You are on page 1of 13

KỸ THUẬT

TÂNG CẦU
I. Kỹ thuật tâng cầu bằng chính diện bàn chân:
- Kỹ thuật tâng cầu chính diện thấp chân:
a/ Tư thế chuẩn bị:
Đứng chân trước chân sau, trọng tâm hơi dồn vào chân trước, tay cầm cầu để trước mặt
ngang tầm thắt lưng cách thân người 35 – 40 cm, mắt quan sát cầu.
b/ Thực hiện kỹ thuật:
Tung nhẹ (hoặc thả cầu), khi cầu cách mặt đất khoảng 30 – 40cm nhanh chóng dồn trọng
tâm vào chân trụ, dùng sức nâng đùi theo hướng từ dưới lên trên sao cho đùi vuông góc với thân
trên cẳng chân hơi đưa ra trước, gầm bàn chân song song với mặt đất, tiếp xúc cầu vào chính
diện mu bàn chân. Khi tiếp xúc cầu chân đá kéo nhẹ lên trên theo phương thẳng đứng, đẩy cầu
dựng đứng lên cao trước mặt.
c/ Kết thúc động tác:
Sau khi tiếp xúc cầu chân đá nhanh chóng thu chân về tư thế ban đầu để thực hiện lần đá
tiếp theo.
* Các lỗi thường mắc và biện pháp khắc phục khi tâng cầu bằng chính diện bàn
chân:

Lỗi Kết quả Biện pháp khắc phục

- Cổ chân thả lỏng khi - Cầu bật về phía sau - Cố định cổ chân khi
tiếp xúc cầu. hoặc bay sát người. tiếp xúc cầu.
-Không nâng đùi khi -Cầu bay ngòai tầm - Nâng đùi phối hợp
thực hiện động tác. kiểm soát. với việc điều chỉnh gầm
bàn chân song song mặt
- Tiếp xúc cầu không - Cầu ngoài tầm kiểm đất.
vào chính diện bàn chân. soát, số lần tâng cầu ít. -Tập với điểm cố định.
- Chân trụ yếu (mất - Số lần tâng cầu ít.
thăng bằng) khi tâng cầu, - Tập mô phỏng động
động tác thực hiện không tác không cầu nhiều lần,
nhịp nhàng. động tác nhịp nhàng
II. Kỹ thuật tâng cầu bằng lòng bàn chân:
a/ Tư thế chuẩn bị:
Đứng chân trước chân sau hoặc có thể hai chân ngang bằng nhau, trọng tâm dồn vào chân
trụ, tay cầm cầu để trước mặt ngang tầm thắt lưng cách thân người 35 – 40 cm, mắt quan sát cầu.
b/ Thực hiện kỹ thuật:
Tung nhẹ lên cao, khi cầu cách mặt đất khoảng 40 - 50 cm (cầu ở ngang đầu gối và khoảng
giữa hai chân), nhanh chóng chuyển trọng tâm sang chân trước, chân đá gấp lại, đùi xoay ra phía
ngoài đồng thời dùng sức kéo của đùi kéo cẳng chân lên trên theo phương thẳng đứng, phần má
trong bàn chân (phần hõm bàn chân) hướng lên trên khi tiếp xúc cầu cổ chân duỗi thẳng. Cầu bay
cao trước mặt, cách mặt đất khoảng 1 – 1,5m.
c/ Kết thúc động tác:
Sau khi tiếp xúc và đẩy cầu lên cao nhanh chóng thu chân về tư thế chuẩn bị để thực hiện
lần tâng tiếp theo.
* Các lỗi thường mắc và biện pháp khắc
phục:

Lỗi Kết quả Biện pháp khắc phục

- Không có động tác mở - Tiếp xúc cầu không - Tập xoay hông mở
hông xoay đầu gối ra trúng má trong bàn chân. khớp háng và mô phỏng
ngoài. động tác không cầu nhiều
lần.
-Cẳng chân lăng hoặc kéo -Cầu bay ra phía sau - Thả lỏng khớp hông
lên trên quá cao. hoặc rơi sát người. thực hiện động tác chậm
và nhịp nhàng.
- Cổ chân gập về phía ống - Sai điểm tiếp xúc, cầu - Giữ cứng cổ chân khi
quyển hoặc thả lỏng khi bay không ổn định. tiếp xúc với cầu.
tiếp xúc cầu.
III. Kỹ thuật tâng cầu bằng
đùi :
Là kỹ thuật phòng thủ cơ bản được sử dụng rất nhiều trong tập luyện và thi đấu.
a/ Tư thế chuẩn bị:
Đứng chân trước chân sau chân thuận để phía sau, trọng tâm dồn vào chân trước, tay cầm
cầu để trước mặt ngang tầm thắt lưng cách thân người 35 – 40 cm.
b/ Thực hiện kỹ thuật:
Tung nhẹ lên cao, khi cầu cách mặt đất khoảng 60 - 70 cm (ngang tầm hông ), nhanh
chóng chuyển trọng tâm sang chân trước, chân sau thực hiện động tác lăng đùi theo hướng từ sau
ra trước và lên trên, đồng thời tạo với thân người 1 góc khoảng 90 o, điểm tiếp xúc khoảng 2/3 đùi
phía trước, đẩy cầu bay cao trước mặt.
c/ Kết thúc động tác:
Sau khi tiếp xúc và đẩy cầu lên cao chân đá nhanh chóng thu về tư thế chuẩn bị để thực hiện
lần đá tiếp theo.
* Các lỗi thường mắc và biện pháp khắc phục:

Lỗi Kết quả Biện pháp khắc phục

- Đứng không đúng tư thế chuẩn -Lúng túng khi tiếp xúc cầu. -Đứng đúng tư thế chuẩn bị trước
bị trước khi thực hiện động tác. khi thực hiện động tác.
- Không thực hiện động tác lăng -Cầu bay sát người hoặc bị lỗi -Tại chỗ thực hiện động tác lăng
đùi theo hướng từ sau ra trước lên dính cầu. đùi theo hướng từ sau ra trước và
trên (thường lăng đùi từ dưới lên lên trên ( không có cầu).
trên).
-Lăng đùi quá cao. -Cầu bật ra phía sau lưng hoặc -Tập mô phỏng động tác.
chạm người
- Chọn sai điểm tiếp xúc, hoặc -Cầu ngoài tầm kiểm soát. -Tập với điểm cố định.
thời điểm tiếp xúc cầu quá chậm.
- Khi tiếp xúc cầu thân trên ngả - Cầu bật ra phía sau người mất - Trước khi thực hiện động tác
ra phía sau. thăng bằng, bị động khi thực hiện dồn trọng tâm về chân trước, chân
động tác kỹ thuật tiếp theo. sau nhón gót dùng mũi chân đẩy
nhẹ đồng thời gập nhẹ người về
phía trước .
Kỹ thuật đỡ cầu bằng ngực:
a/ Tư thế chuẩn bị:
Đứng chân trước chân sau, trọng tâm hạ thấp và hơi dồn vào chân trước, lưng hơi
khom, mắt quan sát đối phương.
b/ Thực hiện kỹ thuật :
Chuyển trọng tâm về chân sau, người hơi ngả về sau vai bên ngực đỡ cầu thấp
hơn. Khi cầu cách ngực khoảng 10-15cm chân sau đạp nhẹ đẩy người hướng lên trên
đồng thời hất ngực theo hướng từ dưới lên trên và ra trước, cầu tiếp xúc ở khoảng giữa
của 1 bên ngực. Sau khi tiếp xúc cầu sẽ bật ra trước về phía chân đá cách người 30-
40cm.
c/ Kết thúc động tác:
Sau khi tiếp xúc và đẩy cầu ra trước mặt nhanh chóng chuyển trọng tâm về chân
trước để thực hiện kỹ thuật tiếp theo.
* Các lỗi thường mắc và biện pháp khắc
phục:

Biện pháp khắc


Lỗi Kết quả
phục
- Không đẩy người về - Cầu dính người (lỗi - Khi tiếp xúc cầu đạp
trước khi tiếp xúc cầu dính cầu) nhẹ chân sau xuống đất
hoặc thân trên ngả ra - Không trúng cầu, đồng thời lắc nhẹ phần
sau quá nhiều. hoặc rơi không trúng ngực bên đỡ cầu.
- Chọn sai điểm rơi. ngực. - Tại chỗ tung cầu
chọn điểm rơi và hứng
cầu bằng ngực.

You might also like