You are on page 1of 78

TÀI LIỆU HỌC TẬP

GIÁO DỤC THỂ CHẤT


Sách dùng cho Sinh viênTrường Đại học Công nghiệp TP. HCM

Giảng viên biên soạn:


Th.S Nguyễn Minh Luận
Th.S Nguyễn Phúc Thanh Phong
Th.S Nguyễn Thanh Liêm
Th.S Tạ Hồng Hà
Th.S Nguyễn Lâm Văn Luật
Th.S Trần Văn Tưởng
GV Đoàn Đức Phong
PHẦN 1: Phần bắt buộc
Bộ môn điền kinh:
Giới thiệu bộ môn điền kinh
- Chạy cự ly ngắn
- Nhảy xa
- Nhảy cao
PHẦN 2: Phần tự chọn
- Bóng đá
- Bóng chuyền
- Bóng rổ
- Võ thuật
PHẦN 3: Bài đọc thêm

1
PHẦN I
BỘ MÔN ĐIỀN KINH
Giới thiệu bộ môn điền kinh
Điền kinh là môn thể thao có lịch sử phát triển lâu đời
nhất, được ưa chuộng và phổ biến rộng rãi trên thế giới. Với
nội dung phong phú và đa dạng, môn điền kinh chiếm một vị
trí quan trọng trong chương trình giảng dạy môn giáo dục thể chất trong
các trường phổ thông, các trường đại học và trường nghề…Nhiệm vụ cụ
thể của các giờ thể dục thể thao trong nhà trường là giáo dục cho học sinh
những hiểu biết và những kỹ năng cần thiết của sự tập luyện thể dục thể
thao, trên cơ sở này đảm bảo phát triển thể lực toàn diện đáp ứng cho nhu
cầu học tập và lao động. Trong những bài tập nhằm phát triển thể lực toàn
diện, các bài tập điền kinh đóng vai trò chủ yếu. Những hình thức như
chạy, nhảy, ném luôn được đưa vào trong từng giờ tập thể dục thể thao.
I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI MÔN ĐIỀN KINH:
Điền kinh hiện đại bao gồm năm nhóm: Đi bộ thể thao, chạy, nhảy,
ném - đẩy và nhiều môn phối hợp. Mỗi nhóm lại có nhiều dạng khác
nhau:
1. Đi bộ thể thao: Được tiến hành trong sân vận động ở các cự ly: 3,
5, 10, 15, 20, 50km. Trên đường nhựa ở các cự ly: 20, 30 và 50km. Ngoài
ra người ta còn tổ chức đi theo giờ: 1giờ, 2 giờ…
2. Chạy:
Cự ly ngắn: 30m đến 400m gồm: 100m, 200m, 400m.
Cự ly trung bình: 500m đến 2.000m gồm 800m, 1.500m.
Cự ly dài: 3.000m đến 30.000m. Gồm 3.000m, 5.000m, 10.000m.
Chạy vượt chướng ngại vật: 100m rào (nữ), 110m rào (nam), 400m rào
(nữ, nam), 3.000m vượt chướng ngại vật (28 rào + 7 rào có hố nước).
Chạy tiếp sức 4 x 100m, 4 x 400m, 4 x 800m. 4 x 1.500m, TS Hỗn
hợp 800m + 400m + 200m + 100m.
Chạy trong điều kiện tự nhiên: Chạy việt dã (tối đa là 15 km).
Chạy Marathon: 42km 195. Half Marathon: 21km 097
3. Nhảy:
Nhảy qua chướng ngại vật thẳng đứng: Nhảy cao, nhảy sào.
Nhảy để chiếm chiều xa: Nhảy xa, nhảy ba bước.
4. Ném, đẩy:
Ném lao, ném đĩa, ném tạ xích, ném lựu đạn (VN) và Đẩy tạ.

2
5. Nhiều môn phối hợp:
Bao gồm:
5 môn của nam (Pentalong) thi trong một ngày theo trình tự: Nhảy
xa, ném lao, chạy 200m, ném đĩa và chạy 1.500m.
10 môn của nam (decalong) thi trong hai ngày liền theo thứ tự:
ngày đầu: chạy 100m, nhảy xa, đẩy tạ, nhảy cao và chạy 400m.
ngày sau: 110m rào, ném đĩa, nhảy sào, ném lao, chạy 1.500m.
7 môn của nữ (heptalong) thi trong hai ngày liền theo thứ tự:
Ngày đầu: Chạy 100m rào, nhảy cao, đẩy tạ, chạy 200m.
Ngày sau: Nhảy xa, ném lao, chạy 800m.

II. SỰ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT CỦA CÁC MÔN ĐIỀN KINH


Với sự khát khao vươn tới đỉnh cao thành tích, các huấn luyện viên và
các nhà khoa học luôn tìm tòi những phương pháp có hiệu quả nhất để tập
luyện và thi đấu điền kinh. Do vậy để đáp ứng với sự phát triển của thể
thao ngày nay, kỹ thuật các môn điền kinh có một số thay đổi như sau:

VĐV thực hiện đầu


Năm Thay đổi về kỹ thuật Nước
tiên
1866 Phương pháp nhảy sào một nhịp G. UILER Anh
1887 Xuất phát thấp TR. SERIN Mỹ
1895 Nhảy cao kiểu cắt kéo (làn sóng) U.SUINIEN Mỹ
1898 Nhảy xa kiểu cắt kéo M.PRINSTEIN Mỹ
1900 Ném đĩa quay vòng chưa hoàn chỉnh P.BAYLER Hunggari
1912 Ném đĩa quay vòng lấy đà hoàn chỉnh A.TAIPANE Phần lan
1920 Nhảy xa kiểu ưỡn thân B.TUULOS Phần lan
1924 Nhảy cao kiểu úp bụng B.VDOROV Liên xô
1926 Dùng bàn đạp xuất phát Mỹ
1952 Đẩy tạ lưng hướng ném P.OBRAEN Mỹ
1961 Nhảy cao úp bụng kiểu lặn V.BRUMEN Liên xô
1968 Nhảy cao kiểu lưng qua xà R.PHOSBUIURI Mỹ
1971 Đẩy tạ quay vòng A.BARUNHICOP Liên xô
1971 Ném tạ xích 4 vòng đà quay nhanh ABONDATRUC Liên xô

