You are on page 1of 24

CHUYÊN ĐỀ: BỆNH LÝ

PHẦN MỀM QUANH KHỚP VAI


PHẦN 1: Y HỌC HIỆN ĐẠI

I. GIẢI PHẪU KHỚP VAI


- Khớp vai là một khớp lớn gồm nhiều khớp tham gia. Khớp vai gồm các thành
phần:
(1): Khớp vai chính thức, bao gồm: khớp ức đò, khớp cùng vai đòn, diện trượt bả vai
ngực, khớp ổ chảo cánh tay;
(2): Khớp vai thứ hai: là phần dưới cùng vai - mỏm quạ.
- Đây chính là phần bị tổn thương trong viêm quanh khớp vai. Phần này bao gồm:
Phần cơ - xương ở nông: cơ delta ở phía ngoài, mỏm cùng vai và dây chằng cùng
vai mỏm - quạ ở trên.
- Phần cơ – gân ở sâu: được tạo bởi mũ gân cơ quay ngắn của vai, có gân cơ nhị đầu
dài đi ngang qua. Mũ này được cấu tạo bởi các gân: gân trên gai ở trên; gân cơ
ngực nhỏ và gân cơ dưới gai ở sau và gân cơ dưới gai ở dưới và ở trước. Các gân
này tập hợp lại và được đính một cách chặt chẽ vào cực trên của bao khớp. Giữa
các phần nông và sâu là túi thanh mạc dưới mỏm cùng cơ Delta.
- Chức năng của khớp vai- cánh tay (khớp vai) cho phép thực hiện nhiều động tác,
với biên độ vận động rất lớn. Nhờ vậy, cánh tay có thể xoay theo ba chiều trong
không gian: đó là các động tác đưa ra trước, ra sau, lên trên, dang tay, xoay trong,
xoay ngoài.
- Các cơ tại khớp vai
• Cơ delta: đi từ gai vai, 1/3 ngoài xương đòn tới ấn delta ở xương cánh tay, cơ này
có tác dụng nâng vai, giang cánh tay, xoay cánh tay vào trong hay ra ngoài.
• Cơ ngực lớn, cơ lưng rộng, cơ tròn lớn: đi từ ngực hoặc lưng tới hai mép của rãnh
cơ nhị đầu xương cánh tay, có tác dụng khép và xoay cánh tay vào trong.
• Cơ nhị đầu gồm có hai bó. Bó ngắn đi từ mỏm quạ, bó dài đi từ diện trên ổ chảo đi
qua rãnh nhị đầu rồi hợp với bó ngắn bám tận vào lồi củ xương quay, có tác dụng
gấp cẳng tay vào cánh tay.
• Cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn nhỏ: đi từ hố trên gai, hố dưới gai, cạnh ngoài
xương bả vai tới mấu chuyển lớn xương cánh tay, có tác dụng xoay cánh tay ra
ngoài.
• Cơ dưới vai đi từ mặt trước xương bả vai tới mấu động nhỏ, có tác dụng xoay
cánh tay vào trong.
• Mũ của các cơ xoay (rotato cuff) do gân của các cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ tròn
nhỏ, cơ dưới vai hợp thành. Mũ của các cơ xoay (rotato cuff) bao bọc chỏm xương
cánh tay và rất hay bị tổn thương.
- Hệ thống dây chằng khớp vai
• Dây chằng ổ chảo – cánh tay: đi từ ổ chảo đến đầu trên xương cánh tay gồm có
các dây trên, giữa, dưới.
• Dây chằng cùng - quạ: đi từ mỏm cùng đến mỏm quạ.
• Dây chằng quạ – đòn: đi từ mỏm quạ tới xương đòn.
• Dây chằng quạ – cánh tay: đi từ mỏm quạ tới đầu trên xương cánh tay.
• Bao khớp đi từ gờ ổ chảo đến cổ giải phẫu (đường nối giữa mấu động lớn và mấu
động nhỏ của xương cánh tay.
• Hệ thống bao thanh mạc dưới mỏm cùng bao gồm bao thanh mạc dưới mỏm cùng
và bao thanh mạc dưới cơ delta, nằm giữa cơ delta và chụp của các cơ xoay, khi bị
tổn thương bao thanh mạc sẽ làm hạn chế vận động của khớp vai.
- Hệ thống mạch máu và thần kinh khớp vai:
Các thành phần của khớp vai được nuôi dưỡng bởi các ngành bên và ngành tận
của bó mạch, thần kinh cánh tay. Ngoài ra, vùng khớp vai còn liên quan đến các rễ
thần kinh vùng cổ, ngực và các hạch giao cảm cổ. Ở đây có các đường phản xạ
ngắn, vì vậy khi có một tổn thương các đốt sống cổ, ngực thì đều có thể kích thích
gây biểu hiện ở khớp vai.
II. NGUYÊN NHÂN

