You are on page 1of 40

Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6

Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

XOA BÓP ĐIỀU TRỊ BỆNH

MỤC TIÊU
1. Giải thích được định nghĩa, tác dụng, chống chỉ định của xoa bóp.
2. Mô tả được các động tác xoa bóp cơ bản.
3. Giải thích được định nghĩa, cấu tạo, tác dụng của hệ kinh lạc,
4. Giải thích được định nghĩa, phân loại, các cách xác định huyệt.
5. Mô tả được vị trí, tác dụng của 65 huyệt thường dùng.
6. Lựa chọn được các huyệt và quy trình xoa bóp phù hợp để điều trị một số bệnh
thường gặp: Đau đầu- mất ngủ, Liệt dây TK số VII ngoại biên, Đau vai gáy
cấp, Đau lưng cấp, Đau TK toạ, Phục hồi di chứng liệt nửa người do TBMMN.
I. CÁC ĐỘNG TÁC XOA BÓP CƠ BẢN
1.1. ĐỊNH NGHĨA
Xoa bóp bằng tay là một kích thích cơ học, dùng thao tác của bàn tay, ngón tay
tác động trực tiếp lên da thịt người bệnh với các thủ thuật khác nhau. Nó đơn giản dễ
làm, dễ phổ biến, không phụ thuộc vào máy móc và thuốc men vì vậy áp dụng rất rộng
rãi, rất phù hợp với chăm sóc sức khỏe ban đầu.
1.2. TÁC DỤNG CỦA XOA BÓP
Xoa bóp là một phương pháp phòng bệnh và chữa bệnh được ra đời sớm nhất,
nó được xây dựng và phát triển trong quá trình đấu tranh bảo vệ sức khỏe của người
xưa. Ngày nay, YHHĐ đã nhận thấy rằng: khi xoa bóp tay ta tác động trực tiếp vào các
cơ quan cảm thụ ở da và gây nên qua những thay đổi về thần kinh thể dịch và nội tiết,
làm cho cơ thể nhẹ nhàng thoải mái, tuần hoàn và hô hấp được tăng cường, các gân cơ
và dây chằng giãn ra, tăng cường phạm vi hoạt động của khớp. Mặt khác xoa bóp làm
cho da hồng hào bóng mịn và đẹp tăng thêm khả năng thẩm mỹ, tăng cường sức khỏe.
1.2.1. Tác dụng đối với hệ thần kinh:
Xoa bóp có ảnh hưởng lớn đến hệ TKTV, làm thay đổi một số hoạt động của nội
tạng và mạch máu VD: Xoa bóp gáy, lưng, vai có thể gây nên thay đổi ở các cơ quan
do TK thực vật ở cổ chi phối và các cơ quan do trung khu thực vật cao cấp ở chất xám
não thất III chi phối nên có thể chữa bệnh tai mũi họng. Xoa bóp lưng dưới, xương
cùng để điều tiết dinh dưỡng và tuần hoàn các cơ quan trong hố chậu và chi dưới. Phát
C7 có thể gây phản xạ cơ tim (co lại).
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

Xoa bóp có thể gây thay đổi điện não: kích thích nhẹ gây hưng phấn, kích thích
mạnh thường gây ức chế.
1.2.2. Tác dụng đối với da:
Có tác dụng trực tiếp lên da và thông qua da ảnh hưởng đến toàn thân.
- Ảnh hưởng đến toàn thân: Các chất nội tiết tế bào được tiết ra khi XB da thấm
vào máu làm tăng cường hoạt động của mạch máu và thần kinh ở da, thông qua phản
xạ TK, XB có tác dụng đến toàn cơ thể.
Như vậy XB làm tăng cường hoạt động của TK, nâng cao quá trình dinh dưỡng
và năng lực hoạt động của cơ thể.
- Ảnh hưởng cục bộ: XB làm cho hô hấp của da tốt hơn, mạch máu giãn làm tăng
dinh dưỡng da, co giãn tốt, da bóng đẹp, tăng cường chức năng bảo vệ cơ thể của da,
XB có thể làm tăng nhiệt độ của da do mạch máu tại chỗ và toàn thân giãn.
1.2.3. Tác dụng đối với cơ, gân, khớp:
- Đối với cơ: XB làm tăng năng lực làm việc, sức bền bỉ, phục hồi sức khoẻ của
cơ nhanh hơn, khi làm việc quá căng, XB làm giảm phù nề, co cứng và đau cơ.
XB có thể chữa teo cơ rất tốt, ngoài ra nó có thể làm tăng dinh dưỡng cho cơ.
- Đối với gân, khớp: XB làm tăng tính co giãn, tính hoạt động của gân, dây
chằng, thúc đẩy việc tiết dịch trong ổ khớp và tuần hoàn quanh khớp nên có thể chữa
các bệnh khớp.
1.2.4. Tác dụng đối với tuần hoàn:
- Tác dụng đối với huyết động: một mặt XB làm giãn mạch, trở lực trong mạch
giảm đi, mặt khác XB trực tiếp đẩy máu về tim làm giảm gánh nặng cho tim và giúp
máu trở về tim tốt hơn.
- Đối với người huyết áp cao ít luyện tập, XB có thể làm hạ áp.
- XB trực tiếp ép vào lympho nên giúp tuần hoàn lympho nhanh và tốt hơn nên có
thể làm tiêu sưng.
- Trong khi XB, số lượng HC, TC, BC, Hb hơi tăng, XB xong lại về bình thường.
Sự thay đổi nhất thời này có tác dụng tăng cường sự phòng vệ của cơ thể.
1.2.5. Tác dụng đối với hô hấp tiêu hoá và quá trình trao đổi chất:
- Đối với hô hấp: khi XB thở sâu lên có thể nâng cao và ngăn chặn sự suy sụp
của chức năng thở, nên có thể dùng XB để chữa các bệnh: phế khí thũng, hen PQ.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Đối với tiêu hoá: Có tác dụng làm tăng cường nhu động của dạ dày, ruột và cải
thiện chức năng tiêu hoá. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá kém, dùng kích thích mạnh
để tăng tiết dịch. Khi chức năng tiết dịch tiêu hoá quá mạnh, dùng kích thích vừa hoặc
nhẹ để giảm tiết dịch.
- Đối với quá trình trao đổi chất: XB làm tăng lượng nước tiểu bài tiết ra, nhưng
không thay đổi độ acid trong máu. XB toàn thân có thể tăng nhu cầu về dưỡng khí 10-
15%, đồng thời cũng làm tăng lượng bài tiết thán khí.
1.3. CHỐNG CHỈ ĐỊNH CỦA XOA BÓP
- Các trạng thái sốt cấp tính.
- Các quá trình viêm cấp tính.
- Các quá trình mưng mủ ở bất cứ nơi nào.
- Viêm tĩnh mạch cấp tính, nghẽn hoặc giãn TM nặng.
- Viêm tắc động mạch.
- Xơ cứng mạch máu ngoại biên, viêm nghẽn mạch phối hợp xơ cứng
động mạch não.
- Viêm hạch bạch huyết, bạch mạch, hạch bạch huyết sưng to dính vào da
và dò lên tổ chức.
- Dị ứng có chảy máu và phát ban, xuất huyết dưới da.
- Các bệnh về máu.
- Các bệnh cấp cứu ở các chuyên khoa: Nhồi máu cơ tim, phù phổi cấp,
tắc động mạch phổi, viêm phổi, thủng dạ dày, chảy máu dạ dày, viêm ruột thừa...
- Bệnh lao tiến triển.
- Các bệnh ngoài da do nhiễm trùng, do nấm hoặc chưa rõ nguyên nhân.
- Các bệnh hoa liễu.
- Viêm xương tủy mãn tính.
- Các u lành hoặc ác tính ở bất cứ nơi nào.
- Suy thận và suy gan nặng.
- Mệt mỏi về thể lực hoặc tinh thần quá mức.
- Bệnh tâm thần dạng hưng phấn quá mức có thay đổi rõ rệt về tâm lý.
1.4. NHỮNG VÙNG CẤM XOA BÓP
Không xoa bóp những vùng có hạch bạch huyết như: hố xương đòn (hõm cổ), rãnh
duới đòn, hõm nách, hõm khuỷu, hõm khoeo, vùng bẹn.
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

