You are on page 1of 17

HỌC PHẦN 3: QUÂN SỰ CHUNG

Phiếu số 1
Câu 1: Theo Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam, có bao nhiêu chế độ sinh
hoạt, học tập, công tác trong ngày? Kể tên chế độ 1,2,3
Câu 2: Thực hành động tác ”Khám súng” với súng Tiểu liên AK
Đáp án câu 1
- Theo Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam, quân nhân có 11 chế độ sinh
hoạt, học tập, công tác trong ngày.
- Chế độ 1: Theo quốc kỳ
- Chế độ 2: Báo thức
- Chế độ 3: Tập thể dục
Đáp án câu 2
*Ý nghĩa:
Khám súng là chấp hành quy tắc bảo đảm an toàn tuyệt đối trong việc giữ gìn
vũ khí, trang bị đối với mọi trường hợp trong huấn luyện, công tác, sinh hoạt, hành
quân, trú quân; trước và sau khi dùng súng.
Khám súng cần thiết nhằm bảo đảm an toàn cho người giữ súng và những
người xung quanh.
* Khám súng tiểu liên:
Nghe dứt động lệnh “KHÁM SÚNG”, làm 3 cử động:
- Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ dây súng đưa về nắm ốp lót tay đồng thời chân
trái bước lên 1/2 bước, đặt bàn chân chếch sang phải 15 độ; chân phải dùng mũi làm
trụ xoay gót lên để cho thân người chếch sang phải 45 độ; tay phải đưa súng lên trước,
cánh tay cong tự nhiên đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay dưới thước ngắm
(nắm cả dây súng); nòng súng chếch lên 45 độ, báng súng nằm sát hông bên phải.
- Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay về nắm hộp tiếp đạn, lòng bàn tay quay về
trước, hổ khẩu tay nắm sau sống hộp tiếp đạn, bốn ngón con khép lại nắm bên phải
hộp tiếp đạn dùng ngón tay cái hoặc hổ khẩu tay phải ấn lẫy giữ hộp tiếp đạn, tháo
hộp tiếp đạn ra; chuyển sang tay trái giữ, ngón tay giữa và ngón thứ tư kẹp hộp tiếp
đạn vào bên phải ốp lót tay, miệng hộp tiếp đạn hướng vào người, sống hộp tiếp đạn
hướng xuống dưới; tay phải đưa về gạt cần định cách bắn về vị trí bắn rồi nắm tay
cầm.
- Cử động 3: Khi người kiểm tra đến bên phải phía sau, kết hợp hai tay đưa
súng lên tì đế báng súng vào thắt lưng bên phải trước bụng, tay phải đưa lên nắm tay
kéo bệ khóa nòng, kéo bệ khóa nòng về sau hết cỡ, đồng thời hơi nghiêng mặt súng
sang trái.
Khi người kiểm tra hô “ĐƯỢC”, thả tay kéo bệ khóa nòng, bóp cò, gạt cần
định cách bắn về vị trí khóa an toàn, lấy hộp tiếp đạn lắp vào súng, đưa tay phải về
nắm tay cầm; hai tay đưa báng súng về sát hông bên phải.
* Khám súng xong của súng tiểu liên:
Nghe dứt động lệnh “KHÁM SÚNG XONG”, làm 3 cử động:
- Cử động 1: Lấy mũi bàn chân phải làm trụ, xoay gót về vị trí cũ; chân trái đưa
về chân phải đồng thời hai tay xoay mũi súng xuống dưới (khi xoay tay trái hơi lỏng
ra để quay hổ khẩu tay lên trên).
- Cử động 2: Tay phải rời tay cầm về nắm dây súng, nắm tay cách khâu đeo
dây súng ở báng súng 30cm, ngón tay cái dọc theo dây súng ở bên trong, bốn ngón
con khép lại ở bên ngoài, nắm tay phải cách thân người 10cm.
- Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng ra
phía sau, quàng dây súng vào vai phải, tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
* Điểm chú ý
- Phải thực hiện đúng các quy định về khám súng.
- Khám súng phải đưa nòng súng chếch lên trên.
- Động tác phải thận trọng, tỉ mỉ, bảo đảm an toàn.
- Không chĩa súng vào nơi có người, nơi có vật dễ cháy, nổ.
- Sau khi kéo khóa nòng về sau phải nhìn kĩ vào buồng đạn và hộp tiếp đạn
xem có đạn không.

Phiếu số 2
Câu 1: Trong các chế độ sinh hoạt, học tập, công tác trong ngày, chế độ thức dậy, trực
chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước bao nhiêu phút?
Câu 2: Thực hành động tác “ngồi xuống, đứng dậy” với súng Tiểu liên AK.