Đau khớp vai

Đau quy chiếu (cột sống


cổ, tim mạch...)

Do chấn thương Không do chấn thương

Thoái hóa
Trật khớp HC cấn vai Bệnh lý: viêm khớp
Gãy xương dạng thấp, thần kinh, u
Bong gân cơ Frozen shoulder (lành/ác)...
Khớp, gân cơ

III. BỆNH SỬ CỦA BỆNH NHÂN CÓ BỆNH LÝ PHẦN MỀM QUANH


KHỚP VAI
- Tính chất đau? (đau chói, đau âm ỉ liên tục)
- Thời gian đau: mới xảy ra hay xảy ra lâu trước đây?
- Khởi phát đau có do nguyên nhân chấn thương hay hoạt động (vận động khớp vai
nhanh, đột ngột làm kéo dãn khớp vai quá mức, hoạt động đòi hỏi nâng tay quá
đầu như chơi thể thao: cầu lông, tennis, bóng rổ, bóng chuyền, nâng đồ nặng,…)?
- Vị trí đau: Nông ngoài da, cơ, khớp, sâu trong xương?
- Vận động đau có tăng? Vận động nào (Dạng vai, Xoay trong/ngoài, đưa
trước/sau)? Nghỉ ngơi có giảm hay đau liên tục?
- Có yếu cơ hay biến dạng khớp hay không?
- Đau có tăng về đêm?
- Có tiền căn bệnh lý về khớp trước đây hay không? (trật/bán trật khớp vai, K, Lao,
Viêm khớp dạng thấp,..) và điều trị trước đây?
IV. KHÁM
1. Nhìn
- Phía trước và phía sau.
- Độ cao của vai và xương bả vai.
- Sự bất đối xứng
- Các biến dạng rõ ràng
- Vết bầm
- Teo cơ: Trên gai, Dưới gai, Delta.

a. Nhìn trước

A: Khớp ức đòn nhô lên

B: Biến dạng xương đòn

C: Khớp cùng đòn nhô lên

D: Teo cơ Delta

b. Nhìn bên

Có sự sưng lên của khớp, gợi ý sự nhiễm trùng hoặc phản ứng
viêm: Viêm canxi hóa gân cơ trên gai, nhiễm trùng khớp vai
hoặc chấn thương.
c. Nhìn sau

Hình dạng và vị trí của xương bả vai có bình thường?

d. Nhìn trên

Nhìn lại sự sưng lên của vai, sự biến dạng của xương đòn,
không đối xứng của hố trên đòn.

2. Sờ

Ba mốc xương: mấu động lớn,


mỏm cùng, mỏm quạ tạo nên 1
tam giác vuông.
Đau mặt trước ngoài khớp vai: gợi ý nhiễm trùng
hoặc viêm canxi hóa gân cơ trên gai.

