You are on page 1of 13

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT HÀ NỘI

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BÀI TIỂU LUẬN MÔN GIÁO DỤC


THỂ CHẤT

HỌ VÀ TÊN : TRỊNH MINH HIẾU


MÃ SV : 2121050371
LỚP : 66C2 – CNTT / NHÓM 39
A. ĐỀ BÀI
B. BÀI LÀM :
Câu 1:
1. Khái niệm chạy ngắn, phân tích kĩ thuật chạy ngắn ,những sai lầm và cách
khắc phục .
1.1 Khái niệm chạy ngắn :
- Là một trong những nội dụng quan trọng của bộ môn điền kinh và được lựa chọn
để luyện tập, thi đấu trên đường chạy của sân vận động. Chạy cự li ngắn bao gồm
các cự ly từ 20m đến 400m. Trong đó, chạy 100m,200m,400m là các môn thi trong
các đại hội thể thao Olympic.
- Tập luyện và thi đấu môn chạy cự ly ngắn có tác dụng phát triển sức mạnh tốc
độ, hoàn thiện nâng cao sức khỏe. Trong tập luyện và thi đấu chạy cự ly ngắn,
người tập cần có tính kiên trì, chăm chỉ, tích cực, … Chạy cự ly ngắn là một nội
dung thi đấu chính thức trong các đại hội thể thao cấp quốc gia, quốc tế.
1.2 Kĩ thuật chạy ngắn:
- Xuất phát:
+ Hiệu lệnh “vào chỗ”: người tập tiến về trước 2 bàn đạp, ngồi xuống, chống hai
tay trước vạch xuất phát . Tiếp theo lần lượt tì bàn chân lên mặt tựa bàn đạp trước
rồi tiến về bàn đạp sau, gối chân sau tì lên mặt đường chạy, sau đó thu 2 tay về đặt
xuống sát vạch xuất phát, giữa ngón cái và các ngón còn lại để sát nhau tạo thành
hình vòm. Hai tay duỗi thẳng, tì trên mặt đường chạy rông bằng vai. Thân trên, đầu
thẳng. Trọng lượng cơ thể được phân đều giữa 2 tay, chân chống trước và đầu gối
chân sau.
+ Hiệu lệnh “sẵn sàng” : người tập duỗi chân, gối chân sau tách khỏi mặt đượng
làm trọng tâm chuyển lên trên trời về phía trước, lúc này hình chiếu của trọng tâm
trên đất phải cách vạch xuất phát từ 15-20cm. Trọng lượng cơ thể dồn lên 2 tay và
chân chống trước, hai đế giày tỳ sát mặt tựa bàn đạp, hông nâng cao hơn vai 10-
20cm, hai cẳng chân gần như song song với nhau. Góc độ tối ưu giữa đùi và cẳng
chân trước khoảng 92-105 độ, chân sau khoảng 115-138 độ, than trên và đùi chân
trước là 19-23 độ.
+ Hiệu lệnh “chạy” : người tập đạp mạnh hai chân vào mặt tựa bàn đạp nhằm tạo
áp lực hớn đẩy cơ thể lao nhanh về trước, tay đánh nhau, thời gian đạp chân rất
ngắn.
- Chạy lao sau xuất phát:
+ Để đạt thành tích cao trong chạy ngắn, điều quan trọng trong xuất phát là nhanh
chóng đạt tốc độ gần cực đại trong chạy lao. Thực hiện đúng và nhanh các bước
chạy từ lúc xuất phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dưới một góc nhọn so với
mặt đường. Bước đầu tiên được kết thúc bằng việc duỗi thẳng chân đạp sau ra khỏi
bàn đạp trước và việc đồng thời nâng đùi đồng thời của chân kia lên, sau đó tích
cực hạ chân xuống dưới – ra sau và chuyển thành đạp sau mạnh. Động tác này thực
hiện càng nhanh thì việc đạp sau tiếp theo xảy ra càng nhanh và mạnh. Cùng với
việc tăng tốc độ, độ nghiêng than trên giảm dần để chuyển sang chạy giữa quãng
bắt đầu từ mét thứ 25-30, khi đạt đến 90-95% tốc độ tối đa. Ở bất kì đẳng cấp và
lứa tuổi nào, trong giây đầu tiền, VĐV cần đạt 55% tốc độ tối đa, trong giây thứ 2
là 76%, giây thứ ba là 91% giây thứ 4 là 95% và giây thứ 5 là 99%.