3
CHẠY CỰ LY NGẮN
I. KỸ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN:
Chạy cự ly ngắn được chia một cách quy ước thành 4 giai đoạn:
Xuất phát, chạy lao, chạy giữa quãng, về đích.
1. Giai doạn xuất phát:
Trong chạy ngắn người ta thường áp dụng xuất phát thấp vì kỹ thuật
này giúp VĐV sớm đạt được vận tốc cực đại trong khoảng thời gian ngắn.
Để xuất phát nhanh người ta sử dụng bàn đạp xuất phát (hình 1). Bàn đạp
xuất phát bảo đảm cho VĐV có điểm tì vững chắc để đạp sau, ổn định
trọng tâm khi đặt chân vào bàn đạp.
Có 3 cách bố trí bàn đạp xuất phát cơ bản: (hình 2)
a. Cách “thông thường”: Bàn đạp trước cách vạch xuất phát từ 1 – 1,5
bàn chân, bàn đạp sau cách bàn đạp trước một khoảng bằng độ dài cẳng
chân.
b. Cách “kéo dãn”: VĐV rút ngắn khoảng cách giữa hai bàn đạp còn
một bàn chân hoặc ít hơn. Khoảng cách từ bàn đạp trước tới vạch xuất
phát gần hai bàn chân (khoảng cách này được kéo dãn)
c. Cách “làm gần”: VĐV rút ngắn khoảng cách giữa hai bàn đạp còn
một bàn chân hoặc ít hơn, song khoảng cách từ bàn đạp trước đến vạch
xuất phát chỉ còn khoảng 1 – 1,5 bàn chân (như vậy khoảng cách từ bàn
đạp sau đến vạch xuất phát sẽ gần lại)
Việc đặt hai bàn đạp xuất phát gần nhau bảo đảm sự phân bổ lực
đồng thời của cả hai chân khi bắt đầu chạy và tạo cho người chạy gia tốc
lớn hơn ở những bước đấu, song vị trí gần nhau của hai bàn chân và việc
đạp sau gần như đồng thời của chúng gây trở ngại cho việc chuyển tiếp
đạp sau luân phiên của từng chân ở những bước tiếp theo sẽ gần lại.
Mặt tựa của bàn đạp trước nghiêng dưới góc 45 O – 50 O. Mặt tựa của
bàn đạp sau từ 60O – 80O. Góc nghiêng của mặt tựa bàn đạp tùy thuộc vào
khoảng cách giữa bàn đạp và vạch xuất phát.

c b a

h1 h2

Khi nghe lệnh “vào chỗ” VĐV tiến lên phía trước vạch xuất phát,
hai tay chống đất, hai chân thứ tự đặt vào bàn đạp, gối chân sau chạm đất.
4
Hai tay: bốn ngón nhỏ khép kín, ngón cái choải ra hình chữ V đặt sát phía
sau vạch xuất phát (ngón cái và các ngón còn lại tạo thành vòm) hai tay
duỗi thẳng tự nhiên, thân trên thẳng, trọng lượng cơ thể được phân đều ở
hai tay, chân chống trước và đầu gối chân sau.
Khi nghe lệnh “sẵn sàng” VĐV từ từ nâng hông lên cao bằng vai
hoặc hơn vai một ít (tùy thuộc vào lực đạp hai chân của VĐV). Lưu ý là
không nên dồn trọng tâm quá nhiều xuống 2 tay vì điều này sẽ làm tay rời
đất chậm ảnh hưởng đến thời gian xuất phát.
Khi nghe tiếng “súng nổ” VĐV nhanh chóng rời tay khỏi mặt đất,
hai chân đạp mạnh vào bàn đạp, đùi chân sau nâng ra trước, tay ngược
bên đánh lên cao để giữ thăng bằng.
Trong bước đầu tiên góc độ đạp sau của VĐV chạy ngắn cấp cao
khoảng 42O – 45O. Đùi chân sau nâng lên tạo với thân trên một góc gần 30O
tư thế trên giúp cho lực đạp đẩy cơ thể về trước nhiều hơn, tạo điều kiện
thuận lợi cho đạp sau mạnh và giữ được độ nghiêng của cơ thể trong
những bước chạy đầu tiên.

Kỹ thuật động tác xuất phát thấp

2. Giai đoạn chạy lao:


Để đạt được thành tích tốt nhất trong chạy cự ly ngắn, điều rất quan
trọng trong xuất phát là nhanh chóng đạt được tốc độ gần cực đại trong
giai đoạn chạy lao. Thực hiện đúng và nhanh các bước chạy từ lúc xuất
phát phụ thuộc vào độ lao của cơ thể dưới một góc nhọn so với mặt
đường chay, cũng như sức mạnh, sức nhanh của VĐV. Bước đầu tiên
được kết thúc bằng việc duỗi thẳng hoàn toàn của chân đạp sau khi ra
khỏi bàn đạp trước và việc nâng đùi đồng thời của chân kia ta thấy rõ độ
nghiêng lớn khi xuất phát và việc nâng đùi chân lăng tới mức tối ưu tạo
thuận lợi cho việc chuyển sang bước tiếp theo, kết thúc bằng việc tích cực
hạ chân xuống dưới, ra sau và chuyển thành đạp sau nhanh, mạnh.
Trong một vài bước chạy đầu tiên, VĐV đặt chân trên đường chạy ở
phía sau hình chiếu của trọng tâm, ở những bước tiếp theo, chân đặt trên
hình chiếu của trọng tâm và sau đó thì đặt chân ra trước hình chiếu của
trọng tâm.
Cùng với việc tăng tốc độ, độ nghiêng thân trên về trước từ từ giảm
đi và kỹ thuật chạy lao từ từ chuyển sang kỹ thuật chạy giữa quãng.
Thường bắt đầu từ khoảng 13 – 15 bước chạy, khi đạt được 90 – 95% tốc
độ chạy tối đa, song không có giới hạn chính xác của chạy lao và chạy
5
giữa quãng các VĐV cấp cao cần tính toán để đạt được được tốc độ cực
đại ở mét thứ 55 – 60m. Tay đánh mạnh về trước cũng có ý nghĩa đáng
kể. Trong chạy lao sau xuất phát, về cơ bản đánh tay cũng tương tự như
trong giai đoạn chạy chạy giữa quãng nhưng với biên độ lớn hơn.