1.5. VẤN ĐỀ BỔ TẢ KHI XOA BÓP


Tuỳ theo tình trạng bệnh hư hay thực mà ta xoa bóp bổ hay tả.
- Bổ: Xoa bóp nhẹ nhàng, chậm rãi và xuôi đường kinh.
- Tả: Xoa bóp nhanh, mạnh và ngược đường kinh.
Sau khi xoa bóp người bệnh phải thấy nhẹ nhàng, thoải mái, dễ chịu, bệnh đỡ như
vậy là tốt, nếu người bệnh nặng thêm thì phải xem lại có thể chỉ định xoa bóp không
đúng hoặc làm mạnh quá mức chịu đựng của người bệnh.
2. CÁC THỦ THUẬT XOA BÓP CƠ BẢN
Tùy theo tác giả mà có cách sắp xếp thứ tự các thủ thuật khác nhau, sau đây xin
giới thiệu lần lượt các thủ thuật theo mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng và phạm vi của
động tác có tính chất tương đối: Xoa, xát, miết, phân, hợp, véo, vê, vờn, day, bóp,
phát, đấm, chặt, ấn, bấm, điểm, rung, vận động.
2.1. XOA
- Cách làm: Dùng vân các ngón tay, gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út hoặc
mô ngón tay cái. Ngón cái xòe ra, các ngón khác khít lại với nhau. Tay của thầy
thuốc vòng tròn trên da người bệnh có thể cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng
hồ.
- Vị trí làm: Thường xoa ở bụng ngực, mặt hoặc nơi có sưng đỏ và đau.
- Tác dụng: Lý khí hòa trung (tăng cường tiêu hóa), thông khí huyết, làm
hết sưng đau.

Động tác xoa

2.2. XÁT
- Cách làm: Dùng gốc bàn tay hoặc mô ngón tay út hoặc mô ngón tay cái
trực tiếp lên da theo hướng thẳng (đi lên hoặc đi xuống hoặc sang phải hay trái). Có
thể dùng dầu, gel hoặc bột talc để làm trơn da.
- Vị trí làm: Toàn thân (trừ vùng cấm xoa bóp).
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Tác dụng: Thông kinh lạc, lý khí, dẻo gân cốt, hết đau, hết sưng, khu
phong hàn, kiện tỳ vị, thanh nhiệt.

Động tác xát

2.3. MIẾT
- Cách làm: Dùng đốt 2 ngón cái (về phía gan tay) miết chặt vào da người
bệnh theo hướng thẳng lên hoặc xuống dưới hoặc sang phải hoặc sang trái sao cho
da người bệnh ở phía trước ngón tay căng ra, phía sau chùng lại.
- Vị trí làm: Ở trán, bụng, lưng.
- Tác dụng: Khai khiếu, trấn tĩnh, bình can giáng hỏa, làm sáng mắt, kích
thích tiêu hóa (trẻ em ăn không tiêu, đi ngoài phân sống thì miết từ trung quản
xuống dưới rốn).

Động tác miết

2.4. PHÂN
- Cách làm: Dùng đốt 2 ngón tay cái (về phía gan tay) hoặc mô ngón út
của 2 tay cùng một chỗ đi ra 2 bên theo hướng trái ngược nhau sao cho da người
bệnh ở giữa 2 ngón tay căng ra.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Tác dụng: Hành khí giáng huyết, bình can giáng hỏa.

Động tác phân

2.5. HỢP
- Cách làm: Dùng đốt 2 ngón cái (về phía gan tay) hoặc mô ngón tay út
hoặc mô ngón cái của 2 tay, từ hai chỗ khác nhau đi ngược chiều và cùng đến một
chỗ làm cho da người bệnh giữa 2 bàn tay chùng lại (hợp ngược chiều với phân).
- Vị trí: Lưng, trán.
- Tác dụng: Bình can, giáng hỏa, trợ chính khí, tăng cường tiêu hóa.

Động tác hợp

2.6. VÉO
- Cách làm: Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ hoặc đốt thứ 2 ngón cái và
đốt thứ 3 ngón trỏ kẹp và kéo da lên và đẩy đi. Hai tay thầy thuốc làm liên tiếp sao
cho da người bệnh luôn luôn cuộn tròn trong tay.
- Vị trí: Lưng, trán (lông mày).
- Tác dụng: Bình can, giáng hỏa, thanh nhiệt khu phong, tán hàn, nâng cao
chính khí.

Động tác véo


[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

2.7. VÊ
- Cách làm: Dùng ngón cái và ngón trỏ kẹp
lấy ngón tay hoặc ngón chân người bệnh, 2 tay vận
động ngược chiều nhau theo hướng thẳng.
Động tác vê
- Vị trí: Ở ngón tay, ngón chân.
- Tác dụng: Làm trơn khớp, lưu thông khí huyết.

2.8. VỜN
- Cách làm: 2 bàn tay bao lấy 1 vị trí, vận động
ngược chiều nhau kéo theo da thịt của người bệnh cùng
chuyển động.
- Vị trí: Tay, chân, lưng. Động tác vờn

- Tác dụng: Hành khí, hoạt huyết, thông kinh lạc, giãn cơ giảm đau.

2.9. DAY
- Cách làm: Dùng gốc gan bàn tay hoặc mô
ngón cái hoặc mô ngón út hoặc đốt 2 ngón cái day
vòng tròn cùng chiều hoặc ngược chiều kim đồng hồ
(riêng ở bụng day cùng chiều kim đồng hồ).
- Vị trí: Lưng, bụng, tay và chân.
- Tác dụng: Giãn cơ, giảm sưng, hết đau.
Động tác day

2.10. LĂN
- Cách làm: Có 2 cách:
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

+ Dùng mu bàn tay và mô ngón út, các ngón tay để cong tự nhiên, vận động nhẹ nhàng
khớp cổ tay lần lượt lăn trên da thịt người bệnh.
+ Dùng các khớp ngón tay, bàn tay để sấp, lấy đầu ngón tay làm điểm tựa để các khớp
đó lần lượt lăn trên da thịt người bệnh.
Trong 2 cách trên người ta thường chọn cách thứ nhất vì thủ thuật êm dịu, đẹp mắt và
làm được cho cả người gầy và người béo. cách thứ hai chỉ làm cho người béo, còn làm
cho người gầy dễ bị đau
- Vị trí: Lưng, mông, gáy và tứ chi.
- Tác dụng: Khu phong, tán hàn, thông kinh lạc, giãn cơ, giảm đau

Động tác lăn

2.11. BÓP
- Cách làm: Có thể dùng cả bàn tay hoặc 5 ngón tay hoặc ngón cái hoặc
ngón trỏ bóp trực tiếp vào da thịt người
bệnh, lực nặng hay nhẹ tùy từng người.
Tùy theo vị trí mà sử dụng cho thích
hợp. Nếu ở lưng và mông thì dùng cả
bàn tay. Nếu ở chân, vai và tay thì dùng Động tác bóp

5 ngón tay. Nếu ở cổ thì dùng ngón cái và ngón trỏ, nếu bóp vào huyệt thì dung
ngón cái và ngón trỏ.
Chú ý: Không dùng đầu các ngón tay bóp vào cơ vì làm đau người bệnh.
- Vị trí: Đầu, cổ, lưng, vai, mông, tứ chi và huyệt.
- Tác dụng: khu phong tán hàn, thông kinh lạc,
giảm đau.
2.12. PHÁT

[Tên bài giảng] Động tác phát


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Cách làm: Bàn tay hơi khum, lòng bàn tay lõm, các ngón tay khít vào
nhau, vận động nhẹ nhàng khớp cổ tay phát từ nhẹ đến nặng và phát ra tiếng kêu,
khi phát da sẽ đỏ lên một vòng do áp lực không khí trong lòng bàn tay thay đổi gây
nên.
- Vị trí: Vai, lưng, mông, tứ chi, bụng, vùng đại chùy, vùng trước tim.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, mềm cơ, giảm sức căng, khai khiếu tỉnh thần.
Chú ý: Ở bụng phát nhẹ, ở vùng Đại chùy và vùng trước tim thường phát khi tim
ngừng đập, phát thật mạnh từ 3-5 cái làm tim đập trở lại.
2.13. ĐẤM
- Cách làm: Nắm tay lại bờ dưới của bàn tay đấm liên tiếp vào da thịt
người bệnh, có thể đấm 1 hoặc 2 tay, lực nặng nhẹ tùy theo người bệnh.
- Vị trí: Vai, lưng, mông, tứ chi.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, khu phong, tán hàn, bình can, giáng hỏa.