- Chạy giữa quãng:
+ Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của VĐV hơi đổ về trước (72-78 độ).
Lúc đạp sau, độ nghiêng thân trên tang lên, còn trong pha bay thì giảm đi. Trong
giai đoạn này, các bước chạy thường không đều do bước chân khỏe thường dài hơn
do vậy cần phải phát triển sức mạnh cơ chân yếu. Khi chạy cần đạt mũi bàn chân
thẳng về phía trước, nếu sai sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả đạp sau. Tay ggaaps ở
khớp khuỷu, đnahs mạnh về trước – ra sau thì ra ngoài. Góc gấp ở khớp khuỷu khi
đánh tay về trước gấp lại nhiều, khi đưa xuống dưới – ra sau thì hơi duỗi ra.
- Về đích:
+ Cự ly chạy được kết thúc khi VĐV chạm than trên chạm vào mặt phẳng đứng
qua vạch đích. Ở bước chạy cuối cùng, VĐV cần thực hiện gập than trên đột ngột
về trước để chạm ngực vào dây đích. Cách này được gọi là “ đánh ngực”. Nếu
đồng thời vừa gập thân, vừa xoay để một bên vai chạm vào dây đích gọi là cách
“đánh vai”. Với người mới tập, kỹ thuật chưa tốt nên chạy qua đích với toàn bộ tốc
độ, không cần thực hiện động tác đánh đích.
1.3 .Các sai lầm hay mắc phải khi thực hiện các giai đoạn chạy ngắn
+ xuất phát vội vàng, không đúng tư thế
+ Không kiểm soát được tốc độ giữa các quãng chạy, không duy trì được tốc độ,
chưa đạt được hiệu quả của của đạp sau.
+ Chạm đích không đúng tư thế, nhảy về đích không đúng.
1.4. Cách khắc phục :
+ Xuất phát bình tĩnh, tạo đúng tư thế cho bản thân để xuất phát chuẩn nhất.
+ Duy trì tốc độ ở giữa quãng đường chạy và biết cách bứt tốc khi đến quãng
đích.
+ Chạm đích bằng tư thế chuẩn như “đánh ngực”, “đánh vai” hay với người mới
tập thì tốt nên chạy qua đích với toàn bộ tốc độ, không cần thực hiện động tác đánh
đích tránh gặp những chấn thương không may.
2. Khái niệm về nhảy xa kiểu ngồi, kĩ thuật nhảy xa kiểu ngồi , những sai lầm
và cách khắc phục .
2.1. Khái niệm nhảy xa .
Nhảy xa là một trong những môn thể thao sử dụng phương pháp vượt qua chướng
ngại vật nằm ngang. Nhảy xa là môn hoạt động có chu kỳ, bao gồm nhiều động tác
liên kết với nhau một cách chặt chẽ và phức tạp. Tập nhảy xa giúp cơ thể phát triển
toàn diện và có kỹ thuật hợp lý để vượt qua những chướng ngại vật. Đặc điểm nổi
bật trong nhảy xa là phải kéo dài khoảng cách bay trên không do nỗ lực của VĐV
trong lấy đà và giậm nhảy tạo nên. Quỹ đạo bay của trọng tâm cơ thể phụ thuộc
vào tốc đọ chạy đà, lực giậm nhảy và góc độ giậm nhảy. Hiện nay, kỷ lục nhảy xa
của thế giới đã là 8m95 với nam và 7m74 với nữ. Do những hạn chế về tầm vóc,
thể lực… Kỷ lục của Việt Nam ở môn này chỉ là 7m70 với nam và 6m68 với nữ.
