You are on page 1of 47

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP VÙNG CƠ THỂ

MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được phương pháp thực hiện xoa bóp bảy vùng cơ thể
2. Vận dụng được phương pháp xoa bóp trong xử lý vấn đề tại bảy vùng cơ thể.
NỘI DUNG
PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP VÙNG ĐẦU
Huyệt
Ấn đường, Thái dương, Đầu duy, Bách hội, Phong phủ, Phong trì.
Kỹ thuật thực hiện
Da: miết, phân, hợp, véo.
Cơ: vờn, chặt, bóp.
Huyệt: ấn, day.
Khác: Vỗ đầu, gõ đầu, bóp đầu.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: người nằm, hoặc ngồi (người thực hiện đứng trước mặt bệnh nhân).
Miết, hoặc phân, hợp vùng trán. Nếu miết: dùng ngón cái miết từ Ấn đường tỏa ra
một bên Thái dương, dần dần miết lên mép tóc cho hết một bên trán. Sau đó miết trán bên
kia.
Nếu phân hợp: dùng 2 ngón tay cái phân hợp cả vùng trán một lúc.
Véo: lông mày từ Ấn đường ra hai bên 3 lần, rồi véo nhẹ Ấn đường 3 lần.
Day: huyệt Thái dương 3 lần, sau đó miết lên huyệt Đầu duy, vòng qua sau tai ra sau
gáy 3-5 lần.
Vỗ đầu: dùng các ngón tay vỗ quanh đầu theo hai hướng ngược chiều nhau, vỗ hai
vòng.
Gõ đầu: dùng kỹ thuật chặt bằng ngón tay.
Bóp đầu: dùng hai bàn tay bóp đầu theo hướng từ dưới lên trên.
Ấn: huyệt Bách hội, Phong phủ.
Bóp: huyệt Phong trì, bóp gáy.

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP VÙNG CỔ GÁY


Huyệt
Phong phủ, Phong trì, Đại chùy, Kiên tĩnh, Phế du, Đốc du.
Kỹ thuật thực hiện
Da: xoa, xát.
Cơ: day, lăn, bóp, vờn.
Huyệt: ấn.
Vận động khớp cổ.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: người bệnh ngồi, người thực hiện đứng sau lưng bệnh nhân.
Xoa và xát: vùng cổ gáy với bột talc hay dầu trơn.
Day: vùng cổ gáy bên đau bằng gốc bàn tay, động tác nhẹ, dịu dàng.
Lăn: vùng tam giác Phong trì, Đại chùy, Kiên tĩnh.
Tìm điểm đau nhất, day từ nhẹ đến nặng.
Ấn: các huyệt Phong phủ, Phế du, Đốc du.
Vận động: khớp cổ.
Bóp: huyệt Phong trì, bóp gáy.
Bóp vai, vờn vai.

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP VÙNG LƯNG


Huyệt
Đại trữ, Phế du, Cách du, Thận du.
Kỹ thuật thực hiện
Da: xoa, xát, phân, hợp, véo, phát.
Cơ: day, đấm, lăn.
Huyệt: ấn
Vận động: vặn cột sống, ưỡn cột sống.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: người bệnh nằm sấp, hai tay để xuôi theo thân, người thực hiện đứng bên
cạnh.
Xoa và xát: lưng với bột talc hay dầu trơn.
Day rồi đấm hai bên thăn lưng.
Lăn hai bên thăn lưng và cột sống.
Tìm điểm đau ở lưng và cột sống, day từ nhẹ đến nặng.
Ấn các huyệt: Đại trữ, Phế du, Cách du, Thận du.
Phân hợp: hai bên thăn lưng.
Véo: cột sống lưng ba lần.
Vặn cột sống: hai bên.
Ưỡn cột sống: 3 lần.
Phát: Mệnh môn ba cái.
Chú ý: đau lưng do vận động không thích hợp, thường ấn đau ở Thận du, Cách du,
hoặc vùng quanh Mệnh môn. Đau lưng do nội tạng gây nên (bệnh dạ dày ruột, bệnh liên
quan vùng sinh dục, tiết niệu) thường ấn đau ở các du huyệt tương ứng.

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP CHI TRÊN


Huyệt
Kiên tĩnh, Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc, Dương trì, Đại
chùy.
Kỹ thuật thực hiện
Da: phát.
Cơ: day, lăn, bóp, vờn.
Huyệt: ấn.
Vận động: khớp vai, khuỷu, cổ tay, rung.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: người bệnh ngồi, người thực hiện đứng sau lưng, phía bên đau của người
bệnh.
Day: vùng vai.
Lăn: vùng vai.
Bóp: cánh tay, cẳng tay.
Tìm điểm đau, day diểm đau.
Ấn: các huyệt Kiên tĩnh, Kiên ngung, Thiên tông, Khúc trì, Thủ tam lý, Hợp cốc,
Dương trì
Vận động: khớp vai, khớp khuỷu, khớp cổ tay.
Vê: ngón tay
Vờn: tay.
Rung: tay.
Phát: Đại chùy.
Chú ý: Vận động khớp đau là chính.