Động tác đấm - chặt

2.14. CHẶT
- Cũng có sách ghép đấm và chặt vào làm một vì tác dụng giống nhau, ở
đây chúng tôi tách ra vì cách làm khác nhau và thuật ngữ trong dân gian cũng khác
nhau.
- Cách làm: Có 2 cách:
+ Duỗi tay: Bàn tay duỗi thẳng, các ngón tay khít lại với nhau, ngón cái xòe chặt
liên tiếp vào da thịt người bệnh, lực nặng hay nhẹ tùy theo người bệnh.
+ Xòe tay: 2 bàn tay áp sát vào nhau, các ngón tay xòe ra, dùng ngón út chặt trực
tiếp vào da thịt người bệnh. Khi chặt ngón út đập vào ngón nhẫn, ngón nhẫn đập vào
ngón giữa đập vào ngón trỏ phát ra tiếng kêu tách tách. Xòe tay như lò xo để giảm xóc,
khi chặt vào đầu không đau.
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Vị trí: Đầu, vai, lưng, mông, tứ chi.


- Tác dụng: Thông kinh lạc, khu phong tán hàn, bình can giáng hỏa.
2.15. ẤN
- Cách làm: Dùng đốt 2 ngón cái (về phía gan tay)
hoặc gốc gan bàn tay hoặc mô ngón út hoặc mô ngón cái
ấn vào da thịt người bệnh từ từ tăng dần, lực nặng nhẹ tùy
theo người bệnh. Khi ấn có thể day gọi là ấn day.
- Vị trí: Thường ấn vào A thị huyệt hoặc những nơi cơ và dây chằng co
cứng.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, giảm đau, giãn cơ.

2.16. BẤM
- Cách làm: Dùng đầu ngón cái hoặc đầu ngón trỏ
bấm vào da thịt người bệnh, bấm từ từ tăng dần, lực nặng hay
nhẹ tùy theo người bệnh.
Chú ý:
Động tác bấm
+ Khi bấm đốt 1 và đốt 2 ngón cái vuông góc với nhau, nếu
lực yếu thì dùng ngón cái hoặc gốc bàn tay bên đối diện ấn vào khớp đốt 1 và 2 để
tăng thêm hiệu lực.
+ Khi bấm huyệt không được day làm dập nát tổ chức gây bầm tím phù nề.
- Vị trí: Nơi cơ co cứng, các huyệt hoặc A thị huyệt.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, giãn cơ, giảm đau.
2.17. ĐIỂM
- Cách làm: Dùng đầu ngón tay cái hoặc khuỷu tay ấn thẳng góc vào da
thịt người bệnh từ từ tăng dần, lực nặng nhẹ tùy theo người bệnh.
Chú ý:
+ Đây là thủ thuật tả mạnh nhất của xoa bóp, nếu làm quá mạnh người bệnh bị
choáng, vì vậy tùy tình trạng hư thực của người bệnh mà sử dụng lực cho thích hợp. Ở
lưng và mông dùng khuỷu tay còn các nơi khác dùng ngón cái.
+ Khi điểm không được day làm dập nát tổ chức gây bầm tím phù nề.
- Vị trí: Lưng, mông, tứ chi và một số huyệt.
- Tác dụng: Thông kinh lạc, giảm đau.
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

Động tác điểm

2.18. RUNG
- Cách làm: Người bệnh ngồi thẳng lưng
trên ghế, 2 tay buông thõng, thầy thuốc dùng 2 tay
nắm chặt bàn tay người bệnh hơi kéo căng tay rung
từ nhẹ đến nặng giống như một làn sóng chuyển
động từ cổ tay đến khớp vai.
Động tác rung
Vị trí: Ở tay
- Tác dụng: Làm trơn khớp, mềm cơ, giãn dây chằng, tăng cường phạm vi
hoạt động của khớp.

2.19. VẬN ĐỘNG


- Cách làm: Tùy theo từng khớp mà có cách vận động khác nhau nhưng nguyên
tắc chung là:
+ Vận động theo chức năng sinh lý của từng khớp.
+ Biên độ vận động tùy tình trạng của khớp. Mục đích vận động khớp là phục hồi
chức năng hoạt động của khớp. Không nên làm động tác quá mạnh gây đau đớn nhưng
cũng không nên quá nhẹ không phục hồi được khả năng bình thường của khớp.
2.19.1. Vận động khớp cổ
- Quay cổ: thầy thuốc đứng phía sau lưng, một tay đỡ
cằm, một tay tỳ vào xương chẩm, vận động đầu người bệnh
nghiêng bên phải và trái, 2 tay thầy thuốc vận động ngược
chiều nhau góc độ tăng dần, làm vài lần thấy cổ mềm mại
thì lắc mạnh sang bên trái, có thể nghe thấy tiếng kêu của
khớp.
Chú ý: không nhất thiết phải gây được tiếng kêu, Vận động khớp cổ

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

không làm quá mạnh gây tổn thương khớp.


- Nghiêng cổ: một cẳng tay của thầy thuốc tỳ vào bên cổ, tay kia tỳ vào
xương đỉnh đẩy đầu nghiêng sang phía tay đỡ, tiếp tục làm bên đối diện.
- Ngửa và cúi cổ: Một tay tựa vào cằm, tay kia dựa vào xương chẩm là
động tác ngửa đầu 2-3 lần.

2.19.2. Vận động khớp vai


Một tay giữ vai, tay kia cầm cổ tay hoặc khuỷu tay người bệnh.
- Quay vòng tròn cánh tay 2-3 lần.
- Đưa cánh tay vắt sang bên đối diện 2-3 lần.
- Đưa cánh tay xuống dưới, ra phía sau và ép vào lưng.

Vận động khớp vai

2.19.3. Vận động khớp háng


Người bệnh nằm ngửa, 2 chân duỗi thẳng.
- Dạng khớp háng: Để gót chân bên háng đau
lên đầu gối bên lành, ngả chân đau xuống mặt giường Vận động khớp háng

3-5 lần.
- Khép khớp háng: 2 chân co lại, bàn chân bám mặt giường, cẳng chân
bên lành bắt chéo gối chân đau và đẩy gối chân đau xuống sát mặt giường 3-5 lần.
- Gấp háng: co chân và gấp đùi lên bụng 3 lần.

2.19.4. Vận động khớp thắt lưng - cùng


Bệnh nhân nằm ngửa co gập 2 chi vào bụng.
Thầy thuốc một tay giữ đầu gối, một tay luồn xuống
dưới xương cùng rồi nâng cao lên làm cho cột sống
cong hết mức, sau đó từ từ thả ra. Làm 3-5 lần.
Vận động khớp thắt lưng -
cùng

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

2.19.5. Vận động cột sống lưng


Người bệnh nằm nghiêng, chân dưới duỗi tự
nhiên, chân trên co, đầu gối sát giường, tay trên để ra
phía sau lưng, tay dưới để tự nhiên.
Thầy thuốc tỳ một cẳng tay vào hông bệnh nhân,
cẳng tay kia tỳ vào hõm trước vai, 2 tay vận động trái chiều nhau,
Vận khi
độnglưng
cột mềm mại
sống lưng
thì đẩy hông ra phía trước đồng thời kéo mạnh vai về phía sau, có thể nghe các khớp
cột sống kêu.
II. HỆ KINH LẠC – HUYỆT VÀ 80 HUYỆT THƯỜNG DÙNG
1. ĐẠI CƯƠNG HỆ KINH LẠC- HUYỆT
1.1. HỆ KINH LẠC
1.1.1. Định nghĩa
Kinh lạc là tên chung của kinh mạch và lạc mạch trong cơ thể. Kinh là đường
thẳng, là cái khung của hệ kinh lạc, đi ở sâu. Lạc là đường ngang, là cái lưới, đi ở nông
từ kinh mạch chia ra như mạng lưới đến khắp mọi nơi.
Hệ kinh lạc gồm các đường kinh nối liền từ trong tạng phủ ra ngoài, và các
đường ngang (lạc) tạo mạng lưới phân bố khắp cơ thể để dinh dưỡng và giúp cơ thể
thích ứng với hoàn cảnh bên ngoài; là con đường vận hành của âm dương, khí huyết,
tân dịch. Hệ kinh lạc cùng lục phủ ngũ tạng, cân mạch, cơ nhục, xương, da, các khiếu,
tứ chi… kết thành một chỉnh thể thống nhất. Trong đường kinh có kinh khí vận hành,
trên đường kinh có các huyệt.
1.1.2. Cấu tạo của hệ kinh lạc
Gồm 12 đường kinh chính, 8 mạch, 15 lạc và vô số lạc mạch.
* Các đường kinh chính tương ứng với mỗi một tạng phủ vì vậy lấy tên của tạng
phủ đó mà đặt tên cho các đường chính kinh. 6 đường kinh âm xuất phát từ 6 tạng đều
ở mặt âm của tứ chi. 6 phủ xuất ra 6 đường kinh dương và đi ở mặt dương của tứ chi. 6
kinh ở chi trên gọi là thủ kinh, 6 kinh ở chi dưới là túc kinh.