Đau trên khớp cùng đòn: sau trật khớp, thoái hóa
khớp

Đau bên dưới mỏm cùng và động tác dạng cánh tay:
Viêm hoặc rách gân cơ chóp xoay và/hoặc túi hoạt
dịch dưới cơ Delta.
3. Vận động

Để khám riêng vận động khớp vai (Vai – Cánh tay) cần phải giữ cho xương bả
vai không di động. Có 2 cách:

Giữ góc xương vai không cho xương vai di


động.

Đè giữ trên vai không cho xương bả vai di


động

Vận động trước – sau: Vận động dạng – khép


Vận động xoay trong – xoay ngoài

4. Nghiệm pháp

- Khám gân cơ dưới vai

+ Lift of test: khám gân cơ dưới vai (vận động khép/ xoay trong)

+ Belly press/ Napoleon sign

Mục đích: Khám gân cơ dưới vai.

Tư thế: Ngồi với bàn tay trên bụng.

Kỹ thuật: Nhấn bàn tay vào bụng.

Kết quả: NP (+) khi tạo ra đau và/hay mất khả năng xoay
trong.

Độ nhạy: 25 – 40%

Độ đặc hiệu: 98%


- Khám gân cơ dưới gai:

+ Test gân cơ dưới vai/dưới gai: vận động xoay ngoài/


xoay trong cánh tay có kháng lực, so sánh hai bên.

+ Dropping sign

Mục đích: Khám gân cơ dưới gai.

Tư thế: Ngồi.

Kỹ thuật: đặt vai tại 45 độ xoay trong và khuỷu tại 90 độ gấp


và người khám kháng lại xoay ngoài.

Kết quả: NP (+) khi tạo ra đau và/hay yếu.

Độ nhạy: 20 – 42%

Độ đặc hiệu: 69 – 100%

- Khám gân cơ trên gai:

+ Test dạng vai (Jobe test)


+ Nghiệm pháp cánh tay rơi (Drop arm test)

Mục đích: chẩn đoán đứt/ rách gân cơ trên gai.

Tư thế: Ngồi.

Kỹ thuật: thầy thuốc giữ tay người bệnh cho dang vai thụ động
đến 120 độ sau đó thầy thuốc buông tay ra và yêu cầu người bệnh
giữ yên cánh tay ở tư thế này và hạ tay xuống từ từ.

Kết quả: NP (+) khi người bệnh không thể giữ cánh tay tư thế
dạng và cánh tay rơi xuống.

+ Empty can test

Mục đích: Khám gân cơ trên gai.

Tư thế: Ngồi.

Kỹ thuật: nâng cánh tay 30 – 45 độ trong mặt phẳng xương bả vai với
xoay trong và người khám kháng lại sự nâng.

Kết quả: NP (+) khi tạo ra đau và/hay yếu.

Độ nhạy: Đau 44 – 100% Yếu 77%

Độ đặc hiệu: Đau 50 – 99% Yếu 68%

+ Full can test

Mục đích: Khám gân cơ trên gai.

Tư thế: Ngồi.

Kỹ thuật: nâng cánh tay 30 – 45 độ trong mặt phẳng xương bả vai với
xoay ngoài và người khám kháng lại sự nâng.

Kết quả: NP (+) khi tạo ra đau và/hay yếu.

Độ nhạy: Đau 66% Yếu 77%

Độ đặc hiệu: Đau 64% Yếu 74%


- Khám gân cơ nhị đầu

+ Nghiệm pháp Yergason

Mục đích: Chẩn đoán viêm gân hoặc đứt dây chằng ngang giữ
đầu dài gân cơ nhị đầu trong rãnh nhị đầu.

Tư thế: Ngồi, vai ở tư thế trung tính, khuỷu gấp 90 độ, cẳng tay
sấp.

Kỹ thuật: thầy thuốc dùng tay giữ cổ tay bệnh nhân, yêu cầu
người bệnh ngửa cổ tay gắng sức.

Kết quả: NP (+) khi tạo ra đau hay tạo ra tiếng bật trong rảnh
gân cơ nhị đầu.