kỹ thuật động tác trong giai đoạn chạy lao

3. giai đoạn chạy giữa quãng:


Khi đạt được tốc độ cao nhất, thân trên của VĐV chạy hơi đổ về
trước (72O – 78O). Trong một bước chạy, độ nghiêng của thân trên có thể
thay đổi. Lúc đạp sau, độ nghiêng thân trên tăng lên còn trong pha bay thì
giảm đi. Chân đặt trên đường chạy có tính đàn tính, tiếp xúc bằng mũi
chân. Khi chân chống chuyển vào tư thế đạp sau, đùi chân lăng đủ cao,
đạp sau được thực hiện do duỗi chân chống ở khớp gối và cổ chân.
Khi chạy giữa quãng cần tăng độ dài bước và tần số bước chân. Tay
đánh về trước hơi đưa vào trong và khi ra sau thì hơi mở, góc gấp ở của
tay ở khớp khủy không cố định. Khi đánh ra trước thì gấp lại nhiếu nhất,
khi đưa xuống dưới ra sau thì hơi duỗi ra. Các ngón tay khi chạy nên nắm
hờ lại hơi duỗi (không duỗi hẳn hay nắm chặt)
Kỹ thuật chạy ngắn sẽ bị ảnh hưởng nếu như VĐV không biết thả
lỏng những nhóm cơ không tham gia tích cực vào hoạt động chạy. Kết
quả tốc độ phụ thuộc vào việc biết chạy nhẹ nhàng, thả lỏng và không có
những căng thẳng thừa của VĐV.

Kỹ thuật động tác giai đoạn chạy giữa quãng

<=

4. Giai đoạn về đích:

6
Tốc độ chạy cực đại trong cự ly 100m – 200m cần cố gắng duy trì
cho đến cuối cự ly, khoảng từ 10 – 20m cuối tốc độ thường bị giảm từ 3 –
8%. Khi VĐV chạm thân trên vào mặt phẳng đứng đi qua vạch đích, để
nhanh chóng chạm vào dây căng đích (được kéo căng ở độ cao ngang
ngực) VĐV nhanh chóng gập thân trên về trước để chạm ngực vào dây,
cách này được gọi là đánh ngực (a). Người ta còn áp dụng phương pháp
vừa gập thân trên vừa xoay để một bên vai chạm vào dây đích gọi là đánh
vai (b).

Kỹ thuật về đích

a. Đánh ngực b. Đánh vai

Kỹ thuật chạm đích tốt giúp VĐV chạm đích sớm hơn khi có hai
hay nhiếu đối thủ ngang nhau muốn tranh thứ hạng cao hơn. Nếu không
quen hoặc kỹ thuật chưa thuần thục thì nên chạy qua đích với toàn bộ tốc
độ mà không cần nghĩ tới kỹ thuật đánh đích.
Khi trình độ chuyên môn nâng cao thì kỹ thuật chạy có sự thay đổi.
Việc rút ngắn khoảng cách giữa hai bàn đạp và bàn đạp trước với vạch
xuất phát giúp VĐV tạo được cự ly dùng lực dài hơn khi chân rời bàn
đạp.
Tính linh hoạt trong các khớp phát triển tốt cũng làm cho việc tăng
lực nằm ngang của đạp sau, làm tăng độ dài bước. Điều này làm tăng tốc
độ chạy ngay cả khi tần số bước được giữ nguyên.
Đặc trưng của VĐV chạy ngắn là tích cực guồng chân khi kết thúc
đạp sau, điều này giúp họ đặt chân nhanh hơn và giảm lực cản có hại lúc
bắt đầu chống trước để thực hiện bước chạy.
Sự hoàn thiện phối hợp hoạt động cơ bắp toàn thân là đặc điểm nổi
bật của VĐV chạy ngắn. Điều này giúp họ giảm mệt mỏi và duy trì được
tốc độ chạy tối ưu trên toàn cự ly.

7
Ngần Ngọc Nghĩa (Công an ND) Vũ Thị Hương (An Giang) lập
100m nam Việt Nam, kỷ lục chạy 100m nữ Việt nam,
thành tích 10”40 Ngày 10/11/2020 thành tích 11”33 ngày 7/7/2007
tại Hà nội – Giải VĐQG 2020 tại Jordan

Florence GRIFFITH-JOYNER Usain BOLT (JAMAICA) lập


(USA) lập kỷ lục chạy 100m nữ kỷ lục chạy 100m nam thế giới,
thế giới, thành tích 10”49 ngày thành tích 9”58 ngày 16/8/2009
16/7/1988 tại Indianapolis, USA tại Berlin, GERMANY

8
NHẢY XA
1. KỸ THUẬT NHẢY XA:
Để đạt thành tích trong nhảy xa, VĐV cần có thể hình tốt, có tố chất
nhanh, mạnh tốt và nắm vững kỹ thuật nhảy xa.
Thành tích nhảy xa (S) về cơ bản phụ thuộc vào góc bay của trọng
tâm khi rời đất và tốc độ bay ban đầu (Vo) tốc độ bay phụ thuộc nhiều
vào tốc độ chạy đà có được trước lúc giậm nhảy và giậm nhảy. Về lý
thuyết thành tích của nhảy xa được tính bằng công thức:

S = Vo2 Sin 2 α
g

Trong đó S là độ xa, Vo là tốc độ bay ban đầu, α là góc bay và g là


gia tốc rơi tự do.
Kỹ thuật nhảy xa được chia làm 4 giai đoạn: Chạy đà, giậm nhảy,
bay trên không và rơi xuống đất.
1. Chạy đà:
Mục đích của chạy đà là tạo tốc độ tối đa theo phương nằm ngang
trước khi giậm nhảy chuẩn bị tốt cho việc giậm chính xác vào ván giận
nhảy. Số bước chạy đà ở các VĐV nam từ 18 đến 22 bước (Khoảng 38 –
48m), ở VĐV nữ từ 16 – 22 bước (khoảng 32 – 42m) số lượng bước chạy
đà tối ưu phụ thuộc vào trình độ huấn luyện chuyên môn về chạy của
VĐV. Tính chuẩn xác của chạy đà phụ thuộc vào sự ổn định độ dài bước
và nhịp điệu của bước chạy đà.
Có vài cách bắt đầu chạy đà: Đứng tại chổ, đi bộ vài bước, chạy
bước đệm vài bước… thông thường VĐV đứng tại chổ, một chân đặt vào
vạch giới hạn của cự ly đà, chân kia ở phía sau hoặc bắt đầu chạy đà bằng
vài bước đi bộ hay chạy nhẹ nhàng rồi tăng tốc độ.
Đến khoảng giữa cự ly đà, độ ngã của thân trên giảm dần. Tăng biên
độ động tác của tay và chân, kết thúc đà ở những bước cuối cùng, thân
trên gần như thẳng đứng. Điều quan trọng là phải duy trì kỹ thuật chạy
đúng cho đến bước đà cuối cùng, có cảm giác về độ nẩy khi tiếp xúc đất
và kiểm tra được các động tác của mình. Phương án chạy đà thường dùng
là tăng tốc độ cao trên cự ly và đạt tốc độ cao nhất ở cuối cự ly.
VĐV thế giới ở đỉnh cao có thể đạt được tốc độ chạy đà khoảng 9m
– 10m /giây (nữ), 10m – 11m/ giây (nam). Để giậm nhảy chính xác ở mỗi
VĐV cần xác định vạch báo hiệu khi còn từ 3 đến 6 bước cuối theo dự
kiến thì mới đảm bảo giậm đúng ván giậm nhảy với tốc độ tối ưu. Thông
thường độ dài bước ở những bước cuối nên ngắn hơn các bước trước đó
khoảng 15 – 20cm (nam), 5 – 10cm (nữ). Tuy vậy cũng có một số VĐV
9
có độ dài hai bước cuối như nhau và thậm chí có trường hợp bước cuối
dài hơn các bước trước đó (R. Bimơn khi lập kỷ lục thế giới năm 1968
với thành tích 8,90m có bước đà cuối dài 257cm trong khi bước trước đó
chỉ dài 240cm ) Trước khi đặt chân giậm nhảy vào ván (khi còn cách ván
0,06m – 0,1 cm) người ta nhận thấy ở các VĐV nhảy có sự căng sơ bộ
các cơ vòm bàn chân và cơ tứ đầu đùi chân giậm nhảy.
2. Giậm nhảy:
Phần lớn VĐV đặt bàn chân xuống ván giậm nhảy bằng gót hoặc cả
bàn chân rồi lăn qua mũi chân. Tại thời điểm đặt chân lên ván giậm, sau
đó 0,013 giây phản lực điểm tựa trước. Lực tăng lên gấp nhiều lần (trên,
dưới 800kg) và sau đó 0,02 giây, phản lực điểm tựa giảm nhanh xuống
(còn khoảng trên dưới 250kg) vào thời điểm đó VĐV phối hợp toàn thân
làm động tác rời ván, duỗi thẳng các khớp của chân giậm, đồng thời gập
gối đưa nhanh đùi chân lăng về trước, lên trên. Khuỷu tay cùng bên chân
lăng đánh từ trên xuống, khuỷu tay sang ngang; tay cùng bên chân giậm
đánh đánh từ dưới lên trên khuỷu tay ra trước. Khi 2 khuỷu tay bằng vai
thì dừng đột xuất (để kéo trọng tâm lên cao). Khi chân giậm nhảy rời ván
tốc độ bay ban đầu có thể lên tới 9,2 – 9,6m/ giây

Động tác giậm nhảy trong nhảy xa

3. Bay trên không:


Sau khi rời đất trọng tâm thân thể bay theo đường vòng cung. Toàn
bộ động tác của VĐV trong lúc bay là giữ thăng bằng và tạo điều kiện
thuận lợi để rơi xuống hố cát hiệu quả nhất. Sự khác biệt của các kiểu
nhảy xa chính là ở giai đoạn này.
Hiện nay nhảy xa có ba kiểu chính:
KIỂU “NGỒI”, KIỂU “ƯỠN THÂN”, KIỂU “CẮT KÉO”
10
A. KIỂU “NGỒI”
Đây là kiểu đơn giản, tự nhiên nhất, phù hợp với người mới tập. Sau
khi bay trên không giữ tư thế “bước bộ”, khi trọng tâm lên cao nhất, đùi
chân giận nhanh chóng nâng lên trước song song với đùi chân lăng hình
thành kiểu ngồi.

Kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ngồi”

B. KIỂU “ƯỠN THÂN”


Sau khi cơ thể rời đất và bay lên ở tư thế “bước bộ” thì đùi chân lăng
miết xuống ép ra sau sát cùng chân giậm đồng thời đưa hông về trước ưỡn
căng ngực và vùng thắt lưng, hai tay lúc nầy giang rộng đưa sang ngang,
ra sau tạo điều kiện cho việc ưỡn thân tích cực. Việc ưỡn thân làm các cơ
ở mặt trước thân được kéo dãn, tạo điều kiện cho VĐV gập thân mạnh và
dễ dàng đưa chân về trước xa hơn khi rơi xuống hố cát.

Kỹ thuật nhảy xa kiểu “Ưỡn thân”

C. KIỂU “CẮT KÉO”


Ngay sau khi rời đất, hai chân làm tiếp động tác như chạy trên không,
hai tay phối hợp theo động tác chân hoặc duỗi thẳng để giữ thăng bằng.
Thông thường có thể thực hiện từ 2,5 đến 3,5 bước. Kiểu này có hiệu quả
hơn do duy trì được cấu trúc phối hợp của bước chạy từ chạy đà sang
giậm nhảy và các động tác trong giai đoạn bay trên không. Song để phát
huy những ưu thế của kỹ thuật người ta cần có trình độ tập luyện tốt, có
độ linh hoạt cao của khớp hông để thực hiện động tác “cắt kéo” với biên
độ lớn và có cảm giác không gian chính xác khi thực hiện kỹ thuật trên
không.

11
Kỹ thuật nhảy xa kiểu “Cắt kéo”

4. Rơi xuống đất:


Để đạt được độ xa của lần nhảy, việc thực hiện đúng kỹ thuật rơi
xuống đất có ý nghĩa rất lớn. Không ít VĐV có kỹ thuật này kém nên đã
không đạt được thành tích tốt nhất của mình.
Trong tất cả các kiểu nhảy, việc thu chân chuẩn bị rơi xuống hố cát
sau khi hoàn thành kiểu nhảy cần nâng đùi rồi từ từ duỗi chân; hai chân
chạm đất bằng gót rồi nhanh chóng khụy gối để giảm chấn động, hai tay
tiếp tục đánh vòng về trước, đổ người về trước hoặc sang hai bên để
không làm ảnh hưởng đến thành tích.