Đáp án câu 1
- Chế độ thức dậy, trực chỉ huy và trực ban phải thức dậy trước 10 phút.
Đáp án câu 2
* Ý nghĩa: Để dùng khi nghe nói chuyện, học tập ở ngoài trời hoặc trong điều
kiện không có ghế, để bảo đảm thống nhất trật tự.
* Động tác Ngồi xuống, đứng dậy có súng tiểu liên AK
- Động tác Ngồi xuống:
+ Khẩu lệnh: “NGỒI XUỐNG”, không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “NGỒI XUỐNG”, làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ theo dây súng đưa về nắm ốp lót tay, đưa súng ra
khỏi vai thành tư thế xách súng.
Cử động 2: Giống cử động 1 ngồi xuống có súng trường.
Cử động 3: Giống cử động 2 ngồi xuống có súng trường.
- Động tác Đứng dậy:
+ Khẩu lệnh: “ĐỨNG DẬY”, không có dự lệnh.
+ Động tác: Khi nghe dứt động lệnh “ĐỨNG DẬY”, làm 3 cử động:
Cử động 1: Tay phải nắm ốp lót tay dựng súng thẳng lên, chân phải bắt chéo qua
chân trái (nếu 2 chân mở rộng bằng vai). Dùng sức của 2 chân và tay trái nắm lại
chống xuống đất (bên trái người) đẩy người đứng lên. Chân phải đưa về sát chân trái
đồng thời tay phải đưa súng lên trước thân người, cách 20cm (tính ở ngực). Tay trái
đưa lên bắt ốp lót tay, dưới tay phải, trên thước ngắm (nắm cả dây súng).
Cử động 2: Tay phải rời ốp lót tay về nắm cổ báng súng, hổ khẩu tay quay lên
trên. Phối hợp hai tay quay mũi súng xuống dưới, khi xoay tay trái hơi lỏng ra chuyển
hổ khẩu tay trái quay lên trên, tay phải đưa về nắm dây súng (ngón cái nằm dọc theo
dây súng, bốn ngón con khép lại nắm ở phía ngoài, ngón tay trỏ cách khâu đeo dây
súng ở báng súng 30cm) kéo căng vào người.
Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng vào vai.
Tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm mang súng.

Phiếu số 3
Câu 1: Điều 47, Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam quy định thời gian làm
việc của từng mùa như thế nào?
Câu 2: Thực hành động tác “đặt súng lấy súng” với súng tiểu liên AK.

Đáp án câu 1
- Mùa nóng: từ 01/04 đến 31/10.
- Mùa lạnh: từ 01/11 đến 31/03 năm sau.
Đáp án câu 2
*Ý nghĩa:
Để đảm bảo trật tự, thống nhất khi nghỉ ở bãi tập, nơi học tập, công tác… đồng
thời bảo đảm sẵn sàng chiến đấu.
* Đặt súng tiểu liên.
- Từ tư thế mang súng: Nghe dứt động lệnh “ĐẶT SÚNG”, làm 3 cử động.
+ Cử động 1: Tay phải vuốt nhẹ dây súng đưa xuống nắm ốp lót tay, đưa súng
ra khỏi vai thành tư thế xách súng.
+ Cử động 2: Chân trái bước lên 1 bước thẳng về trước, cúi người xuống, chân
phải thẳng, chân trái chùng đặt nhẹ súng xuống đất, súng thẳng hướng về trước, tay
kéo khóa nòng nằm ở phía dưới, mặt súng quay sang phải, đế báng súng ngang bằng
với đầu bàn chân.
+ Cử động 3: Đứng thẳng người lên, chân trái đưa về thành tư thế đứng
nghiêm.
- Từ tư thế kẹp súng: Nghe dứt động lệnh “ĐẶT SÚNG”, làm 3 cử động.
+ Cử động 1: Tay phải đưa súng ra trước, cánh tay thẳng, súng nằm dọc bên
phải thân người, cách thân người 15cm, đồng thời tay trái đưa lên nắm ốp lót tay,
ngón cái sát khung thước ngắm. Tay phải rời tay cầm về nắm ốp lót tay, trên tay trái.
+ Cử động 2, 3: (Đặt súng xuống và đứng dậy) như cử động 2, 3 đặt súng
trường.
* Lấy súng tiểu liên:
- Về tư thế mang súng: Nghe dứt động lệnh “LẤY SÚNG”, làm 3 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước cúi người xuống, chân phải thẳng,
chân trái chùng; tay phải cầm súng ở ốp lót tay.
+ Cử động 2: Nhấc súng, đứng thẳng người lên, chân trái đưa về như đứng
nghiêm, tay phải đưa súng lên dọc chính giữa thân người, cách thân người 20cm (tính
ở ngực), nòng súng hướng lên trên, mặt súng hướng sang phải; tay trái đưa lên nắm ốp
lót tay, dưới tay phải.
Tay phải dời ốp lót tay về nắm cổ tròn báng súng, hổ khẩu tay quay lên trên,
phối hợp hai tay xoay mũi súng xuống dưới (khi xoay, tay trái hơi lỏng ra, chuyển hổ
khẩu tay lên trên).
Tay phải đưa về nắm dây súng, ngón tay cái nằm dọc theo dây súng ở bên
trong, bốn ngón con khép lại ở bên ngoài, ngón tay trỏ cách khâu đeo dây súng ở báng
súng 30cm.
+ Cử động 3: Dùng sức đẩy của tay trái và sức xoay của tay phải đưa súng về
sau, quàng dây súng vào vai phải, tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
- Về tư thế kẹp súng: Nghe dứt động lệnh “LẤY SÚNG”, làm 3 cử động.
+ Cử động 1: Chân trái bước lên một bước cúi người xuống, chân phải thẳng,
chân trái chùng; tay phải cầm súng ở ốp lót tay.
+ Cử động 2: Nhấc súng, đứng thẳng người lên, chân trái đưa về sát với chân
phải, tay phải đưa súng lên nằm dọc trước bên phải thân người, cách thân người 15cm
nòng súng hướng lên trên, hộp tiếp đạn hướng ra phía trước, tay trái đưa lên nắm ốp
lót tay dưới tay phải, bốn ngón con khép lại nắm ốp lót tay dưới, ngón cái dọc bên
phải thân súng. Tay phải rời ốp lót tay đưa xuống nắm tay cầm, hổ khẩu tay bên trên,
hướng ra ngoài, bằng mặt cắt tay cầm.
+ Cử động 3: Kết hợp hai tay đưa súng vào sườn phải, thành tư thế kẹp súng.
Tay trái đưa về thành tư thế đứng nghiêm.
* Điểm chú ý
- Đặt súng nằm thẳng về phía trước.
- Không đặt súng nơi cát, bụi, bùn, nước.
- Không đặt nòng súng ngược với hướng gió.

