You are on page 1of 2

PHÂN LOẠI CÁC MÔN THỂ THAO THEO CƯỜNG ĐỘ

PHÂN LOẠI CÁC MÔN THỂ DỤC THỂ THAO


I. CÁC CÁCH PHÂN LOẠI:
1. Phân loại theo cường độ:
 Dựa trên mức độ tiêu hao năng lượng tính trên đơn vị giờ tập
 3 cấp độ: NẶNG, TRUNG BÌNH, NHẸ

NẶNG TRUNG BÌNH NHẸ


Chạy nước rút Bơi Đi bộ
Chạy đường dài Đi bộ nhanh Gôn
Đua xe đạp Chạy lúp xúp Bắn cung
Bơi đua Đạp xe chậm Bowling
Trượt băng tốc độ Bóng chuyền  
Bóng rổ Quần vợt
Bóng đá Bóng bàn
Bóng bầu dục

2. Phân loại theo va chạm và không va chạm:


 Môn thể thao va chạm là có sự tương tác giữa người với người, giữa người với vật
thể thi đấu hoặc môi trường thi đấu.
 Môn thể thao va chạm cao thường là những môn có tính đối kháng cao giữa người
với người: võ thuật, bóng đá,… hoặc cũng có thể là giữa người với vật thể: đua xe moto, hoặc
người với môi trường thi đấu: leo núi,…

VA CHẠM KHÔNG VA CHẠM


MẠNH CÓ GIỚI HẠN NẶNG VỪA NHẸ
Quyền anh Bóng rổ Thể dục nhịp điệu Cầu lông Bắn cung
Võ tự do Xe đạp Chạy nước rút Bóng bàn Gôn
Bóng đá Nhảy cầu Bơi lội
Đô vật Trượt tuyết Quần vợt
Bóng bầu dục Bóng chuyền Cử tạ

3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10. Phân loại theo công tác quản lý:
 YHTDTT có tính cá nhân dành cho người mạnh: Mỗi cá nhân tập luyện độc lập
với nhau: aerobic, dưỡng sinh,… Gồm 4 khâu chọn lựa, hướng dẫn, kiểm tra, điều trị đều được
chú ý.
 YHTDTT tập thể: Bóng đá, bóng chuyền, đồng diễn ,…Ngoài 4 khâu trên (chọn lựa,
hướng dẫn, kiểm tra, điều trị), cần chú ý thêm dịch tễ học.
 YHTDTT thi đấu cao: Điền kinh, bóng đá chuyên nghiệp, cử tạ,… Cần chú ý về vấn
đề năng lượng dinh dưỡng.
 YHTDTT đặc biệt dành cho người già, trẻ em, người khuyết tật cần chú ý đặc điểm
của từng đối tượng.
TDTT dành cho người tàn tật được lập ra đầu tiên bên Anh năm 1944 do BS.
LUDWIG GUTTMANN (người Đức), một nhà phẫu thuật chỉnh hình cột sống ở Bệnh viện
Stoke Mandeville. Ông quan niệm: “Đối với người tàn tật, thể dục thể thao là hình thức điều trị
tập luyện tự nhiên nhất và TDTT có thể bổ sung thành công vào các phương pháp vật lý trị liệu
kinh điển”.

II. MỤC ĐÍCH PHÂN LOẠI CÁC MÔN THỂ DỤC THỂ THAO:
 Giúp đánh giá cơ chế chấn thường và mức độ chấn thương của từng đối tượng ở
các môn thể thao khác nhau. Những môn thể thao va chạm cao sẽ có mức độ tổn thương cao hơn
những môn thể thao ít va chạm hoặc không va chạm.
 Để có mục tiêu điều trị phù hợp với từng đối tượng hoạt động thể thao. VD: Giữa
vận động viên thi đấu chuyên nghiệp và người chơi thể thao thông thường sẽ có cách thức điều
trị và tập luyện phục hồi chức năng khác nhau.

III. TỔNG KẾT:


 Y học thể dục thể thao đang ngày càng được nghiên cứu nhiều hơn. Trở thành một
ngành y học quan trọng nhằm bảo vệ tăng cường sức khỏe, đồng thời phát triển tập luyện thi đấu
chuyên nghiệp.
 Tập TDTT không chỉ mang lại sức khỏe thể chất mà nó còn đem đến sự thư giãn mỗi
ngày, niềm vui vận động, mối quan hệ với cộng đồng,… vì vậy cần tập luyện thể thao thường
xuyên để có được sức khỏe toàn diện về thể chất, tinh thần, xã hội
 Đối với người tàn tật, TDTT đem lại cho họ nhiều điều hơn nữa: hy vọng tự lập
trong tương lai và các phương tiện thực hiện ước mơ đó bằng sự tự nỗ lực. Ít nhất họ cũng có
một nghề vui vẻ, nhiều nhất họ có cơ hội tranh đua với người lành lặn một cách ngang tay và
trong một thoáng chốc họ phá vỡ được sự tù túng bởi tình trạng tàn tật của mình.

You might also like