You are on page 1of 5

HƯỚNG DẪN SƠ CỨU Y TẾ CHO TÌNH NGUYỆN VIÊN

Một số chấn thương thường gặp


1) Cách sơ cứu ong đốt hoặc côn trùng cắn

Cần tránh: Để ý côn trùng đậu lên người, tránh chạm vào tổ ong và không mặc những thứ thu
hút ong, như màu tối, đồ trang sức hoặc các đồ vật sáng bóng khác.

Mang theo: Bình xịt côn trùng, kem chống côn trùng và thuốc giảm đau.

Điều trị: Loại bỏ ngòi châm của ong và sử dụng thuốc giảm đau, túi chườm lạnh, kem chống
ngứa và / hoặc thuốc kháng histamine nếu cần. Nếu bị dị ứng với vết đốt của ong, bạn nên mang
theo ống tiêm epinephrine hoặc thuốc kê toa theo bên mình.

Hướng dẫn người bạn đồng hành về cách sử dụng các loại thuốc/ống tiêm đó để biết cách sơ
cứu khi bị ong cắn. Đối với các phản ứng nghiêm trọng bao gồm đau đớn nặng hơn, sưng tấy,
buồn nôn hoặc khó thở, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.

2) Sơ cứu khi bị rắn cắn

 Di chuyển nạn nhân xa ra khỏi tầm hoạt động của con rắn.
 Trấn an người bị rắn cắn, giữ tâm lý bình tĩnh, hạn chế cử động, bất động chi bị cắn
bằng nẹp, để làm chậm sự lây lan của nọc độc.
 Tháo bỏ đồ trang sức và nới lỏng quần áo nhằm tránh gây chèn ép và làm sưng vết thương.
 Điều chỉnh tư thế cho vùng bị rắn cắn nằm thấp hơn tim, ngay cả trong lúc được vận chuyển
đến bệnh viện (có thể cầm theo xác con rắn hay chụp lại hình ảnh rắn cắn, mô tả loại rắn
cắn).
 Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý.
 Dùng một miếng gạc khô và sạch để băng kín vùng bị cắn.

>>> Đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất , ngoài ra ko nên tự ý sử dụng gì ngoài các bước sơ cứu phổ
biến trên

2) Cách sơ cứu cầm máu vết cắt hoặc trầy xước (Minh họa)

Cần tránh: Hãy quan sát từng bước di chuyển, đặc biệt là khi băng qua rừng, sông và bước lên
đá. Cẩn thận với dao và dụng cụ sắc nhọn khác.

Mang theo: Túi sơ cứu cá nhân (gồm nhiều băng keo y tế các kích cỡ và đồ sơ cứu cơ bản)

Điều trị: Xử lý nhanh chóng và giữ sạch sẽ. Dùng vải hoặc gạc sạch đè lên để cầm máu. Làm
sạch vết thương bằng nước, bôi thuốc kháng sinh như Neosporin, sau đó che vết thương lại bằng
băng.
Phải biết các kỹ thuật sơ cứu cơ bản. Tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu vết thương khá sâu cần
khâu và nhớ tiêm phòng uốn ván (đặc biệt nếu vết thương sâu được gây ra bởi kim loại gỉ sét
hoặc bẩn).
5 bước sơ cứu: Rửa tay > Cầm máu > loại bỏ dị vật tại vết thương> sát trùng > băng bó
Với các vết thương hở, vết cắt hoặc vết xước, bạn có thể dùng các miếng gạc đặt lên vết thương
và ấn nhẹ cho đến khi vết thương ngừng chảy máu.

3) Các cách sơ cứu cơ bản khi bị mất nước (Minh họa)

Cần tránh: Uống ít nước! Bạn sẽ biết mình đã uống đủ lượng nước cơ thể cần khi bạn phải đi
tiểu thường xuyên và nước tiểu trong. Nếu không, hãy cân nhắc uống nhiều nước hơn.

Mang theo: Bình đựng nước, bình lọc nước, ấm đun nước nhỏ.

Điều trị: Khi cảm thấy đặc biệt khát nước, chóng mặt hoặc choáng váng, đi tiểu không đủ hoặc
không tiểu được, bạn cần dừng lại, nghỉ ngơi và uống nước thành từng ngụm nhỏ cho đến khi
cảm thấy tốt hơn.

4) Sơ cấp cứu cơ bản khi bị bong gân / lật cổ chân

Cần tránh: Giày dép không có hỗ trợ bảo vệ mắt cá chân. Tránh leo những chỗ trơn trượt,
không bằng phẳng khi không cần thiết.

Mang theo: Băng cổ chân, thuốc xoa bóp, giày leo núi đúng chuẩn.

Sơ cứu :

Nếu bạn có sẵn một ít vải, băng dính hoặc dây dự phòng, bạn có thể cân nhắc quấn quanh bốt và
mắt cá chân để tạo một nẹp tạm giữ mắt cá chân cố định tại chỗ. Khi bạn quay về hoặc đến điểm
dựng trại an toàn, hãy ngồi xuống, cởi bỏ giày ủng ra và chườm đá vết thương liền ngay lập
tức để giảm sưng và đau.