Phiếu số 4
Câu 1: Điều 70, Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam quy định thời gian làm
nhiệm vụ của trực ban, trực nhật như thế nào?
Câu 2: Thực hành động tác “Nghiêm, nghỉ” và động tác “quay tại chỗ” với súng tiểu
liên AK.
Đáp án câu 1
- Thời gian làm nhiệm vụ của trực ban trực Nhật là: 1 ngày đêm.
Đáp án câu 2

1. Nghiêm, nghỉ
*Ý nghĩa nghiêm, nghỉ
- Rèn luyện cho sinh viên có một tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh,
khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn lại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chưc, kỉ luật,
thống nhất và tập chung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.
Đứng nghiêm là động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện động tác
khác.
- Để đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm
chỉnh và tập chung sự chú ý.
* Động tác
- Khẩu lệnh: “ NGHIÊM”, “NGHỈ”. Không có dự lệnh.
- Động tác: Nghiêm khi có súng tiểu liên
Nghe động lệnh “NGHIÊM”, làm như động tác đứng nghiêm không có súng
chỉ khác: súng mang trên vai, tay phải nắm dây súng, ngón trỏ cao ngang mép trên nút
áo ngực, ngón tay cái dọc theo dây súng ở bên trong, bốn ngón con khép lại ở bên
ngoài; cánh tay phải khép lại giữ cho súng nằm dọc theo thân người phía sau bên phải.
Súng tiểu liên nòng súng hướng xuống dưới, mặt súng quay sang phải.
* Nghỉ khi có súng Tiểu liên.
Nghe để động lệnh “NGHỈ”, làm như động tác đứng nghỉ như không có súng.
*Điểm chú ý
- Khi đứng nghiêm phải để súng đúng vị trí, súng thẳng theo thân người.
- Khi đứng nghỉ, người không nghiêng ngả, không cúi xuống nhìn theo súng.

2.Quay tại chỗ


*Ý nghĩa động tác quay tại chỗ:
Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, vẫn giữ được vị trí đứng và là động tác
cơ bản để làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự thống nhất.
* Động tác
- Khẩu lệnh:
“Bên phải (trái); nửa bên phải (nửa bên trái); đằng sau – QUAY” có dự lệnh và
động lệnh. “Bên phải (trái); nửa bên phải (nửa bên trái); đằng sau” là dự lệnh,
“QUAY” là động lệnh.
- Động tác.
* Quay khi có súng tiểu liên:
Nghe động lệnh làm như quay tại chỗ không có súng, chỉ khác: súng vẫn mang
trên vai, tay trái để như khi đứng nghiêm.