Do ý nghĩa và tác dụng của nhảy xa, trong chương trình GDTC cho các đối tượng
ở Việt Nam đều có môn tập này.
Kỹ thuật hoàn chỉnh trong nhảy xa có thể chia thành 4 giai đoạn : Chạy đà - Giậm
nhảy - Bay trên không và Tiếp đất. Tên gọi các kiểu nhảy xa là tùy thuộc tư thế của
cơ thể trong giai đoạn bay trên không. Có 3 kiểu nhảy chính là “ngồi”, “ưỡn thân”
và “cắt kéo”.
2.2. Kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi.
- Chạy đà và chuẩn bị giậm nhảy:
+ Mục đích: Tạo ra tốc độ tối đa theo phương nằm ngang trước khi giậm nhảy và
chuẩn bị tốt cho việc đặt chân giậm chính xác vào ván giậm.
+ Xác định đà, cách đo đà: Số bước chạy đà của VĐV nam là 18 - 24 bước
(khoảng 38 - 48m), nữ là 16 - 22 bước (khoảng 32 - 42m). Số bước chạy đà nhiều
hay ít phụ thuộc trình độ của người tập. Đà có thể đo bằng thước dây hoặc đo bằng
bước chân từ ván giậm đến vạch xuất phát (2 bước đi bằng 1 bước chạy). Nếu chạy
đà bước chẵn (12,14,16…) thì chân giậm nhảy đặt sát sau vạch xuất phát, nếu bước
lẻ (11,13,15…) thì chân lăng đặt sát sau vạch xuất phát.
+ Cách chạy đà: Có 1 vài cách bắt đầu chạy đà: đứng tại chỗ, đi bộ vài bước, chạy
bước đệm vài bước…Cách chạy đà cho người mới tập thường là tăng tốc độ đều
trên toàn đà và đạt tốc độ tối đa ở các bước cuối cùng. Chạy đà trong nhảy xa cơ
bản giống chạy giữa quãng trong chạy cự ly ngắn, nhưng các bước chạy có đàn
tính cao hơn, trọng tâm cơ thể nhấp nhô hơn, góc độ đạp sau lớn hơn, thân người
càng gần ván giậm càng thẳng đứng nhằm kéo dài 4 bước chạy cuối cùng, chuẩn bị
cho giậm nhảy.
- Giậm nhảy:
Giai đoạn này được tính từ khi đặt chân vào ván đến khi chân giậm rời khỏi ván
giậm. Thông thường người tập đặt cả bàn chân vào ván giậm. Động tác phải nhanh,
mạnh, chân đặt vào ván gần như thẳng, sau đó co lại hoãn xung để chuẩn bị duỗi ra
có hiệu quả hơn. Vào thời điểm đó, VĐV phối hợp toàn thân làm động tác rời ván
giậm nhảy: duỗi thẳng các khớp của chân giậm, gập gối dưa nhanh đùi chân lăng
về trước - lên trên. Tay bên chân giậm vung về trước - lên trên và dừng khi cánh
song song với mặt đất. Tay bên chân lăng gập ở khủy và đánh sang bên để nâng
cao vai. Lúc này cơ thể rời đất ở tư thế bước bộ trên không.
- Bay trên không:
Giai đoạn này tính từ khi chân giậm rời khỏi mặt đất đến khi một bộ phận cơ thể
bắt đầu tiếp xúc với mặt đất. Nhiệm vụ của giai đoạn này là hợp lý mọi hoạt động
trong khi bay, giữ thăng bằng và với xa chân về trước để đạt thành tích cao nhất.
