You are on page 1of 8

CÂU HỎI SỨC NHANH

1. Khái niệm Điền kinh, các giai đoạn phát triển môn điền kinh? Các nội
dung chạy cự li ngắn có trong nội dung thi đấu olympic?
2. Các giai đoạn trong chạy cự li 100m? Kĩ thuật chạy 100m?
3. Các nội dung chạy cự li ngắn có trong nội dung thi đấu olympic? Kĩ thuật
chạy 100m?
4. Kĩ thuật chạy 100m? Cách sơ cứu khi bị Bong gân?
5. Các giai đoạn trong chạy 100m và trình bày phác đồ RICE?
6. Các mức độ Bong gân? Cách sơ cứu?
7. Nguyên nhân và triệu chứng của Căng dãn cơ? Cách xử lí?
8. Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lí, cách phòng tránh choáng trọng lực?

ĐÁP ÁN

1. Khái niệm và các giai đoạn phát triển môn điền kinh? Các nội dung
chạy cự li ngắn có trong nội dung thi đấu olympic?
 Khái niệm:
Điền kinh là một tập hợp các môn thể thao cạnh tranh bao gồm đi bộ,
chạy các cự ly, nhảy cao, nhảy xa, ném lao, ném đĩa, ném búa, đẩy tạ và nhiều môn
phối hợp khác. Với việc cần ít các thiết bị đi kèm và tính đơn giản của các môn này
đã khiến điền kinh trở thành các môn thể thao được thi đấu nhiều nhất trên thế giới.
Điền kinh chủ yếu là môn thể thao cá nhân, với ngoại lệ là các cuộc đua
tiếp sức và các cuộc thi mà kết hợp biểu diễn vận động viên chẳng hạn như chạy
băng đồng.
- Thế vận hội olympic đầu tiên diễn ra tại Hy lạp vào khoảng 2700 năm
trước (năm 776 TCN). Các VĐV đã tham gia vào cuộc thi chạy 200 dặm. Liên đoàn
điền kinh nghiệp dư quốc tế (IAAF) thành lập vào ngày 17 tháng 7 năm 1912, với
sự tham gia của 17 đại biểu các nước. Năm 2001 mới bỏ từ “nghiệp dư”.
- Liên đoàn điền kinh Việt Nam: Thành lập năm 1962
 Các nội dung thi đấu có liên quan:
- Chạy cự li ngắn: 100m (nam, nữ), 200m (nam, nữ), 400m (nam, nữ)
- Chạy tiếp sức: 4x100m (nam, nữ). 4x400m (nam, nữ).
- Chạy vượt rào: 100m, 110m, 400m.
2. Các giai đoạn trong chạy cự li 100m? Kĩ thuật chạy 100m?
 Các giai đoạn: Xuất phát, chạy lao, giữa quãng, về đích.
 Kĩ thuật:
- Xuất phát: Kĩ thuật xuất phát của cự li 100m là kĩ thuật xuất phát thấp,