Nguyễn Tiến Trọng (Quân đội) lập Bùi Thị Thu Thảo (Hà Nội) lập kỷ lục
Kỹ lục nhảy xa nam Việt Nam, thành nhảy xa nữ Việt Nam, thành tích 6m68
tích 7m98 tại giải giải ĐK.VĐQG 2019 tại Kuala Lumpur giải ĐH TT Đông
Tại Tp. HCM ngày 18/9/2019 Nam Á vào tháng 8 năm 2017

12
Mike Powell ( Mỹ ) giử kỷ lục thế giới Galina christyakova ( Nga ) giử kỷ lục
môn nhảy xa nam với thành tích 8m95 lập thế giới môn nhảy xa nữ với thành tích
vào ngày 30/8/1991 tại Tokyo,Nhật bản, 7m52 lập ngày 11/6/1988 tại Leningrad
đang được coi là giới hạn của môn nhảy xa .

13
NHẢY CAO
I. KỸ THUẬT NHẢY CAO
Trong Bộ môn điền kinh, hai môn nhảy chiếm chiều cao là nhảy cao
và nhảy sào. Ở môn nhảy cao hiện nay có 5 kiểu, tên gọi mỗi kỹ thuật
theo tiếng Việt cho ta thấy đặc điểm qua xà của kỹ thuật đó là “Bước
qua”, “Cắt kéo”, “nằm nghiêng”, “Úp bụng” và “Lưng qua xà”. Hiện nay
kiểu “Lưng qua xà” là tiên tiến nhất, các VĐV đang giữ kỹ lục Quốc gia
và thế giới thường sử dụng kỹ thuật nầy. Tuy nhiên nó đòi hỏi phải có
đệm tốt thay cho hố cát. Trong trường hợp nhảy vào hố cát thì kỹ thuật
“úp bụng” vẫn là tối ưu.
Kỹ thuật nhảy cao là một quá trình liên tục được chia làm 4 giai đoạn:
chạy đà, giậm nhảy, bay trên không và rơi xuống đất.
Về lý thuyết độ cao của nhảy cao được tính theo công thức:
S = Ho + Vo2 Sin2 α
2g
Trong đó S là độ cao, Ho là chiều cao của vận động viên, Vo là tốc độ
chạy đà, α là góc bay. g là gia tốc rơi tự do.
Do kỹ thuật nhảy khác nhau, đặc điểm các giai đoạn khác nhau nên
việc phân tích kỹ thuật nhảy cao được trình bày theo từng kiểu nhảy.

1. Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Bước qua”

2. Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Cắt kéo”

14
3. Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Nằm nghiêng”

4. Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Úp bụng”


4.1 Chạy đà:
Chạy đà từ 7 đến 15 bước (tùy theo trình độ của VĐV). Chạy đà theo
đường xiên góc độ từ 25O – 40O cùng bên phía chân dậm nhảy. Tốc độ
tăng dần, bước chạy nhịp nhàng có tính “đàn tính”, tốc độ không cần phải
đạt tới mức tối đa ở cuối đà nhưng ở những VĐV đỉnh cao như
Sotomayor (VĐV Cuba) ở những bước cuối tốc độ đạt tới 8,3m/giây.
Những bước cuối đà hơi dài hơn, trọng tâm hạ thấp để chuẩn bị giậm
nhảy.
4.2 Giậm nhảy:
Chân giậm đặt bằng gót, gối chân giậm hơi co tạo góc khoảng 130 O
rồi thực hiện động tác giậm nhảy nhờ duỗi thẳng các khớp cổ chân, gối và
hông để đưa trọng tâm cơ thể lên cao về trước (lúc nầy chân giậm từ gót
đã lăn sang mũi chân). Ngay khi chân giậm chạm đất, chân lăng nhanh
chóng đá lên cao, cẳng chân duỗi thẳng, mũi chân hướng lên trên; hai tay
đánh vòng từ sau ra trước, lên cao, khi hai khủy tay bằng vai thì dừng đột
xuất để kéo trọng tâm cơ thể lên cao. Lực dậm nhảy có thể đạt tới 650 kg,
thời gian dậm nhảy kéo dài khoảng 0,18 – 0,22 giây. Tốc độ bay ban đầu
theo phương thẳng đứng đạt khoảng 4,1 – 4,2 m/giây. Góc độ bay của
trọng tâm cơ thể dao động trong khoảng 60O – 75O.

15
Động tác giậm nhảy trong nhảy cao

4.3 Bay trên không:


Khi mũi chân giậm rời mặt đất thì bắt đầu giai đoạn bay trên không,
khi trọng tâm lên cao nhất mũi chân lăng xoay vào xà, ngực cũng xoay
vào xà tạo cho thân người tư thế nằm trên xà. Nhảy cao kiểu “Úp bụng”
có hai kỹ thuật qua xà: Kỹ thuật “bằng” và kỹ thuật “lặn”.
Kỹ thuật “Bằng”:
Khi trọng tâm đã lên cao hơn xà thì thân trên nằm dọc theo xà, tay bên
chân lăng để dọc theo chân, tay bên chân giậm co tự nhiên, chân giậm co
lại ở gối và bàn chân thu lên gần gối chân lăng. Khi qua xà tay bên chân
lăng thả xuống dưới, vai bên chân lăng chủ động ép xuống xoay quanh xà
ngang. Chân lăng duỗi tương đối thẳng mũi chân ép xuống bộ phận cuối
cùng là chân dậm, chân giậm qua xà cần thực hiện động tác mở hông,
duỗi thẳng chân dậm qua xà.
Kỹ thuật “Lặn”:
Khi thân trên đã cao hơn xà thì vai cùng bên với chân lăng chủ động
chúi xuống dưới bên kia xà. Khi chân lăng cao hơn xà cũng lặp tức xoay
mũi chân xuống dưới và tích cực chủ động hạ xuống nệm, nhờ chân lăng
xoay lặn xuống dưới mà chân giậm được nâng lên cao và qua xà thuận lợi
hơn.
Thực tế cho thấy kiểu lặn có lợi cho việc nâng cao thành tích và cũng
tập dễ hơn. VĐV có thành tích cao ở kiểu nhảy “Úp bụng ” thường nhảy
với kỹ thuật “Lặn”.
4.4 Rơi xuống đất:
Tùy thuộc kỹ thuật qua xà mà áp dụng kỹ thuật rơi khác nhau. Với kỹ
thuật “Bằng” bàn tay bên chân lăng và chân lăng chạm cát trước và hơi
dùng sức để hoãn xung giúp cho lườn và hông bên chân lăng chạm cát từ
từ. Với kỹ thuật “Lặn” hai bàn tay chủ động chạm cát trước rồi đến cẳng
tay, cánh tay, vai bên chân lăn chủ động hạ xuống và cuối cùng là thân
trên chạm đất.