Phiếu số 5
Câu 1: Điều 70, Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam quy định trực nhật cấp
trung đội do ai đảm nhiệm?
Câu 2: Thực hành động tác “ngồi xuống, đứng dậy” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
- Trực nhật cấp trung đội do các chiến sĩ trong trung đội, tiểu đội luân phiên thực
hiện.
Đáp án câu 2
Phiếu số 6
Câu 1: Theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam, dây phơi quần
áo sử dụng mấy loại dây?
Câu 2: Thực hành động tác “đặt súng lấy súng” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
- Theo quy định của Điều lệnh Quản lý bộ đội QĐND Việt Nam, dây phơi quần
áo sử dụng 4 loại dây.
Đáp án câu 2
Phiếu số 7
Câu 1: Ngày truyền thống của Binh chủng Pháo binh là ngày nào và gắn với sự kiện
gì?
Câu 2: Thực hành động tác “Nghiêm, nghỉ” và động tác “Quay tại chỗ” với súng Tiểu
liên AK.
Đáp án câu 1
- Ngày truyền thống của Binh chủng Pháo binh là ngày: 29/06/1946
- Sự kiện: thành lập Đoàn pháo binh thủ đô với 3 trung đội pháo đầu tiên.
Đáp án câu 2
1. Nghiêm, nghỉ
*Ý nghĩa nghiêm, nghỉ
- Rèn luyện cho sinh viên có một tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh,
khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn lại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chưc, kỉ luật,
thống nhất và tập chung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.
Đứng nghiêm là động tác cơ bản của từng người, là cơ sở để thực hiện động tác
khác.
- Để đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm
chỉnh và tập chung sự chú ý.
* Động tác
- Khẩu lệnh: “ NGHIÊM”, “NGHỈ”. Không có dự lệnh.
- Động tác: Nghiêm khi có súng tiểu liên
Nghe động lệnh “NGHIÊM”, làm như động tác đứng nghiêm không có súng
chỉ khác: súng mang trên vai, tay phải nắm dây súng, ngón trỏ cao ngang mép trên nút
áo ngực, ngón tay cái dọc theo dây súng ở bên trong, bốn ngón con khép lại ở bên
ngoài; cánh tay phải khép lại giữ cho súng nằm dọc theo thân người phía sau bên phải.
Súng tiểu liên nòng súng hướng xuống dưới, mặt súng quay sang phải.
* Nghỉ khi có súng Tiểu liên.
Nghe để động lệnh “NGHỈ”, làm như động tác đứng nghỉ như không có súng.
*Điểm chú ý
- Khi đứng nghiêm phải để súng đúng vị trí, súng thẳng theo thân người.
- Khi đứng nghỉ, người không nghiêng ngả, không cúi xuống nhìn theo súng.

2.Quay tại chỗ


*Ý nghĩa động tác quay tại chỗ:
Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, vẫn giữ được vị trí đứng và là động tác
cơ bản để làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự thống nhất.
* Động tác
- Khẩu lệnh:
“Bên phải (trái); nửa bên phải (nửa bên trái); đằng sau – QUAY” có dự lệnh và
động lệnh. “Bên phải (trái); nửa bên phải (nửa bên trái); đằng sau” là dự lệnh,
“QUAY” là động lệnh.
- Động tác.
* Quay khi có súng tiểu liên:
Nghe động lệnh làm như quay tại chỗ không có súng, chỉ khác: súng vẫn mang
trên vai, tay trái để như khi đứng nghiêm.

Phiếu số 8
Câu 1: Kể tên các binh chủng chiến đấu và binh chủng bảo đảm trong Quân chủng
Lục quân?
Câu 2: Trên cương vị trung đội trưởng, thực hành các bước chỉ huy với đội hình trung
đội một hàng ngang.
Đáp án câu 1
- Binh chủng chiến đấu: bộ binh - bộ binh cơ giới, pháo binh, tăng thiết giáp, đặc
công
- Binh chủng bảo đảm: công binh, thông tin liên lạc, hoá học
Đáp án câu 2
Phiếu số 9
Câu 1: Tổ chức biên chế nhỏ nhất trong QĐND Việt Nam? Kể tên 5 học viện, nhà
trường trong quân đội?
Câu 2: Thực hành động tác khám súng với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
● Tổ chức biên chế nhỏ nhất trong QĐND Việt Nam là: tiểu đội
● 5 học viên, nhà trường trong quân đội:
1. Học viện chính trị
2. Học viện Biên phòng
3. Học viện Quân y
4. Trường sĩ quan Tăng Thiết Giáp
5. Trường sĩ quan Pháo binh
6. …
Đáp án câu 2 (câu 2 của phiếu số 1)

Phiếu số 10
Câu 1: Những chú ý của động tác Khám súng là gì?
Câu 2: Thực hành động tác “ngồi xuống, đứng dậy” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
Những chú ý của động tác Khám súng:
- Phải thực hiện đúng các quy định khám súng.
- Khám súng phải đưa nòng súng chếch lên 45 độ.
- Động tác phải thận trọng, tỉ mỉ, bảo đảm an toàn.
Đáp án câu 2(câu 2 của phiếu số 2)