+ Speed’s test

Mục đích: Chẩn đoán viêm gân cơ nhị đầu và sụn viền.

Tư thế: Ngồi, vai ở tư thế nâng 75 – 90 độ trong mặt phẳng


đứng dọc, khuỷu duỗi, cẳng tay ngửa.

Kỹ thuật: thầy thuốc một tay giữ ở vai, một tay giữ ở bàn tay
và yêu cầu bệnh nhân nâng tay lên và kháng lại sự nâng của
bệnh nhân.

Kết quả: NP (+) khi tạo ra đau gân cơ nhị đầu hay mất vững
do rách sụn viền.

Độ nhạy: 9 – 100%

Độ đặc hiệu: 61 – 87%

- Khám mất vững khớp vai

+ Nghiệm pháp e sợ (Apprehension test)

Mục đích: đánh giá sự mất vững khớp vai do tổn thương
dây chằng, bao khớp, sụn viền .

Tư thế: Ngồi, dang vai 90 độ trong mặt phẳng ngang.


Kỹ thuật: thầy thuốc đứng phía sau, một tay nắm giữ cẳng tay cho xoay ngoài thụ động,
một tay đẩy khớp vai ra trước.

Kết quả: NP (+) khi người bệnh sợ bị trật khớp nên sẽ biểu lộ phản ứng trên nét mặt và
gồng cơ chống lại.

+ Piano sign:

Co kéo cơ ức đòn chũm do đứt dây chằng cùng đòn và


quạ đòn nên đầu ngoài xương đòn được kéo lên, lộ rõ
ra ngoài, ấn xuống lại bật lên như ấn vào phím đàn
dương cầm.

+ Nghiệm pháp Hawkins

Mục đích: đánh giá sự mất vững khớp vai do tổn


thương dây chằng quạ đòn .

Tư thế: Ngồi hoặc đứng.

Kỹ thuật: thầy thuốc đứng phía trước, gấp thụ động


cả khuỷu tay và vai đến 90 độ, sau đó người khám
xoay khớp vai vào phía trong.

Kết quả: NP (+) khi người bệnh đau.

Độ nhạy: 72 – 92%
Độ đặc hiệu: 25 – 66%

V. CÁC VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP


1. Hội chứng cấn chóp xoay
- Chóp xoay bao gồm bốn gân cơ: cơ trên gai, cơ dưới gai, cơ dưới vai, cơ tròn
bé. Bốn gân cơ này phối hợp với nhau tạo thành một gân lớn hơn gọi là gân
chóp xoay. Gân này bám vào phần xương bề mặt của chỏm xương cánh tay.
Khoang giữa mỏm cùng vai và chỏm xương cánh tay gọi là khoang dưới mỏm
cùng, gân chóp xoay và túi hoạt dịch dưới mỏm cùng nằm trong khoang này.

Supraspinatus: cơ trên gai

Infraspinatus: cơ dưới gai

Teres minor: cơ tròn bé

Subscapularis: cơ dưới vai

- Bệnh sử đặc trưng:


+ Đau âm ỉ sâu ở vai và thường đau nhiều hơn khi người bệnh cố tình nằm lên
phía đau khi ngủ.
+ Khó chải đầu, khó đưa tay ra phía sau đầu.
+ Lặp đi lặp lại động tác đưa tay lên quá đầu
- Khám đặc trưng:
+ Đau: đưa trước, dạng vai (<120), xoay trong/xoay ngoài
+ Ấn đau nơi bám tận chóp xoay
+ Các nghiệm pháp giúp chẩn đoán rách chóp xoay
• Lift – off test, Dropping sign, Jobe test, Speed’s test, Hawkins test,…
- Cận lâm sàng:
+ X-quang: cho thấy các gai xương và vôi hóa trong gân.
+ Siêu âm: thấy rõ cấu trúc, nhất là phần mô mềm như gân, cơ.
+ MRI: phát hiện rất tốt các vấn đề của cả xương và mô mềm.
- Điều trị:
+ Bảo tồn: HC cấn vai ± rách bán phần chóp xoay.
• Nghỉ ngơi: tránh vận động gây đau
• NSAIDs: các ức chế COX2
• Tiêm steroid dưới mõm cùng vai
• Nếu cải thiện → vật lý trị liệu để phục hồi sự linh hoạt và sức mạnh của
vai
• PHCN: tập xoay trong, xoay ngoài vai và kéo dãn bao khớp sau.
+ Phẫu thuật: thất bại với điều trị bảo tồn 3-6 tháng hoặc có rách hoàn toàn
chóp xoay (kết quả tốt đến rất tốt 85 – 95%)
2. Mất vững khớp vai (95% phía trước)
- Bệnh sử đặc trưng:
+ Tiền sử chấn thương trước hay hoạt động quá mức và lâu dài các môn thể
thao quá đầu.
+ Trật lần đầu, dưới 30 tuổi: > 90% Bankart lesion → trật tái hồi
+ Tiền sử “bật/khụp” ở khớp vai
+ BN thường nhận thức được trật/bán trật tái hồi.
Tổn thương kiểu Bankart là gì?

Trong thời gian xương vai bị trật khớp, các thớ


sợi trong bao vỏ có thể kéo vào môi gờ và làm
cho nó bị rách. Tổn thương kiểu Bankart là tên
gọi của việc bị rách xảy ra ở vành dưới của môi
gờ. Sau khi môi gờ bị rách, xương cánh tay dễ
bị trật ra khỏi ổ chứa của nó

- Khám đặc trưng:


+ Test e sợ (Apprehension test)
+ Dấu hiệu Sulcus (Sulcus sign): để khám mất vững vùng vai. Bệnh nhân để
tay nghỉ tự nhiên, người khám kéo cánh tay bệnh nhân về phía cổ tay, dương
tính khi thấy lõm ở vùng mỏm cùng vai (so sánh với bên lành).
- Cận lâm sàng:
+ X quang hố nách: ± tổn thương Hill – sachs (là dấu khuyết xương phía sau
ngoài chỏm xương cánh tay do trật khớp vai tái hồi).
+ MRI mất vững khớp vai
- Điều trị:
+ Trật khớp vai lần 1, BN < 30 tuổi → nắn trật, chụp MRI
• Tổn thương Bankart → phẫu thuật nội soi
• Không Bankart → Vật lý trị liệu
+ Trật khớp vai tái hồi → MSCT dựng hình ổ chảo:
• Khuyết xương < 25% → phẫu thuật nội soi
• Khuyết xương > 25% → phẫu thuật Latarjet.
3. Viêm dính bao khớp vai (frozen shoulder)

Viêm dính bao khớp ổ chảo –


cánh tay, không có tổn thương
sụn và xương khớp vai.

- Bệnh sử đặc trưng:


+ Nữ tuổi từ 45 đến 55 tuổi.
+ Khởi phát đau âm ỉ → đau liên tục
+ Có 3 giai đoạn (mỗi giai đoạn kéo dài vài tháng):
• Giai đoạn 1: Đau khớp vai với tính chất của đau do viêm, đau tăng với
bất kỳ vận động nào của khớp vai.
• Giai đoạn 2: Đau giảm, cứng khớp đáng kể, bất kỳ một vận động nào
của cánh tay đều kéo theo vận động của xương bả vai mà không có vận
động của khớp ổ chảo-cánh tay. Bệnh nhân không thực hiện được các
động tác: với tay lên để chải tóc, gãi sau lưng, với tay để lấy đồ vật
được. Tay có khớp vai đông cứng bị giảm chức năng nghiêm trọng.
• Giai đoạn 3: Hồi phục, ROM cải thiện dần.
- Khám đặc trưng:
+ Giới hạn vận động khớp vai (dùng nhiều xương bả vai)
- Cận lâm sàng:
+ X quang: hình ảnh khoang khớp bị thu hẹp
+ Siêu âm khớp vai: hình ảnh dày bao khớp
- Điều trị:
+ Hầu hết tự khỏi, tập vật lý trị liệu: tập kéo dãn
• Lắc kéo giãn
• Kéo khăn
• Bước ngón tay
• Giãn nách
• Xoay trong/xoay ngoài
• Tập gậy
• Tập với dụng cụ
+ Thuốc giảm đau
+ Thuốc dãn cơ
+ Kháng viêm NSAIDs
+ Điều trị loạn dưỡng: calcitonin, thuốc ức chế beta
+ Phẫu thuật hiếm khi chỉ định
4. Viêm thoái hóa khớp cùng đòn