16
Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Úp bụng”

5. Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”


5.1 Chạy đà:
Cự ly chạy đà từ 9 – 15 bước tùy theo trình độ của VĐV. Chạy đà
cùng phía bên chân lăng, lúc đầu chạy theo đường thẳng tạo với xà một
góc 70O – 90O. Những bước cuối chạy theo đường vòng cung để khi kết
thúc chạy đà tiếp tuyến của vòng cung ngay chổ giậm nhảy tạo với xà một
góc khoảng 30O.Những bước cuối dài hơn để hạ thấp trọng tâm, tốc độ đà
có thể lên tới 7,6 – 7,8 m/giây. Khi chạy các bước cuối trên đường vòng
cung, than trên phải ngã vào trong như kỹ thuật chạy đường vòng.

17
5.2. Giậm nhảy:
Ở bước đà cuối, chân giậm đặt vào điểm giậm nhảy cách xà từ 90cm -
100cm bằng cả bàn chân sau đó khụy gối ở góc (140 0 - 1600). Chân lăng
sau khi rời gối gập và dùng sức đá lăng nâng đùi lên cao và hướng đầu gối
hơi ra phía ngoài xà hỗ trợ cho giậm nhảy. Hai tay cũng đồng thời đánh
tích cực từ sau ra trước lên trên gần như kiểu úp bụng tay cùng bên chân
lăng đánh tích cực hơn và hơi hướng khủy tay ra ngoài xà tạo thuận lợi để
xoay lưng hướng vào xà thời gian giậm nhảy rất nhanh 0,14 - 0,17 giây.
Tốc độ bay thẳng đứng ban đầu của trọng tâm có thể đạt 4,1 - 4,3 m/ giây
với góc bay là 750.
5.3. Qua xà:
Sau khi giậm nhảy cơ thể bay trên không, lưng hướng vào xà. Lực li
tâm sinh ra do chạy đà theo đường vòng cùng với lực giậm nhảy giup cơ
thể bay lên cao và vượt qua xà. Phần thân trên sau khi qua xà phải chủ
động hạ xuống thấp để các bộ phận còn lại tiếp tục được nâng cao và
chuyển qua xà thuận lợi. Chú ý khi lưng ở trên xà cần phải tích cực nâng
hông hất nhẹ hai đùi và cẳng chân lên trên để qua xà.
5.4. Rơi xuống:
Để đảm bảo an toàn, khu vực rơi xuống cần có nệm dầy và xốp. Trước
khi chạm nệm cần gập cổ để tiếp xúc nệm bằng hai vai, tay và lưng.
Không được thực hiện nhảy kỹ thuật lưng qua xà ở hố cát vì rất nguy
hiểm.

<= 1

<= 2

Kỹ thuật nhảy cao kiểu “Lưng qua xà”

18
Bùi Thị Nhung lập kỷ lục nhảy cao nữ Việt Nam, mức xà 1m94
ngày 5/ 4/ 2005 tại Bangkok, Thailand

Nguyễn Duy Bằng lập kỷ lục nhảy cao nam Việt Nam, mức xà 2m25
ngày 29/9/2004 tại giải Điền kinh các ngôi sao Châu Á, Singapore

19
Stefka Kostadinova (Bulgaria) lập kỷ lục nhảy cao nữ Thế giới
, mức xà 2m09 ngày 30/ 8/ 1987 tại Roma, ITA

Javier Sotomayor (Cu Ba) lập kỷ lục nhảy cao nam thế giới
, mức xà 2m45 ngày 27/ 7/ 1993 tại Salamanca, ESP

20
PHẦN II
CÁC MÔN TỰ CHỌN

1. BÓNG ĐÁ
2. BÓNG CHUYỀN
3. BÓNG RỔ
4. CÁC ĐÒN – THẾ TỰ VỆ

21
1. BÓNG ĐÁ

Sơ đồ sân bóng đá

22
A. KỸ THUẬT BÓNG ĐÁ CƠ BẢN
I. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG LÒNG BÀN CHÂN:
Chạy đà:
Chạy thẳng với hướng bóng đi, tốc độ bình thường, mắt quan sát bóng
và mục tiêu
Đặt chân trụ:
Từ gót rồi tới mũi bàn chân thẳng hướng bóng đi và cách bóng từ 10
đến 15 cm trong phạm vi mặt cắt trước và sau bóng, gối hơi khụy.
Vung chân lăng:
Sắp kết thúc chân lăng về sau thì đầu gối và bàn chân sẽ mở ra ngoài
đưa về trước tiếp tục chạm bóng, lúc này bàn chân vuông góc với hướng
đá bóng.
Tiếp xúc bóng:
Tam giác phía trong bàn chân tiếp xúc bóng và đi qua tâm bóng
Kết thúc:
Tiếp tục đưa chân về trước xoay cổ chân bước ra trước 1 – 2 bước để
giữ thăng bằng

Những sai lầm thường mắc:

1. Khớp gối, khớp cổ chân thả lỏng khi tiếp xúc bóng làm bóng đi
không chuẩn và có thể tổn thương cho khớp nếu chịu sức ép nặng.
2. Thân người quá thẳng và đứng ngay trên bóng.
3. Mũi chân đá bóng không xoay ra ngoài nên không mở hông được,
do đó khi tiếp xúc bóng bàn chân không vuông góc với hướng đá bóng
làm cho đường bóng đi không chuẩn .
4. Chân trụ đặt sau bóng quá xa làm chân tiếp xúc bóng bị với nên
bóng đi không có lực (bị tuột hông)
5. Chân trụ quá gần bóng nên khó thực hiện động tác vung chân lăng
nên bị giảm lực khi tiếp xúc bóng.
6. Chân đá bóng bước chéo qua chân trụ sau khi tiếp xúc bóng dẫn tới
khó giữ thăng bằng.

