You are on page 1of 5

KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG CAO TAY TRƯỚC MẶT

Chuyền bóng cao tay trước mặt là kỹ thuật có bản trong bóng chuyền, thực hiện
chuyền 2 khi bóng rơi trên đầu trước mặt, chuyền cho đồng đội tấn công.
Chuyền bóng cao tay trước mặt có 3 giai đoạn:
- Tư thế chuẩn bị.
- Động tác chuyền bóng.
- Kết thúc động tác.
1/ Tư thế chuẩn bị.
Chân trước chân sau hoặc 2 chân rộng bằng vai.
Đưa tay lên trên trán cách 15-20cm.
Quan sát bóng và di chuyển đến vị trí gần bóng nhất.
Chân trước chân sau, khi di chuyển sang phải thì chân phải bước lên trên và chân phải
làm trụ. Khi di chuyển sang trái thì chân trái bước lên trên và chân trái làm trụ ( nghĩa
là chân nào bước lên trên chân đó làm trụ).
2/ Động tác truyền bóng.
*Hình tay: Các ngón tay xòe rộng tự nhiên hơi khum lại hình bóng. Lòng bàn tay hơi
hướng vào nhau, 2 ngón cái song song choãi thẳng.
*Tiếp xúc bóng: Ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa tiếp xúc bóng nhiều. Ngón út, ngón áp
út tiếp xúc bóng ít, lòng bàn tay không tiếp xúc bóng.Tiếp xúc bóng ở phía dưới
bóng, sau quả bóng.
*Chuyền bóng: Hơi bẻ cổ tay ra phía sau, tiếp xúc bóng trước mặt, trên trán cách
khoản 15-20cm. Bóng chạm tay, cơ thể đang ở tư thế chuẩn bị, khuỵu 2 gối, mắt quan
sát, kết hợp lực toàn thân đẩy bóng về phía trước 1 góc 60-65 độ, tay giữ nguyên,
trong quá trình truyền bóng không để bóng chết trên tay.
3/ Kết thúc động tác.
2 tay và thân người vươn theo hướng cần chuyền bóng đi. Sau đó thu tay về thực hiện
kỹ thuật tiếp theo.
I/ Lịch sử phát triển, bản chất tác dụng của môn bóng chuyền
1/Lịch sử quá trình phát triển môn bóng chuyền
Bóng chuyền xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1895, do Móoc-gan, một giáo
viên thể dục thể thao và là chủ nhiệm một câu lạc bộ thể dục thể thao sáng lập. Ông
sinh năm 1895 mất năm 1972
Năm 1964, lần đầu tiên Bóng chuyền được đưa vào chương trình thế vận hội Olimpic
tại Tô-Ki-ô (Nhật Bản).
Bóng chuyền tại Việt Nam:
Giai đoạn từ 1954 – 1964, phong trào quần chúng tham gia tập luyện Bóng chuyền đã
đươc phát triển khá nhanh chóng và rộng khắp từ thành thị đến nông thôn
Từ năm 1990 đến nay, phong trào Bóng chuyền nước ta phát triển mạnh mẽ cả về
chất và lượng trên phạm vi toàn quốc, miền Nam đã có các đội nữ tham gia giải các
đội mạnh nam, nữ.
Ở Việt Nam Bóng chuyền mang tính xã hội hóa cao, đông đảo quần chúng lao
động, quân đội, sinh viên, học sinh, các cơ quan ban ngành đã tích cực tham gia tổ
chức tập luyện, đào tạo
Đối với ngành giáo dục, Bóng chuyền là một môn thể thao phổ cập và nằm trong
chương trình giảng dạy chính khoá của các trường Đại học và Trung học chuyên
nghiệp. Ở hầu hết các trường đều có phong trào tập luyện, các đội đại biểu, có sân
và các trang thiết bị cần thiết để tập luyện Bóng chuyền.
2/Bản chất, tác dụng của môn bóng chuyền
Bóng chuyền là 1 môn thể thao tập thể được chơi trên sân hình chữ nhật, là môn thể
thao có tính chất đối kháng gián tiếp.
Bóng chuyền khác với các môn thể thao khác như bóng đá, bóng rổ...là: với môn
bóng chuyền, bóng vào tay chuyền đi luôn, bóng chạm tay xong bay ra đến vị trí khác
( các môn khác thì có thời gian giữ bóng)
3/Tác dụng của môn bóng chuyền
Bồ dưỡng cho con người về phẩm chất, đạo đức, ý trí.
Giúp tăng cường sức khỏe, tăng cường tinh thần đoàn kết khi giao lưu quốc tế,giúp
tăng cường quan hệ ngoại giao.
II/ Chấn thương và cách phòng chống chấn thương trong tập luyện và thi đấu
bóng chuyền
1/ Nguyên nhân, các dạng chấn thương, cách phòng chống.
Chấn thương là các phát sinh trong hoạt động thể thao gây nên
chấn thương xảy ra:
+ Phụ thuộc vào trình độ người chơi thể thao
+ Phụ thuộc thể lực người chơi
+ Phụ thuộc vào điều kiện, môi trường
2/ Các chấn thương chủ yếu thường gặp trong thể thao
Căn cứ vào cấu trúc vết thương chia ra các lợi chấn thương.
Dựa vào mức độ tiếp xúc vết thương là kín hay hở. Vết thương hở: do xây xát da,
chảy máu… ta phải xử lý để tránh nhiễm trùng. Vết thương kín thì dựa vào mức độ
tiếp xúc, sờ ấn thấy đau ta đánh giá mức độ.
Chấn thương nặng: Ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Vết thương vửa:
Vết thương nhẹ ; Không ảnh hưởng đến khả năng vận động.
Chấn thương mãn tính: Do không điều trị dứt điểm.
Các loại chân thương thường gặp trong thi đấu luyện tập bóng chuyền:
Đây là môn thể thao đối kháng gián tiếp nhưng thời gian thi đấu kéo dài nên cần thể
lực tốt. Có thể xảy ra các chấn thương:
Chấn thương phần mềm: Rách da tay, rát tay khi chuyền bóng, phát bóng với người
mới tập hoặc tập chưa đúng kỹ thuật.
Có thể bị giãn dây chằng , sai khớp, bong gân…khi ta thực hiện các động tác nhảy lên
chắn bóng…
Nguyên nhân gây ra chăn thương:
- Nhận thức của người chơi chưa đầy đủ, vận động quá mức, khối lượng vận
động quá lớn.
- Địa điểm sân tập chật, trơn, không phẳng … co thể dẫn đến nguy có gây chấn
thương.
- Trang phục không phù hợp khi luyện tập .
- Không khởi không đầy đủ hoặc khởi động quá lâu không tuân thủ nguyên tắc.
- Do thể lực không đảm bảo.
- Trong khi tập luyện không làm đúng yêu cầu tập luyện. Ví dụ: Kỹ thuật trong
tập luyện không đúng cũng có thể gây chấn thương khi luyện tập.
- Không nắm được quan hệ thời tiết và môi trường.Ví dụ mùa hè cơ thể dễ mất
nước nên ta phải bổ sung đầy đủ và khi tập cần có thời gian nghỉ hợp lý để cơ
thể phục hồi.
ĐỆM BÓNG THẤP TAY TRƯỚC MẶT
( HAY CÒN GỌI LÀ CHUYỀN BÓNG THẤP TAY TRƯỚC MẶT)