- Bệnh sử đặc trưng:


+ Tổn thương cấp tính thường gặp ở người trẻ tuổi do chấn thương
+ Tổn thương viêm mạn tính hay gặp ở người trung niên (trên 40 tuổi) và
người cao tuổi.
+ Đau ở phía trên khớp cùng đòn, đau tăng khi vận động khớp vai và giảm khi
nghỉ ngơi
+ Các động tác gây đau tăng ở khớp cùng đòn đó là: chống đẩy, đẩy tạ, đưa tay
quá đầu
+ Có thể cảm nhận thấy tiếng cọ sát tại khớp cùng đòn khi cử động
- Khám đặc trưng:
+ Ấn đau trên khớp cùng đòn
+ Cung đau thường cao hơn 120˚, đau ở tư thế khép vai và đưa cánh tay qua
người.
+ Mất vững khi khám: Piano sign.
- Cận lâm sàng:
+ X quang có thể thấy hình ảnh thoái hóa khớp cùng đòn gồm: gai xương, hẹp
khe khớp, đặc xương dưới sụn.
+ Có thể MRI: phát hiện gia đoạn sớm hiện tượng viêm phù nề khớp
- Điều trị:
+ Tránh các động tác gây đau
+ Vật lý trị liệu: ít hiệu quả
+ Thuốc chống viêm giảm đau hoặc tiêm corticoid
+ Phẫu thuật: Cắt bỏ đầu tận của xương đòn qua mổ nội soi hoặc mổ mở