23
II. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU TRONG
Chạy đà:
Chếch với hướng đá một góc 45O, tốc độ tăng dần, tần số cao, thân
người hơi ngã về trước.
Đặt chân trụ :
Mũi chân đặt thẳng hướng bóng đi, trọng tâm dồn vào chân trụ, chân
trụ cách bóng từ 25 – 30cm về phía sau một ít .
Vung chân lăng:
Vung chân lăng về sau đùi hơi mở, vung chân hơi chếch với chân trụ,
khi vung ra trước duỗi mũi bàn chân mở hết ra ngoài
Tiếp xúc bóng:
Tiếp xúc bóng bằng cạnh trong bàn chân ở ½ bàn chân trước, lực đi
qua tâm bóng, bàn chân hơi mở ra ngoài.
Kết thúc:
Sau khi đá xong tiếp tục bước ra trước 1 – 2 bước .

Những sai lầm thường mắc:

1. Khớp cổ chân không giữ chắc mà thả lỏng.


2. Mắt không nhìn vào bóng khi chân chạm bóng.
3. Không có cú bật nhanh đột ngột của khớp gối.
4. Lực đá bóng không qua tâm bóng làm cho bóng xoáy nhiều nhưng
lực yếu
5. Vận động viên đá thẳng quả bóng chứ không đá xiên góc bóng.
6. Chạm bóng quá thấp dưới trục ngang của bóng làm bóng bay quá
bổng.
7. Tay và khuỷu tay không giang rộng để giữ thăng bằng.

III. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MU CHÍNH DIỆN


24
Chạy đà:
Tốc độ tăng dần, bước cuối dài hơn.
Đặt chân trụ:
Tạo điểm tựa xững chắc cách bóng từ 10 – 15 cm trong phạm vi mặt
cắt phía trước và sau bóng, gối hơi khụy.
Vung chân lăng:
Vai trò phát lực chủ yếu tạo tốc độ vung chân lăng lớn nhất, tốc độ
chạy đà kết hợp lực vung chân lăng ra trước với biên độ lớn.
Tiếp xúc bóng:
Đây là giai đoạn quan trọng quyết định toàn bộ động tác. Vị trí tiếp
xúc là phần nền bàn chân từ các ngón đến khớp cổ chân (phần cột dây
giày), lực đi qua tâm bóng, bàn chân duỗi thẳng chúc mũi xuống đất.
Kết thúc:
Đảm bảo động tác nhẹ nhàng thoải mái.

IV. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG BẰNG MÁ NGOÀI


Chạy đà:
Chạy thẳng với hướng đá, tốc độ tăng dần.
Đặt chân trụ:
Thẳng với hướng đá cách bóng từ 15 đến 20 cm. Đầu gối hơi khuỵu
trọng tâm dồn vào chân trụ.
Vung chân lăng:
Vung về sau với biên độ lớn, hơi chếch ra ngoài. Bàn chân xoạc vào
trong để diện tiếp xúc là má ngoài bàn chân .
Tiếp xúc bóng:
Bằng má ngoài bàn chân (là phần nằm ngoài bàn chân, song song với
mu chính diện)
Kết thúc bóng:
Sau khi vung hết đà, tiếp xúc bóng, hạ chân về trước, bước dài ra để
giảm độ lao.

25
♣ Ngoài ra còn có một số kỹ thuật đá bóng khác để phù hợp với
các tình huống trong thi đấu.
V. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG TRÊN KHÔNG
Khi đồng đội chuyền bóng bổng tới ngang tầm thắt lưng

VI. KỸ THUẬT ĐÁ BÓNG XOÁY


Thường dùng trong đá phạt trực tiếp với khoảng cách từ 15 đến 25m

VII. KỸ THUẬT ĐÁ MÓC


Thường dùng khi phá bóng (đ/v hàng phòng thủ) hoặc kết thúc bóng
(đ/v hàng tấn công).

B. NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN KHÁC

♣ KỸ THUẬT DỪNG BÓNG (HOÃN XUNG)


- Kỹ thuật dừng bóng bằng lòng bàn chân.
- Kỹ thuật dừng bóng bằng mu chính diện
- Kỹ thuật dừng bóng bằng đầu
- Kỹ thuật dừng bóng bằng ngực
- Kỹ thuật dừng bóng bằng đùi
- Kỹ thuật dừng bóng bằng gầm bàn chân
♣ KỸ THUẬT DẪN BÓNG
- Kỹ thuật dẫn bóng bằng lòng bàn chân
- Kỹ thuật dẫn bóng bằng mu chính diện
- Kỹ thuật dẫn bóng bằng má ngoài
♣ KỸ THUẬT NÉM BIÊN
26
♣ KỸ THUẬT ĐÁNH ĐẦU
♣ KỸ THUẬT THỰC HIỆN ĐỘNG TÁC GIẢ
♣ KỸ THUẬT QUA NGƯỜI
♣ KỸ THUẬT TRANH CƯỚP BÓNG
♣ KỸ THUẬT CẢN PHÁ KHI ĐỐI PHƯƠNG TẤN CÔNG

C. LUẬT XII: LỖI VÀ HÀNH VI THIẾU ĐẠO ĐỨC


1. NHỮNG LỖI PHẠT TRỰC TIẾP
Một cầu thủ phạm 1 trong 6 lỗi sau đây mà theo nhận định của trọng
tài là cố tình gây nguy hiểm cho đối phương hoặc dùng sức mạnh một
cách thô bạo:
a. Đá hoặc tìm cách đá đối phương
b. Ngáng chân cầu thủ đối phương
c. Nhảy vào đối phương
d. Chèn đối phương
e. Đánh hoặc tìm cách đánh đối phương
f. Xô đẩy đối phương hoặc vi phạm một trong 4 lỗi sau đây:
1. Khi xoạc bóng, chân chạm người đối phương trước khi chạm
bóng
2. Lôi kéo đối phương
3. Nhổ nước bọt vào đối phương
4. Cố tình dùng tay chơi bóng như: ôm bóng, đánh bóng, đẩy bóng
bằng tay hoặc cánh tay (không áp dụng quy định này cho thủ môn
trong khu khu phạt đền của đội mình)
Sẽ bị phạt trực tiếp tại chổ phạm lỗi do đội đối phương thực hiện.
Nếu cầu thủ phạm lỗi trong khu vực cầu môn của đối phương thì sẽ bị
phạt trực tiếp được thực hiện bất kỳ điểm nào trong khu vực cầu môn.
Và nếu cầu thủ phạm 1 trong 10 lỗi trên trong khu vực phạt đền
của đội mình sẽ bị phạt quả 11m. Quả phạt 11m không phụ thuộc vị
trí bóng đang ở đâu miễn là hành động phạm lỗi xảy ra trong khu vực
phạt đền và bóng đang trong cuộc.