1/ Khái niệm.
Đệm bóng thấp tay trước mặt thường được sử dụng để bắt bước 1 (tức là khi đối thủ
phát bóng sang), hoạc đối thủ đập bóng, ta đỡ bóng. Đệm bóng thấp tay trước mặt
cũng được dung khi cứu những đường bóng thấp.
2/ Tác dụng của đệm bóng thấp tay trước mặt
-Khi đối phương phát bóng sang thì Đệm bóng thấp tay trước mặt giúp ta đỡ được
những đường bóng nhanh, mạnh, thấp.
-Phạm vi sử dụng: Đệm bóng thấp tay trước mặt giúp ta khống chế bóng rộng, có thể
1 tay cứu bóng khi bóng ở xa than người.
-Kỹ thuật thực hiện đệm bóng thấp tay trước mặt đơn giản, đễ thực hiện và không bị
bắt lỗi dính bóng.
3/ Phân tích kỹ thuật đệm bóng thấp tay trước mặt.
3.1. Tư thế chuẩn bị.
Mắt quan sát chân di chuyển đến vị trí gần bóng. Chân trước chân sau hoặc 2 chân
song song rộng bằng vai tùy theo đường bóng, hướng bóng và thực tế di chuyển trên
sân.
Khi di chuyển sang bên nào chân bên đó làm trụ. 2 gối khuỵu tư thế ở mức trung bình
thấp.
3.2. Hình tay. Có 2 cách:
C1: 2 tay tạo thành nắm đấm bao vào nhau, 2 ngón cái song song ép sát nhau.
C2: 2 tay bắt cheos ngón cái cài sát nhau.
3.3 Điểm tiếp xúc bóng là 1/3 cẳng tay
3.4. Đánh bóng.
Khi đến vị trí gần bóng 2 tay đang ở 2 bên sườn nhanh chóngđưa về phía trước mặt,
chếch phía trước mặt. 2 bàn tay bao lấy nhau. Tư thế trung bình, chân trước, chân sau,
khụy 2 gối. Khi bóng vào tay, bẻ cổ tay xuống, tay chếch trước mặt, 2 chân đạp đất
kết hợp đẩy cơ thể lên, nâng tay lên đánh bóng đi, tối đa là ngang vai, chú ý ép 2 vai
để 2 tay sát nhau thành 1 mặt phẳng
Tùy từng đường bóng, phải chú ý góc độ của bóng để ta kết hợp lực hợp lý để đẩy
bong đi đến vị trí cần đến
3.5 Một số sai lầm trong đệm bóng thấp tay trước mặt.
-Vào tay vội vàng qua dẫn đến 2 cẳng tay không song song, không đều.
-Không phối hợp được chân, than người, cẳng tay.
Không phán đoán đúng điểm rơi của bóng, tiếp xúc bóng không đúng, nên không đánh
được bóng đến vị trí cần đến.
3.6 Di chuyển trong đệm bóng thấp tay trước mặt.
Tùy từng trường hợp tùy đường bóng ta di chuyển cho phù hợp, có thể bước thường,
bước chéo, bước chạy,,,

You might also like