Phiếu số 11
Câu 1: Ý nghĩa của động tác Nghiêm nghỉ có súng?
Câu 2: Thực hành động tác “đặt súng lấy súng” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
- Động tác Nghiêm có súng để rèn luyện cho người chiến sĩ có tác phong nghiêm
túc, tư thế hùng mạnh khẩn trương, đức tính bình tĩnh nhẫn nại, thống nhất tập
trung, sẵn sàng nhận mệnh lệnh. Động tác tác Nghiêm là động tác cơ bản, làm
cơ sở cho các động tác khác.
- Động tác Nghỉ: để giúp chiến sĩ đứng trong hàng đỡ mỏi mà vẫn giữ được trật
tự đội hình và vị trí đứng.
Đáp án câu 2(câu 2 của phiếu số 3)

Phiếu số 12
Câu 1: Động tác Khám súng với súng tiểu liên Ak ở tư thế mang súng gồm mấy cử
động? Hô khẩu lệnh của động tác trên?
Câu 2: Thực hành động tác “Nghiêm, nghỉ” và động tác “Quay tại chỗ” với súng Tiểu
liên AK.
Đáp án câu 1
- Động tác Khám súng với súng tiểu liên AK ở tư thế mang súng gồm 3 cử động
- Khẩu lệnh: “ Khám súng - Khám súng xong”
Đáp án câu 2(câu 2 của phiếu số 1)

Phiếu số 13
Câu 1: Vị trí chỉ huy tại chỗ của trung đội trưởng ở đội hình trung đội hàng dọc là ở
đâu?
Câu 2: Trên cương vị trung đội trưởng, thực hành các bước chỉ huy với đội hình trung
đội hai hàng ngang.

Đáp án câu 1
Vị trí chỉ huy tại chỗ của trung đội trưởng ở đội hình trung đội hàng dọc là: ở
phía trước, chếch về bên trái đội hình, cách đội hình 5 - 8 bước, quay mặt vào đội
hình.
Đáp án câu 2
Phiếu số 14
Câu 1: Ở bước Tập hợp khi chỉ huy trung đội 2 hàng ngang, chiến sĩ số chẵn đứng ở
vị trí nào?
Câu 2: Thực hành động tác khám súng với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
Ở bước Tập hợp khi chỉ huy trung đội 2 hàng ngang, chiến sĩ số lẻ đứng ở hàng
trên - ngang với trung đội trưởng, chiến sĩ số chẵn đứng hàng phía sau số lẻ.
Đáp án câu 2(câu 2 của phiếu số 1)
Phiếu số 15
Câu 1: Nêu giãn cách và cự ly đứng của chiến sĩ trong đội hình trung đội 3 hàng
ngang?
Câu 2: Thực hành động tác khám súng với súng Tiểu liên AK
Đáp án câu 1
Trong đội hình trung đội 3 hàng ngang, chiến sĩ đứng giãn cách 70cm tính từ
chính giữa gót chân của 2 người đứng cạnh nhau, cự li của người trước và người sau
là 1 mét.
Đáp án câu 2 (câu 2 của phiếu số 1)
Phiếu số 16
Câu 1: Tỉ lệ bản đồ là gì?
Câu 2: Thực hành động tác “ngồi xuống, đứng dậy” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
Tỉ lệ bản đồ là mức độ thu nhỏ chiều dài nằm ngang của các đường trên thực
địa khi biểu thị chúng lệ bản đồ.
Đáp án câu 2
Phiếu số 17
Câu 1: Khung Bắc của bản đồ địa hình ghi chú những nội dung gì?
Câu 2: Thực hành động tác “đặt súng lấy súng” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
Khung Bắc cử bản đồ địa hình ghi chú những nội dung sau: tên mảnh bản đồ,
giản độ góc lệch, vị trí địa dư, độ mật.
Đáp án câu 2 câu 2 của phiếu số 3)
Phiếu số 18
Câu 1: Bản đồ tỉ lệ 1:50.000 thì cạnh của 1 ô vuông dài bao nhiêu cm và tương ứng
bao nhiêu mét ngoài thực địa?
Câu 2: Thực hành động tác “Nghiêm, nghỉ” và động tác “Quay tại chỗ” với súng Tiểu
liên AK.
Đáp án câu 1
Bản đồ tỉ lệ 1:50.000, cạnh của 1 ô vuông dài 2cm, tương ứng với 500m người
thực địa.
Đáp án câu 2 (câu 2 của phiếu số 2)
Phiếu số 19
Câu 1: Vũ khí công nghệ cao là gì? Có mấy biện pháp để phòng tránh địch sử dụng
vũ khí công nghệ cao?
Câu 2: Trên cương vị trung đội trưởng, thực hành các bước chỉ huy với đội hình trung
đội ba hàng ngang.

