You are on page 1of 50

HỌC VIỆN QUÂN Y

BỘ MÔN MÔ PHÔI

DA VÀ THÀNH PHẦN PHỤ THUỘC


Mục tiêu

- Mô tả được cấu tạo và chức năng của da

- Nêu được cấu tạo và chức năng các thành phần


phụ thuộc da
Tài liệu tham khảo
1. ĐẠI CƯƠNG
• Khái niệm:

- Da là cơ quan lớn nhất cơ thể


- Cấu tạo bởi biểu mô và mô liên kết
- Các thành phần phụ của da: lông, móng, tuyến mồ
hôi, tuyến bã, tuyến vú.
1. ĐẠI CƯƠNG

Chức năng:

1. Bảo vệ cơ thể (Ngăn cách cơ thể với MT


bên ngoài)

2. Bài tiết các chất (Mỗi ngày da bài tiết


khoảng 500ml nước)

3. Điều hoà thân nhiệt (Khoảng 82% nhiệt lượng


cơ thể được toả ra từ da)
4. Nơi dự trữ máu (Có khoảng 1 lít)

5. Chức năng xúc giác (1cm2 bàn tay có tới 300 tiểu
thể xúc giác)

6. Chức năng chuyển Tổng hợp vitamin D


hóa
Màu sắc da:

TB sắc tố - lượng máu trong da.

Vị trí Môi trường sống


Cá thể Nội tiết
Giống người
Giới tính
Tuổi tác
Sự phát triển của da:
- Ngoại bì Biểu bì
- Trung bì Chân bì và hạ bì
2. CẤU TRÚC CỦA DA.

Biểu bì Biểu mô
- Da Chân bì
Mô liên kết
Hạ bì
- Chiều dày của da thay đổi từ 0,5 - 4 mm.
2.1. Biểu bì:
- Là biểu mô lát tầng có sừng hoá.
- Dày 0,07 - 2,5 mm, tùy theo vị trí.
+ Nơi chịu nhiều lực ma sát, thường dày (gót chân, chai tay)
- Biểu bì có 4 loại tế bào: TB sừng (keratinocyte - biến
đổi cấu trúc dần khi bị đẩy lên bề mặt) (95%), tế bào sắc
tố, tế bào Merkel, tế bào Langerhans.

- Biểu mô gồm 5 lớp tế bào:


- Lớp mầm
- Lớp gai
- Lớp hạt
- Lớp bóng
- Lớp sừng.
Lớp mầm:
- TB có dạng hình vuông hay trụ nằm trên màng đáy.
- Các TB liên kết với nhau (thể LK) và liên kết với màng đáy
(thể bán LK)
- Thường gặp những hình ảnh phân chia của TB.
- Xen kẽ là những TB sắc tố.
Lớp gai:
+ Trên lớp mầm, có 5 - 10 lớp TB, hình đa diện (có thể có hoạt động
phân bào).

+ Các TB cạnh nhau có những thể nối.


+ Khi tách các TB này rời ra, thì thấy, trên bề mặt có những
nhú bào tương giống như những cái gai.

Lớp gai
Lớp hạt:
- Gồm 3 - 4 lớp TB dẹt nằm trên lớp gai.
- Bào tương chứa nhiều hạt sừng keratohyalin ưa màu bazo.
Lớp bóng:
- Có 3 - 4 lớp TB dẹt, nhân teo, các bào quan biến mất.
+ Các hạt keratohyalin được thay thế bằng eleidin.
+ Lớp bóng thường thấy ở những vùng da dày (lớp mỏng
sáng màu)
Lớp sừng:
+ Ở trên cùng
+ TB dẹt hoàn toàn, màng TB dày, nhân và các bào quan biến
mất. Bào tương chỉ toàn sợi sừng (keratin).
+ Mỗi TB biến thành 1 lá sừng mỏng, chồng lên nhau, bong ra.
- Keratohyalin Eleidin Keratin là protein, vững chắc với các
tác nhân hoá học.
- Ngoài những TB sừng, trong lớp biểu bì còn thấy:
+ Tế bào sắc tố (melanocytes)
+ Tế bào Langerhans
+ Tế bào Merkel.
- Tế bào sắc tố:
+ Thân nằm ở lớp mầm, nhánh bào tương vươn lên lớp gai, có
nhiều tinh thể melanin, nguồn gốc từ mào TK.
+ Khi TB sắc tố PT (da bị rám nắng) thì lên cả lớp gai.
+ TB sắc tố/TB sừng tùy vào vùng da, cơ thể, thay đổi 1/4 - 1/12.