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP CHI DƯỚI


Huyệt
Phục thố, Tất nhãn, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê, Hoàn khiêu, Thừa phù,
Uy trung, Thừa sơn, Phong long, Côn lôn, Thái khê, Mệnh môn.
Kỹ thuật thực hiện
Da: xoa, phát.
Cơ: day, lăn, vờn.
Huyệt: ấn, điểm.
Vận động: khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: Thực hiện ở 2 tư thế nằm sấp và nằm ngửa.
Người bệnh nằm ngửa:
Day và lăn: đùi, cẳng chân.
Ấn: các huyệt Phục thố, Tất nhãn, Túc tam lý, Dương lăng tuyền, Giải khê.
Vận động: các khớp, háng, gối, cổ chân.
Vê: các ngón chân.
Người bệnh nằm sấp:
Xoa, day: vùng thắt lưng.
Day: mông và chân (phát chi dưới).
Lăn: mông và chân.
Tìm điểm đau và day điểm đau.
Điểm: huyệt Hoàn khiêu bằng khủyu tay.
Ấn: Thừa phù, Ủy trung, Thừa sơn, Phong long.
Bóp: Côn lôn, Thái khê.
Bóp và vờn chi dưới.
Phát: Mệnh môn.

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP NGỰC


Huyệt
Vân môn, Đản trung, Nhật nguyệt, Chương môn, Khuyết bồn.
Kỹ thuật thực hiện
Da: miết, phân, hợp.
Huyệt: ấn.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: người bệnh nằm ngửa.
Miết: từ giữa ngực ra hai bên, các ngón tay để ở kẽ sườn 1, 2, 3, miết ra hai bên từ ba
đến bốn lần.
Phân vùng ngực: dùng mô ngón út của hai tay xát dọc theo xương ức, xuống tới mũi
kiếm rồi phân ra hai bên từ năm đến mười lần (chú ý tránh chạm vào vú người bệnh nữ).
Ấn: các huyệt Vân môn, Đản trung, Nhật nguyệt, Chương môn, Khuyết bồn.
Phân: vùng ngực kết thúc.

PHƯƠNG PHÁP XOA BÓP BỤNG


Huyệt
Trung quản, Thiên xu, Quan nguyên, Thần khuyết.
Kỹ thuật thực hiện
Da: miết, xoa, phân.
Huyệt: ấn.
Phương pháp thực hiện
Chuẩn bị: Bệnh nhân nằm ngửa.
Miết: từ Trung quản đến Thần khuyết.
Xoa: bụng theo chiều kim đồng hồ.
Ấn: Trung quản, Thiên xu, Quan nguyên.
Phân: bụng.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ


Phương pháp xoa bóp 7 vùng cơ thể, bao gồm mô tả huyệt thường dùng, kỹ thuật
thực hiện và phương pháp thực hiện: vùng đầu, cổ gáy, lưng, chi trên, chi dưới, ngực,
bụng. Mỗi phương pháp tác động vùng cơ thể đều có trình thực hiện các kỹ thuật và các
huyệt thường dùng nhằm tăng tác dụng hồi phục tại vùng thực hiện.
KỸ THUẬT XOA BÓP TÁC ĐỘNG LÊN DA
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được 7 kỹ thuật tác động lên da.
2. Phân tích được vai trò của xoa bóp trong thực hành chăm sóc sức khỏe.
NỘI DUNG
KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG DA
Kỹ thuật xát

Hình 1. Kỹ thuật xát


Hình 2. Kỹ thuật xát

Vị trí tiếp xúc: gan bàn tay, gốc bàn tay, mô ngón út hoặc mô ngón cái.
Phương pháp thực hiện: mặt tiếp xúc di chuyển trên da theo đường thẳng, lên hoặc
xuống, sang trái hoặc phải. Tay của người thực hiện di chuyển nhẹ lướt trên da ngưới
bệnh.
Vị trí tác động: toàn thân.
Kỹ thuật xoa

Hình 3. Kỹ thuật xoa

Vị trí tiếp xúc: gan bàn tay, gốc bàn tay, mô ngón út, mô ngón cái hoặc vân ngón tay.
Phương pháp thực hiện: mặt tiếp xúc di chuyển trên da theo đường tròn, thuận hoặc
nghịch chiều kim đồng hồ. Tay người thực hiện di chuyển lướt nhẹ trên da người bệnh.
Vị trí tác động: da vùng bụng, lưng, nơi sưng đỏ.
Kỹ thuật miết

Hình 4. Kỹ thuật miết

Vị trí tiếp xúc: vân ngón tay, gốc bàn tay, mô ngón út.
Phương pháp thực hiện: mặt tiếp xúc ấn chặt vào da người bệnh rồi di chuyển theo
đường thẳng, lên hoặc xuống, sang phải hoặc trái. Tay người thực hiện di chuyển đồng
thời dùng sức ấn xuống làm căng vùng da miết qua.
Vị trí tác động: vùng đầu (mặt, mắt, trán), lưng, bụng, khe xương, khe cơ, dọc theo
xương dài.
Kỹ thuật phân
Hình 5. Kỹ thuật phân