Đáp án câu 1
-Vũ khí công nghệ cao là vũ khí hiện đại được phát triển dựa trên những thành tựu
của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và công nghệ, có sự nhảy vọt về chất lượng và
tính năng kỹ chiến thuật.
-Có 2 biện pháp phòng chống địch sử dụng vũ khí công nghệ cao: chủ động và thụ
động
Đáp án câu 2

1. Đội hình trung đội hàng ngang


a) Ý nghĩa:
Đội hình trung đội hàng ngang thường dùng trong học tập, sinh hoạt, hạ đạt
mệnh lệnh, kiểm tra quân số, khám súng, giá súng.
b) Vị trí của trung đội trưởng và phó trung đội trưởng:
Đội hình trung đội hàng ngang, trung đội trưởng đứng bên phải, ngang với hàng
trên cùng, phó trung đội trưởng đứng sau trung đội trưởng.
Vị trí chỉ huy tại chỗ (như đôn đốc tập hợp, điểm số, chỉ huy trung đội luyện tập,
nhận xét,…) trung đội trưởng thường đứng ở chính giữa đội hình, cách đội hình từ 5 –
8 bước, phó trung đội trưởng đứng bên phải ngang với hàng trên cùng.
Khi chỉ huy trung đội hành tiến, trung đội trưởng đi ở bên trái đội hình, ngang
với tiểu đội 1 cách 3 – 5 bước, phó trung đội trưởng đi trong đội hình, ở phía trước
chính giữa cách 1m. Nếu trung đội trưởng đi trong đội hình, đi ở phía trước chính
giữa, cách phó trung đội trưởng 1m.
c) Đội hình trung đội ba hàng ngang
Thứ tự các bước chỉ huy đội hình của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ cơ bản
như đội hình trung đội một hàng ngang, chỉ khác:
Bước 1: Tập hợp
Khẩu lệnh: “Trung đội X thành ba hàng ngang – TẬP HỢP”.
Nghe dứt động lệnh “TẬP HỢP”, cán bộ, chiến sĩ im lặng, nhanh chóng chạy ào
vị trí tập hợp, đứng sau trung đội trưởng là phó trung đội trưởng, bên trái trung đội
trưởng theo thứ tự từ trên xuống dưới là tiểu đội 1, tiểu đội 2, tiểu đội 3, mỗi tiểu đội
thành một hàng ngang, trung đội thành ba hàng ngang.
Bước 2: Điểm số
Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ”.
Nghe dứt động lệnh “ĐIỂM SỐ”, chỉ có tiểu đội 1 điểm số (động tác điểm số
như đội hình tiểu đội một hàng ngang, tiểu đội trưởng không điểm số). Tiểu đội 2, tiểu
đội 3 không điểm số mà lấy số đã điểm của tiểu đội 1 để tính số hiện có của tiểu đội
mình.
Nếu tiểu đội 2 và tiểu đội 3 thiếu hoặc thừa quân số đã điểm của tiểu đội 1 thì
người đứng cuối hàng của tiểu dội 2 và tiểu đội 3 phải báo cáo cho trung đội trưởng
biết. Khi báo cáo phải đứng nghiêm, báo cáo xong, đứng nghỉ.
Ví dụ: Tiểu đội 1 có 7 chiến sĩ, tiểu đội 2 có 8 chiến sĩ va tiểu đội 3 có 6 chiến sĩ.
Khi báo cáo, chiến sĩ đứng cuối cùng của tiểu đội 2 báo cáo “TIỂU ĐỘI 2 THỪA 1”,
chiến sĩ đứng cuối cùng của tiểu đội 3 báo cáo “TIỂU ĐỘI 3 THIẾU 1”.
Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ
Khi dóng hàng, cán bộ, chiến sĩ đứng hàng thứ hai và hàng thứ 3 vừa dóng hàng
ngang vừa dùng ánh mắt dóng hàng dọc để đứng đúng gián cách, cự li theo quy định.
Khi kiểm tra dóng hàng, trung đội trưởng kiểm tra chỉnh đốn hàng trên trước, thứ
tự từ tiểu đội 1 đến tiểu đội 3.
Bước 4: Giải tán
Như đội hình trung đội một hàng ngang.

Phiếu số 20
Câu 1: Đặc điểm nổi bật của vũ khí công nghệ cao là gì?
Câu 2: Thực hành động tác khám súng với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
- Đặc điểm nổi bật của vũ khí công nghệ cao là: hiệu suất của vũ khí phương tiện
tăng gấp nhiều lần so với vũ khí phương tiện thông thường.
Đáp án câu 2

Phiếu số 21
Câu 1: Có mấy biện pháp thụ động trong phòng chống địch tiến công hỏa lực bằng vũ
khí công nghệ cao? Để phòng chống trình sát của địch, ta cần sử dụng những phương
pháp đối phó nào?
Câu 2: Thực hành động tác “ngồi xuống, đứng dậy” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
● Có 4 biện pháp thụ động
● Các phương pháp phòng chống trinh sát cử địch gồm
1. Làm hạn chế đặc trưng của mục tiêu
2. Che dấu mục tiêu
3. Ngụy trang mục tiêu
4. Tổ chức tốt việc nghi binh đánh lừa địch
Đáp án câu 2