Thủ thái âm phế

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

3 kinh âm Thủ quyết âm tâm bào lạc


Thủ thiếu âm tâm
Chi trên Thủ thái dương tiểu trường
3 kinh dương Thủ dương minh đại trường
Thủ thiếu dương tam tiêu
Túc thái âm tỳ
3 kinh âm Túc quyết âm can
Túc thiếu âm thận
Chi dưới Túc thái dương bàng quang
3 kinh dương Túc dương minh vị
Túc thiếu dương đởm

*8 mạch: không xuất ra từ tạng phủ; là các đường để bổ sung chức năng cho 12
đường kinh chính. Trong đó có 2 đường mạch quan trọng là mạch Nhâm (đi dọc theo
đường giữa trước cơ thể để điều hòa các đường kinh Âm từ tạng ra); mạch Đốc (đi dọc
theo cột sống lưng để chi phối các kinh Dương từ phủ ra).

Nhâm mạch Âm duy mạch


Đốc mạch Dương duy mạch
Xung mạch Âm kiểu mạch
Đới mạch Dương kiểu mạch

*15 lạc: Từ 14 đường kinh mạch (12 kinh chính và 2 mạch Nhâm Đốc) có một
đường ngang nối liền 2 kinh biểu lý với nhau và có một trung tâm liên lạc tại huyệt
Đại bao thuộc Tỳ kinh (khoang liên sườn 6 đường nách giữa).
*12 vùng da do 12 đường kinh chính tỏa ra chi phối ở bề mặt da.
*Huyệt: Gồm 319 huyệt ở 12 kinh chính, 52 huyệt ở 2 mạch Nhâm Đốc, cộng
lại là 361 huyệt nằm trên 14 đường kinh mạch (nếu kể cả 2 bên 319 x 2 + 52 = 690
huyệt) và khoảng 400 huyệt ngoài đường kinh (ngoại kinh kỳ huyệt) và huyệt mới (tân
huyệt).
1.1.3. Tác dụng của hệ kinh lạc

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

Bảo vệ cơ thể: thông hành khí huyết trong cơ thể để chống lại ngoại tà.
Khi ngoại tà xâm phạm từ ngoài vào trong tức là từ kinh lạc vào tạng phủ, gây
bệnh ở tạng phủ thì sẽ biểu hiện bệnh lý ở đường kinh mạch đi qua.
Kinh lạc chẩn: khi có sự thay đổi trên đường đi của kinh mạch (đau, tức,
trướng…) người ta chẩn đoán bệnh thuộc tạng phủ tương ứng: Ví dụ: đau đầu vùng
đỉnh do Can, đau nửa đầu do Đởm, đau sau gáy thuộc Bàng quang.
Điều trị: được áp dụng trong châm cứu, xoa bóp bấm huyệt và thuốc: Ví dụ: Ma
hoàng vào Phế nên điều trị ho hen; vào Bàng quang nên có tác dụng lợi niệu.
1.2. ĐẠI CƯƠNG VỀ HUYỆT
1.2.1. Khái niệm:
Huyệt là những điểm nằm trên da, cơ, chỗ lõm của đầu xương khớp của cơ thể.
Theo sách Linh khu: “Huyệt là nơi hoạt động thần khí vào ra, nó được phân bố khắp ở
phần ngoài (phần biểu), nhưng không phải là hình thái tại chỗ của da, cơ, gân,
xương”.
Huyệt có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động của các cơ quan tạng phủ, thần
kinh, mạch máu… tại nơi huyệt cư trú, là cửa ngõ ra vào của “khí” (chính khí, tà khí)
và huyệt cũng là nơi tiếp nhận các hình thức chữa bệnh (như châm cứu, xoa bóp, đắp
thuốc).
Tên huyệt: mỗi huyệt có một tên gọi, có một số huyệt có nhiều tên gọi khác
nhau, cách đặt tên huyệt cũng có nhiều cách.
1.2.2. Phân loại:
- Huyệt trên kinh (kinh huyệt).
- Huyệt ngoài kinh (kinh kỳ ngoại huyệt).
- A thị huyệt (thống huyệt): lấy nơi đau làm huyệt.
1.2.3. Phương pháp lấy huyệt:
- Dựa theo vị trí tự nhiên của cơ thể: dùng mốc cơ, xương, thần kinh, mạch
máu…
- Dùng đơn vị đo lường theo Y học cổ truyền là thốn (còn gọi là tấc) và khoát
ngón tay trên bệnh nhân:
+ Thốn: chiều dài đoạn nối giữa hai đầu tận cùng của hai nếp đốt ngón 2 ngón
giữa khi co ngón giữa và ngón cái tạo thành vòng tròn.
+ Khoát: chiều ngang mức khớp đốt 1-2 ngón trỏ.
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

1.2.4. Tác dụng của huyệt:


Huyệt có quan hệ chặt chẽ với kinh lạc và tạng phủ tương ứng trong sinh lý và
bệnh lý. VD: Thần môn thuộc kinh Tâm sẽ có quan hệ mật thiết với đường kinh, tổ
chức đường kinh đi qua và tạng Tâm.
Phòng và chữa bệnh: Là nơi tiếp nhận các kích thích, giúp điều hòa các rối loạn
bệnh lý, lập lại cân bằng sinh lý.

2. TÁC DỤNG CỦA CÁC HUYỆT THEO VÙNG CƠ THỂ


2.1. HUYỆT VÙNG ĐẦU MẶT
2.1.1. Chỉ định điều trị:
- Tại chỗ: các bệnh đau, liệt dây thần kinh VII, III, V; nhức đầu, các bệnh về
mắt tai mũi xoang.
- Toàn thân: ngất, sốt cao, co giật, sa trực tràng, cúm, cảm mạo
2.1.2. Chú ý:
- Không nên cứu hoặc cẩn thận khi cứu tránh bỏng ở mặt.
- Các vùng da sát xương (trán, đầu) hoặc gần mắt nên châm nông 2mm và góc
châm 15°, tránh vào mắt.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

2.1.3. Vị trí, tác dụng các huyệt thường dùng:


- Ấn đường (ngoài kinh)
+ Vị trí: chỗ lõm giữa 2 cung lông mày,
thẳng trên sống mũi.
+ Tác dụng: chữa nhức đầu, co giật ở trẻ em.

- Dương bạch (kinh Đởm)


+ Vị trí: ở trước trán, từ huyệt Ngư yêu (điểm
giữa cung lông mày) đo lên trên 1 thốn.
+ Tác dụng: Chữa liệt VII, viêm màng tiếp
hợp, chắp lẹo, viêm tuyến lệ.

- Tình minh (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: chỗ lõm cách góc trong mi
mắt trên 2mm.
+ Tác dụng: chữa liệt dây VII, viêm
màng tiếp hợp, chắp lẹo, viêm tuyến lệ.
- Toản trúc (kinh Bàng quang)
+ Vị trí: ở chỗ lõm đầu trong cung
lông mày.
+ Tác dụng: chữa viêm xoang trán,
nhức đầu, viêm màng tiếp hợp, chắp lẹo,
liệt VII.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Ngư yêu (ngoài kinh)


+ Vị trí: nằm ở chỗ lõm chính giữa
cung lông mày.
+ Tác dụng: chữa đau mắt đỏ, máy
mắt, sụp mi, mắt nhắm không kín, liệt VII.

- Ty trúc không (kinh Tam tiêu)


+ Vị trí : chỗ lõm đầu ngoài cung
lông mày.
+ Tác dụng: chữa nhức đầu, bệnh
về mắt, liệt VII.

