You are on page 1of 4

A32938 Vũ Thị Huyền

Bài thi cuối kì môn CĐTN: điều dưỡng ngoại khoa


Học kì 2, nhóm 2 năm học 2022
Ngày thi 18/03/2022 ca thi: ca 4
Bài làm
1. Trình bày các vấn đề chăm sóc chính của người bệnh sau mổ ung thư bàng quang
 Trước phẫu thuật:
Cung cấp đầy đủ thông tin
Hỗ trợ người bệnh tìm hiểu
Đảm bảo bệnh nhân biết chờ đợi gì ở ca mổ
Giáo dục các thành viên khác trong gia đình
Cho tiếp xúc các ca tương tự đã mổ, tốt
Chuẩn bị đường ruột bằng cách hướng dẫn chế độ ăn lỏng, uống thuốc, thụt tháo
đại tràng
Cho người bệnh uống kháng sinh đường ruột trước mổ
Động viên bệnh nhân nói ra cảm nghĩ
 Can thiệp sau phẫu thuật:
Lấy dấu hiệu sinh tồn
Thăm khám vết mổ
Theo dõi chỗ đầu ruột đưa ra ngoài thành bụng, báo cáo ngay bác sỹ nếu phù nề,
tím, có bị sa lồi, thụt vào …
Theo dõi nhu động ruột trở lại (48-72 h)
Duy trì nuôi dưỡng tĩnh mạch đến lúc có gas
Theo dõi bài xuất nước tiểu sau mổ (30-60)
Báo bác sỹ nếu nước tiểu dưới 30 ml/h hoặc không có nước tiểu trong 15 phút
Theo dõi, chăm sóc, không để tụt các sonde, catheter dẫn lưu nước tiểu (2 tuần)
Theo dõi dấu hiệu đái máu
Theo dõi dấu hiệu viêm phúc mạc
Theo dõi bàng quang bị căng sau cắt bán phần BQ
Theo dõi sốc, chảy máu, viêm TM huyết khối, phù chân sau cắt BQ toàn bộ
Theo dõi rò bục túi chứa nước tiểu
Theo dõi dấu hiệu viêm da tại chỗ
Cảnh báo bệnh nhân về nguy cơ nhiễm khuẩn tiết niệu, tạo sỏi
Hướng dẫn bệnh nhân chăm sóc da tại chỗ, chăm sóc túi chứa nước tiểu
 Giáo dục bệnh nhân khi ra viện
Chăm sóc tại chỗ mở ruột ra da, hệ thống dẫn lưu nước tiểu
Cách đặt sonde để xả nước tiểu
Nhấn mạnh cần thiết đeo vòng định danh
Hướng dẫn tìm kiếm các trang bị cần thiết, cách chăm sóc, vệ sinh dụng cụ
2. Ung thư dạ dày hay gặp ở vị trí nào? Giải thích tại sao lại hay gặp ở vị trí đó? Trình bày triệu
chứng lâm sàng ung thư dạ dày giai đoạn muộn.
 Ung thư dạ dày hay gặp ở vị trí: Vị trí hay gặp ở vùng hang môn vị (chiếm
60-70%), sau đó là ở vùng bờ cong nhỏ (18-30%), các vùng khác ít gặp hơn
như bờ cong lớn khoảng 3%, đáy vị 12%, tâm vị 9%, UT toàn bộ dạ dày
chiếm 8-10%.
 Nguyên nhân:
 Triệu chứng lâm sang ung thư giai đoạn muộn:
Đau bụng: Đây là triệu chứng làm cho bệnh nhân khó chịu nhất với tính chất đau
không có chu kỳ, không liên quan đến ăn uống, thường đau liên tục
Nôn và buồn nôn: Đây là triệu chứng do khối u phát triển làm chít hẹp môn vị
thức ăn không qua được môn vị.
Khối u ở bụng:
 Phần lớn bệnh nhân tự sờ thấy khối u ở vùng thượng vị, tuy
vậy có trường hợp u nhỏ sờ kỹ mới thấy.
 Đặc điểm khối u thường di động dễ dàng, không đau khi sờ
nắn, có khi gặp các khối u to chiếm phần lớn vùng thượng vị, ít
di động.
3. Nêu cách xử trí ban đầu gãy xương hàm trên. Giải thích nguyên tắc phòng chống choáng trong
chăm sóc người bệnh gãy xương hàm.

