics (Cơ học)

- Kinematics, such as velocity, acceleration, motion in one dimension, and motion of


projectiles

- Dynamics, such as force, Newton’s laws, and statics

- Energy and Momentum, such as potential and kinetic energy, work, power, impulse, and
conservation laws

- Circular Motion, such as uniform circular motion and centripetal force

- Simple Harmonic Motion, such as mass on a spring and the pendulum


- Gravity, such as the law of gravitation, orbits, and Kepler’s Laws

Ex: Two freely hanging weights, each having a mass of 60 grams, are connected by a light
thread which passes over a fixed pulley. The mass of the pulley and frictional losses are
negligible. If a 10-gram weight is now added to one of the weights, its downward acceleration,
in centimeters per second squared, will approximately:

(A) 32
(B) 80
(C) 160
(D) 320
(E) 980
Answer: B

II. Electricity and Magnetism (Điện và từ)

- Electric Fields, Forces, and Potentials, such asCoulomb’s law, induced charge, field and
potential of groups of point charges, and charged particles in electric fields.
- Capacitance, such as parallel-plate capacitors and transients.
- Circuit Elements and DC Circuits (dòng điện 1 chiều), such as resistors, light bulbs, series
and parallel networks, Ohm’s law, and Joule’s law.
- Magnetism, such as permanent magnets, fields caused by currents, particles in magnetic
fields, Faraday’s law, Lenz’s law.

Ex: Heating a magnet will:

(A) weaken it
(B) strengthen it
(C) reverse its polarity
(D) produce new poles
(E) have no effect

Answer: A

III. Wave and Optics (Sóng và quang)

- General Wave Properties, such as wave speed, frequency, wavelength, superposition,


standing waves, and Doppler effect
- Reflection and Refraction, such as Snell’s law and changes in wavelength and speed
- Ray Optics, such as image formation using pinholes, mirrors, and lenses
- Physical Optics, such as single-slit diffraction, double-slit interference, polarization, and
color

Ex: If a vibrating body is to be in resonance with another body, it must

(A) be of the same material as the other body


(B) vibrate with the greatest possible amplitude
(C) have a natural frequency close to the natural frequency of the other body
(D) vibrate faster than usually
(E) vibrate more slowly than usually

Answer: C

IV. Heat, Kinetic Theory and Thermodynamic (Nhiệt học)

- Thermal Properties, such as temperature, heat transfer, specific and latent heats, and thermal
expansion
- Laws of Thermodynamics, such as first and second laws, internal energy, entropy, and heat engine
efficiency
- Gases and KineticTheory such as ideal gas law from molecular properties

Ex: In a given process, 12 joules of heat is added to an ideal gas and the gas does 8 joules of work.
Which of the following is true about the internal energy of the gas during this process?

(A) It has increased by 20 joules.

(B) It has increased by 4 joules.

(C) It has not changed.

(D) It has decreased by 4 joules.

(E) It has decreased by 20 joules.

Answer: B

IV. Modern Physics (Vật lý hiện đại)

- Quantum Phenomena, such as photons and photoelectric effect


- Atomic, such as the Rutherford and Bohr models, atomic energy levels, and atomic spectra
- Nuclear and Particle Physics, such as radioactivity, nuclear reactions, and fundamental
particles
- Relativity, such as time dilation, length contraction, and mass-energy equivalence
- Contemporary Physics such as astrophysics, biophysics, and superconductivity.

Ex: Gamma ray consists of

(A) helium nuclei


(B) hydrogen nuclei
(C) neutrons
(D) high-speed neutrinos
(E) radiation similar to X-rays

Answer: E

VI. Miscellaneous (Linh tinh)


- Measurement, math skills, laboratory skills, history of physics, and questions of a general nature
that overlap several major topics.