- Đồng tử liêu (kinh Đởm)


+ Vị trí: cách khóe ngoài mắt 1/2
thốn, tương đương với mỏm ổ mắt ngoài.
+ Tác dụng: chữa liệt mặt, các bệnh
về mắt.

- Thừa khấp (kinh Vị)


+ Vị trí: dưới mi mắt dưới
7/10 thốn, huyệt tương đương với
hõm dưới ổ mắt.
+ Tác dụng: chữa viêm
màng tiếp hợp, chắp lẹo, liệt
VII.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Thái dương (ngoài kinh)


+ Vị trí: Chính giữa khoảng cuối lông mày, đuôi
mắt ngoài đo ra sau 1 thốn (nơi có cảm giác đau
nhất là huyệt).
+ Tác dụng: chữa đau đầu, đau răng, viêm
màng tiếp hợp.

- Nghinh hương (kinh Đại trường)


+ Vị trí: từ chân cánh mũi đo ra ngoài
2/10 thốn.
+ Tác dụng: chữa viêm mũi dị ứng,
ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy máu cam, liệt
VII.

- Nhân trung (mạch Đốc)


+ Vị trí: điểm giữa 1/3 trên và 2/3
dưới trên rãnh nhân trung.
+ Tác dụng: chữa choáng, ngất, hôn
mê, sốt cao, co giật, liệt VII.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Địa thương (kinh Vị)


+ Vị trí: từ khóe miệng đo ra ngoài 4/10
thốn.
+ Tác dụng: chữa liệt VII, đau răng

- Thừa tương (mạch Nhâm)


+ Vị trí: chỗ lõm dưới cơ vòng
môi dưới.
+ Tác dụng: chữa ngất, liệt mặt,
trụy mạch.
- Giáp xa (kinh Vị)
+ Vị trí: từ Địa thương đo ra sau 2
thốn về phía góc hàm hoặc từ góc xương
hàm dưới đo vào 1 thốn, hoặc cắn chặt 2
hàm răng, huyệt nằm nơi cao nhất trên cơ
nhai.
+ Tác dụng: chữa liệt VII ngoại biên,
đau dây V, đau răng.

- Thính cung (kinh Tiểu trường)


+ Vị trí: chỗ lõm ngay trước giữa nắp tai
+ Tác dụng: chữa liệt VII, ù tai, viêm tai
giữa, viêm tuyến mang tai

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Ế phong (kinh Tam tiêu)


+ Vị trí: chỗ lõm giữa xương hàm
dưới và xương chũm, ấn dái tai xuống rãnh
tới đâu là huyệt.
+ Tác dụng: chữa liệt VII, ù tai, viêm
tuyến mang tai

- Bách hội (mạch Đốc)


+ Vị trí: giao của hai đường: một
đường nối đỉnh cao của hai vành tai và một
đường giữa qua sống mũi.
+ Tác dụng: chữa sa trực tràng, nhức
đầu, cảm cúm, ngạt mũi.

- Tứ thần thông (ngoài kinh)


+ Vị trí: huyệt nằm ở 4 phía của Bách hội,
từ huyệt Bách hội đo ra 4 phía, mỗi phía 1 thốn
theo chiều trước – sau và trái – phải,
+ Tác dụng: chữa nhức đầu, trúng phong,
choáng váng, mất ngủ, làm tăng cường hoạt
động
của não.

- Suất cốc (kinh Đởm)


+ Vị trí: thẳng đỉnh tai đo lên 1,5 thốn.
+ Tác dụng: chữa đau nửa đầu, choáng
váng, cai nghiện (rượu, thuốc, ma túy).

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Phong trì (kinh Đởm)


+ Vị trí: giữa xương chẩm – C1
đo ngang ra 2 thốn; hoặc huyệt ở chỗ
lõm ngoài cơ thang, sau cơ ức đòn
chũm.
+ Tác dụng: chữa đau vai gáy,
cao huyết áp, bệnh mắt, cảm mạo, nhức
đầu…

2.2. HUYỆT VÙNG CHI TRÊN


2.2.1. Chỉ định điều trị:
- Tại chỗ: điều trị các chứng đau, liệt dây thần ngoại biên: mũ, quay, giữa, trụ.
Đau khớp: vai, khuỷu, cổ bàn tay.
- Toàn thân: Hạ sốt, mất ngủ, rối loạn thần kinh tim, nôn mửa, ho hen, cơn đau
nội tạng.
2.2.2. Kỹ thuật châm:
- Châm nông 2mm các huyệt 5 đầu ngón tay.
- Không cứu các huyệt vùng cổ tay.
2.2.3. Vị trí, tác dụng các huyệt thường dùng:
- Kiên ngung (kinh Đại trường)
+ Vị trí: chỗ lõm dưới mỏm cùng
vai, nơi bắt đầu cơ delta.
+ Tác dụng: chữa đau khớp vai,
đau bả vai, đám rối thần kinh cánh tay,
liệt dây mũ, liệt cánh tay.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Tý nhu (kinh Đại trường)


+ Vị trí: huyệt ở đầu cuối của cơ Delta,
trên đường nối huyệt Kiên ngung và Khúc trì.
+ Tác dụng: chữa đau nhức cánh tay và
khuỷu tay, không giơ được cánh tay, viêm
quanh khớp vai.

- Khúc trì (kinh Đại trường)


+ Vị trí: gấp khuỷu tay 90°,
huyệt ở đầu ngoài nếp gấp khuỷu.
+ Tác dụng: chữa đau họng,
sốt cao, cảm cúm, đau khớp khuỷu
tay, liệt chi trên, mụn nhọt, kinh
nguyệt không đều, loa lịch, đau bụng, ỉa chảy, lị.
- Xích trạch (kinh Phế)
+ Vị trí: Ở nếp khuỷu, rãnh nhị đầu ngoài
(rãnh gân phía ngón cái). Khi xác định huyệt,
bệnh nhân hơi gấp cẳng tay để bộc lộ gân cơ nhị
đầu.
+ Tác dụng: chữa hen suyễn, ho ra máu,
viêm họng, tức ngực, khó thở, viêm tuyến vú,
đau khớp khuỷu tay, đau dây thần kinh cánh tay,
liệt chi
trên.
- Khúc trạch (kinh Tâm bào)
+ Vị trí: huyệt nằm trên lằn khuỷu
tay, trên rãnh nhị đầu trong, bên trong gân cơ
nhị đầu.
+ Tác dụng: Chữa đau khớp khuỷu
tay, đau dây thần kinh giữa, sốt cao, say
nóng, nôn mửa.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Thiếu hải (kinh Tâm):


+ Vị trí: gấp khuỷu tay, huyệt ở tận
cùng đầu trong nếp gấp.
+ Tác dụng: chữa đau khớp khuỷu, đau
thần kinh trụ, cơn đau thắt ngực, đau vùng
trước tim.

- Tiểu hải (kinh Tiểu trường)


+ Vị trí: trên rãnh ròng rọc cánh
tay, nơi thần kinh trụ đi qua.
+ Tác dụng: chữa đau khớp khuỷu,
đau thần kinh trụ, co giật.

- Nội quan (kinh Tâm bào)


+ Vị trí: từ chính giữa lằn chỉ cổ tay đo lên 2
thốn, giữa 2 gân cơ gan tay lớn và gan tay bé.
+ Tác dụng: chữa đau khớp cổ tay, đau thần
kinh giữa, rối loạn thần kinh tim, ít ngủ, đau dạ dày,
nôn mửa.

- Ngoại quan (kinh Tam tiêu):


+ Vị trí: Từ cổ tay đo lên 2 thốn, đối xứng với
huyệt Nội quan bên trong.
+ Tác dụng: chữa đau khớp khuỷu, cổ tay, nhức
nửa đầu, cảm mạo, sốt, đau vai gáy, viêm tai.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Thần môn (kinh Tâm)


+ Vị trí: trên lằn chỉ cổ tay, huyệt ở
giữa đầu dưới xương trụ và xương đậu.
+ Tác dụng: chữa đau khớp cổ tay,
đau dây thần kinh trụ, mất ngủ, rối loạn
thần kinh tim, co giật ở trẻ.