Dù là bị bong gân cổ tay, bong gân cổ chân (lật sơ mi), hay trật khớp đều nên chườm đá
nhanh chóng và tìm đến sự hỗ trợ của y tế càng nhanh càng tốt.

- Video về các kỹ thuật sơ cứu cơ bản khi bị bong gân:

Practical First Aid #18 - Sprains and Strains - YouTube

5) Những cách sơ cứu cơ bản khi bị bỏng

Mang theo: Thuốc Trị Bỏng Neosporin

Điều trị:
 Nhanh chóng đưa vùng da bị bỏng ngâm vào nước nguội sạch để vệ sinh vết
thương tránh nhiễm khuẩn, sau đó xả nhẹ nước mát trong vòng ít nhất 15 phút.
Việc này giúp vết thương được dịu đi, tránh đau rát, sưng tấy, vết bỏng cũng sẽ
không bị ăn sâu tiếp nữa. Chỉ nên dùng nước mát chứ không nên chườm bằng
đá hoặc nước đá, do tiếp xúc trực tiếp bằng đá lạnh có thể khiến vết thương trở
nên tệ hơn.

 Sử dụng gạc sạch, vô khuẩn hoặc miếng vải nhỏ sạch để băng vùng da bị bỏng,
tránh tiếp xúc bụi bẩn lên vết bỏng.

 Trường hợp bỏng nhẹ và diện tích bỏng nhỏ, bạn vẫn có thể tự chăm sóc, điều trị
tại nhà. Vùng da bị bỏng có khả năng tự liền, còn trường hợp vết bỏng có diện
tích lớn, bỏng nặng hơn, nên sơ cứu cơ bản ban đầu rồi nhanh chóng chuyển
người bị bỏng tới cơ sở, trung tâm y tế nơi gần nhất kịp thời điều trị.

Nếu bị cháy nắng, bạn có thể làm dịu cơn đau bằng cách chườm lạnh, aspirin hoặc ibuprofen.
Thật không may, thời gian là thứ duy nhất có thể chữa lành vết bỏng.

Không làm vỡ những vết phồng rộp - sẽ càng mất nhiều thời gian hơn để chữa lành và chúng
còn có thể bị nhiễm trùng. Đội mũ, thoa kem và nếu bạn đặc biệt nhạy cảm với ánh nắng mặt
trời, hãy mặc quần áo dài tay để che cánh tay và chân của bạn.

Lưu ý: Chỉ nên dùng nước mát hoặc nước đá, ko dùng kem đánh răng
Khi diện tích vết bỏng lớn, sau bước sơ cứu thì đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất, ko tự ý bôi
thuốc

7) Chuột rút chân tay

Để tránh chuột rút bàn chân, hãy đảm bảo rằng bạn uống nhiều nước, căng cơ đúng cách trước
khi thực hiện bất kỳ hoạt động nào.

Nếu bạn thấy mình không chống nổi cơn chuột rút bắp chân khó chịu, thì việc kéo dãn cơ thể
thêm có thể làm giảm bớt phần nào cơn đau.

Cân nhắc áp dụng nhiệt độ nóng và lạnh cho chỗ chuột rút và tiếp nhiên liệu bằng thức uống thể
thao giàu chất điện giải. Những giải pháp này thường có thể giúp bạn hoàn thành chặng đường
còn lại về nhà.

10) Táo bón hoặc tiêu chảy

Mang thuốc điều trị và uống nước điện giải oresol

11) Sơ cứu khi bị gãy xương


Một lưu ý quan trọng, không nên di chuyển nạn nhân trừ trường hợp cần thiết để tránh tổn thương
thêm nặng. Thực hiện phương pháp sơ cứu khi bị gãy xương ngay lập tức theo các bước sau:

 Cầm máu. Băng ép vết thương bằng băng vô trùng, vải hay quần áo sạch.
 Bất động vùng bị thương. Không nên cố nắn xương hoặc đẩy xương ra phía sau. Nếu đã được
đào tạo về cách nẹp khi chưa tiếp cận dịch vụ y tế chuyên nghiệp, người sơ cứu nên áp nẹp
vào mặt trên và dưới vị trí gãy xương. Độn nẹp có thể giúp giảm bớt sự khó chịu cho nạn
nhân.
 Chườm đá để hạn chế sưng tấy và giúp giảm đau. Lưu ý, không chườm đá trực tiếp lên vùng
bị thương mà lấy khăn, vải,… bọc đá lại rồi mới chườm.
 Điều trị sốc. Nếu nạn nhân rơi vào trạng thái ngất xỉu hoặc thở gấp, khó thở, hãy đặt nạn
nhân xuống mặt phẳng, đầu thấp hơn thân và nâng cao chân nếu có thể.