Ex: Which of the following represents the same quantity as 6.50 x 10-3 ampere?

i. 6.50 mA

ii. 6.50 x 10-4 A

iii. 0.00650 A

iv. 65.0 x 10-2 A

(A) i. ii. and iii. Only


(B) i. and iii. Only
(C) ii. and iv. Only
(D)iv. Only
(E) none of the above

Answer: A

Kì 7: Đề cương ôn tập SAT Subject Test: Chemistry


Nguồn: The College Board Real SAT II: Subject Tests, Chapter 8: Physics;
SAT2_Math1and2_Bio_Ch_Ph.pdf from the College Board Website; and Barron’s How to Prepare
for the SAT II: Chemistry, 6th Edition

Đề thi sẽ có 85 câu hỏi làm trong thời gian 60 phút. Trong đó, 70 câu hỏi trắc nghiệm và 10 câu hỏi
True, False and Correct Explanation (if any). Các bạn không được sử dụng máy tính. 73 đầu đề thi
sẽ có in bảng tuần hòan các nguyên tố hóa học cho các bạn tham khảo trong lúc làm bài.

I. Structure of Matter (Cấu trúc nguyên tử và phân tử)

- Atomic theory of structure, including periodic relationships

- Chemical bonding and molecular structure

- Nuclear reactions

Ex: Questions 10-12

(A) s-s bonds

(B) s-s bonds

(C) p-p bonds


(D) sp3-p bond

(E) sp2-sp2 bonds

10. Describes the bonding in H2 (Answer: A)

11. Describes the bonding in HF (Answer: B)

12. Describes the bonding in F2 (Answer: C)

II. States of Matter (Trạng thái của chất)

- Kinetic molecular theory of gases, gas laws


- Solutions, including concentration units, solubility, conductivity, and colligative properties.

Ex: Which of the following gases is LEAST dense when all are measured under the same
conditions.
(A) CO2

(B) Cl2

(C) SO2

(D) H2

(E) NO

Answer: D

III. Reaction Types (Phản ứng hóa học)

- Acids and bases

- Oxidation-reduction

- Precipitation

Ex: Questions 20-22 refer to the following processes

(A) Precipitation

(B) Oxidation reduction

(C) Distillation

(D) Hydration

(E) Condensation
20. Emectrolysis of water to form hydrogen and oxygen gases (Answer: B)

21. Reaction of silver ion with chloride ion in water solution (Answer: A)

22. Reaction of iron filings with powdered sulfur (Answer: B)

IV. Stoichiometry (Tính toán hóa học)

- Including the mole concept, Avogadro’s number, empirical and molecular formulas, percentage
composition, stoichiometric calculations, and limiting reagents

Ex: ...SO2(g) + ...O2(g)-> ...SO3(g)

According to the reaction represented by the unbalanced equation above, how many moles of
SO2(g) are required to react completely with 1 mole of O2(g)?

(A) 0.5 mol

(B) 1 mol

(C) 2 mol

(D) 3 mol

(E) 4 mol

Answer: C

V. Equilibrium and Reaction Rates (Cân bằng hóa học và tỉ lệ của phản ứng hóa học)

Including gas equilibria, ionic equilibria, Le Chatelier’s principle, equilibrium expressions;


factors affecting rates of reaction

Ex: 2 NO(g) + H2(g) <=> N2O(g) + 351 kilojoules


If the total pressure on the system is increased when the reaction represented above is at
equilibrium, which of the following occurs?

(A) The concentration of H2O increases.


(B) The concentration of H2O decreases.
(C) The rate of the reaction increases.
(D) The temperature of the system decreases.
(E) The H2 gas condenses.

Answer: A
VI. Thermodynamics (Nhiệt học)

Including energy changes in chemical reactions and physical processes, Hess’s Law, and
randomness

Ex: What value determines whether a reaction is spontaneous?

(A) Gibbs free energy


(B) Entropy
(C) Kinetic energy
(D) Enthalpy change
(E) Heat of formation

Answer: A

VII. Descirptive Chemistry (Hóa học mô tả)

Including physical and chemical properties of elements and their more familiar compounds,
chemical reactivity and products of chemical reactions, simple examples from organic chemistry
and environmental chemistry.

Ex: All of the following involve a chemical change EXCEPT

(A) the formation of HCl from H2 and Cl2

(B) the color change when NO is explosed to air

(C) the formation of steam from burning H2 and O2

(D) the solidification of “Crisco” at low temperature

(E) the odor of NH3 when NH4Cl is rubbed together with Ca(OH)2 powder

Answer: D

VIII. Laboratory (Thí nghiệm hóa học)

Including equipment, measurement, procedures, observations, safety, calculations, and


interpretation of results

Ex: What piece of apparatus can be used to introduce mre liquid into a reaction and also serve as
a pressure valve?