- Dương trì (kinh Tam tiêu)


+ Vị trí: Chỗ trũng ở nếp lằn mu cổ tay,
phía ngoài gân cơ duỗi chung (xác định đường đi
dọc theo kẽ ngón tay 4,5 đi lên cổ tay)
+ Tác dụng: chứa đau khớp cổ tay, ù tai,
điếc tai, cảm mạo, nhức nửa đầu.
- Hợp cốc (kinh Đại trường):
+ Vị trí: nằm ở kẽ xương đốt bàn tay 1 và 2 ở
trên cơ liên đốt mu tay 1, phía dưới trong xương đốt
bàn tay 2.
- Đặt nếp gấp đốt 2 ngón tay cái của bàn tay
bên này lên kẽ ngón cái và ngón trỏ (hổ khẩu) bàn
tay bên kia của bệnh nhân, đầu ngón cái tới đâu là
huyệt ở đó hơi lệch về phía ngón trỏ.
+ Tác dụng: chữa đau đầu, ù tai, mất ngủ, ra
mồ hôi trộm, sốt cao, cảm mạo, đau răng, viêm Amidan, ho, chảy máu cam, đau mắt,
liệt VII ngoại biên.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Bát tà (ngoài kinh)


+ Vị trí: mỗi bên gồm 4 huyệt, huyệt nằm
trên đường tiếp da gan – mu tay ở kẽ 5 ngón tay
giữa các ngón tay và ngang với khe khớp bàn –
ngón tay.
+ Tác dụng: chữa viêm khớp bàn ngón
tay, đau răng, liệt chi trên.

2.3. HUYỆT VÙNG LƯNG – THẮT LƯNG


2.3.1. Chỉ định điều trị:
- Chữa đau thần kinh liên sườn, đau vai gáy, đau cột sống thắt lưng cùng.
- Các bệnh về bộ máy tiêu hóa: cơn đau dạ dày, đầy bụng, nôn mửa, ỉa chảy, kiết
lỵ, táo bón, cơn đau vùng gan, giun chui ống mật, ỉa chảy, sa trực tràng, trĩ chảy máu.
- Bệnh về bộ máy sinh dục, tiết niệu: bí đái, di niệu, viêm tinh hoàn, viêm bàng
quang, cơn đau quặn thận, rong kinh, rong huyết, thống kinh, kinh không đều.
2.3.2. Lưu ý:
- Tránh châm quá sâu sẽ vào màng phổi, phổi.
- Không châm sâu quá vào vùng thượng vị, tránh châm vào phúc mạc.

2.3.3. Vị trí, tác dụng các huyệt thường dùng


- Đại chùy (mạch Đốc)
+ Vị trí: giữa khe C7- D1.
+ Tác dụng: chữa sốt cao, điên cuồng, chảy
máu cam, sốt rét, khó thở.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Kiên tỉnh (kinh Đởm)


+ Vị trí: điểm giữa huyệt Đại chùy và Kiên
ngung.
+ Tác dụng: chữa đau vai gáy, suy nhược
cơ thể, đau lưng, ít sữa, viêm tuyến vú.

-
Thiên tông (kinh Tiểu trường)
+ Vị trí: chính giữa xương bả vai.
+ Tác dụng: chữa đau nhức vùng vai
trên, vùng cánh tay.

- Đại trữ (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe từ D1- D2 đo
ngang ra 1,5 thốn.
+ Tác dụng: chữa cảm mạo, ho hen,
đau lưng, đau vai gáy.

- Phong môn (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D2-D3 đo
ngang ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa cảm, cúm, ho, hen.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Phế du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D3- D4 đo ngang
ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa ho, hen, khó thở, lẹo
mắt, viêm tuyến vú.

- Tâm du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D5- D6 đo
ngang ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa ho, mất ngủ,
mộng tinh, điên cuồng, tim hồi hộp.

- Cách du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D7- D8 đo
ngang ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa ho, đau thắt vùng
tim, nấc, nôn, thiếu máu.

- Can du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D9- D10 đo
ngang ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa cao huyết áp, viêm
màng tiếp hợp, đau dạ dày, đau vùng gan,
giun chui ống mật.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Đởm du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D10- D11 đa
ngang ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa vàng da, đắng
miệng, đau ngực sườn, triều nhiệt.

- Tỳ du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D11- D12 đo
ngang ra 1,5 thốn.
+ Tác dụng: chữa đau thượng vị, bụng
đầy chướng ỉa chảy, chậm tiêu.

- Vị du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ giữa khe D12- L1 đo
ngang ra 1,5 thốn
+ Tác dụng: chữa cơn đau dạ dày,
nôn mửa, ăn không tiêu.

- Mệnh môn (mạch Đốc)


+ Vị trí: giữa đốt L2- L3.
+ Tác dụng: chữa di tinh, đái dầm, ỉa
chảy mạn, đau eo lưng.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Thận du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: L2- L3 đo ngang ra 1,5
thốn.
+ Tác dụng: chữa đau lưng, đau
thần kinh đùi, di tinh, ù tai, điếc, giảm thị
lực.

- Đại trường du (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ L4- L5 đo ngang ra 1,5
thốn.
+ Tác dụng: chữa đau dây tọa, táo
bón, sa trực tràng, trĩ.

- Thượng liêu (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: từ Đại trường du đo xuống
2 thốn, vào trong 0,75 thốn (ứng với lỗ
cùng 1)
+ Tác dụng: chữa rong kinh, rong
huyết, thống kinh, dọa sảy, đau thần kinh
cùng, đái dầm.
2.4. HUYỆT VÙNG CHI DƯỚI
2.4.1. Chỉ định điều trị:
- Tại chỗ: đau thần kinh đùi, thần kinh hông to, đau các khớp: háng, gối, cổ chân,
bàn chân.
- Toàn thân: bệnh về bộ máy sinh dục tiết niệu (đái dầm, di tinh, liệt dương, kinh
nguyệt không đều, thống kinh, rong kinh, bí đại tiểu tiện…), bệnh về bộ máy tiêu hóa
(ăn kém, đầy bụng, khó tiêu, ỉa chảy, lỵ…), nhức đầu mất ngủ, cao huyết áp.
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

2.4.2. Vị trí các huyệt thường dùng:


- Hoàn khiêu (kinh Đởm)
+ Vị trí: Vị trí: Điểm 1/3 giữa ngoài
đường nối từ mấu chuyển lớn xương đùi với lỗ
mẻ xương cùng 4 (yêu du).
+ Tác dụng: chữa đau khớp háng, đau
dây tọa, liệt chi dưới.

- Thừa phù (kinh Bàng


quang)
+ Vị trí: ở giữa nếp lằn mông.
+ Tác dụng: chữa đau dây tọa,
đau lưng, liệt chi dưới.

- Ân môn (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: điểm giữa đường nối từ huyệt
Thừa phù tới huyệt Ủy trung.
+ Tác dụng: chữa đau ngang thắt lưng, đau
thần kinh hông.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Ủy trung (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: điểm giữa nếp lằn trám
khoeo chân.
+ Tác dụng: chữa đau thắt lưng trở
xuống, đau đầu gối, đau dây thần kinh tọa,
hạ sốt.

- Thừa sơn (kinh Bàng quang)


+ Vị trí: giữa cẳng chân sau, trên
cơ dép, nơi hợp lại của 2 cơ sinh đôi.
+ Tác dụng: chữa đau dây thần
kinh tọa, táo bón, chuột rút.

- Huyết hải (kinh Tỳ)


+ Vị trí: co đầu gối 90° từ giữa bờ
trên xương bánh chè đo lên trên 1 thốn, đo
vào trong 2 thốn.
+ Tác dụng: chữa đau khớp gối, đau
thần kinh đùi, kinh nguyệt không đều, xung
huyết, mày đay, eczema.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Lương khâu (kinh Vị)


+ Vị trí: gấp đầu gối, từ điểm giữa bờ trên
xương bánh chè đo lên 2 thốn, đo ra ngoài 1 thốn.
+ Tác dụng: chữa đau khớp gối, đau thần
kinh đùi, đau dạ dày, viêm tuyến vú.

- Độc tỵ (kinh Vị)


+ Vị trí: chỗ lõm đầu dưới trước ngoài
xương bánh chè.
+ Tác dụng: chữa đau khớp gối.