Phiếu số 22
Câu 1: Mục đích của bài thi đấu 3 môn quân sự phối hợp với sinh viên là gì?
Câu 2: Thực hành động tác “đặt súng lấy súng” với súng Tiểu liên AK.
Đáp án câu 1
- Mục đích của bài thi đấu 3 môn quân sự phối hợp với sinh viên là: giáo
dục cho sinh viên ý chí quyết tâm giành thắng lợi và rèn luyện sức khoẻ
cho sinh viên.
Đáp án câu 2(câu 2 của phiếu số 3)

Phiếu số 23
Câu 1: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, trách nhiệm của người sự thi là gì?
Câu 2: Thực hành động tác “Nghiêm, nghỉ” và động tác “Quay tại chỗ” với súng Tiểu
liên AK.
Đáp án câu 1
- Trách nhiệm của người dự thi là:
1. Hiểu điều lệ, quy tắc cuộc thi
2. Thực hiện đúng hướng dẫn của trọng tài
3. Tuân thủ nghiêm quy tắc quản lý, sử dụng vũ khí
Đáp án câu 2 (câu 2 của phiếu số 3)

Phiếu số 24
Câu 1: Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, mỗi vận động viên phải thi đấu mấy
nội dung, trong mấy ngày?
Câu 2: Trên cương vị trung đội trưởng, thực hành các bước chỉ huy với đội hình trung
đội một hàng dọc.

Đáp án câu 1
Trong thi đấu 3 môn quân sự phối hợp, mỗi vận động viên phủ thi đấu 3 môn
trong 2 ngày. Ngày thứ nhất sáng thi bắn súng quân dụng, chiều thi ném lựu đạn, ngày
thứ 2 thi chạy vũ trang
Đáp án câu 2
a) Ý nghĩa:
Đội hình trung đội hàng dọc thường dùng trong hành quân để di chuyển đội hình
được nhanh chóng, thuận tiện và thống nhất.
b) Vị trí của trung đội trưởng và phó trung đội trưởng:
Đội hình trung đội hàng dọc, trung đội trưởng đứng phía trước chính giữa đội
hình, phó trung đội trưởng đứng sau trung đội trưởng cách 1m.
Vị trí chỉ huy tại chỗ (chỉ huy trung đội luyện tập), nhận xét,…), trung đội
trưởng đứng ở phía trước bên trái đội hình, cách đội hình từ 5 – 8 bước, phó trung đội
trưởng đứng chính giữa phía trước đội hình, cách đội hình 1m.
Khi chỉ huy trung đội hành tiến, vị trí của trung đội trưởng đi ở bên trái đội hình,
cách 2 – 3 bước ở 1/3 đội hình tính từ đầu đội hình xuống, phó trung đội trưởng ở phía
trước chính giữa đội hình, cách 1m.
Khi chỉnh đốn hàng ngũ, vị trí trung đội trưởng ở phía trước đội hình, cách 3 – 5
bước, phó trung đội trưởng ở phía trước chính giữa đội hình, cách 1m.
Khi đội hình trung đội hàng dọc nằm trong đội hình hàng ngang của cấp trên thì
vị trí đứng của trung đội trưởng ở bên phải đội hình ngang với hàng thứ nhất, phó
trung đội trưởng đứng ở phía sau trung đội trưởng, cách 1m.
c) Đội hình trung đội một hàng dọc
Thứ tự các bước chỉ huy đội hình trung đội một hàng dọc gồm: Tập hợp; Điểm
số; Chỉnh đón hàng ngũ; Giải tán.
Bước 1: Tập hợp
Khẩu lệnh: “Trung đội X thành một hàng dọc – TẬP HỢP”. Khẩu lệnh có dự
lệnh và động lệnh. “Trung đội X thành một hàng dọc” là dự lệnh, “TẬP HỢP” là
động lệnh.
Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ:
Trung đội trưởng xác định vị trí và hướng tập hợp, sau đó quay về hướng cán bộ,
chiến sĩ, đứng nghiêm hô khẩu lệnh “Trung đội X”.
Nghe khẩu lệnh “Trung đội X”, toàn trung đội quay về phía trung đội trưởng,
đứng nghiêm chờ nhận lệnh.
Khi thấy toàn trung đội đã đứng nghiêm, trung đội trưởng hô tiếp “Thành một
hàng dọc – TẬP HỢP”rồi quay về hướng định tập hợp, đứng nghiêm làm chuẩn để
cán bộ, chiến sĩ chạy vào tập hợp.
Khi nghe dứt động lệnh “TẬP HỢP”, cán bộ, chiến sĩ im lặng, nhanh chóng
chạy vào vị trí tập hợp đứng sau trung đội trưởng, cách trung đội trưởng 1m thành đội
hình một hàng dọc theo thứ tự là phó trung đội trưởng, tiểu đội 1, tiểu đội 2 đến tiểu
đội 3 (mỗi tiểu đội thành một hàng dọc), đứng đúng cự li quy định (cự li giữa người
đứng trước và người đứng sau là 1m tính từ gót chân).
Khi thấy tiểu đội 1 đã đứng vào vị trí tập hợp đằng sau mình, trung đội trưởng
quay nửa bên trái, chạy đều lên phía trước chếch về bên trái đội hình, cách đội hình từ
5 – 8 bước thì dừng lại, quay vào đội hình đôn đốc cán bộ chiến sĩ tâp hợp.
Bước 2: Điểm số
Khẩu lệnh: “ĐIỂM SỐ” hoặc “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”. Khẩu lệnh chỉ có
động lệnh, không có dự lệnh.
Khẩu lệnh “ĐIỂM SỐ” để nắm quân số từng trung đội. Khi nghe dứt động lệnh
“ĐIỂM SỐ”, toàn trung đội điểm số từ 1 đến hết, phó trung đội trưởng và các tiểu đội
trưởng cũng điểm số. Động tác điểm số của từng người như điểm số trong đội hình
tiểu đội 1 hàng dọc.
Khẩu lệnh “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ” để đổi hình, đổi hướng đội hình.
Nghe dứt khẩu lệnh “TỪNG TIỂU ĐỘI ĐIỂM SỐ”, các tiểu đội lần lượt điểm số
theo đội hình của tiểu đội, thứ tự từ tiểu đội 1, tiểu đội 2 đến tiểu đội 3, phó trung đội
trưởng và các tiểu đội trưởng không điểm số.