(A) stopcock
(B) pinchcock
(C) thistle tube
(D) flask
(E) condenser Answer: C
• Thông tin cho SV có dự định học ngành Y (Nha, dược,v.v..), Luật, Quản trị Kinh Doanh và
những ngành khác ở Mỹ
I. Y (Nha, dược,…)

Ai cũng bíêt, học trường ĐH Y Dược ở Việt Nam thì sẽ học lien tục chuyên ngành Y (hoặc
dược) từ năm 1 đến năm cuối. Tuy nhiên, ở Mỹ lại khác. Bậc ĐH ở Mỹ thường chỉ chú trọng
đến những ngàng nghiên cứu (về Tự nhiên và XH). Không ai lại đi học (và cũng không trường
nào ở Mỹ dạy) ngành Y ở bậc ĐH như ở Việt Nam. Một SV nào đó muốn học Y ở Mỹ để ra làm
bác sĩ thì ở bậc ĐH họ phải học chuyên ngành nào đó rồi khi nào lên học sau ĐH mới bước vào
chuyên ngành Y. Bạn có thể học bất cứ một ngành nào ở bậc ĐH (ngay cả những ngành Xã Hội)
trước khi học Y (VD: ở Harvard Medical School, 30% số SV y khoa tốt nghiệp bậc ĐH các
chuyên ngành KHXH). Nhưng tất nhiên, cho dù bạn học ngành gì ở ĐH đi nữa thì trước khi
muốn vào học y, người ta sẽ yêu cầu bạn có 1 vốn kiến thức tối thiểu (do học ở trường hoặc tự
học) về các môn KHTN như sinh, lý, hóa,… Vì vậy, một SV chọn học Y cho tương lai của mình
thường đi theo 1 trong 3 con đường sau:

- Way 1: Học một chuyên ngành về KHTN (VD: sinh học, vật lý, hóa học,…) ở bậc ĐH để có
nền tảng kíên thức vững chắc cho sự nghiệp y khoa sau này (cũng đỡ phải mệt nhọc với
những requirements về các môn KHTN ở các trường Y). Sau khi Tốt nghiệp ĐH mới nộp
đơn vào các Medical Schools để xin học y tại đây.
- Way 2: Học một chuyên ngành nào đó về KHXH trước khi bước vào trường Y. Tuy nhiên,
một SV chuyên ngành KHXH ở bậc ĐH thì tất nhiên trước khi muốn nộp đơn vào trường Y
phải tự trang bị 1 vốn kiến thức (do tự học) về KHTN để đáp ứng yêu cầu của các nhà tuyển
sinh đối với 1 ứng viên y khoa và còn để đạt cao điểm trong bài sát hạch xét tuyển (không
như ở bậc ĐH, ở bậc sau ĐH, SV phải làm 1 cái admission test về lĩnh vực mình định theo
học)
- Way 3: Học pre-medicine ở bậc ĐH để làm nền tảng học y sau này (sau đó TN ĐH mới học
y chính thức). Tuy nhiên, đa số các trường dạy bậc ĐH thường không offer ngành Pre-
medicine (LACs càng ít, đa số NUs mới offer).

Đối với nha và dược cũng gần giống như y, SV cũng thường phải học 1 chuyên ngành nào khác
ở bậc ĐH (hoặc Pre-pharmacy, Pre-dentistry) rồi lên sau ĐH mới đi vào chuyên ngành nha hoặc
dược.
Thông thường 1 SV thường phải học tổng cộng 12 năm (4 năm ĐH và 8 năm học y( trước khi ra
làm bác sĩ.