- Túc tam lý (kinh Vị)


+ Vị trí: Dưới huyệt Độc tỵ 3 thốn, cách
mào chày 1 khoát ngón tay về phía ngoài.
+ Tác dụng: chữa viêm khớp gối, đau thần
kinh tọa, kích thích tiêu hóa (chậm tiêu, ợ hơi, táo
bón), ỉa chảy, kiết lỵ, cơn đau dạ dày. Là huyệt
cường tráng (khi cứu, khi xoa bóp có tác dụng phòng bệnh).
- Dương lăng tuyền (kinh Đởm)
+ Vị trí: Chỗ trũng phía ngoài cẳng chân,
huyệt ở chỗ lõm phía trước dưới chỏm xương mác.
+ Tác dụng: chữa đau khớp gối, đau thần kinh
tọa, đau nửa đầu, đau vai gáy, đau liên sườn (cùng
bên với huyệt), giun chui ống mật.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Phong long (kinh Vị)


+ Vị trí: từ huyệt Túc tam lý đo xuống 5
thốn, đo ngang ra ngoài 1 khoát ngón tay.
+ Tác dụng: chữa đau bụng vùng thượng
vị, hen suyễn, đờm nhiều, chóng mặt, nhức đầu,
đau khớp gối, viêm họng, liệt chi dưới, co giật.

- Tam âm giao (kinh Tỳ)


+ Vị trí: từ lồi cao mắt cá trong
xương chày đo lên 3 thốn, từ bờ trong
xương chày đo ra sau 1 khoát ngón tay.
+ Tác dụng: chữa rong kinh, rong
huyết, dọa sảy thai, bí đái, đái dầm, di
tinh, viêm tinh hoàn, mất ngủ, nhức đầu.
- Côn lôn (kinh Bàng quang)
+ Vị trí: chỗ trũng ngay sau
ngang lồi mắt cá ngoài ½ thốn.
+ Chữa: nhức đầu, đau vùng vai
gáy, hoa mắt, chảy máu cam, đau lưng,
đau cổ chân, co giật.

-
Thái xung (kinh Can)
+ Vị trí: từ kẽ ngón chân 1-2 đo lên 2 thốn
về phía mu chân.
+ Tác dụng: chữa đau viêm tinh hoàn, nhức
đầu vùng đỉnh, cao huyết áp, viêm màng tiếp hợp,
kinh nguyệt không đều, rong kinh, đái dầm, thống
kinh.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

- Nội đình (kinh Vị)


+ Vị trí: kẽ ngón 2-3 đo lên 1/2 thốn về
phía mu chân.
+ Tác dụng: chữa đau răng hàm dưới, liệt
VII, chảy máu cam, đầy bụng, sốt cao, giun chui
ống mật.

- Bát phong (ngoài kinh)


+ Vị trí: gồm 4 huyệt mỗi bên, huyệt nằm
trên đường tiếp giáp da gan – mu chân và ở đầu
nếp kẽ giữa 5 ngón chân.
+ Tác dụng: đau các đốt ngón chân, cước
khí.

III. XOA BÓP ĐIỀU TRỊ MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP

ĐAU ĐẦU – MẤT NGỦ

1. CHỈ ĐỊNH
- Đau đầu do cảm mạo.
- Đau đầu do thiểu năng tuần hoàn não.
- Đau đầu do SNTK.
- Do tăng huyết áp (trừ cơn tăng HA kịch phát).
2. TRÌNH TỰ XOA BÓP
Người bệnh ngồi trên ghế tựa hoặc nằm.
1. Miết vùng trán 5-10 lần: Dùng ngón tay cái miết từ Ấn đường dọc theo
cung lông mày ra huyệt Thái dương, sau đó miết dần theo hình nan quạt cho hết
vùng trán.
2. Miết từ Ấn đường dọc theo cung lông mày ra huyệt Thái dương, vòng
lên Đầu duy, vòng qua tai ra huyệt Phong trì 3 lần.
3. Phân hợp vùng trán 5-10 lần: phối hợp thủ thuật phân và hợp cùng lúc.
4. Vỗ đầu 3 vòng: 2 bàn tay để đối diện nhau, vỗ xung quanh đầu với một
lực như nhau.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

5. Gõ đầu 3 vòng: dùng thủ thuật chặt bằng ngón tay.


6. Bóp vòng quanh đầ u: 3 lầ n.
7. Bấ m các huyê ̣t tại chỗ và các huyệt an thần
8. Chải đầu 3 lầ n (mỗi lầ n làm hết vùng đầ u): xòe 5 ngón tay chải đầ u từ
trước ra sau và ra 2 bên.
Nếu bê ̣nh nhân có kèm theo đau mỏi cổ gáy thì làm thêm các thủ thuật sau:
+ Bóp vùng gáy 3 lầ n.
+ Bấ m thêm huyê ̣t vùng cổ gáy
+ Vận động cổ: Một tay để ở cằ m, mô ̣t tay để vùng chẩ m, 2 tay vâ ̣n đô ̣ng ngươ ̣c
chiề u nhau mô ̣t cách dễ dàng sau đó đô ̣t nhiên làm ma ̣nh mô ̣t cái sẽ phát ra tiế ng kêu
khu ̣c sau đó đổ i chiề u làm phiá bên kia.
Liệu trình: mỗi ngày xoa bóp mô ̣t lầ n, mỗi lầ n 30 phút. Nế u do cảm ma ̣o làm 1-3
lầ n thì khỏi, còn các nguyên nhân khác chỉ điề u tri ̣ triê ̣u chứng vì vâ ̣y lúc nào đau thì
xoa bóp.

LIỆT DÂY THẦN KINH VII NGOẠI BIÊN


1. CHỈ ĐỊNH
Xoa bóp liệt dây Thần kinh số VII ngoại biên do các nguyên nhân sau:
- Do la ̣nh
- Do nhiễm trùng.
- Do chấ n thương.
Cầ n phố i hơ ̣p với điều tri ̣nguyên nhân, và nên phối hợp với các thủ thuật khác như:
điện châm, Thủy châm….
2. TRÌNH TỰ XOA BÓP
Người bê ̣nh nằ m ngửa thầ y thuốc đứng hoă ̣c ngồi lầ n lươ ̣t làm các thủ thuâ ̣t sau:
1. Dùng ngón cái miế t từ Tình minh lên Toản trúc 5- 10 lầ n.
2. Dùng ngón cái miết từ Ấn đường do ̣c theo cung lông mày ra huyê ̣t Thái
dương 5-10 lầ n.
3. Day vòng quanh mắ t 5- 10 lần.
4. Miế t từ góc mũi qua Nghinh hương xuống Điạ thương 5- 10 lầ n.
5. Phân nhân trung và Thừa tương 5- 10 lầ n.
6. Day vòng quanh môi 5- 10 lầ n.
7. Xát má 5- 10 lầ n.
8. Bấ m các huyê ̣t tại chỗ.
9. Bóp má 3 lần.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

Liệu trình: Ngày xoa bóp mô ̣t lầ n, mỗi lầ n 20 phút, làm đế n khi khỏi mới thôi.

ĐAU VAI GÁY CẤP


Đau vai gáy cấp tính là mô ̣t bê ̣nh xảy ra đô ̣t ngô ̣t làm người bê ̣nh đau và không
vâ ̣n đô ̣ng đươ ̣c cổ , các cơ thang và cơ ức đòn chũm co cứng.
1. CHỈ ĐỊNH
Xoa bóp đau vai gáy cấp do các nguyên nhân sau:
- Do la ̣nh.
- Do tư thế: do kê gối quá cao so với mo ̣i ngày.
- Do lao đô ̣ng: do mang vác quá sức trên vai.
2. TRÌNH TỰ XOA BÓP
1. Xoa, xát từ mỏm vai qua vùng Kiên tỉnh vùng Phong môn đế n Phong trì 3 lầ n
2. Day vùng như trên 3- 5 lầ n.
3. Lăn vùng như trên 3- 5 lầ n.
4. Bóp vùng như trên 3- 5 lần.
5. Bấ m các huyệt tại chỗ, tùy theo hướng đau của Bệnh nhân
6. Vâ ̣n đô ̣ng cổ.
7. Bóp vùng gáy một lầ n nữa.
8. Phát.
Liệu trình: Ngày xoa bóp mô ̣t lầ n, mỗi lầ n làm 20 phút.
khỏi.