Sau giậm nhảy, cơ thể bay ở tư thế bước bộ được khoảng 1/3 cự ly, VĐV kéo chân
giậm lên song song với chân lăng và nâng 2 đùi lên sát ngực. Ở tư thế này, thân
trên không nên gập nhiều về trước. Trước khi cơ thể rơi xuống hố cát, 2 chân gần
như được duỗi thẳng hoàn toàn, đồng thời 2 tay đánh thẳng về trước - xuống dưới
và ra sau.
- Rơi xuống tiếp đất :
Giai đoạn này tính từ khi một bộ phận đầu tiên của cơ thể chạm mặt hố cát. Giai
đoạn này có tác dụng giữ và nâng cao thành tích bằng cách tận dụng hết đường bay
của trọng tâm cơ thể và cố gắng với chân xa về trước. Để chuẩn bị rơi xuống cát,
đầu tiên cần nâng đùi, đưa 2 đầu gối lên sát ngực, gập thân nhiều về trước. Tiếp đó,
duỗi chân, nâng cẳng chân để gót chân chỉ thấp hơn mông một chút. Tay hơi gấp ở
khớp khủy và được hạ xuống theo hướng xuống dưới và ra sau. Sau khi 2 gót chân
chạm cát cần gập khớp gối để giảm chấn động và tạo điều kiện chuyển trọng tâm
cơ thể vượt qua điểm chạm cát của gót. Thân trên cố gắng gập về trước để giúp
không đổ người về sau, ảnh hưởng tới thành tích.
2.3 Những sai lầm thường mắc khi thực hiện các giai đoạn nhảy xa kiểu ngồi
và cách khắc phục :
* Giai đoạn chạy đà :
- Sai lầm thường mắc :
+ Chạy đà không chính xác, do t thể bắt đầu chạy và nhịp điệu đà
không ổn định.
+ Chạy đã tốc độ không cao, do sức mạnh chân kém và tâm lí sợ sệt
+ Chạy đà không tạo đọc thể chuẩn bị giậm nhảy.
* Giai đoạn giậm nhảy :
- Sai lầm thường mắc:
+ Giậm nhảy không mạnh, không hết sức
+ Giậm nhảy xong, ngồi bị lao về trước.
+ Giậm nhảy xong, ngồi vọt bổng lên nhảy cao .
* Giai đoạn trên không :
- Sai lầm thường mắc:
+ Không thực hiện được thế " bước bộ " trên không.
+ Thu chân, tạo thế ngồi “xổm” chậm, không tích cực.
+ Không nâng được đùi và với “ cẳng” chân ra trước
* Giai đoạn tiếp đất.
- Sai lầm thông mác : bị ngã ra sau khi tiếp đất.
2.4 Áp dụng một số bài tập và cách sửa chữa sai lầm :
* Giai đoạn chạy đà :
+ Cách sửa :
- Đo lại đà , tập chạy đà nhiều lần để chỉnh đà ( không có giậm nhảy đá lăng )
- Chạy đà – đặt chân vào vẫn giậm nhảy
- Đi I, 3 , 5 , bớc đạt chân vào điểm giậm nhảy .
- Tập các bài tập phát triển sức nhanh và sức mạnh chân .
* Giai đoạn giậm nhảy:
+ Cách sửa :
- Đo và chỉnh lại cự li .
- Tập thế chuẩn bị trớc khi chạy đà .

- Tập - 3 bước đặt chân vào ván giậm nhảy .


- Chạy 3 - 5 - 7 bước giậm nhảy qua xà thấp hoặc đầu chạm vào vật trên cao
- Chạy toàn đà - giậm nhảy - tập các bài tập phát triển sức mạnh chân
* Giai đoạn trên không :
+ Cách sửa :
- Tập bóc bộ nhiều lần từ chậm đến nhanh dần .
- Tại chỗ nhảy thu hai chân thành ngồi “xổm”.