Hình 6. Kỹ thuật phân

Vị trí tiếp xúc: gốc bàn tay, mô ngón út, mô ngón cái hoặc vân ngón tay hai bên.
Phương pháp thực hiện: vùng tiếp xúc tập trung tại 1 chỗ, bắt đầu di chuyển theo
đường thẳng ngược chiều nhau. Tay người thực hiện di chuyển đồng thời dùng sức ấn
xuống làm căng vùng da đi qua, giữa 2 tay.
Vị trí tác động: vùng trán, ngực, bụng, lưng.
Kỹ thuật hợp
Hình 7. Kỹ thuật hợp

Vị trí tiếp xúc: gốc bàn tay, mô ngón út, mô ngón cái hoặc vân ngón tay hai bên.
Phương pháp thực hiện: vùng tiếp xúc tại 2 phía đối diện nhau, bắt đầu di chuyển
theo đường thẳng hướng về nhau. Tay người thực hiện di chuyển đồng thời dùng sức ấn
xuống làm căng vùng da đi qua.
Vị trí tác động: vùng trán, ngực, bụng, lưng.
Kỹ thuật véo
Hình 8. Kỹ thuật véo

Hình 9. Kỹ thuật véo

Vị trí tiếp xúc: đốt 3 ngón trỏ hoặc giữa, đầu ngón (ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa).
Phương pháp thực hiện:
Kỹ thuật 1: đốt 2 ngón cái và đốt 3 ngón trỏ hoặc giữa. Đốt 2 ngón cái chạm vùng da,
đốt 3 ngón trỏ hoặc giữa chạm da cách 2cm, kẹp lại sao cho kẹp vùng da giữa 2 ngón tay,
kéo vùng da lên.
Kỹ thuật 2: ngón cái thẳng trục với cẳng tay, dùng lực ấn xuống da. Ngón trỏ chạm
vùng da cách ngón cái 2cm kẹp lại sao cho kẹp vùng da giữa 2 ngón tay, kéo vùng da lên.
Kỹ thuật 3: tương tự kỹ thuật 2. Ngón cái đẩy da theo đường thẳng về phía trước,
ngón trỏ và giữa luân phiên kéo vùng da lên. Vùng da luôn luôn bị cuộn lên giữa các
ngón tay. Kỹ thuật 3 còn gọi là cuộn.
Vị trí tác động: vùng lưng, trán.
Kỹ thuật phát
Hình 10. Kỹ thuật phát lưng

Hình 11. Kỹ thuật phát Đại chùy

Vị trí tiếp xúc: đầu ngón tay, mô ngón cái, mô ngón út, mặt trong ngón út, gốc bàn
tay, mặt ngoài ngón cái. Không dùng gan bàn tay.
Phương pháp thực hiện: bàn tay hơi khum, giữa gan bàn tay hơi lõm, mặt tiếp xúc
chạm đột ngột lên da. Khi phát, da bị đỏ đều lên do áp lực không khí trong bàn tay thay
đổi.
Vị trí tác động: vùng vai, lưng, tay, chân.

VAI TRÒ KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG LÊN DA


Da là mô liên kết tiếp xúc đầu tiên và chịu tác động xuyên suốt trong quá trình xoa
bóp. Khi tác động lên da cần chú ý nhiệt độ, độ mềm dẻo và kết cấu của da tại vị trí cần
xoa bóp.
Xát
Tác dụng: thông kinh lạc, lý khí, tiêu thũng, khu phong, tán hàn, thanh nhiệt. Kỹ
thuật Xát được thực hiện đầu tay khi bắt đầu tiến hành xoa bóp. Lúc thực hiện có thể
dùng dầu hoặc bột talc để làm trơn da. Da khô sử dụng dầu, da ướt sử dụng bột.
Xoa
Tác dụng: lý khí, hòa trung (tăng cường tiêu hóa), thông khí huyết, giảm sưng, giảm
đau. Kỹ thuật Xoa được thực hiện đầu tay khi bắt đầu tiến hành xoa bóp. Lúc thực hiện
có thể dùng dầu hoặc bột talc để làm trơn da. Da khô sử dụng dầu, da ướt sử dụng bột.
Miết
Tác dụng: vùng đầu: khai khiếu, trấn tỉnh, bình can giáng hỏa, minh mục. Vùng bụng:
kiện tỳ.
Phân
Tác dụng: vùng trán: bình can giáng hỏa. Vùng bụng, ngực, lưng: kiện tỳ, giải uất, trợ
chính khí.
Hợp
Tác dụng: vùng trán: bình can giáng hỏa. Vùng bụng, ngực, lưng: kiện tỳ, giải uất,
trợ chính khí.
Véo
Tác dụng: vùng trán: bình can giáng hỏa, thanh nhiệt, khu phong, tán hàn. Vùng lưng,
dùng lực nhẹ: nâng cao chính khí, lực mạnh: khu phong, tán hàn.
Phát
Tác dụng: thông kinh lạc, giải uất, giảm cảm giác nặng trên da.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ


Kỹ thuật xoa bóp tác động lên da là thành phần quan trọng trong phương pháp xoa
bóp. Bao gồm mô tả vị trí tiếp xúc, kỹ thuật thực hiện và vị trí tác động 7 kỹ thuật: xát,
xoa, miết, phân, hợp, véo, phát. Mỗi kỹ thuật có tác dụng riêng khi thực hiện trên từng
vùng khác nhau.
KỸ THUẬT XOA BÓP TÁC ĐỘNG LÊN CƠ
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được 4 kỹ thuật xoa bóp tác động lên cơ.
2. Phân tích được vai trò của xoa bóp trong thực hành chăm sóc sức khỏe.
NỘI DUNG
KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG CƠ
Kỹ thuật day

Hình 1. Kỹ thuật day

Vị trí tiếp xúc: gốc bàn tay, mô ngón út, mô ngón cái, đầu ngón cái.
Phương pháp thực hiện: Mặt tiếp xúc di chuyển theo đường tròn hoặc dọc bó cơ,
xương. Tay người thực hiện và da tiếp xúc dính chặt, không lướt lên nhau, kéo vùng da di
động theo chiều ngón tay. Kỹ thuật này thường làm chậm, diện tiếp xúc to hay nhỏ, dùng
lực mạnh hay yếu là tùy tình hình bệnh và vị trí tác động.
Vị trí tác động: cơ, xương toàn thân.
Tác dụng: tiêu thũng, chỉ thống, thư cân, khu phong.
Kỹ thuật đấm
Hình 2. Kỹ thuật đấm

Vị trí tiếp xúc: mô ngón út, mặt trong bàn tay, mặt trong ngón út.
Phương pháp thực hiện: nắm hờ các ngón tay, mặt tiếp xúc đột ngột chạm lên vùng
cơ, phát lực theo phương vuông góc với mặt da. Có thể luân phiên 2 tay hoặc 1 tay tác
động lên vùng cơ. Lực nhiều hay ít tùy vào lớp da, cơ dày hay mỏng, sao cho lực tác
động đến cơ. Chú ý: không đấm mạnh làm thốn tức, gây đau, khó chịu.
Vị trí tác động: đầu, lưng, tay, chân, cổ vai.
Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống, thư cân.
Kỹ thuật chặt

Hình 3. Kỹ thuật chặt hai tay (kỹ thuật


Hình 4. Kỹ thuật chặt luân phiên

Vị trí tiếp xúc: mô ngón út, cạnh trong bàn tay, mặt trong ngón út.
Phương pháp thực hiện:
Kỹ thuật 1: khép các ngón bàn tay sao cho bàn tay và các ngón nằm trên một mặt
phẳng. Vùng tiếp xúc chạm đột ngột liên tiếp vào vùng cơ. Có thể luân phiên 2 tay hoặc 1
tay tác động lên vùng cơ.
Kỹ thuật 2: 2 bàn tay chặp lại, các ngón tay xòe ra. Mặt trong ngón út chạm đột ngột
vào vùng cơ, sao cho các ngón tay va chạm với nhau tạo tiếng kêu.
Vị trí tác động: kỹ thuật 1: lưng, tay, chân, cổ vai. Kỹ thuật 2: đầu, lưng, tay, chân, cổ
vai.
Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, mềm cơ.
Kỹ thuật lăn
Hình 5. Kỹ thuật lăn

Vị trí tiếp xúc: các khớp bàn ngón tay, mu bàn tay.
Phương pháp thực hiện: mặt tiếp xúc tạo sức ép nhất định, vận động khớp cổ tay để
lăn ba khớp bàn ngón tiếp xúc lần lượt trên vùng cơ, vừa lăn vừa ấn trên cơ.
Vị trí tác động: vùng mông, lưng và tứ chi.
Tác dụng: khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống.
Kỹ thuật bóp
Hình 6. Kỹ thuật bóp

Vị trí tiếp xúc: lòng bàn tay.


Phương pháp thực hiện: dùng ngón tay cái và các ngón tay kia ôm lấy khối cơ ở nơi
bị bệnh; rồi bóp bằng hai ngón tay, hoặc ba ngón tay, hoặc bốn ngón tay, hoặc năm ngón
tay. Vừa bóp vừa hơi kéo cơ lên, không để cơ hoặc gân trượt dưới tay vì sẽ gây đau. Lực
bóp nhẹ hay mạnh tùy khối cơ lớn hay nhỏ, rắn chắc hay mềm nhão.
Vị trí tác động: thường dùng ở tứ chi, vai, gáy, nách.
Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông kinh.
Kỹ thuật vờn

Hình 7. Kỹ thuật vờn vai

Hình 8. Kỹ thuật vờn cánh tay


Vị trí tiếp xúc: gan bàn tay, mặt gan các ngón tay.
Phương pháp thực hiện: hai bàn tay hơi cong bao lấy một khối cơ, rồi chuyển động
hai tay ngược chiều nhau, kéo cả da và cơ người bệnh chuyển động theo, cơ lay động
giữa hai bàn tay; dùng sức vừa phải; vờn từ trên xuống, hoặc từ dưới lên giống như đẩy,
lắc.
Vị trí tác động: chân, tay, vai, lưng, sườn.
Tác dụng: Vùng sườn: bình can giải uất. Vùng khác: thư cân, hành khí, hoạt huyết,
thông kinh.

