You are on page 1of 4

CASE 1

GÃY KÍN THÂN HAI XƢƠNG CẲNG TAY


1. MỤC TIÊU
1.1. Trình bày được các yếu tố giải phẫu tham gia động tác sấp ngửa cẳng
tay. Thực hiện được việc xác định các mốc giải phẫu của xương, biên độ vận
động của khớp khuỷu trên phim X quang hoặc người.
1.2. Vận dụng được các đặc điểm giải phẫu, dược lý liên quan để giải
thích cơ chế di lệch, hình ảnh tổn thương trên phim X-quang và lựa chọn nhóm
thuốc trong điều trị gãy 2 xương cẳng tay.
1.3. Có thái độ tôn trọng đặc điểm giải phẫu bình thường của các xương
cẳng tay trong đời sống và thực hành lâm sàng.
2. NỘI DUNG CA LÂM SÀNG
Bệnh nhân nữ, Nguyễn Thùy Linh 28 tuổi, vào viện với lý do: đau, bất lực
vận động cẳng tay trái.
* Bệnh sử: Cách đây 4 tiếng, bệnh nhân đi xe máy bị ngã đập tay trái tay
lái xe máy. Sau ngã thấy đau chói vùng cẳng tay trái, cẳng tay trái cong vào phía
trong và không sấp ngửa được, khớp khuỷu vẫn gấp được nhưng hạn chế và đau.
Bệnh nhân tự đi về nhà, Chưa được xử trí gì, BN thấy đau tăng lên kèm theo
sưng nề. Được người nhà đưa vào BVQY 103 khám, chụp Xquang và nhập khoa
B1 - BVQY 103.
* Khám:
- Toàn thân: Bệnh nhân t nh táo, thể trạng trung bình, da niêm mạc hồng
Mạch 110 lần ph t, huyết áp 120 0 mm g.
- Tại chỗ: Tay trái: Cẳng tay sưng nề vừa, cong, mở góc vào trong Bàn
tay ở tư thế sấp; Ấn đau chói 1 3 trên xương quay và xương trụ Đo chiều dài
tuyệt đối và tương đối xương quay và xương trụ bên trái ngắn hơn bên phải 1,5
cm; Lệch trục chi trên bên trái (trục thẳng và trục nghiêng) Bất lực vận động
hoàn toàn cẳng tay trái.
- ình ảnh Xquang:

1
- Các cơ quan khác chưa phát hiện bệnh lý.
- Tiền sử khỏe mạnh.
* Chẩ
Gãy kín 1/3 trên 2 xƣơng cẳng tay trái giờ thứ 5 do TNGT.
* Điều tr :
- Cố định tạm thời bằng nẹp bột cánh - bàn tay.
- oàn thành các xét nghiệm thường qui.
- Phẫu thuật kết xương nẹp vít 2 xương cẳng tay.
- Kháng sinh, giảm đau, giảm phù nề.
- Thay băng hàng ngày.
C ú giải:
- Thân 2 xương cẳng tay được giới hạn: phía trên cách khoảng 2cm dưới mấu nhị
đầu, phía dưới cách khoảng 5 cm trên mỏm trâm quay
- Chiều dài tuyệt đối xương quay được đo từ mỏm khuỷu đến mỏm trâm trụ.
Chiều dài tương đối của xương quay được đo từ mỏm trên lồi cầu xương cánh
tay đến mỏm trâm quay.

