You are on page 1of 29

KHẢO SÁT KỸ THUẬT

X QUANG HỆ TIẾT NIỆU


I. SƠ LƯỢC GIẢI PHẨU.

Hệ niệu bao gồm: hai thận; hai niệu quản; bàng


quang; niệu đạo.
1. Thận.
a. Hình thể ngoài:
- Mỗi cơ thể gồm có hai quả thận nằm sau phúc
mạc và hai bên cột sống, ngang thắt lưng.
- Thận nằm dưới cơ hoành, thận phải thấp hơn
thận trái.
- Thận hình hạt đậu, màu nâu đỏ, bề mặt trơn
láng nhờ được bao bọc trong một bao xơ.
- Thận cao 12 cm, rộng 6 cm, dày 3cm và nặng
khoảng 120 – 150 gam.
- Mỗi thận có hai mặt, hai bờ và hai đầu.
+ Hai mặt: mặt trước lồi,
mặt sau lõm.
+ Hai bờ: Bờ ngoài lồi,
bờ trong lồi ở trên và
dưới, ở giữa lõm gọi là
rốn thận và là nơi có
động mạch đi vào, tĩnh
mạch thận và niệu
quản đi ra.
+ Hai đầu: trên và dưới.
b. Hình thể trong:
Chia thành 2 phần:

- Phần trong rỗng gồm các đài thận (12 đài)


và bể thận.
- Phần ngoài cấu tạo bởi nhu mô thận, nhu
mô thận được cấu tạo bởi các đơn vị
thận. Mỗi đơn vị thận gồm có một cầu
thận và ống thận, nhiều ống thận tập
trung đổ vào đài thận, bể thận.
2. Niệu quản.
- Là ống dẫn nước tiểu từ thận tới bàng quang.
Niệu quản dài 25 - 35 cm, rộng 0,5 cm cấu
tạo bởi cơ trơn.
- Niệu quản có 3 chỗ hẹp sinh lý:
+ Eo trên ở vị trí nối với bể thận.
+ Eo giữa ở vị trí bắt chéo với động mạch
chậu.
+ Eo dưới ở vị trí trong thành bàng quang.
3. Bàng quang.
- Túi chứa nước tiểu nằm sau xương mu trước
tạng sinh dục.

- Dung tích của bàng quang từ 250 – 300 ml,


khi căng có thể tới 2 lít.

- Bàng quang cấu tạo bởi cơ trơn, riêng cổ


bàng quang cấu tạo bởi cơ vân.
4. Niệu đạo.
- Là ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra ngoài.
- Niệu đạo nam dài 16 cm, được chia làm 4
đoạn: niệu đạo bàng quang; niệu đoạn tuyến
tiền liệt; niệu đạo màng; niệu đạo xốp.
- Niệu đạo nữ thẳng, dài khoảng 3-4 cm.
II. GIẢI PHẨU X QUANG BỤNG KHÔNG
CHUẨN BỊ (KUB)
III. GIẢI PHẨU X QUANG HỆ NIỆU CÓ
THUỐC CẢN QUANG
IV. KỸ THUẬT CHỤP HỆ NIỆU TIÊM THUỐC
CẢN QUANG QUA ĐƯỜNG TĨNH MẠCH
1. khái niệm:
- Như ta được biết, các cấu trúc của hệ tiết niệu (thận,
niệu quản, bàng quang) không thấy rõ ràng trên
hình ảnh x quang thông thường. Tuy nhiên chúng
sẽ được thấy rõ ràng và chi tiết hơn khi ta khảo sát
bằng kỹ thuật chụp hệ tiết niệu tiêm thuốc cản
quang qua đường tĩnh mạch.