PHẦN 2: Y HỌC CỔ TRUYỀN


I. ĐẠI CƯƠNG
- Không có danh từ tương đương của thấp ngoài khớp trong Y học cổ truyền.
- Hiện tượng đau, sưng, hạn chế vận động…ở các khớp, chân tay… tương
đương chứng tý, thống theo YHCT.
II. NGUYÊN NHÂN
1. Chấn thương
- Huyết ứ: trong kinh mạch hoặc ngoài kinh mạch.
- Chiết (gãy - đứt - rách): cơ nhục, cân, kinh, mạch, cốt…
2. Các động tác lặp đi lặp lại, quá sức
- Dẫn đến lao lực (âm huyết, dương khí hư do tiêu hao nhiều) sinh ra hư chứng.
Khi khí huyết đã hư suy thì có thể xảy ra:
• Huyết ứ thứ phát (giảm lực vận hành).
• Tà khí thừa cơ xâm nhập gây bế tắc kinh mạch.
3. Thiên quý suy, lão suy
- Người lớn tuổi: “ngũ thập kiên thống” (đau khớp vai ở những người quanh tuổi
50) nữ gặp nhiều hơn nam.
- Do khí cơ hư suy, tinh huyết suy giảm (thường ở tuổi thiên quý suy – thận tinh
bất túc ở nữ) → nuôi dưỡng quan tiết kém + lao lực (vùng quan tiết đó hoạt
động nhiều) → khí huyết thiếu nuôi dưỡng có thể gây huyết ứ thứ phát hoặc tà
khí xâm nhập.
 Các triệu chứng khác có thể gặp:
- Sưng: tân dịch bị ứ đọng rồi tràn ra ngoài.
- Khớp mất vững (không hoạt động được do đứt gân): chiết cân.
- Cứng khớp: hàn tà xâm phạm gây co rút hoặc dương khí ở cân suy thiếu
làm cân rút lại.
III. CÁC THỂ LÂM SÀNG THƯỜNG GẶP
1. Khí huyết hư tổn
- Vùng khớp tê, đau, lúc nặng lúc nhẹ, kéo dài không hết. Đau lan tỏa cả
khớp, ấn đau thiện án.
- Cân, cơ nhục, bì phu chỗ bị bệnh teo, co rút, không có sức.
- Đoản khí, ăn ít kém ngon
- Sắc mặt kém tươi
- Lưỡi hồng nhợt, rêu trắng mỏng
- Mạch trầm tế
ĐIỀU TRỊ
- Phép trị: bổ ích khí huyết, hành ứ thông kinh
- Bài thuốc: Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang gg
- Bài “Hoàng kỳ quế chi ngũ vật thang” bổ cả khí huyết, ôn ấm kinh mạch
- Đồng thời khi khí huyết hư suy sinh:
• Huyết ứ
• Phong hàn thấp tà xâm nhập
→ Gia giảm để hoạt được huyết ứ; khu phong tán hàn trừ thấp.
2. Hàn ngưng huyết ứ
- Vùng khớp, chi đau nhói, đau nhiều, vị trí đau cố định, đau cự án.
- Vận động đau tăng, trời lạnh hay về đêm thường đau hơn.
- Đau như rút lại, các khớp cứng, vận động khó
- Lưỡi có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng
- Mạch trầm sáp
ĐIỀU TRỊ:
- Phép trị: ôn kinh tán hàn, hoạt huyết thư cân
- Bài thuốc: Ô đầu thang hợp Bổ dương hoàn ngũ thang
- Bài thuốc chú trọng tán hàn, hoạt huyết thông kinh lạc → chỉ thống.
• Lại có (sinh) Hoàng kỳ bổ khí trong kinh lạc trợ giúp chính khí hồi phục để
đuổi tà khí ra ngoài.
• Bạch thược bù lại phần âm, tân do dùng thuốc ôn ấm và thuốc hoạt huyết làm
hao tổn.
3. Phong hàn thấp phạm kinh lạc
- Khớp, chi đau, chỗ đau rõ, lan theo lộ trình một hoặc nhiều kinh lạc.
- Vùng chi bị bệnh nặng nề, không muốn hoạt động, kèm tê.
- Gặp lạnh đau nhiều, rút lại, gặp nhiệt thì dễ chịu.
- Rêu lưỡi trắng mỏng hoặc trắng nhớt.
- Mạch huyền khẩn.
ĐIỀU TRỊ:
- Phép trị: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thông lạc.
- Bài thuốc:
• Quyên tý thang gg (thường trị phong hàn thấp xâm phạm phần trên cơ
thể).
• Độc hoạt tang ký sinh thang gg (thường trị phong hàn thấp xâm phạm
phần dưới cơ thể).

4. Khí trệ huyết ứ


- Sau chấn thương, vùng bệnh đau, sưng, có thể thấy bầm máu.
- Vị trí đau rõ cố định tại một điểm, không lan, ấn đau cự án.
- Hoạt động đau tăng.
- Lưỡi có/không có điểm ứ huyết, rêu lưỡi trắng mỏng.
- Mạch hoạt hoặc huyền hoạt.
ĐIỀU TRỊ
- Phép trị: Hoạt huyết hóa ứ, sơ thông kinh lạc.
- Bải thuốc: Đương quy hoạt huyết thang gg

5. Các phương pháp điều trị khác


- Phẫu thuật: đứt gân (chiết cân)
- Châm cứu, chích lễ (huyết ứ)’
- Đắp thuốc
- Chườm ấm, chườm lạnh (trong những ngày đầu sau chấn thương)
- Xoa bóp, bấm huyệt
- Dưỡng sinh, vật lý trị liệu

You might also like