VAI TRÒ KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG LÊN CƠ


Day
Tác dụng: tiêu thũng, chỉ thống, thư cân, khu phong.
Đấm
Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống, thư cân.
Chặt
Tác dụng: hành khí, hoạt huyết, thông kinh, giảm đau, mềm cơ.
Lăn
Tác dụng: khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông kinh, chỉ thống.
Bóp
Tác dụng: giải nhiệt, khai khiếu, khu phong, tán hàn, hành khí, hoạt huyết, thông kinh.
Vờn
Tác dụng: Vùng sườn: bình can giải uất. Vùng khác: thư cân, hành khí, hoạt huyết,
thông kinh.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ


Kỹ thuật xoa bóp tác động lên cơ là thành phần quan trọng trong phương pháp xoa
bóp. Bao gồm mô tả vị trí tiếp xúc, kỹ thuật thực hiện và vị trí tác động 6 kỹ thuật: day,
đấm, chặt, lăn, bóp, vờn. Mỗi kỹ thuật có tác dụng riêng khi thực hiện trên từng vùng
khác nhau.
KỸ THUẬT XOA BÓP TÁC ĐỘNG LÊN HUYỆT
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được 4 kỹ thuật xoa bóp tác động lên huyệt.
2. Phân tích được vai trò của 4 kỹ thuật tác động lên huyệt trong thực hành chăm
sóc sức khỏe.
NỘI DUNG
KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG HUYỆT
Kỹ thuật ấn

Hình 1. Kỹ thuật ấn huyệt

Vị trí tiếp xúc: đầu ngón tay cái.


Phương pháp thực hiện: vùng tiếp xúc chạm từ từ lên huyệt, lực mạnh hoặc nhẹ tùy
mục đích, hướng lực vuông góc với bề mặt da và sâu vào trong huyệt. Giữ nguyên lực tác
động 10 – 20 giây.
Vị trí tác động: huyệt.
Kỹ thuật day
Hình 2. Kỹ thuật day huyệt

Vị trí tiếp xúc: đầu ngón tay giữa hoặc ngón cái.
Phương pháp thực hiện: vùng tiếp xúc ấn lên huyệt. Di động ngón tay theo đường
tròn, mô ngón tay và da tiếp xúc không lướt lên nhau, vùng da di động theo chiều ngón
tay.
Vị trí tác động: huyệt.
Kỹ thuật điểm
Hình 3. Kỹ thuật điểm huyệt
Hình 4. Kỹ thuật điểm huyệt Hoàn khiêu

Vị trí tiếp xúc: đầu ngón tay giữa hoặc khuỷu tay.
Phương pháp thực hiện: dùng ngón tay giữa làm trục vuông góc với mặt da. Dùng
đầu ngón tay trỏ (ở trên) và đầu ngón cái (ở dưới) cố định đốt thứ 3 ngón giữa. Nếu huyệt
tại phần cơ dày, dùng khuỷu tay làm trục vuông góc với mặt da. Thực hiện 3 bước riêng
biệt:
Bước một: Dùng ngón giữa, tác động từ nhẹ đến nặng, từ từ điểm sâu xuống huyệt,
cố định tại chỗ tác động.
Bước hai: Bắt đầu rung nhẹ ngón tay, mục đích là tăng cường kích thích lên huyệt 1 –
2 phút.
Bước ba: Từ từ nhấc ngón tay lên, không rời da. Lặp lại kỹ thuật 1 – 3 lần.
Vị trí tác động: các huyệt vùng lưng, tứ chi, Hoàn khiêu (khuỷu tay).
Kỹ thuật bấm

Hình 5. Kỹ thuật bấm huyệt

Vị trí tiếp xúc: đầu ngón tay cái.


Phương pháp thực hiện: Dùng mô ngón tay cái phát lực (bấm) vào huyệt, động tác
mạnh, nhanh, dứt khoát.
Vị trí tác động: huyệt Nhân trung, Thập tuyên.

VAI TRÒ KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG HUYỆT


Ấn
Tác dụng: dãn cơ, chỉ thống, thông kinh lạc.
Day
Tác dụng: dãn cơ, chỉ thống, tiêu thủng, khu phong, thanh nhiệt.
Điểm
Tác dụng: tán hàn, chỉ thống, hành khí, hoạt huyết, thông kinh.
Bấm
Tác dụng: khai khiếu, tỉnh thần.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ


Kỹ thuật xoa bóp tác động lên huyệt là thành phần quan trọng trong phương pháp xoa
bóp. Bao gồm mô tả vị trí tiếp xúc, kỹ thuật thực hiện và vị trí tác động 4 kỹ thuật: day,
ấn, điểm, bấm. Mỗi kỹ thuật có tác dụng riêng khi thực hiện trên từng vùng khác nhau.
KỸ THUẬT XOA BÓP TÁC ĐỘNG LÊN KHỚP
MỤC TIÊU
Sau khi học xong bài học, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được 13 kỹ thuật xoa bóp tác động lên khớp.
2. Phân tích được vai trò của 13 kỹ thuật tác động lên khớp trong thực hành chăm
sóc sức khỏe.
NỘI DUNG
KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG LÊN KHỚP
Kỹ thuật vận động khớp cổ
Quay cổ

Hình 1. Kỹ thuật vận động khớp cổ – quay cổ

Bệnh nhân ngồi. Người thực hiện đứng sau lưng bệnh nhân;.
Một tay đỡ cằm, một tay để ở xương chẩm, từ từ vận động đầu bệnh nhân qua phải,
qua trái với phạm vi tăng dần. Khi làm nhớ bảo bệnh nhân không cưỡng lại, đến khi nào
tay người thực hiện cảm thấy cơ mềm và không có trở lực gì ở tay, lúc đó người thực
hiện sẽ dùng sức hơi mạnh lắc đầu bệnh nhân về một bên, rồi làm tiếp phía bên kia.
Trong khi lắc như vậy có thể nghe thấy tiếng kêu ở cổ.
Nghiêng cổ

Hình 2. Kỹ thuật vận động khớp cổ – nghiêng cổ

Người thực hiện đứng sau lưng bệnh nhân, để một cẳng tay sát một bên cổ, tay kia
làm động tác nghiêng cổ qua bên có tay chêm, đổi bên, luân phiên vài lần, rồi đột ngột
nghiêng mạnh đầu sang một bên. Có thể nghe thấy tiếng kêu ở khớp cổ. Thực hiện bên
còn lại.
Ngửa cổ
Hình 3. Kỹ thuật vận động khớp cổ – ngửa cổ

Người thực hiện đứng sau lưng bệnh nhân, một cẳng tay người thực hiện để ở sau
gáy người bệnh. Tay kia để ở trán, làm động tác ngửa cổ, cúi cổ vài lần rồi đột ngột ngửa
mạnh cổ ra sau.
Tổng hợp động tác

Hình 4. Kỹ thuật vận động khớp cổ – tổng hợp động tác


Người thực hiện đứng sau lưng người bệnh, một tay để ở xương chẩm, một tay để ở
dưới xương hàm dưới. Dùng sức nhấc đầu bệnh nhân lên rồi vận động cổ: Quay, nghiêng,
cúi, ngửa vài lần.
Kỹ thuật vận động khớp vai
Quay vòng nhỏ

Hình 5. Kỹ thuật vận động khớp vai – quay vòng nhỏ

Bệnh nhân ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng. Người thực hiện đứng sau lưng
bệnh nhân, một tay giữ vai, một tay cầm cổ tay người bệnh, hơi dang tay (45o) đồng thời
quay tròn bàn tay 2 đến 3 lần. Hai mục đích: chuẩn bị vận động khớp vai và thăm dò
phạm vi hoạt động của khớp.
Quay vòng rộng ra trước
Hình 6. Kỹ thuật vận động khớp vai – quay vòng rộng ra trước

Bệnh nhân ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng. Người thực hiện đứng sau lưng
bệnh nhân, một tay cầm cổ tay (hay bàn tay) người bệnh, kéo giãn cánh tay ra ngang, rồi
đưa lên cao thẳng lên, vòng tay qua đối bên, trước và sát ngực, vòng tay xuống và trở về
tư thế ban đầu. Thực hiện ba đến năm lần.
Ấn dãn vai

Hình 7. Kỹ thuật vận động khớp vai – ấn dãn vai


Bệnh nhân ngồi. Hai bàn tay người thực hiện gài với nhau để lên vai người bệnh. Tay
người bệnh để lên cẳng tay người thực hiện. Người thực hiện vừa ấn vai người bệnh
xuống, vừa từ từ đưa tay người bệnh lên cao, rồi hạ xuống 3 đến 5 lần.
Quay vòng rộng ra sau

Hình 8. Kỹ thuật vận động khớp vai – quay vòng rộng ra sau
Hình 9. Kỹ thuật vận động khớp vai – quay vòng rộng ra sau (kết thúc động tác)

Bệnh nhân ngồi trên một ghế nhỏ, tay buông thỏng. Người thực hiện đứng sau lưng bệnh
nhân, một tay giữ vai, một tay nắm bàn tay hoặc cổ tay người bệnh, rồi vòng cánh tay từ
sau ra trứơc, từ dưới lên trên, rồi kéo xuôi tay người bệnh ra phía sau lưng và quặt lên
phía bả vai; làm 2 đến 3 lần.
Kỹ thuật vận động khớp khuỷu
Hình 10. Kỹ thuật vận động khớp khuỷu – gấp duỗi

Hình 11. Kỹ thuật vận động khớp khuỷu – sấp ngửa

Mô tả: Bệnh nhân ngồi hay nằm. Người thực hiện một tay giữ phía trên khớp khuỷu,
tay kia nắm cổ tay người bệnh, rồi làm động tác gấp, duỗi và quay sấp ngửa. Thực hiện
ba đến năm lần.
Kỹ thuật vận động khớp cổ tay
Hình 12. Kỹ thuật vận động khớp cổ tay ngửa