II. Luật

Luật cũng gần giống như y. Ở Mỹ không có dạy ngành luật ở bậc ĐH như ở VN. Sinh viên
thường phải chọn chuyên ngành nào đó ở bậc ĐH để hòan tất rồi sau đó lên sau ĐH mới học
luật. Thông thường các SV theo học luật thì ở bậc ĐH họ thường học những ngành sau: Political
Science (Chính trị học), Government (chính phủ học), International Relations (Quan hệ quốc
tế), History (Lịch sử), Economics (Kinh tế), Anthropoly (Nhân học),… và những ngành khoa
học XH khác. Thông thường SV học 7 năm (4 năm ĐH và 3 năm luật) để ra làm 1 luật sư
(Lawyer còn gọi là Juris Doctor – JD, tiến sĩ luật)
III. Quản trị kinh doanh hoặc thương mại

Một SV chọn ngành Business thì khi bước vào bậc ĐH, họ thường đi theo 1 trong 2 con đường
sau:

- Học ngành Economics ở bậc ĐH, sau đó lên cao học mới theo học MBA ở những Business
Schools.
- Học thẳng ngành Business ở bậc ĐH luôn rồi sau đó ra đi làm luôn (hoặc học tiếp MBA). Tuy
nhiên, rất ít trường offer ngành Business ở bậc ĐH (LACs càng ít, thường thì chỉ có NUs mới
offer ngành này ở bậc ĐH).

Đa số những người đi trước vẫn chọn con đường thứ nhất để đi (học Kinh tế ở bậc ĐH rồi lên
cao học mới học Business) bởi ở Mỹ nó thông dụng hơn con đường thứ 2 (học luôn Business ở
bậc ĐH)

*Ngòai ra, ở Mỹ có 1 số ngành cũng có phương thức học tập như các ngành trên đây. Nói tóm
lại, 1 SV khi học ở bậc ĐH thường phải chọn những ngành nghiên cứu rồi khi lên sau ĐH mới
vào chuyên ngành nào đó. Thậm chí khi lên sau ĐH mà học những ngành nghiên cứu, SV có thể
học 1 ngành nào đó khác cũng chẳng sao cả (VD: 1 SV tốt nghiệp ĐH ngành Lịch sử nhưng khi
lên cao học hoặc tiến sĩ lại chọn ngành Quan hệ quốc tế là chuyện bình thường).
Muốn vào học graduate ở Harvard thì phải có GRE hoặc GMAT tùy ngành, TOEFL, nếu thi
GRE có thể 1 số ngành yêu cầu thi thêm GRE subject tests. Bạn phải nói rõ cụ thể bạn định học
ngành nào? Bởi vì không giống như undergraduate có chính sách xét tuyển chung cho tất cả các
ngành, mỗi trường thành viên dạy bậc sau ĐH ở Harvard có một chính sách xét tuyển riêng. Tốt
nghiệp ở NUS đúng là 1 lợi thế đấy. Để biết chi tiết cụ thể, bạn vào trang web www.harvard.edu
mục admission & financial aid sẽ có thông tin xét tuyển của từng trường thành viên của HV, bạn
chỉ cần chọn trường theo ngành mình định học để xem admission requirements của nó.

Nếu bạn học ngành vật lý thiên văn, vậy bạn sẽ apply vào trường thành viên The Graduate
School of Arts and Sciences ở Harvard ngành Astronomy (Astrophysics) và hạn chót dành cho
ngành này là 15/12 (năm nay đã hết hạn rồi, nếu bạn muốn nộp phải chờ năm sau). Bạn có thể
vào trang web www.gsas.harvard.edu, click vào mục “Request an application” và điền thông tin,
địa chỉ nhà mình, trường sẽ gửi hồ sơ về nhà cho mình. Đây cũng là trang web cung cấp tất cả
thông tin về admission ở GSAS. Bạn có thể apply online hoặc paper tùy ý và lệ phí nộp đơn là
$90 bắt buộc, không có fee waiver (fee waiver là chế độ miễn phí nộp, coi thêm kì 7 bên topic
Du học Mỹ bậc ĐH học bổng tòan phần). Dưới đây là những admission requirements của The
Graduate School of Arts and Sciences của Harvard mà bạn phải nộp:
- Application for admission (apply online hoặc download hoặc request 1 paper admission
như trên)

- Application for financial aid and scholarships (request hoặc download).