Tế bào sắc tố
+ Màu da: hàm lượng melanin, carotene, số lượng mạch
máu ở chân bì và màu của máu
+ Tổng hợp sắc tố melanin có t/d bảo vệ da

Lát cắt qua lớp gai, có thể thấy


các phần melanin bao phủ nhân
các TB, bảo vệ AND trước sự tác
TB sắc tố không những chỉ là nơi tồn trữ động của tia cực tím. Điều đó lý
mà chính nó đã tổng hợp sắc tố. giải vì sao người da trắng bị ung
thư da cao hơn người da đen
- Tế bào Langerhans:
+ Xen kẽ giữa TB sừng ở lớp gai.
+ Có nhiều nhánh bào tương, không tạo thể nối với TB sừng.
+ Có nguồn gốc từ TB monocyte.
+ Bản chất đại thực bào biểu bì.
- Tế bào Merkel:
+ Là TB BM biệt hoá làm n/v thu nhận cảm giác.
+ Xen kẽ với các TB sừng ở lớp mầm.
+ Mặt đáy tiếp xúc với các tận cùng TK không có myelin.
+ TB hoạt động như là các thụ cảm thể về cơ học.
2.2. Chân bì:
- Dày từ 1 – 2 mm.
- Ngăn cách với BB bằng màng đáy.
- Chỗ chân bì nhô cao, BB bao quanh gọi là nhú chân bì.
- Có 2 lớp (ranh giới không rõ): lớp nhú và lớp lưới.
Lớp nhú:
Bàn tay cao tới 0,2mm
- Lớp nhú
Da mặt hầu như không có.

- Lớp nhú Trẻ lớp nhú cao hơn


Người già thấp.

- Gồm: sợi collagen, chun, lưới, MM, mạch


BH, TK, tuyến, TB cơ trơn (da mặt cơ
vân).
- C/n dinh dưỡng đối với biểu bì.

Có thể thấy các MM từ lớp


chân bì PT lên nuôi dưỡng BB
Lớp lưới:
- Gồm bó sợi collagen lớn nén chặt với nhau, ít sợi chun, TB sợi.
- Có nhiều MM, mạch BH, tận cùng TK.
- Có nhiều sợi cơ trơn, một số sợi cơ bám vào nang lông.
- Những thành phần phụ thuộc (tuyến, lông)

Lớp lưới với nhiều


sợi collagen
2.3. Hạ bì:
- Là một mô LK lỏng lẻo, dưới lớp lưới.
- Tạo thành những vách ngăn chia mô mỡ thành các thùy.
- Có nhiều MM, các tiểu thể TK và các tiểu cầu mồ hôi.
- Là nơi dự trữ mỡ, giảm nhẹ các tác động cơ học c/n cách
nhiệt cho cơ thể.
Phân biệt da dày và da mỏng
2. NHỮNG THÀNH PHẦN PHỤ THUỘC CỦA DA.
2.1. Lông tóc:
- Có ở khắp nơi trên da (trừ lòng bàn tay, gan bàn chân và
1 số nơi ở cơ quan sinh dục ngoài)
- Ở mỗi vùng da lông có chiều dài và độ dày khác nhau.
- Lông có ĐK 0,005 - 0,06mm.
- Sự PT của lông:
+ Cuối tháng thứ 3 của thai, những nụ lông xuất hiện
Đến tháng thứ 5, thứ 6 mới trồi lên khỏi mặt da.
- Lông chia làm 2 phần

+ Thân lông: thấy được trên mặt da

+ Rễ lông: nằm trong da

• Nang lông: vỏ bao bọc rễ lông

(bao biểu mô ngoài, bao biểu mô

trong, bao xơ).

• Hành lông: đầu dưới của rễ lông

phình ra

• Nhú lông: nhúm MLK ở đáy của

hành lông
- Bao biểu mô ngoài:

•Biểu bì lõm sâu xuống chân bì

tạo nên

•Cổ lông: có đủ lớp như biểu bì,

xuống sâu mỏng dần, đáy chỉ còn 1

lớp TB mầm.
- Bao BM trong:

• Những TB BB nằm ở đáy rãnh vòng quanh nhú lông dần dần bị
đẩy lên tới cổ lông và bị sừng hoá tạo thành bao BM trong.
- Bao xơ:
Sợi collagen, sợi chun ở sát màng đáy của bao biểu
mô ngoài thường nén chặt với nhau hình thành 1 bao xơ.

Bao biểu mô ngoài


Bao biểu mô trong

Bao xơ
- Đám TB khuôn ở đầu dưới của lõm biểu bì tăng sinh và
thành ra những TB BM, chúng bị sừng hoá dần và bị đẩy
lên mặt da để trở thành cái lông chính thức.
- Cắt ngang một cái lông:
+ Tủy lông
+ Vỏ lông
+ Áo ngoài.
- Tủy lông:
+ Những TB tủy lông có nguồn gốc từ TB đỉnh nhú.
+ Là những TB đa diện, bào tương có hạt mỡ, hạt sắc tố đen.
+ Những TB xa đỉnh nhú mất dần liên kết, bị sừng hoá và rời
nhau tạo thành những khoảng trống chứa không khí.

Tủy lông Vỏ lông

Áo ngoài
- Vỏ lông:
+ TB vỏ lông có nguồn gốc từ TB mầm trên nhú lông nhưng
ở phía ngoài.
+ Vùng vỏ lông dày hơn cả, các TB hình thoi và có nhiều vi tơ
keratin chạy theo cùng chiều.

