You are on page 1of 27

CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH

GẪY XƯƠNG

GV. Phạm Thị Hà


Đại cương về gẫy xương
 Gẫy xương kín: Là loại gẫy mà tổ chức dưới da
xung quanh không bị tổn thương ( ổ gẫy không
thông thương vơí môi trường bên ngoài
 Gẫy xương hở: Là gẫy xương có tổn thương da nơi
gẫylàm cho ổ gẫy thông thương với môi trường bên
ngoài. Rất dễ có biến chứng viêm xương
Nguyên nhân và cơ chế gẫy xương

 Do chấn thương: Tác nhân cơ học tác động


trực tiếp hoặc gián tiếp lên xương
 Gãy xương bệnh lý: một số bệnh làm xương
yếu đi, dễ gãy (u xương, loãng xương,…)
 Một số nguyên nhân khác: do co cơ quá
mức như trong uốn ván, sốc điện,..
Triệu chứng chung của gẫy xương
Lâm sàng: sau 1 chấn thương, x/hiện:
• 3 triệu chứng đặc hiệu: Biến dạng đặc hiệu, cử động
bất thường, dấu hiệu lạo xạo
• 3 triệu chứng không đặc hiệu: Đau, sưng nề-bầm tím,
giảm hay mất vận động.
• Một số t/chứng khác tùy loại gãy (kín - hở,vị trí gãy,
mức độ di lệch, biến chứng mạch-thần kinh, tổn
thương tạng khác,..)
Cận lâm sàng: chụp x quang 2 tư thế (thẳng, nghiêng)
xác định vị trí và kiểu gãy
Điều trị gẫy xương
Cấp cứu sơ cứu gẫy xương
Mục đích: Giảm đau, tránh gây biến chứng do di lệch thêm (gây
tổn thương mạch, thần kinh, gẫy hở, sốc, nhiễm trùng..)
Biện pháp sơ cứu
 Bất động tạm thời bằng nẹp thích hợp trước khi vận chuyển Bn
 Băng bó khi có vết thương (gẫy hở)
 Có thể thêm: thuốc giảm đau, SAT phòng uốn ván, kháng sinh
phòng nhiễm trùng, truyền dịch khi có mất máu nhiều (sốc),
làm ga-rô cầm máu khi có tổn thương động mạch lớn
 Vận chuyển phải nhẹ nhàng và đúng tư thế (đặc biệt là với gãy
cột sống hoặc các xương lớn)
Điều trị thực thụ gẫy xương
• Kéo nắn, bó bột cố định
• Kéo liên tục rồi bó bột
• Mổ để làm sạch vết thương, đặt lại xương
rồi bó bột cố định hoặc kết hợp xương
kim loại (đóng đinh nội tủy, nẹp – vis,
buộc vòng,..)
• Cắt cụt chi khi có tổn thương quá phức
tạp
Các kiểu bó bột
 Nẹp bột
 Máng bột
 Bột có mở của sổ
 Bột tròn kín
 Bột rạch dọc