- Chạy đà - giậm nhảy qua xà thấp hoặc vật chuẩn, tích cực thu
chân .
*Giai đoạn tiếp đất :
+ Cách sửa :
- Bật từ trên cao xuống hố cát chủ động khuỵu gối khi chạm cát và chuyển trọng
tâm về trớc
- Tập động tác đánh tay phối hợp với động tác chân và thân ngời hợp lí khi tiếp đất
- Tập phối hợp toàn bộ kĩ thuật và đặc biệt chú ý tới động tác tiếp đất.
CÂU 2 :
1.Điều luật cơ bản nội dung chạy ngắn, nhảy xa.
1.1 Nội dung chạy ngắn :
* Quy cách đường chạy và luật thi đấu.
- Mỗi VĐV phải có 1 ô chạy riêng với độ rộng tối thiểu 1,22m và tối đa 1,25m. Vạch
giới hạn ô chạy rộng 5cm, chỉ có vạch bên phải mỗi ô chạy là nằm trong độ rộng của
mỗi ô chạy. Tất cả các ô chạy phải có độ rộng bằng nhau. Độ dốc theo hướng chạy
của đường chạy không được vượt quá 1/1000.
- Vạch xuất phát và vạch đích có màu trắng, rộng 5cm. Cự li thi đấu được đo từ mép
sau vạch xuất phát đến mép trước vạch đích.
- Số VĐV mỗi đợt tùy theo số ô có trên sân. Khi có đông VĐV thi thì phải tiến hành
các cuộc thi loại (loại, bán kết, chung kết). Chọn VĐV vào vòng trong dựa vào thành
tích. Cách chọn đó phải thông báo trước cho VĐV.
- Việc bố trí đợt chạy và ô chạy cho VĐV là do Ban tổ chức quyết định trên cơ sở
ưu tiên các VĐV xuất sắc: chạy ở các ô tốt, không bị loại sớm, không loại đồng đội...
VĐV không được tự ý đổi ô chạy.
- Sau khi có lệnh vào chỗ xuất phát, nếu VĐV không vào vị trí xuất phát thì bị cảnh
cáo. Nếu sau lần gọi thứ hai vẫn không vào thì bị loại khỏi cuộc thi... Xuất phát ở
chạy 100m có 3 lệnh "Vào chỗ !"; "Sẵn sàng !"; và "Chạy!" (hoặc tiếng súng lệnh).
Sau lệnh "Sẵn sàng !" hai mũi chân và hai tay phải chạm mặt đường chạy.
- Cố tình kéo dài việc chuẩn bị là phạm quy sẽ bị cảnh cáo (tính là 1 lần phạm quy).
Trước khi có lệnh chạy nếu rời tay khỏi đường chạy hoặc rời chân khỏi bàn đạp cũng
là phạm quy. Trong mỗi đợt chạy, nếu đã có 1 VĐV phạm quy khi xuất phát (cướp
xuất phát) thì bất kì VĐV nào phạm quy lần tiếp (dù với VĐV đó mới là lần đầu)
đều bị loại, không được thi tiếp.
- VĐV phải chạy đúng trong ô chạy của mình.
* Xác định thời gian chạy: Hiện có 2 cách để xác định thời gian chạy, dùng đồng
hồ bấm bằng tay và dùng thiết bị hoàn toàn tự động. Thành tích chạy là thời gian từ
khi có tia lửa hoặc khói súng phát lệnh tới khi có một bộ phận bất kì của cơ thể (trừ
đầu, cổ, tay, chân, bàn chân, bàn tay) chạm vào mặt thẳng đứng chứa mép của vạch
đích gần nhất.
- Dùng 3 đồng hồ để xác định thành tích cho 1 VĐV: Nếu có 2 đồng hồ có thời gian
giống nhau thì đó là thành tích của VĐV. Nếu 3 đồng hồ có thời gian khác nhau thì
lấy thành tích theo đồng hồ trung gian. Nếu chỉ có 2 đồng hồ thì lấy thành tích theo
đồng hồ cho thời gian dài hơn.