Hình13. Kỹ thuật vận động khớp cổ tay gấp


Bệnh nhân ngồi hay nằm đều được. Hai tay người thực hiện nắm gan bàn tay ngưới
bệnh, hai ngón tay cái để ở mô ngón út và mô ngón tay cái của người bệnh. Dùng ngón
cái đẩy bàn tay người bệnh ngửa ra sau. Trong khi đó những ngón kia kéo gốc bàn tay
người bệnh lại.
Giữ chặt bàn tay của người bệnh (bàn tay sấp) và đưa cổ tay lên gấp bàn tay vào
trong. Thực hiện một đến hai lần.
Kỹ thuật vê

Hình 14. Kỹ thuật vê

Hình 15. Kỹ thuật vê hai ngón

Người thực hiện dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái vê theo hai đường ngược chiều
nhau. Thường dùng ở các khớp nhỏ như ngón tay ngón chân.
Tác dụng: làm trơn khớp, thông khí huyết.
Kỹ thuật rung

Hình 16. Kỹ thuật rung

Người bệnh ngồi thẳng, nghiêng về phía đối diện với tay đau, như để kéo co với
người thực hiện. Người thực hiện đứng bên phía tay đau của bệnh nhân, hai tay cùng nắm
bàn tay người bệnh, từ từ kéo giãn các khớp của cánh tay (cùng lúc người bệnh ngả về
phía đối diện), người thực hiện hơi xuống tấn (rùng chân cho vững), hít một hơi dài rồi
rung tay bệnh nhân lên xuống vài lần (tốc độ nhanh, biên độ nhỏ), làm tay bệnh nhân
rung theo như làn sóng lan từ cổ tay lên đến vai. Đây là kỹ thuật chỉ dùng cho chi trên.
Kỹ thuật vận động khớp háng
Ngả đùi
Hình 17. Kỹ thuật vận động khớp háng – ngả đùi

Bệnh nhân nằm ngửa, để khớp cổ chân phải này lên gối gối trái, thả lỏng. Người thực
hiện đứng bên cạnh, một tay giữ hông trái, một tay ấn đầu gối phải chạm giường hai đến
ba lần. Thực hiện đối bên.
Khép đùi

Hình 18. Kỹ thuật vận động khớp háng – khép đùi


Bệnh nhân nằm ngửa, co gối, hai chân dang rộng, người thực hiện đứng bên cạnh,
giữ hai đầu gối bệnh nhân rồi luân phiên khép gối vào trong. Đầu gối chạm giường từng
bên luận phiên. Thực hiện hai đến bốn lần.
Co đùi

Hình 19. Kỹ thuật vận động khớp háng – co đùi

Bệnh nhân nằm ngửa, người thực hiện đứng bên cạnh. Bệnh nhân co gối, người thực
hiện giữ đầu gối rồi gấp đùi vào bụng hai đến ba lần. Thực hiện đối bên.
Dạng đùi

Hình 20. Kỹ thuật vận động khớp háng – dạng đùi


Bệnh nhân ở tư thế nằm sấp, người thực hiện đứng phía dưới chân, cầm hai cổ chân
người bệnh, rồi dạng và khép chân, vài lần.
Kỹ thuật vận động khớp gối
Nằm ngửa

Hình 21. Kỹ thuật vận động khớp gối nằm ngửa

Người thực hiện đứng bên cạnh. Bắp chân người bệnh để trên cẳng tay, tay còn lại
người thực hiện để vào đầu gối người bệnh. Thực hiện động tác co duỗi 3 -5 lần rồi duỗi
chân đột ngột, ấn mạnh đầu gối duỗi mạnh ra. Thực hiện 1 – 2 lần.
Nằm sấp

Hình 22. Kỹ thuật vận động khớp gối nằm sấp


Người thực hiện đứng bên cạnh, gấp chân sao cho gót ép vào mông từ 2 – 3 lần.
Kỹ thuật vận động khớp cổ chân
Quay cổ chân

Hình 23. Kỹ thuật vận động khớp cổ chân – quay cổ chân

Bệnh nhân nằm ngửa, thầy thuốc đứng bên cạnh gần cẳng chân. Một tay giữ gót chân
người bệnh, tay kia nắm phía đầu bàn chân.
Quay cổ chân người bệnh 2-3 lần rồi gập mu bàn chân hướng vào cẳng chân (co tối
đa) sau đó duỗi bàn chân tối đa.
Lắc cổ chân
Hình 24. Kỹ thuật vận động khớp cổ chân – lắc cổ chân

Người thực hiện đứng phía dưới, hai tay ôm cổ chân người bệnh, hai ngón cái để
trước mắt cá trong và mắt cá ngoài, dùng gốc bàn tay đẩy đưa gót chân người bệnh vào
trong, ra ngoài. Thực hiện 2-3 lần.
Kéo dãn cổ chân