- Chụp hệ niệu tiêm thuốc cản quang qua đường tĩnh


mạch còn được gọi là kỹ thuật UIV (Intravenous
Urography).
2. Giá trị chẩn đoán của hình ảnh trên
phim UIV.
- Đánh giá vị trí, hình thể cũng như chức năng của
thận.
- Phát hiện các sỏi nhỏ (< 5 cm) ở thận, niệu quản,
bàng quang; nhất là các dạng sỏi không cản quang.
- Phát hiện các bệnh lý như viêm, nhiễm trùng thận;
các bệnh lý u thận hoặc u vùng lân cận xâm lấn.
- Phát hiện các bệnh lý tắc nghẽn hay tổn thương
đường tiết niệu.
- Phát hiện các bệnh lý về bàng quang như viêm bàng
quang, túi thùa bàng quang hay polype bàng quang.
3. Các chống chỉ định.
- Chống chỉ định bắt buộc khi bệnh nhân mất nước
nặng và đặc biệt ở bệnh nhân đái tháo đường có
suy thận.
- Suy gan, suy tim mức độ nặng.
- U đa tủy, cường giáp, mất cân bằng kiềm toan.
- Phụ nữ đang mang thai.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng thuốc cản quang.
4. Các tác dụng phụ hoặc các rủi ro có thể
xảy ra trong kỹ thuật khảo sát UIV.
- Có cảm giác nóng trong người, tay bên tiêm thuốc
có cảm giác nặng nề, nhức mỏi hoặc bệnh nhân có
cảm giác khô miệng. Các cảm giác này sẽ mất đi
nhanh chóng khi ta tiêm hết liều lượng thuốc cản
quang.
- Một số phản ứng nhẹ với thuốc cản quang như:
buồn nôn, nôn, ngứa ngáy, phát ban ở da …
- Các triệu chứng có thể nghiêm trọng hơn như khó
thở, hạ huyết áp, suy thận cấp
V. TIẾN HÀNH KỸ THUẬT
1. Chuẩn bị bệnh nhân.
- Bệnh nhân không dùng mọi chất cản quang
trước khi khảo sát ít nhất 5 ngày.
- Bệnh nhân phải nhịn ăn uống 3 giờ trước khi
khảo sát.
- Bệnh nhân phải được thụt tháo làm sạch ống
tiêu hóa 1 ngày trước khi khảo sát.
- Cho bệnh nhân làm giấy cam kết đồng ý tiêm
thuốc cản quang trước khi khảo sát.
- Kiểm tra BUN (Blood Urea Nitrogen; chỉ số
bình thường 6-20 mg/dL) và Creatinin (chỉ số
bình thường 0,5 – 1,4 mg/dL).
- Bệnh nhân cần phải bỏ tất cả các vật cản
quang ra khỏi vùng khảo sát.
- Ngoài ra, ta cần phải biết thêm các thông tin
của bệnh nhân về lâm sàng và cận lâm sàng.
2. Thuốc cản quang.
Ta dùng thuốc cản quang Iod tan trong nước
non-ionic hoặc ionic như: Telebrix
300mg/50ml; Xenetix 300 mg/50ml; Ultravist
370 mg/200ml; Iopamiro 370 mg/100ml;
Pamiray 350 mg/100ml.
- Liều dùng:
(a) Một bệnh nhân nam (35 tuổi) cân nặng
khoảng 75 kg có chỉ số Creatinin là 1,2 mg/dL
(giả sử không có bệnh lý khác).
+ Nếu ta sử dụng loại thuốc Telebrix
300mg/50ml  Liều dùng trung bình cho
bệnh nhân này là 75 - 110 ml và liều dùng tối
đa là 90 ml.
+ Nếu ta sử dụng loại thuốc Iopamiro 370
mg/100ml  Liều dùng trung bình cho bệnh
nhân này là 60 - 90 ml và liều dùng tối đa là
180 ml.
(b) Một bệnh nhi 10 tuổi sử dụng Xenetix 300
mg/50ml  Liều dùng cho bệnh nhân nhi này
là 15 - 20 ml.
3. Chuẩn bị dụng cụ.
- Thuốc cản quang Iod tan trong nước.
- Sử dụng kim bướm hay kim luồn tĩnh mạch
(20 – 22 Gauge)
- Bơm tiêm 50 ml, kim rút thuốc.
- Hộp thuốc chống shock (phác đồ chống shock
của BYT).
4. Qui trình kỹ thuật chụp
a. Thăm khám bệnh nhân:
+ Xem hồ sơ bệnh án hay trực tiếp hỏi bệnh
nhân có tiền sử dị ứng loại thuốc nào hay
không (như thuốc cản quang, thuốc kháng
sinh, thuốc hạ sốt – giảm đau) hay bệnh nhân
có dị ứng với các loại thức ăn nào không nhất
là thịt bò, đồ biển …
+ Nếu bệnh nhân đã từng tiêm thuốc cản quang
trong các kỹ thuật như CT não, CT bụng, UIV
thì ta cũng cần phải nắm bắt thông tin đó.
+ Xem các thông tin về lâm sàng cũng như các
kết quả cận lâm sàng như: ECG (điện tâm
đồ); kết quả xét nghiệm đường huyết, nước
tiểu; X quang tim phổi hay bụng KUB (nếu
có).
+ Giải thích cho bệnh nhân hiểu rõ qui trình
chụp hoặc các tai biến rủi ro có thể xảy ra để
bệnh nhân có sự chuẩn bị và hợp tác tốt.
b. Kỹ thuật.
+ Chụp một phim bụng không chuẩn bị (KUB) để xác
định vị trí sỏi cản quang (nếu có) hoặc đánh giá tình
trạng ổ bụng còn hơi của đại tràng hay không hay
thao tác làm sạch ống tiêu hóa có đạt hay chưa?
+ Dùng kim bướm hay kim luồn đặt đường truyền cho
bệnh nhân.
+ Thử phản ứng thuốc: tiêm tĩnh mạch khoảng 2-5 ml.
Nếu phản ứng thuốc dương tính sẽ xuất hiện sau 5-
10 phút với các triệu chứng: buồn nôn, nôn, bệnh
nhân bùng đỏ, ngứa ngáy, nhức đầu …
+ Nếu phản ứng thuốc âm tính, ta tiếp tục bơm hết
liều sử dụng thuốc cản quang.
c. Tiến hành kỹ thuật chụp.
- Đối với người lớn:
+ Phim 5 phút: được tính từ lúc thuốc cản quang vào
cơ thể bệnh nhân, phim này khảo sát đài bể thận.
+ Phim 15 phút: được tính từ lúc thuốc cản quang vào
cơ thể bệnh nhân, phim này khảo sát đài bể thận,
niệu quản.
+ Phim 30 phút: được tính từ lúc thuốc cản quang vào
cơ thể bệnh nhân, phim này khảo sát đài bể thận,
niệu quản và bàng quang.
Lưu ý: ta có thể chụp thì chậm trong trường hợp bệnh
nhân hẹp niệu đạo.
- Đối với trẻ em:
+ Chụp phim thứ 1 sau khi tiêm thuốc 1 phút.
+ Chụp phim thứ 2 sau khi tiêm thuốc 5 phút.
+ Chụp phim thứ 3 sau khi tiêm thuốc 15 phút.
Đặc biệt: đối với bệnh nhân cao huyết áp hoặc
chỉ số creatinin cao trong mức cho phép tiêm
thuốc cản quang thì ta có thể chụp nhiều
phim, các phim cách nhau khoảng 5-10 phút,
nhưng không vượt quá 120 phút sau khi tiêm
thuốc.
VI. CHIỀU THẾ
1. Phim KUB và các phim chụp sau khi tiêm
thuốc.
a. Phim dùng: 30x40 cm đặt theo chiều dài.
b. Chiều thế:
+ Bệnh nhân nằm ngữa trên bàn chụp hình, sao cho
bình diện giữa thân bình nằm ngay đường giữa của
phim
+ Hai tay bệnh nhân duỗi xuôi theo thân mình sao cho
thuận tiện và thoái mái.
+ Điều chỉnh phim thế nào sao cho trung điểm nối liền
hai mào chậu nằm ngay trung tâm phim hay ụ ngồi
nằm ngay bờ dưới của phim.
c. Tiêu điểm đầu đèn:
Đầu đèn thẳng góc với mặt phim, tia trung tâm đi
xuyên qua trung điểm nối liền hai mào chậu đến
trung tâm phim.
d. Đánh giá phim đạt chuẩn:
+ Thấy toàn bộ hệ niệu rõ ràng.

+ Nhìn thấy được bóng cơ thắt lưng rõ ràng.


+ Hình cột sống thắt lưng phải nằm ngay đường giữa
của phim.
2. Phim chụp thì chậm trong khảo sát hẹp
niệu đạo.
3. Một số hình ảnh phim UIV
3. Một số hình ảnh phim UIV

You might also like