Sơ cứu gãy xương tay


Sơ cứu gãy xương cẳng tay
Xương cẳng tay được tính từ 2cm dưới nếp khuỷu đến 5cm trên nếp cổ tay.  Thực hiện sơ cứu gãy
xương cẳng tay bằng cách:

 Bước 1: Cố định cẳng tay bị gãy vào sát thân người, cẳng tay vuông góc cánh tay, lòng bàn tay
ngửa. 
 Bước 2: Chuẩn bị 2 nẹp, 1 nẹp đặt phía trong cẳng tay (từ lòng bàn tay đến nếp khuỷu tay), nẹp
kia đặt phía ngoài cẳng tay (từ đầu các ngón tay đến quá khuỷu tay). 
 Bước 3: Dùng garo buộc cố định nẹp bàn tay, thân cẳng tay (trên, dưới ổ gãy). Dùng khăn tam
giác đỡ cẳng tay treo trước ngực.

Sơ cứu gãy xương cánh tay


Xương cánh tay nằm giữa hai khớp: Khớp vai và khớp khuỷu tay.  

 Bước 1: Tương tự bước sơ cứu gãy xương cẳng tay, phần cánh tay bị gãy cần để sát thân
người, cẳng tay vuông góc với cánh tay (tư thế co). 
 Bước 2: Dùng 2 nẹp, 1 nẹp đặt phía trong từ hố nách tới quá khuỷu tay, nẹp kia đặt phía
ngoài từ bả vai đến quá khớp khuỷu. 
 Bước 3: Dùng garo rộng bản buộc cố định nẹp ở hai vị trí phía trên và dưới ổ gãy. 
 Bước 4: Dùng khăn tam giác đỡ cẳng tay trước ngực, vuông góc với cánh tay, bàn tay cao
hơn khuỷu tay và để ngửa. 
 Bước 5: Dùng garo rộng bản băng ép cánh tay vào thân mình. Thắt nút phía trước nách bên
không bị chấn thương.

Sơ cứu gãy xương chân


Lưu ý chung khi thực hiện quy trình sơ cứu gãy xương đùi và gãy xương cẳng chân:  buộc chắc chắn
2 nẹp nhưng không quá chặt để không ngăn cản quá trình lưu thông máu.

Sơ cứu gãy xương đùi

 Bước 1: Đặt nạn nhân nằm trên mặt phẳng, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng
chân. 
 Bước 2: Dùng hai nẹp, 1 nẹp đặt ở mặt trong (từ bẹn đến quá gót chân) và 1 nẹp đặt ở mặt
ngoài (từ hố nách đến quá gót chân). Độn bông vào hai đầu nẹp và mấu lồi của các đầu
xương cả bên trong và bên ngoài. 
 Bước 3: Buộc cố định hai nẹp ở các vị trí trên và dưới ổ gãy, dưới khớp gối, ngang mào chậu
(gờ trên cùng của xương chậu), ngang ngực. 
 Bước 4: Băng số 8 để giữ bàn chân vuông góc với cẳng chân
 Bước 5: Buộc 3 dây ở các vị trí cổ chân, gối và sát bẹn để cố định chân 

Sơ cứu gãy xương cẳng chân


Xương cẳng chân bao gồm xương chày và xương mác. Trong đó, xương chày có kích thước lớn hơn,
đảm nhiệm chức năng chịu lực tỳ nén của cơ thể. Các bước sơ cứu gãy xương cẳng chân bao gồm: 

 Bước 1: Tương tự sơ cứu gãy xương đùi. 


 Bước 2: Dùng hai nẹp đặt ở mặt trong (từ bẹn đến quá gót chân) và ngoài (từ mào chậu đến
quá gót chân) của chân gãy. Độn bông vào hai đầu nẹp; phía trong, ngoài của các đầu xương. 
 Bước 3: Buộc cố định hai nẹp ở các vị trí trên và dưới vùng gãy (trên khớp gối khoảng 3 –
5cm).
 Bước 4: Băng số 8 ở cổ chân để cố định bàn chân vuông góc với cẳng chân.

Lưu ý khi sơ cứu gãy xương


Nguyên tắc sơ cứu khi gãy xương cần tuân thủ các lưu ý sau: 

 Khẩn cấp đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm.
 Chiều dài nẹp dùng cố định xương gãy phải đủ dài để bất động chắc khớp trên và dưới ổ gãy.
 Dây cố định nẹp phải buộc ở vị trí trên và dưới chỗ gãy, khớp trên và dưới chỗ gãy.
 Không nên cố gắng cởi quần áo nạn nhân, nếu cần phải để lộ vết thương thì cắt theo đường
chỉ. Trường hợp cần phải cởi quần áo thì cởi bên lành trước.
 Không đặt trực tiếp nẹp vào da nạn nhân. Các mấu lồi đầu xương, vùng tỳ đè phải có lót bông
rồi mới đặt nẹp.

You might also like