Hình 25. Kỹ thuật vận động khớp cổ chân – kéo dãn


Bệnh nhân nằm thẳng, người thực hiện đứng bên cạnh, một tay giữ gót chân, tay kia
nắm bàn chân, cùng một lực kéo hai tay về phía dưới để cổ chân dãn ra, kéo 2 – 3 lần.
Thực hiện đối bên.
Kỹ thuật vận động khớp cùng chậu
Nằm nghiêng

Hình 26. Kỹ thuật vận động khớp cùng chậu nằm nghiêng (duỗi)
Hình 27. Kỹ thuật vận động khớp cùng chậu nằm nghiêng (co)

Nằm nghiêng sao cho chi cần tác động phía trên, người thực hiện đứng sau người
bệnh, một tay để ở vùng khớp cùng chậu, tay còn lại đỡ bắp chân và đầu gối, kéo dãn chi
dưới ra sau 2 – 3 lần (người thực hiện lui lại) rồi gấp nhanh chi vào bụng, chân co lại, đùi
ép vào bụng (người thực hiện bước tới). Thực hiện 2 – 3 lần.
Nằm ngửa

Hình 28. Kỹ thuật vận động khớp cùng chậu nằm ngửa

Nằm ngửa. Co hai đùi vào bụng, người thực hiện đặt hai tay thẳng góc với cẳng chân
bệnh nhân, một tay giữ đầu gối bệnh nhân, tay còn lại giữ vùng cổ chân. Di động hai tay
người thực hiện tới lui ngược chiều nhau, sao cho khớp cùng chậu day trên mặt giường,
sang phải, sang trái 2 đến 3 lần.
Kỹ thuật vận động khớp thắt lưng xương cùng
Hình 29. Kỹ thuật vận động khớp thắt lưng xương cùng

Người bệnh nằm ngửa, hai đi gập vào bụng, người thực hiện đứng bên cạnh, một tay
giữ gối, một tay giữ vùng cùng cụt (tay người thực hiện thẳng góc với thân bệnh nhân )
và nâng lên làm cho người bệnh cong hơn nữa, rồi thả ra. Thực hiện 2 – 3 lần.
Kỹ thuật vặn cột sống lưng

Hình 30. Kỹ thuật vặn cột sống lưng


Ngưới bệnh nằm nghiêng, chân trên co, đầu gối chạm gường, chân dưới thẳng tự
nhiên, tay trên để ra sau lưng, tay dưới thả lỏng tự nhiên. Người thực hiện đặt một cẳng
tay (hoặc bàn tay) lên hông bệnh nhân, cẳng tay kia (hoặc bàn tay) đặt lên vai. Đẩy mông
người bệnh từ sau ra trước, đồng thời tay kia đẩy vai người bệnh từ trước ra sau, có thể
nghe thấy tiếng kêu ở lưng. Thực hiện đối bên.
Kỹ thuật ưỡn cột sống lưng

Hình 31. Kỹ thuật Ưỡn cột sống lưng

Người bệnh nằm sấp, người thực hiện đứng bên cạnh, một tay ấn vào vùng thắt lưng,
tay kia luồn dưới hai gối người bệnh rồi nhấc cao hai chân người bệnh lên 2 – 3 lần.
Chú ý : khi nhấc hai chân bệnh nhân, dùng sức phát ra từ những bắp cơ lớn khỏe ở
chân, còn hai tay chỉ giữ cho chắc là được.

VAI TRÒ KỸ THUẬT TÁC ĐỘNG KHỚP


Những điểm chú ý khi vận động khớp:
Mỗi khớp có một cách vận động khác nhau, song đều thống nhất những điểm sau:
Hiểu rõ biên độ vận động bình thường của khớp.
Hiểu rõ biên độ vận động của khớp bị hạn chế để có hướng vận động thích hợp.
Phần trên của khớp phải được cố định.
Đối với khớp vận động bị hạn chế, mỗi lần vận động đều nên làm rộng hơn phạm vi
hoạt động bệnh lý lúc đó một chút, bệnh nhân có thể đau nhưng có thể chịu được. Nếu
làm rộng quá, bệnh nhân sẽ đau và kháng lực lại. Nếu làm hẹp hơn mức bệnh lý, khớp sẽ
không mở được. Cả hai cách trên đều không đem lại kết qủa tốt.
Tác dụng của vận động khớp: thông lý, mở khớp, tán nhiệt, làm tăng sức hoạt động
của các chi.

NHỮNG ĐIỀU CẦN NHỚ


Kỹ thuật xoa bóp tác động lên khớp là thành phần quan trọng trong phương pháp xoa
bóp. Bao gồm mô tả vị trí tiếp xúc, kỹ thuật thực hiện và vị trí tác động 13 kỹ thuật: vê,
rung, vặn cột sống lưng, ưỡn cột sống lưng, vận động khớp cổ, vai, khuỷu, cổ tay, háng,
gối, cổ chân, cùng chậu, thắt lưng xương cùng. Mỗi kỹ thuật có tác dụng riêng khi thực
hiện trên từng vùng khác nhau.

You might also like