nhưng do điều kiện cơ sở vật chất nên SV Học viện học kĩ thuật xuất phát cao.
+ SV thực hiện kĩ thuật xuất phát với 3 khẩu lệnh: “Vào chổ”,” sẵn sàng”,”
Chạy”.
+ Khi nghe khẩu lệnh “ Vào chổ”: SV vào đứng sau vạch xuất phát, chân
đứng trước sau (Bình thường chân thuận đứng sau), 2 chân đứng cách rộng ngang
vai, 2 gối khụy xuống và kiểng 2 gót chân lên… Trọng tâm cơ thể hơi dồn về phía
trước.
Tay để so le với chân. 2 bàn tay nắm hờ, tay trước ngang cằm và cách cằm
khoảng 1 bàn tay…Tay sau duỗi tự nhiên.
+ Khi nghe khẩu lệnh “sẵn sàng”: SV vẫn đứng ở tư thế ban đầu…Và lúc này
trọng tâm dồn về phía trước để sẵn sàng thực hiện động tác chạy Lao sau xuất phát.
+ Khi nghe khẩu lệnh “Chạy”: SV ngay lập tức thực hiện động tác đạp mạnh
chân sau để bắt đầu gia đoạn chạy lao sau xuất phát.
- Giai đoạn chạy Lao:
+ Cơ thể tiếp xúc đất bằng gan bàn chân (1/3 bàn chân trước).
+ Tốc độ bước chân duy trì nhanh nhất.
+ Độ dài bước chân: Từ 160m – 225m tùy theo cấu trúc giải phẩu của từng
người.
+ Lực đạp của chân càng lớn thì sẽ tạo lực đẩy cho cơ thể càng lớn.
+ Độ dài chân phải là tối ưu (dài nhất nhưng không gắng sức).
+ Tay đánh so le với chân, đánh mạnh trước sau, tay trước đánh ngang cằm…
tay đánh tự nhiên.
+ Trong chạy 100m thì SV phải nín thở (để cơ thể sử dụng dạng năng lượng
yếm khí để cung cấp năng lượng cho cơ thể nín thở sẽ đạt tốc độ lớn hơn khi hít
thở).
+ Trọng tâm cơ thể phải: Ngã về trước khi chạy (có khi lên đến 45 độ), tránh
trường hợp ngã người lui sau  giảm thành tích.
- Giai đoạn chạy giữa quãng: Kĩ thuật tay chân đều giống giai đoạn chạy lao,
chỉ khác là trọng tâm cơ thể không dồn quá lên trước.(khoảng 50- 60 độ).
- Giai đoạn về đích: Duy trì tốc độ lớn nhất để về đích, không được giảm tốc
độ. Khi về đích thì ngực chạm vạch đích sẽ được tính thành tích… không giảm tốc
độ trước vạch đích, nhảy về đích.
 Về đến vạch đích phải đi bộ, không được đứng hoặc ngồi ngay. Tránh
trường hợp bị choáng trọng lực.
3. Các nội dung chạy cự li ngắn có trong nội dung thi đấu olympic? Kĩ
thuật chạy 100m?