1.2 Nội dung nhảy xa :
- Trình tự các VĐV thực hiện lần nhảy sẽ được rút thăm
- Từ khi trọng tài gọi tên cho đến khi vận động viên bắt đầu nhảy thời gian không
được kéo dài quá 1,5 phút.
- Trong tất cả các cuộc nhảy xa (trừ thi đấu đồng đội) nếu có từ 8 vận động viên trở
xuống thì mỗi vận động viên được nhảy và tính điểm 6 lần và lấy thành tích cao nhất
trong 6 lần nhảy đó để xếp thứ hạng.
- Nếu có từ 8 vận động viên trở lên thì phải cho đấu loại. Trong thi loại mỗi vận động
viên nhảy 3 lần, 8 vận động viên có thành tích cao nhất được vào chung kết, và thứ
tự thi đấu được xếp từ thấp đến cao, (mỗi Vận động viên được nhảy 3 lần nữa và lấy
thành tích cao nhất trong 6 lần nhảy của 2 vòng để xếp thứ hạng. Nếu có hai hoặc
nhiều Vận động viên có thành tích cao nhất bằng nhau thì xếp hạng bằng nhau hoặc
xếp theo thành tích cao nhất của các lần nhảy còn lại (kể cả đấu loại và chung kết).
- Nếu thi đấu đồng đội mỗi Vận động viên chỉ được nhảy 3 lần tính theo thành tích
cao nhất.
- Trong khi thi đấu vận động viên có quyền bỏ một vài lần nhảy của mình.
- Nếu thi đấu tạm ngừng vì thời tiết hay vì nguyên nhân nào khác không phải
do trọng tài hoặc Vận động viên gây nên) thì hoãn thi đấu trong vài giờ hoặc chuyển
sang ngày khác, địa điểm khác.
- Khi một VĐV đã bắt đầu, các VĐV khác không được phép sử dụng đường chạy
với mục đích tập luyện.
- VĐV sẽ phạm lỗi nếu:
(a) Chạm đất phía sau vạch giậm nhảy bằng bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, dù chạy
đà không giậm nhảy hoặc giậm nhảy.
(b) Giậm nhảy phía bên ngoài phạm vi cả hai đầu ván, dù ở phía sau hay phía trước
đường kéo dài của vạch giậm nhảy.
(c) Trong quá trình rơi xuống, điểm chạm đất phía bên ngoài khu vực rơi gần với
ván giậm hơn so với điểm chạm gần nhất trong khu vực rơi hoặc
(d) Sau khi hoàn thành lần nhảy đi ngược lại phía sau qua khu vực rơi xuống
(e) Thực hiện (sử dụng) bất cứ hình thức nhào lộn nào trong khi chạy đà hoặc trong
lúc nhảy.
Ghi chú: Sẽ không bị coi là phạm lỗi nếu VĐV chạy ra bên ngoài vạch trắng đánh
dấu đường chạy đà ở bất cứ điểm nào.
- Trừ trường hợp như đã nêu trong mục 4 (b) ở trên, nếu VĐV giậm nhảy ở vị trí
trước khi đạt tới ván giậm sẽ không bị coi là phạm luật.
- Tất cả các lần nhảy sẽ được đo từ điểm chạm gần nhất do bất kỳ bộ phận nào của
cơ thể hoặc chân tay trên khu vực rơi tới vạch giậm nhảy hoặc đường kéo dài của
vạch giậm nhảy. Việc đó phải tiến hành vuông góc với vạch giậm nhảy hoặc đường
kéo dài của vạch này.
- Mỗi VĐV được tính thành tích tốt nhất trong các lần nhảy bao gồm cả những lần
nhảy để quyết định vị trí đầu tiên khi có sự bằng nhau.