2
- Chiều dài tuyệt đối xương trụ được đo từ đài quay đến mỏm trâm quay. Chiều
dài tương đối của xương trụ được đo từ mỏm trên ròng rọc xương cánh tay đến
mỏm trâm trụ.
- Trục thẳng chi trên đươc xác định như sau:
+ Tư thế chi thể: Tay để dọc thân người (BN đứng), lòng bàn tay hướng ra phía
trước.
+ Trục thẳng chi trên là đường thẳng nối từ khe khớp cùng đòn đến giữa gan
ngón III, đi qua điểm giữa nếp gấp khuỷu.
- Trục nghiêng chi trên được xác định như sau:
+ Tư thế chi thể: tay để dọc thân người (Bn đứng) lòng bàn tay úp vào mặt
ngoài đùi.
+ Trục nghiêng là đường thẳng nối từ mỏm cùng vai đến bờ ngoài ngón II,
đi qua mỏm trên lồi cầu xương cánh tay.
3. THỰC HÀNH THẢO LUẬN
Chặng 1: 2 tiết = 90 phút (CTCH, GP, CĐHA)
* Giới thiệu ca lâm sàng,
* Các câu hỏi thảo luận:
1. Kể các yếu tố giải phẫu tham gia động tác sấp ngửa của cẳng, bàn tay?
2. ình thể của xương quay, trụ có gì đặc biệt để phù hợp với chức năng sấp
ngửa cẳng, bàn tay?
3. Kể tên các cơ có vai trò chính trong động tác sấp ngửa cẳng, bàn tay (cơ
nhị đầu, cơ ngửa ngắn, cơ sấp tròn và cơ sấp vuông)?
4. Kể tên các khớp có vai trò chính trong động tác sấp ngửa cẳng, bàn tay?
Sự phù hợp của cấu tr c với chức năng được thể hiện như thế nào?
5. ình ảnh X - quang bình thường của khớp khuỷu, 2 xương cẳng tay và
khớp cổ tay trên phim thẳng, phim nghiêng?
6. Các mốc xương ở chi trên cần xác định khi đo chiều dài tuyệt đối, tương đối
là gì? Xác định trục chi trên?

3
7. Ý nghĩa của chiều dài tương đối và tuyệt đối của các xương cẳng tay là gì?
Thực hiện đo chiều dài tương đối và tuyệt đối của ch ng trên người bình
thường (bạn cùng tốp)?
8. Ý nghĩa trục thẳng và trục nghiêng của chi trên? Thực hiện xác định trục
thẳng và trục nghiêng của chi trên ở người bình thường (bạn cùng tốp)?
9. Cách khám vận động và cách ghi biên độ vận động của các khớp: khớp
khuỷu, khớp cổ tay và động tác sấp ngửa cẳng tay.
Chặng 2: 2 tiết = 90 phút (GP, CĐHA, Dƣợc, CTCH)
1. Vì sao khi gãy thân xương quay ở vị trí trên điểm bám cơ sấp tròn, đầu
trung tâm và đầu ngoại vi di lệch lớn? Di lệch đó là gì?
2. Khi gãy thân 2 xương cẳng tay đoạn 1/3 giữa và đoạn 1 3 dưới, sự di
lệch giữa đầu trung tâm và đầu ngoại vi là như thế nào? Tại sao?
3. ình ảnh X - quang của BN này có những di lệch nào? Mức độ di lệch
ra sao?
4. Xác định điểm đau chói cố định trong gãy thân 2 xương cẳng tay bằng
cách nào?
5. Trong gãy thân 2 xương cẳng tay, xương nào có thể dễ dàng sờ thấy mất
liên tục? Vì sao?
6. Trường hợp gãy 1 3 dưới hoặc gãy 1 3 giữa xương quay đơn thuần, có
ngắn chiều dài tuyệt đối xương quay (di lệch chồng hoặc gập góc), thì sẽ có tổn
thương nào kèm theo? Loại gãy đó gọi là gãy gì?
. Trường hợp gãy 1 3 trên hoặc gãy 1 3 giữa xương trụ đơn thuần, có ngắn
chiều dài tuyệt đối xương trụ (di lệch chồng hoặc gập góc), thì sẽ có tổn thương nào
kèm theo? Loại gãy đó gọi là gãy gì?
8. Khi gãy vùng đài quay hoặc sai khớp quay trụ trên thường gây tổn
thương thần kinh gì? Biểu hiện như thế nào?
9. Tư thế cẳng tay khi bó bột điều trị gãy thân 2 xương cẳng tay ở vị trí
1 3 trên, 1 3 giữa và 1 3 dưới, có gì khác nhau? Giải thích tại sao?
10. Lựa chọn thuốc giảm đau điều trị phù hợp?

You might also like