4. Kĩ thuật chạy 100m? Cách sơ cứu khi bị Bong gân?


 Cách sơ cứu khi bị Bong gân?

SỬ DỤNG LIỆU PHÁP RICE


Sơ cứu, điều trị bằng phương pháp RICE được tiến hành ngay sau khi bị chấn
thương. Phương pháp này nếu được sử dụng ngay trong khoảng 10 – 20 phút đầu
sau chấn thương có thể rút ngắn được thời gian điều trị được vài ngày hoặc vài tuần
và nhanh chóng cho VĐV trở lại tập luyện và thi đấu. Khi bị chấn thương, thực hiện
phương pháp “RICE” ngay, gồm 4 bước:

R – Rest: nghỉ chơi ngay lập tức sau khi chấn thương, có thể bất động tạm
thời chi bị chấn thương từ 24 – 72 giờ (có thể dùng nẹp để bất động chi).
I – Ice: Chườm lạnh giúp giảm chảy máu, giảm sưng, giảm đau, giảm viêm,
thời gian từ 10-15 phút, không nên chườm quá lâu có thể gây phỏng lạnh, có thể
phối hợp với băng ép.
Cách làm: đá nhuyễn hoặc nước đá trong túi nylon, bọc khăn vải ướt bên ngoài,
chườm lên vùng tổn thương.
“Ice massage” là hình thức phối hợp giữa chườm lạnh và băng ép.
Chườm lạnh được thực hiện trong 24-72 giờ đầu sau chấn thương (tùy vào mức độ
tổn thương), thời gian chườm là 10-15 phút, rồi nghỉ 30-45 phút, có thể lặp lại nhiều
lần trong ngày.
– Đối với những chấn thương nhỏ thì đau, sưng sẽ giảm rất nhanh.
– Đối với chấn thương trung bình đau, sưng sẽ giảm sau 24 giờ.
– Đối với chấn thương nặng thường đau và sưng sẽ giảm sau 72 giờ (cần phải có
điều trị chuyên sâu sau đó).
– Thời gian chườm lạnh còn phụ thuộc vào vị trí tổn thương và cơ thể mỗi người
(mập, ốm)
C – Compression: băng ép với mục đích làm giảm giảm sưng có thể thực
hiện cùng lúc với chườm lạnh hoặc khi không có chườm lạnh.
Cách làm: sử dụng băng thun quấn từ dưới vùng bị tổn thương khoảng 5 – 10 cm
quấn lên trên vùng tổn thương và qua khỏi vùng tổn thương
Chú ý: Những vòng đầu quấn hơi chặt sau đó lỏng dần.
Sau quấn phải kiểm tra xem có có chèn ép mạch máu thần kinh (quấn quá chặt)
E – Elevation: Kê cao chi chấn thương giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm
sưng và viêm, đặc biệt đối với chi dưới, có thể nằm kê cao chân 10 – 15cm trong 24
– 72 giờ đầu.
Chú ý: Trong  48 giờ đầu không được chườm nóng, xoa bóp các loại dầu nóng, kéo
nắn chi hay vùng bị tổn thương vì dễ làm tổn thương dập – rách – đứt – tăng lên,
chảy máu và sưng nề nhiều hơn, hiện tượng viêm tăng lên và kéo dài làm mô bị tổn
thương lâu lành hoặc lành với sẹo xấu. Đặc biệt đối với dây chằng, việc xoa bóp với
các loại dầu có thể kích thích hình thành các mô sợi (Fibro) thế cho các sợi collagen
dẫn đến giảm tính đàn hồi, chắc của dây chằng, sau khi lành dây chằng trở nên yếu
và dễ bị tổn thương lại.
– Có thể dùng thuốc giảm đau thông thường để trợ giúp
– Nếu sau 24 – 72 giờ tổn thương không giảm nhiều, hoặc tổn thương ban đầu trầm
trọng cần thiết phải gặp Bác sĩ Y Học Thể Thao.
Trong thời gian từ 24 đến 48 giờ đầu sau khi bị chấn thương không được
dùng các liệu pháp nóng như tắm nóng, xoa dầu nóng, không xoa bóp chỗ bị chấn
thương và không uống bia rượu. Điều đó làm tăng phù nề và tăng chảy máu tại chỗ
bị chấn thương.

RICE không những là phương pháp điều trị mà còn là phương pháp sơ cứu
chấn thương thể thao.

5. Các giai đoạn trong chạy 100m và trình bày phác đồ RICE?
6. Các mức độ Bong gân? Cách sơ cứu?
 Các mức độ Bong gân
- Bong gân độ 1: là mức độ tổn thương nhẹ. Các dây chằng chỉ căng giãn ra
hoặc đã bị đứt 1 phần của sợi dây chằng. Mức độ tổn thương giải phẩu chưa nghiêm
trọng.
- Bong gân độ 2: Do sức kéo mạnh hơn có thể làm đứt nhiều sợi dây chằng.

 Ở cả hai mức bong gân độ 1 và 2 khớp xương vẫn vững chắc chưa bị lỏng lẻo.

- Bong gân độ 3: nếu sức kéo căng vượt quá 20% mức biến dạng, toàn bộ dây
chằng bị đứt hoàn toàn, làm khớp xương bị lỏng lẻo ở các mức độ khác nhau. Mức
độ nặng nhất của bong gân độ 3 là Trật khớp..

 Cách sơ cứu:
ÁP DỤNG LIỆU PHÁP RICE

7. Nguyên nhân và triệu chứng của Căng dãn cơ? Cách xử lí?
 Nguyên nhân
Căng cơ là tình trạng các thớ cơ căng giãn hơn bình thường, vượt quá giới
hạn chịu đựng của cơ.