- Vận động viên nhảy xa giậm nhảy bằng một chân rơi xuống bằng hai chân.
- Vận động viên chỉ được quyền giậm nhảy trên ván giậm hay trên đường chạy
đà. Nếu giậm nhảy chạm vạch kiểm tra ngoài ván giậm nhảy, hoặc khi nhảy xong đi
ngược lại trong hố xem như phạm luật, thành tích lần đó không công nhận.
- Thành tích môn nhảy xa được xác định từ mép vạch kiểm tra sát ván giậm
đến điểm rơi (chạm cát) gần nhất của bất cứ một bộ phận cơ thể nào. Thước dây phải
đặt thẳng vuông góc với vạch kiểm tra, thành tích xác định bằng đơn vị cm.
2. Kỉ lục Thế giới và Việt Nam ở 2 bộ môn chạy ngắn và nhảy xa .
2.1 Môn nhảy xa.
- Kỉ lục thế giới :
+ Nam : 8m95 chính là kỷ lục thế giới trong bộ môn nhảy xa được xác lập bởi Mike
Powell vận động viên người Mỹ trong cuộc thi “IAAF World Championships” vào
ngày 30-8-1991. Kỷ lục này của Mike Powell đã tồn tại gần 30 năm mà vẫn chưa bị
phá vỡ.
+ Nữ : Helen Drister vận động viên nhảy xa Đức là người đang giữ kỷ lục nhảy xa
nữ với thành tích 7,74m vào năm 1994.
- Kỉ lục Việt Nam :
+ Nam : Hiện nay kỷ lục bộ môn nhảy xa nam thuộc về Bùi Văn Đông với thành
tích 7,89m và đạt huy chương vàng tại SEA games 28, một điều khá thú vị là Bùi
Văn Đông đến với SEA Games 28 thuộc dạng vé vớt.
+ Nữ : Kỷ lục của nữ vận động viên Bùi Thị Thu Thảo với thành tích là 6m68 tại
kỳ SEA Games 29 ở lượt nhảy thứ 4 đồng thời cũng giúp cô dành huy chương
vàng về cho đoàn thể thao Việt Nam.
2.2 Môn chạy ngắn .
- Kỉ lục thế giới:
+ Nam: Kỷ lục thế giới 9,58 s hiện do Usain Bolt của Jamaica nắm giữ kể từ chung
kết giải vô địch thế giới ở Berlin, Đức vào ngày 16 tháng 8 năm 2009, vượt 0,11 s
so với kỷ lục do chính anh lập trước đó.
- Kỉ lục Việt Nam:
+ Nam: Ngọc Nghĩa cho thấy bản lĩnh, sự tiến bộ vượt bậc khi thi đấu lấn lướt với
những guồng chân mạnh mẽ, đầy tốc độ, cán đích đầu tiên với thành tích 10 giây
40. Không chỉ bảo vệ thành công HCV, Ngọc Nghĩa còn phá luôn kỷ lục quốc
gia 10 giây 47 mà mình lập 2 năm về trước. Thành tích của Ngọc Nghĩa tiệm cận
thành tích HCV SEA Games 2019 của Hanafi (Malaysia, 10 giây 35), đầy hứa hẹn
cạnh tranh HCV ở SEA Games 31 cuối năm nay ngay trên sân nhà.

+ Nữ: Lê Tú Chinh giành HCV 100m nữ với thành tích 11 giây 40, phá sâu kỷ lục cũ
là 11 giây 66 của VĐV Vũ Thị Hương tại Đại hội TDTT toàn quốc năm 2010. Đây
cũng là thành tích tốt nhất trong sự nghiệp thi đấu của VĐV Lê Tú Chinh. Giành
HCB nội dung này là VĐV Nguyễn Thị Oanh (Hà Nội), HCĐ thuộc về Đỗ Thị
Quyên (Thanh Hóa).

You might also like