- Cách xử trí ban đầu gãy xương hàm trên:


+ Khám xử trí cấp cứu ngạt thở, chảy máu đặc biệt chú ý chảy máu mũi, thành
họng sau.
+ Khám xác định tình trạng chấn thương sọ não kết hợp, ưu tiên xử trí điều trị chấn
thương sọ não trước, điều trị gãy xương có thể trì hoãn sau khi chấn thương sọ não
ổn định.
+Băng cố định đỉnh cằm bằng băng cuộn dài hoặc băng thun.
+ Dùng các thuốc kháng sinh, chống viêm, chống phù nề, giảm đau, truyền dịch
nuôi dưỡng.
4. Phân tích bước lập kế hoạch chăm sóc phòng nguy cơ chảy máu, chăm sóc tình trạng nuốt
vướng và nuốt nghẹn của người bệnh sau mổ cắt Amydal.
 Ngay sau phẫu thuật:
+ Theo dõi dấu hiệu sinh tồn
+ Tư thế: 4h đầu bn nghiêng 1 bên, không gối hoặc gối thấp, liên tục lùa nước bọt
ra ngoài
+ Tránh ho khạc
+ Hướng dẫn bệnh nhân thở bằng miệng và uống nhiều nước để làm long đờm
+ Cho bn ngậm đá lạnh nhằm để co mạch, giảm đau, giảm sưng nề, hạn chế nguy
cơ chảy máu
+ Uống sữa lạnh
 7-10 ngày sau phẫu thuật:
+ Tránh ho khạc mạnh
+ Ngậm nước đá, chườm lạnh
+ Ăn thức ăn mềm nguội, không nên ăn chua cay, nóng cứng và các chất kích thích
+ Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối hoặc betadine pha loãng
+ Nhè ra giả mạc trắng và có tia máu => cần đến khám lại sớm
 Tình trạng nuốt vướng, nuốt nghẹn:
- Ngay sau mổ nên uống sữa lạnh
- 1-2 ngày sau ăn sữa, súp loãng nguội
- Ngày 3-4 ăn cháo lỏng
- Ngày 5-6 ăn cháo đặc
- Ngày 7-10 ăn cháo, cơm nát, đồ ăn mềm nguội tránh thức ăn chua cay và
các chất kích thích
5. Giải thích cơ chế và phân tích triệu chứng lâm sàng hội chứng chèn ép khoang cẳng bàn tay cấp
tính. Nêu ứng dụng chăm sóc với từng triệu chứng lâm sàng của người bệnh có hội chứng chèn ép
khoang ở cẳng tay.

Cơ chế: Khi áp lực tăng cao: các dòng vi quản nuôi thần kinh bị chèn ép dẫn đến
thiếu máu. Dấu hiệu sớm: tê bì, tăng cảm giác đau và liệt vận động
 Lâm sàng:
 Xảy ra sau một chấn thương, có thể gãy xương hoặc không.
 Cẳng tay căng cứng tròn như một cái ống
 Tăng cảm giác đau ngoài da, nhất là khi vận động thụ động ngoài da
 Các ngón tay nề to, tím và lạnh hơn bình thường.
 Liệt vận động và mất cảm giác các ngón tay.
 Mạch quay và mạch trụ khó bắt rồi nặng hơn là không bắt được (giai
đoạn muộn)
 Cận lâm sàng:
 Đo áp lực khoang
 Bình thường áp lực khoang: 8-10 mmHg
 Khi áp lực khoang > 30 mmHg: rạch cân; giải phóng khoang
Ứng dụng chăm sóc với từng triệu chứng lâm sàng của người bệnh có hội chứng
chèn ép khoang ở cẳng tay:

You might also like