You are on page 1of 5

Câu 1: Trình bày các bước thăm khám lâm sàng cơ quan vận động

1.Hỏi bệnh
-Tuổi
-Giới
-Nghề nghiệp
-Thời điểm xuất hiện bệnh: để lâu có nguy cơ nhiễm trùng…
-Cơ chế chấn thuwong
-Tình trạng sau chấn thương
-Xử trí từ lúc chấn thương đến thời điểm hiện tại
-Phương tiện và cách thức vận chuyển BN
2. Trình tự khám
-Khám tổng quát: Khám toàn cơ thể
-Khám cơ năng: Bệnh nhân khai
-Khám thực thể: Bác sĩ khám
*Khám tổng quát và cc ngoại khoa
-Tổng quát:
+Tổng trạng
+Sinh hiệu
-Khám cấp cứu ngoại khoa: ABCDEF
+A: Airway (khám mọi thứ liên quan đến đường thở)
+B: Breathing (khám hô hấp)
+C: Circulation (khám tuần hoàn) & Central Nervous System (CNS: khám hệ TKTW)
+D: Digestion (khám bụng: thủng tạng rỗng, vỡ tạng)
+E: Excretion (khám hệ tiết niệu – sinh dục)
+F: Fracture: khám gãy xương
*Khám triệu chứng cơ năng
-Cảm giác: đau, tê, mất cảm giác
-Vận động: giảm vận động, mất vận động
*Khám triệu chứng thực thể:
-Nhìn (quan sát): toàn diện -> khu trú
+Toàn diện: dáng đi, đứng, tư thế nằm, động tác
+Khu trú:
o Da: sưng tấy, màu sắc da, loét, dò mủ
o Hình dạng: biến dạng, trục chi, khớp, kích thước
o Vết thương: vị trí, hình dáng, màu sắc, độ sâu, mô tổn thương, chảy máu, dị vật
-Sờ:
+Mốc xương: tìm mối liên hệ
+Điểm đau nhói (gợi ý)
+Xương: tiếng lạo xạo (xương gãy), mất liên tục (x. bánh chè), dấu bậc thang (x.cẳng
chân có chỗ nhô lên)…
+U: vị trí, kích thước, mật độ, di động, đau…
+Nhiệt độ da: nóng (vieem, nhiễm trùng, sung huyết, tăng tuần hoàn bàng hệ), lạnh
(mất máu, thiếu máu chi, tắc mạch..)
+Sờ nắn các cơ đánh giá trương lực cơ, sờ các đầu gân kết hợp vận động đánh giá sức
cơ.
-Đo:
+Đo chiều dài chi: tìm mốc xương; đo chiều dài; so với bên lành
+Đo vòng chi: tìm mốc xương; xác định khoảng cách đến chỗ cần đo; đo vòng chi; so
sánh bên lành
+Đo trục chi
-Khám vận động: tư thế người bệnh trước khi khám
+Tư thế chuẩn: đứng thẳng, mắt nhìn thẳng, 2 ngón chân cái chạm vào nhau, cánh tay,
cẳng tay, bàn tay buông dọc thân mình, lòng bàn tay úp vào trong
+Tư thế khởi đầu ( quy ước là 0o): là tư thế người bệnh trước khi bắt đầu khám và đo
biên độ vận động (thường là tư thế chuẩn)
+Các cặp vận động: dạng- khép; gấp- duỗi; xoay trong- xoay ngoài; đưa trước- đưa
sau; nghiêng quay- nghiêng trụ
-Khám mạch máu:
+Sờ mạch (các mạch chính của chi): đánh giá sự lưu thông hay tắc nghẽn lòng mạch
do tổn thương cơ xương gây ra
+Dấu cứng: máu chảy theo nhịp, máu tụ nảy theo mạch, rung miu, mất mạch chi, dấu
hiệu 6P
+Dấu mềm: nhiệt độ chi không đối xứng, mạch không cân đối, tổn thương TK đi kèm,
bệnh sử có chảy máu sau CT, VT gần đường đi mạch máu
-Khám thần kinh:
+Khám cảm giác
+Khám vận động
+Khám phản xạ gân xương
-Nghiệm pháp (test)
Câu 2: Trình bày các bước đọc phim XQ chi