Chứng căng cơ thường xảy ra nhiều hơn khi bạn không trải qua khâu làm
nóng cơ thể (khởi động) trước những lần vận động nặng. Đặc biệt rất hay gặp đối
với người hay luyện tập thể thao vừa mới trở lại tập luyện sau một thời gian nghỉ
tập.

 Triệu chứng:
- Đau nhói ở vùng bị chấn thương.
- Khả năng vận động của nhóm cơ bị ảnh hưởng, chức phận của cơ bị hạn
chế.
- Xuất hiện vết tím , sưng.
- Mức độ nặng: Cử động nhóm cơ khó khăn, vết tím và sưng lớn (do một
phần, một số sợi cơ bị rách hoặc đứt).
 Cách xử lí:

ÁP DỤNG LIỆU PHÁP RICE


8. Nguyên nhân, triệu chứng, cách xử lí, cách phòng tránh choáng trọng lực?

 Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh choáng trọng lực: 

          Sau khi vận động viên về tới đích, đột nhiên giảm tốc độ hoặc đứng dừng lại
ngay mà không  tiếp tục vận động nhẹ nhàng thì rất dễ bị choáng ngất. nguyên nhân
của hiện tượng này là do khi vận động máu tập trung nhiều về cơ quan vận động,
lượng máu lưu thông trong tuần hoàn được tăng lên rõ rệt (gấp 30 lần so với yên
tĩnh). Nhờ các động tác làm các nhóm cơ phải luôn luôn co rút và thả lỏng, nên máu
được lưu thông trong vòng tuần hoàn dễ dàng. Khi cơ bắp dừng hoạt động đột ngột,
tốc độ máu lưu thông ở trong mao mạch và tĩnh mạch bị cản trở, lại thêm trọng lực
bản thân của dịch máu, làm cho một lượng máu lớn tích tụ ở mạch máu chi dưới,
lượng máu về tim giảm rõ rệt, lưu lượng máu qua tim thấp. Các yếu tố trên làm cho
máu lưu thông lên não ít, kết quả là não bị thiếu máu, thiếu oxy đột ngột.

          Tóm lại choáng trọng lực là do thiếu máu não gây nên.

 Triệu chứng lâm sàng:

          VĐV đột nhiên mất tri giác, choáng ngã xuống. Trước khi ngã cảm thấy toàn
thân vô lực, hoa mắt, chóng mặt, tai ù, buồn nôn. Mặt tái xanh, vã mồ hôi, chân tay
lạnh. Tim đập chậm yếu, nhịp thở chậm, đồng tử của mắt co lại. Những triệu chứng
trên xuất hiện trong thời gian ngắn, cơ thể sẽ hồi phục dần. Nhưng sau đó còn
những hiện tượng như : Nhức đầu, tinh thần không  được thoải mái, người cảm thấy
nặng nề.

 Sơ cấp cứu:

- Đối với trường hợp VĐV còn tỉnh:


Đưa vận động viên  vào nơi thoáng mát (mùa hè) ấm áp (mùa đông). Đặt
VĐV  nằm ngửa, gối đầu thấp, nới lỏng quần áo để máu dễ lưu thông. Lấy nước ấm
lau người , dùng động tác xoa đẩy từ cẳng chân lên đùi để đẩy máu về tim. Châm
cứu hoặc bấm huyệt Nhân trung, Bách hội, Hợp cốc, Dũng tuyền là có thể làm cho
vận động viên tỉnh lại.

- Đối với trường hợp VĐV bất tỉnh: Lập tức ấn huyệt nhân trung, giật nhẹ
tóc mai.

- Đối với trường hợp tim VĐV ngừng đập: Lập tức hô hấp nhân tạo.

 Cách đề phòng:

          Trong khi tập luyện hoặc thi đấu phải luôn nhắc nhở vận động viên khi về tới
đích không  được dừng lại ngay mà phải tiếp tục chạy với tốc độ giảm dần, hít thở
sâu nhịp nhàng trong khoảng thời gian thích hợp để cho hệ thống tuần hoàn và hô
hấp được hôì phục.

You might also like