- GRE general test (coi thêm trên trang www.gre.org) mã GRE của Harvard là 3451
- GRE subject test in Physics
- Application fee (phải trả = check or money order)
- TOEFL tối thiểu 550 và phải nhờ ETS nộp vào GSAS
- Three letters of recommendation (ít nhất 1 trong 3 lá thư phải do thấy cô dạy mình viết, 2 lá
còn lại không nhất thiết)
- Transcrip (bảng điểm ĐH), nếu là bản sao thì phải có dấu xác nhận của trường, nếu không
phải tíêng Anh thì nộp kèm chung với bản dịch tiếng Anh có xác nhận.
- Abstract of Courses: bản mô tả những môn học, ngành học mà mình học ở bậc ĐH.
- Resume or CV of Activities and honors.

Nên apply online để cho tiện lợi. Nếu bạn nộp paper application thì phải nộp thêm bản
Summary. Tất cả các giấy tờ khác đều phải in họ tên và ngành học bạn apply vào. Hồ sơ xin xét
tuyển (Admission Envelope) và hồ sơ xin học bổng (Financial Aid Envelope) phải nộp riêng cho
2địa chỉ khác nhau, không được nộp chung.

Admission Envelope gửi về:

Harvard University

Office of Admissions

The Graduate School of Arts and Sciences

P.O. Box 9129


Cambridge, MA 02238-9129, U.S.A

Financial Aid envelop gửi về

Harvard University

Office of Financial Aid

The Graduate School of Arts and Sciences

P.O. Box 9130

Cambridge, MA 02238-9130

U.S.A

Tất cả những thông tin tuyển sinh đều có trên trang web www.gsas.harvard.edu mục admission.
Bạn có thể coi thêm mục Financial Aid để bíêt thêm về chính sách cho học bổng. Lưu ý là ngòai
chính sách xét tuyển chung, mỗi ngành sẽ có thêm 1 vài chính sách riêng. (lưu ý là ở Mỹ, bậc
sau ĐH đc gọi là Graduate chứ không phải là Postgraduate như ở Anh)

Website chính thức của GRE: www.gre.org

Website học GRE miễn phí

http://www.4tests.com/exams/examdetail.asp?eid=11
http://dictionary.reference.com/
http://www.testsworld.com/gre-word-list.asp
http://gre.graduateshotline.com/
http://www.800score.com/
http://www.gradschools.com/
http://www.testprepreview.com/gre_practice.htm
http://www.800score.com/gre-guidetc.html
http://www.indianchild.com/GRE/gre_test.htm
http://www.testmagic.com/gre/
http://www.ucgateways.org/GRE/GRE_Login.cfm
http://www.syvum.com/gre/
http://www.english-test.net/gre/vocabulary/meanings/168/gre-test.php
http://www.uoregon.edu/~osmirnov/gre/
http://www.serve.com/hecht/words/rare.htm
http://www.achieverspoint.com/GRE.htm
http://www.i20fever.com/
http://www.number2.com/
http://www.rd.com/
http://www.studybeans.com/gre/
http://isloan.org/reg2.asp
Nếu em thi SAT mà bị điểm kém thì em cứ đăng kí thi lại bình thường (sử dụng cùng 1 tài
khỏan chung với lần trước - coi thêm bên "Chuyên mục về SAT")thôi, không có gì cả, em muốn
thi bao nhiêu lần cũng được. Tuy nhiên, do hạn chót đăng kí thi SAT thường là trước ngày thi 1
tháng mà sau khi thi khoảng 3 tuần mới có KQ nên thông thường mình không đăng kí kịp cho
lần thi lại. Bởi vậy, em ráng làm sao thi cho điểm thật cao ngay vào lần đầu tiên luôn nghen. À,
nếu em nộp 2 lần điểm SAT thì người ta sẽ chỉ xem xét điểm nào cao nhất thôi. VD: em thi 2 lần
SAT1, lần 1 được (tóan-đọc-viết) 800-600-700, lần 2 được 780-620-690 thì tất cả các trường
đều xem xét các điểm 800-620-700 của em. Nếu em muốn apply to Harvard thì cũng phải thi
luôn cả SAT 2 (3 môn khác nhau) nha.

You might also like