1. Đọc tổn thương
a,Gãy xương
-Xương gãy
-Vị trí gãy
-Đường gãy
-Di lệch
b,Trật khớp
-Trật hoàn toàn
-Bán trật
-Gãy trật
-Di lệch mặt khớp
c,Bong gân và tổn thương mô mềm
-Phim X quang là phim âm bản; khi có các khe đen làm gián đoạn thành xương
gây mất sự kiên tục của thành xương; đó là hình ảnh gãy xương.
-Đọc loại gãy xương:
+ Gãy đơn giãn (gãy ngang, gãy chéo xoắn…)
+ Gãy phức tạp (gãy nhiều tầng, nhiều mảnh…)
+ Gãy bong sụn tiếp ở trẻ em
+ Gãy vào khớp, gãy lún, gãy cài…
-Đọc di lệch: lấy đầu trung tâm để đọc di lệch đoạn gãy:
+ Phim thẳng: đọc di lệch sang bên
+ Phim nghiêng: đọc di lệch trước sau
Câu 3: Kể tên và vẽ hình minh họa các phương pháp điều trị gãy xương
-Khảo sát tổn thương cho từng vị trí, cấu trúc
-Có độ nhạy và độ chuyên khác nhau với mỗi test
-Luôn so sánh với bên lành
-Nghiệm pháp gõ dồn:
+Thầy thuốc tạo một lực đủ mạnh từ điểm xa chỗ đau dồn theo trục của chi. Hỏi BN
về mức độ và vị trí của điểm đau
+Biện pháp này bổ sung cho nghiệm pháp tại chỗ
-Nghiệm pháp kéo căng:
+Nếu tổn thương ở các điểm bám của gân, dây chằng
+Biện pháp kéo căng (qua gân hay dây chằng)
+Thay chõ gõ dồn
Câu 4: Chỉ định điều trị bảo tồn và điều trị gãy xương nói chung
*Mục tiêu điều trị bệnh nhân chấn thương nói chung:
-Bảo tồn tính mạng
-Bảo tồn chức năng giải phẫu và sinh lý của chi
*Mục tiêu điều trị gãy xương:
-Phục hồi cấu trúc giải phẫu
-Đảm bảo liền xương
-Phục hồi chức năng
Đối với gãy xương nói chung, có hai phương pháp điều trị chính là điều trị bảo tồn và
phẫu thuật. Điều trị bảo tồn thường được chỉ định ở những bệnh nhân gãy xương
không di lệch hay di lệch ít1. Các phương tiện cố định xương gãy trong điều trị bảo
tồn có thể là đeo đai số 8 trong 4 – 8 tuần2. Mục tiêu của điều trị bảo tồn là phục hồi
lại chức năng của khớp vai như trước khi bị gãy xương1.
Ngoài ra, còn có các phương pháp điều trị khác như nắn chỉnh bó bột, xuyên đinh kéo
liên tục, kết hợp xương bên trong, khung cố định ngoài, vv3. Bác sĩ sẽ dựa vào vị trí
gãy xương, mức độ nghiêm trọng của chấn thương cũng như những triệu chứng xuất
hiện để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp đối với mỗi bệnh nhân4.

Có hai phương pháp điều trị chính đối với gãy xương nói chung là điều trị bảo tồn và
phẫu thuật1.
1. Điều trị bảo tồn: Đây là phương pháp điều trị áp dụng cho những trường hợp
gãy xương không di lệch hoặc di lệch ít1. Các phương tiện cố định xương gãy
trong điều trị bảo tồn có thể là nắn chỉnh bó bột, xuyên đinh kéo liên tục, vv1.
2. Điều trị bằng phẫu thuật: Đây là phương pháp điều trị áp dụng cho những
trường hợp gãy xương di lệch nhiều hoặc có biến chứng1. Các phương tiện cố
định xương gãy trong điều trị bằng phẫu thuật có thể là kết hợp xương bên
trong, khung cố định ngoài, vv1.

You might also like