Yêu cầu khi bó bột


- Cố định tốt chỗ gẫy:đủ dài, đủ dày, đủ chặt,
đúng tư thế, đủ thời gian cố định.
- Không được để gây các biến chứng như chèn
ép hoại tử chi, teo cơ, cứng khớp, di lệch thứ
phát,..
Chăm sóc bn chuẩn bị kéo nắn bó bột
 Khám lâm sàng và cận lâm sàng toàn diện
 Giải thích động viên Bn về cách điều trị
sắp được tiến hành
 Chuẩn bị dụng cụ kéo nắn, thuốc gây tê,
thuốc giảm đau, bột bó, dao để rạch bột…
 Chuẩn bị với phần chi thể cho kéo nắn và
bó bột: vệ sinh, cạo lông, sát khuẩn,…
 Phụ giúp Bs kéo nắn và bó bột
 Đưa Bn đi chụp x quang kiểm tra nếu có
chỉ định
 Căn dặn Bn sau bó bột (lưu ý thời gian để
bột, phát hiện chèn ép sau bó bột, cách tập
vận động,..)
Bàn kéo nắn gẫy xương đùi, cẳng chân
Chăm sóc Bn sau bó bột
• Theo dõi toàn trạng các chỉ số sinh tồn
• Theo dõi phát hiện kịp thời chèn ép do bột
trong những ngày đầu (màu sắc, vận
động, cảm giác, nhiệt độ của ngọn chi),
nếu có cần báo Bs xử trí ngay
• Dùng thuốc theo chỉ định, theo dõi và xử
trí giảm đau cho Bn,
• Hướng dẫn Bn tập vận động khi mang bột
• Đánh giá tình trạng cố định của bột trong
những ngày sau đến khi tháo bột (có
t/dụng cố định tốt không ?)
Chuẩn bị Bn trước mổ gẫy xương
Có thể là mổ cấp cứu, bán cấp cứu hay mổ
phiên
 Khám lâm sàng và cận lâm sàng toàn diện
 Giải thích động viên Bn về cách điều trị xắp
được tiến hành
 Hoàn chỉnh thủ tục hành chính, hồ sơ
 Vệ sinh vùng mổ (cạo lông chân, lông tay, sát
trùng và băng lại..)
 Dùng thuốc theo chỉ định (K/sinh dự phòng,
SAT,…)
 Đưa Bn lên phòng mổ
Chăm sóc Bn sau mổ gẫy xương
 Theo dõi toàn trạng và các chỉ số sinh tồn
 Thực hiện y lệnh thuốc và chăm sóc theo từng
trường hợp gẫy – phương pháp mổ có khác nhau
 Theo dõi tại chỗ vết mổ và ống hay lame dẫn lưu
tại chỗ: chảy máu trong những ngày đầu, dấu hiệu
nhiễm trùng những ngày sau. Lưu ý chế độ bất
động, tư thế chi cao tránh phù nề,
 Cần lưu ý giảm đau tốt sau mổ bằng bất bộng và
thuốc giảm đau, thay băng nhẹ nhàng.
 Hướng dẫn tập vận động sau cắt chỉ vết mổ (trong
thời gian tại viện và sau ra viện)
 Căn dặn về hẹn khám lại kiểm tra, rút đinh, rút
nẹp,..
Tình huống Bệnh nhân nữ (50 tuổi) vào viện với lý do đau và mất vận
động cẳng chân phải. Vết thương 1/3 giữa cẳng chân phải,
qua vết thương nhìn thấy lộ đầu xương. Chụp Xquang thấy
hình ảnh gẫy 1/3 giữa hai xương cẳng chân phải. Bệnh nhân
được chẩn đoán là gẫy hở độ 2 hai xương cẳng chân phải và
được mổ cấp cứu kết hợp xương bằng nẹp Vis. Hiện tại sau
mổ ngày thứ 5:
+ Toàn thân: Bệnh nhân tỉnh. Dấu hiệu sinh tồn: Huyết áp:
110/60 mmHg. Mạch: 80lần/phút, nhiệt độ: 3708 C.
+ Cơ năng: Đau nhức vết mổ, đau chủ yếu về đêm và gần
sáng.
+ Thực thể: Vết mổ dài 15 cm, có dịch thấm băng mùi hôi.
Chân phải còn sưng nề, có nhiều nốt phỏng nước ở 1/3 giữa
cẳng chân phải ở mặt trước ngoài. Vận động, cảm giác các
ngọn chi bình thương, chi hồng ấm. mạch mu chân rõ.
+ Các vấn đề khác: Bệnh nhân nằm nghỉ tại giường, vận động
các ngọn chi. Chưa tập các khớp cổ chân, khớp háng. Bệnh
nhân ăn kém, ngày ăn được 2 bát cháo thịt, ngoài ra không ăn
thêm gì.
1. Anh (chị) hãy đưa ra các vấn đề chăm sóc và chẩn đoán
chăm sóc cho bệnh nhân.
2. Anh (chị) đưa ra kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân.
Vấn đề chăm sóc
- Sốt nhẹ 3708 C
- Đau nhức vết mổ, đau chủ yếu về đêm và gần sáng

- Vết mổ dài 15 cm, có dịch thấm băng mùi hôi.

- Chân phải còn sưng nề, có nhiều nốt phỏng nước ở 1/3
giữa cẳng chân phải ở mặt trước ngoài.

- Chưa tập các khớp cổ chân, khớp háng.


- Bệnh nhân ăn kém, ngày ăn được 2 bát cháo thịt, ngoài
ra không ăn thêm gì.
Chẩn đoán chăm sóc
1. Bệnh nhân sốt nhẹ, đau nhức vết
mổ, đau chủ yếu về đêm và gần
sáng, vết mổ có dịch thấm băng liên
quan đến vết mổ nhiễm trùng.

2. Bệnh nhân có nhiều nốt phỏng


nước, sưng nề ở chi gẫy liên quan
đến loạn dưỡng chi do hạn chế vận
động, dinh dưỡng kém.
Kế hoạch chăm sóc cho bệnh nhân.
Chẩn đoán chăm sóc 1
* Kết quả mong đợi: Loại bỏ nhiễm trùng vết mổ

* Can thiệp điều dưỡng:


- Cắt chỉ ngắt quãng, tách vết mổ cho dịch thoát ra
- Lấy dịch vết mổ làm kháng sinh đồ
- Thay băng cho bệnh nhân theo đúng quy trình (sử dụng Oxy
già, Betadin), cắt lọc tổ chức hoại tử (nếu có).
- Thực hiện y lệnh thuốc kháng sinh, chống viêm.
- Theo dõi tình trạng vết mổ (tình trạng đau, dịch thấm băng)
sáng, chiều.
- Theo dõi nhiệt độ bệnh nhân sáng, chiều.

- Hướng dẫn bệnh nhân và người nhà giữ vệ sinh cá nhân, tuyệt
đối không tự ý bóc băng vết mổ, không làm ướt vết mổ.
Chẩn đoán chăm sóc 2
* Kết quả mong đợi: Loại bỏ loạn dưỡng chi

* Can thiệp điều dưỡng:


- Thực hiện vệ sinh chi, chọc hút bờ các nốt
phỏng.
- Thực hiện y lệnh thuốc chống phù nề
- Massage chi và hướng dẫn người nhà cùng
làm giúp tăng cường lưu thông tuần hoàn

- Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho bệnh


nhân: ăn tăng đạm, vitamin, khoáng chất,
canxi….Ăn làm nhiều bữa 4-5 bữa/ngày.
- Theo dõi sự tiến triển của những nốt phỏng,
chế độ vận động của bệnh nhân.

You might also like