Tủy lông Vỏ lông

Áo ngoài
- Áo ngoài:
+ Là lớp TB được sinh ra từ những TB nằm trên sườn của nhú lông.
+ TB hình khối vuông, càng lên cao càng sừng hoá.
+ Để biến thành những vẩy sừng xếp lên nhau như mái ngói mà bờ
hướng về phía bao BM trong.

Tủy lông Vỏ lông

Áo ngoài
2.2. Móng:
+ Là 1 tấm sừng mỏng.
+ Có 1 bờ tự do, 3 bờ còn lại được các nếp gấp da phủ
lên gọi là bờ sau và 2 bờ bên.
+ Phần móng ở bờ sau gọi là rễ móng.
+ Phần còn lại dày đều hình khum gọi là thân móng.
2.3. Các tuyến ở da:

- Tuyến mồ hôi
Đều nằm ở chân bì
- Tuyến bã
- Tuyến sữa.
Tuyến mồ hôi:
-Là loại tuyến ống đơn, có ở hầu hết các phần ở da.
- Gồm: phần chế tiết - phần bài xuất - đường mồ hôi.
- Ở người có 2 triệu tuyến.
- Sau khi ra đời hai tháng tuyến mồ hôi mới hoạt động.
Loại toàn vẹn (có khắp nơi trên mặt da cơ thể)
- Gồm:
Loại bán hủy (trán, nách, vú, âm hộ).

Lớn hơn, chất chế tiết chứa nhiều axit béo hơn.

Tuyến bán hủy


Hoạt động sau tuổi dậy thì.

- Tuyến mồ hôi đặc biệt: + nằm ở ống tai


+ sản xuất mồ hôi nhiều mỡ và sắc tố
(khô tạo thành ráy tai).
Phần chế tiết:
- Nằm ở lớp sâu của chân bì.
- Ống có ĐK 20 - 25µm.
- TB chế tiết có dạng hình vuông hoặc trụ.
- Ngoài TB chế tiết, trên màng đáy có TB cơ biểu mô.

Tế bào
cơ biểu mô

Phần chế tiết


Phần bài xuất:
- Đoạn ống gần như thẳng.
- Nằm trong chân bì và lên tới tận lớp sinh sản của BB.
- Thành ống là một BM vuông tầng.

Ống bài xuất


Đường mồ hôi:
- Khi đi qua BB thì ống bài xuất không có thành riêng.
- BB tạo thành 1 khe hình ống xoắn đi giữa các TB đã bị
sừng hoá rồi đổ thẳng ra mặt da.
- Tuyến bán hủy, phần này là 1 ống thẳng có thành rõ ràng.
2.3.2. Tuyến bã:
+ Là loại tuyến túi chia nhánh,
+ Ống bài xuất đổ vào phần trên của nang lông.
+ Tiết chất nhờn, có ở khắp nơi (trừ lòng bàn tay, gan bàn chân).
+ Là tuyến toàn hủy.
+ Chất bã làm cho lông da mềm mại, lớp biểu bì không bị
thấm nước.
- Nang tuyến có hai loại TB:
+ TB ít biệt hoá nằm sát màng đáy, có k/n phân chia mạnh.
+ TB chế tiết lớn, bào tương có nhiều hạt mỡ, mỡ.
- Ống bài xuất ngắn, thành ống là 1 BM lát tầng, tiếp với bao
biểu mô ngoài của nang lông.
2.3.3. Tuyến sữa:
- Là tuyến mồ hôi biến dạng.
- Chế tiết theo kiểu bán hủy.
- Tuyến nằm ở lớp chân bì sâu.
* Chưa trưởng thành:
- Tuyến sữa gồm 15 - 20 ống chia nhánh, lòng ống đặc.
* Dậy thì:
- PT các nhánh phụ, lòng đặc hoặc có 1 khoang rất hẹp.
- TB thành ống là BM vuông đơn.
- Thời kỳ này mô mỡ ở quanh tuyến PT nên vú to lên.
* Thời kỳ có thai: BM ở đầu các nhánh PT thành nang
tuyến và bắt đầu hoạt động chế tiết vào tháng thứ 4.
* Thời kỳ cho con bú: là một tuyến túi chùm điển hình.
Túi tuyến:
- Có hình cầu, TB chế tiết hình tháp nằm trên màng đáy.
- Ở thời kỳ tích luỹ: TB có dạng tháp cao, trong bào tương có
nhiều hạt mỡ và không bào ở cực ngọn.
- Thời kỳ bài xuất: nửa trên TB tách khỏi thành nang.
- Thời kỳ khôi phục: tái tạo thành TB mới.
- Mỗi chu kỳ chế tiết từ 3-4 giờ.
Ống bài xuất:
- Thành của ống bài xuất là BM vuông hay trụ đơn.
- Ống lớn, thành ống là 1BM gồm 2-3 hàng TB.
- Ở các túi tuyến cũng như các ống bài xuất, còn có TB cơ BM,
nằm giữa màng đáy và tế bào chế tiết.

You might also like