ĐAU LƯNG CẤP


Đau lưng cấp là mô ̣t bê ̣nh xảy ra đột ngô ̣t sau khi bê, mang vác nă ̣ng hoă ̣c do
lạnh làm cứng các cơ lưng và thắt lưng gây đau và ha ̣n chế các đô ̣ng tác vâ ̣n đô ̣ng cô ̣t
số ng. Nế u nă ̣ng người bê ̣nh nằm ta ̣i chỗ không đi lại đươ ̣c.
1. CHỈ ĐỊNH
Xoa bóp do các nguyên nhân sau đây:
- Do lao đô ̣ng nặng.
- Do la ̣nh.
- Do vận động cột sống ma ̣nh, đô ̣t ngô ̣t quá tầ m thiế u chuẩ n bi.̣
2. TRÌNH TỰ XOA BÓP
Người bê ̣nh nằm sâp trên giường, thầ y thuố c đứng lầ n lươ ̣t làm các thủ thuâ ̣t sau:
1. Xoa, xát do ̣c 2 bên cô ̣t số ng từ D7 đế n mông 3- 5 lầ n.
2. Day 2 bên cô ̣t số ng từ D7 đế n mông 3- 5 lầ n
3. Lăn 2 bên cô ̣t số ng từ D7 đế n mông 3- 5 lầ n.
4. Bóp 2 bên cô ̣t số ng từ D7 đế n mông 3- 5 lầ n.
[Tên bài giảng]
Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

5. Véo cuộn từ D7 đế n mông 3- 5 lầ n


6. Bấ m các huyê ̣t tại chỗ.
7. Nắ n cô ̣t số ng nếu đố t sống bi ̣di lê ̣ch.
8. Vâ ̣n đô ̣ng cột số ng: có 2 đô ̣ng tác:
- Vận động khớp thắt lưng- cùng
- Vận động cột sống lưng
Chú ý: Động tác gấp người nghi ngờ thoát vị đĩa đệm thì không làm.
9. Phát vùng thắ t lưng mô ̣t lươ ̣t.
Liệu trình: Ngày làm mô ̣t lầ n, mỗi lầ n khoảng 25 phút.

ĐAU THẦN KINH TỌA


1. CHỈ ĐỊNH
Đau thầ n kinh to ̣a có nhiều nguyên nhân, có nguyên nhân xoa bóp đơn thuầ n có
kết quả tố t, có những nguyên nhân xoa bóp kế t hơ ̣p với thuốc YHHĐ, có những
nguyên nhân xoa bóp gây ra nguy hiể m. Vì vâ ̣y vấ n đề chỉ định rấ t quan tro ̣ng.
- Đau thầ n kinh to ̣a do la ̣nh.
- Đau thầ n kinh to ̣a do thoái hóa cô ̣t số ng.
- Đau thần kinh tọa do thoát vị điã đệm bán phầ n và di đô ̣ng.
2. TRÌNH TỰ XOA BÓP
Người bê ̣nh nằ m sấ p thầ y thuốc đứng lần lươ ̣t làm các thủ thuâ ̣t sau:
1. Xoa, xát do ̣c từ thắt lưng tới mă ̣t sau hoặc ngoài cẳ ng chân 3- 5 lầ n.
2. Day do ̣c từ thắt lưng tới mặt sau hoặc ngoài cẳ ng chân 3- 5 lầ n.
3. Lăn do ̣c từ thắt lưng tới mặt sau hoặc ngoài cẳ ng chân 3- 5 lầ n.
4. Bóp do ̣c từ thắ t lưng tới mă ̣t sau hoặc ngoài cẳ ng chân 3- 5 lầ n.
5. Véo cuộn từ thắ t lưng tới mông 3- 5 lầ n.
6. Vờn đùi và cẳng chân 3- 5 lầ n.
7. Bấ m huyê ̣t tại chỗ tùy theo tổn thương rễ L5 hay S1 mà chọn huyệt cho
phù hợp.
8. Vâ ̣n đô ̣ng cô ̣t số ng:
- Vận động khớp thắt lưng- cùng
- Vận động cột sống lưng
Chú ý: Động tác gấp người nghi ngờ thoát vị đĩa đệm thì không làm.
9. Vâ ̣n đô ̣ng chân: Người bê ̣nh nằ m ngửa co chân bi ̣ đau, mô ̣t tay thầ y
thuố c nắ m lấ y cổ chân, mô ̣t tay để ở đầ u gố i, gâ ̣p chân người bê ̣nh vào bu ̣ng rồ i

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

kéo duỗi thẳ ng chân làm như vâ ̣y 3 lầ n, đế n lầ n thứ 3 khi duỗi thẳ ng chân thì
giâ ̣t ma ̣nh mô ̣t cái.
10. Người bê ̣nh nằm sấp, phát từ thắt lưng xuố ng mă ̣t sau cẳ ng chân mô ̣t lầ n.
Liệu trình: Ngày xoa bóp mô ̣t lầ n mỗi lầ n 30 phút. Mô ̣t đơ ̣t điề u tri ̣2 tuầ n nế u chưa
khỏi thì nghỉ mô ̣t tuầ n sau đó điề u trị tiế p. Trong thời gian nghỉ thay châm cứu bằ ng
thuố c thang.

PHỤC HỒI DI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI DO TBMMN


1. CHỈ ĐỊNH
Xoa bóp tấ t cả các nguyên nhân gây ra liệt (trừ xơ cứng ma ̣ch). Sau khi qua giai đoa ̣n hôn
mê.
2. TRÌNH TỰ XOA BÓP
Người bệnh nằm ngửa, nằ m nghiêng hoă ̣c nằ m sấp, thầ y thuố c đứng xoa bóp nửa
người bên liê ̣t.
Xoa bóp tay
1. Xoa, xát từ vai xuố ng bàn tay 3 lầ n.
2. Day từ vai xuố ng bàn tay 3 lầ n.
3. Lăn từ cẳng tay đế n vai 3 lầ n.
4. Bóp từ cẳ ng tay đế n vai 3 lầ n.
5. Vờn cánh tay và cẳng tay 3 lần.
6. Bấ m huyê ̣t tại chỗ (thường chọn các huyệt kinh Dương)
7. Vê ngón tay.
8. Rung tay.
9. Vâ ̣n đô ̣ng ngón tay, khớp khuỷu, khớp cổ tay và ngón tay.
10. Phát mô ̣t lượt.
Xoa bóp chân: BN nằm ngửa
1. Xoa, xát từ đùi đế n cẳng chân 3 lầ n.
2. Day từ đùi đế n cẳng chân 3- 5 lần.
3. Lăn từ đùi đế n cẳng chân 3- 5 lần.
4. Bóp từ đùi đế n cẳng chân 3- 5 lầ n.
5. Vờn đùi và cẳng chân 3 lần.
6. Bấ m các huyê ̣t tại chỗ
7. Vâ ̣n động khớp háng, khớp gố i, khớp cổ chân và ngón chân.
8. Vê ngón chân.

[Tên bài giảng]


Trường Đại học Y Dược Hải Phòng CTĐT Y khoa dựa trên năng lực năm 6
Module: Y HỌC CỔ TRUYỀN Bộ môn: CHÂM CỨU VÀ PPKDT

9. Phát chân mô ̣t lươ ̣t.


10.
Xoa bóp lưng
1. Xoa, xát từ vai đế n mông 3 lầ n.
2. Day từ vai đến mông 3 lầ n.
3. Lăn từ vai đến mông 3 lầ n.
4. Bóp từ vai đế n mông 3 lầ n.
5. Bấ m các huyê ̣t tại chỗ.
6. Vâ ̣n đô ̣ng cô ̣t số ng.
7. Phát lưng mô ̣t lươ ̣t.
Nế u người bê ̣nh có đau đầ u mỏi cổ thì xoa bóp thêm vùng đầ u và cổ.
Liệu trình: Ngày xoa bóp mô ̣t lầ n, mỗi lầ n từ 30-40 phút. Làm 2 tuầ n, nghỉ mô ̣t
tuầ n, rồ i lại tiế p tu ̣c. Cầ n hướng dẫn cho người bệnh luyê ̣n tâ ̣p hàng ngày để hồ i phu ̣c
nhanh hơn.
IV. TÀI LIỆU HỌC TẬP
1. Tài liệu bắt buộc:
- Khoa Y học cổ truyền, Trường ĐH Y Dược Hải Phòng (2022), Giáo trình Y học
cổ truyền. Nhà xuất bản Y học.
2. Tài liệu tham khảo
- Khoa Y Học Cổ Truyền, Trường Đại học Y Hà Nội (2005). Bài giảng Y học cổ
truyền Tập 2. Nhà xuất bản Y học.
- Nguyễn Nhược Kim (2017), Châm cứu và các phương pháp chữa bệnh không
dùng thuốc. Nhà xuất bản Y học.

[Tên bài giảng]

You might also like