5 ÷ 8 bước 5 ÷ 8 bước

1
1

5 ÷ 8 bước

2
2

3 2 1
3
3

(a) Trung đội 1 hàng dọc; b) Trung đội 2 hàng dọc; c) Trung đội 3 hàng dọc)
a) b) c)
Hình1.13. Đội hình trung đội hàng dọc

Bước 3: Chỉnh đốn hàng ngũ


Khẩu lệnh: “Nhìn trước – THẲNG”. Khẩu lệnh có dự lệnh và động lệnh. “Nhìn
trước” là dự lệnh, “THẲNG” là động lệnh.
Động tác của trung đội trưởng và cán bộ, chiến sĩ:
Trước khi chỉnh đốn hàng ngũ, trung đội trưởng hô cho cán bộ, chiến sĩ trong
hàng đứng nghiêm. Khi thấy cán bộ, chiến sĩ đã đứng nghiêm, trung đội trưởng hô
tiếp “Nhìn trước – THẲNG”.
Nghe dứt động lệnh “THẲNG”, cán bộ, chiến sĩ dóng hàng dọc, người đứng sau
nhìn thẳng chính giữa gáy người đứng trước mình (không thấy gáy người đứng thứ 2
trước mình). Xê dịch qua trái (phải) để dóng hàng dọc cho thẳng, xê dịch lên (xuống)
để điều chỉnh cự li.
Khi thấy cán bộ, chiến sĩ dóng hàng xong, trung đội trưởng hô “THÔI”.
Dứt động lệnh “THÔI”, cán bộ, chiến sĩ trong hàng mắt vẫn nhìn thẳng về phía
trước, đứng nghiêm, không xê dịch vị trí đứng.
Trung đội trưởng quay nửa bên trái, chạy đều về phía đầu đội hình, cách người
đứng đầu từ 3 – 5 bước thì dừng lại, quay vào đội hình để kiểm tra hàng dọc. Hàng
dọc thẳng là cạnh mũ, cạnh vai của các chiến sĩ nằm trên một đường thẳng. Nếu chiến
sĩ nào đứng chưa thẳng hàng, trung đội trưởng dùng khẩu lệnh “Đồng chí (số) – QUA
PHẢI (TRÁI). Trung đội trưởng có thể cùng một lúc sửa cho 3 – 4 chiến sĩ, lần lượt từ
trên xuống dưới.
Nghe trung đội trưởng gọi tên mình phải tập trung sự chú ý và làm theo khẩu
lệnh của trung đội trưởng, qua phải (trái). Khi qua phải (trái) phải kết hợp nhìn thẳng
về phía trước để dóng hàng.
Khi thấy cán bộ, chiến sĩ đã đứng thẳng hàng, trung đội trưởng hô “ĐƯỢC” sau
đó chạy về vị trí chỉ huy.
Bước 4: Giải tán
Như đội hình trung đội hàng ngang.
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐẠI NAM
KHOA GDQP&AN

ĐÁP ÁN THI KẾT THÚC HỌC PHẦN MÔN GDQP&AN


Học phần: HP3,4
Năm học: 2022 - 2023

Hà Nội, tháng 11 /2022

You might also like