2. NHỮNG LỔI PHẠT GIÁN TIẾP


- Một cầu thủ phạm 1 trong 4 lỗi sau đây sẽ bị phạt gián tiếp:
a. Theo nhận định của trọng tài: cầu thủ có lối chơi nguy hiểm.
b. Cố tình ngăn cản đường di chuyển của đối phương
c. Ngăn cản thủ môn đưa bóng vào cuộc
d. Phạm một trong bất kỳ lỗi nào khác, không được đề cập đến
trong luật XII, mà trận đấu phải dừng để cảnh cáo hoặc đuổi cầu thủ.
- Năm lỗi vi phạm của thủ môn: Thủ môn đang ở trong khu vực phạt
đền của đội mình phạm bất kỳ lỗi nào trong 5 lỗi sau đây đều bị phạt
gián tiếp:
27
a. Sau khi đã khống chế bóng bằng tay di chuyển quá 4 bước về
bất cứ hướng nào.
b. Trong khi còn giữ bóng, đập bóng hoặc tung bóng lên rồi bắt lại
mà không chịu đưa bóng vào cuộc
c. Đã thả bóng vào cuộc trước, trong, sau khi di chuyển 4 bước,
thủ môn lại dùng tay chạm bóng lần nữa trước khi bóng được chạm
hoặc đá bởi cầu thủ của đối phương đứng trong hoặc ngoài khu phạt
đền, hay chạm đồng đội ở bên ngoài khu phạt đền
d. Dùng tay chạm bóng do đồng đội chủ động trả về. Bắt bóng
trực tiếp từ quả ném biên về của đồng đội
e. Theo nhận định của trọng tài thủ môn có những thủ thuật câu
giờ, làm chậm trận đấu hoặc giữ bóng lâu quá 5 – 6 giây mà còn khả
năng bắt bóng trở lại.
Chú ý: Cụm từ “giữ bóng” không chỉ là ôm bóng bằng tay mà còn
cả động tác giữ bóng bằng chân .

3. NHỮNG LỖI CẢNH CÁO


- Cầu thủ sẽ bị cảnh cáo bằng thẻ vàng nếu vi phạm bất kỳ 1 trong
7 lỗi sau:
a. Có hành vi phi thể thao
b. Có hành động hoặc lời nói phản đối quyết định của trọng tài và
các thành viên khác.
c. Vi phạm luật nhiều lần
d. Có hành vi kéo dài thời gian đưa bóng vào cuộc
e. Không chấp hành qui định khoảng cách 9m15 trong những quả
đá phạt
f. cố tình rời khỏi sân khi không có phép của trọng tài
g. Vào sân hay trở lại sân mà không có phép của trọng tài
- Nếu trận đấu phải dừng lại do cầu thủ vi phạm một trong bảy lỗi
trên, trận đấu sẽ được tiếp tục bằng quả phạt gián tiếp, trừ trường hợp cầu
thủ đó vi phạm một lỗi khác nặng hơn:
1. Cố tình rời khỏi sân khi không có phép của trọng tài.
2. Vào sân hay trở lại sân không có phép của trọng tài.

4. NHỮNG LỖI BỊ ĐUỔI KHỎI SÂN


Một cầu thủ bị phạt thẻ đỏ và bị đuổi khỏi sân nếu vi phạm một trong
những lỗi sau:

a. Vi phạm lỗi đặc biệt nghiêm trọng


b. Có hành vi bạo lực
c. Nhổ nước bọt vào đối phương hay bất kỳ ai khác

28
d. Có hành vi cố tình phạm lỗi với đối phương nhằm ngăn cản một cơ
hội ghi bàn rõ rệt.
e. Cố tình dùng tay chơi bóng nhằm ngăn cản một cơ hội ghi bàn rõ
rệt (trừ thủ môn trong khu phạt đền của đội mình).
f. Có lời lẽ kích động, lăng mạ hay thô tục.
g. Nhận thẻ vàng thứ hai trong một trận đấu.
♣ Quyết định 5 của hội đồng luật quốc tế “Động tác xoạc bóng từ phía
sau gây nguy hiểm cho sự an toàn cơ thể của đối phương phải được xem
là hành vi cực kỳ nghiêm trọng” Cầu thủ vi phạm bị truất quyền thi đấu.

NHỮNG QUYẾT ĐỊNH CỦA HỘI ĐỒNG LUẬT BÓNG ĐÁ QUỐC TẾ


1. Nếu thủ môn ở trong khu vực phạt đền cố tình dùng tay ném bóng
vào người đối phương một cách thô bạo hoặc cầm bóng xô đẩy đối
phương thì trọng tài sẽ cho đội đối phương hưởng quả phạt 11m
2. Nếu cầu thủ vịn vai đồng đội để đánh đầu thì trọng tài dừng trận
đấu, cảnh cáo cầu thủ đó vì hành vi khiếm nhã và cho đội đối phương
hưởng quả phạt gián tiếp.
3. Cầu thủ muốn vào sân hoặc trở lại sân khi trận đấu đã tiến hành
buộc phải đứng ngoài biên dọc, có ký hiệu cho trọng tài chính biết và chỉ
được vào sân khi trọng tài chính có ký hiệu đồng ý (không nhất thiết phải
đợi bóng ngoài cuộc). Quy định này không áp dụng đối với luật IV.
4. Lời văn và tinh thần của luật XII không bắt buộc trọng tài khi muốn
cảnh cáo cầu thủ phải dừng ngay trận đấu. Nếu áp dụng phép lợi thế,
trọng tài sẽ cảnh cáo cầu thủ phạm lỗi vào lúc bóng ngoài cuộc.
5. Một cầu thủ che bóng mà không chạm bóng để đối phương không
tranh cướp được bóng, mặc dù cản đối phương nhưng không vi phạm luật
XII, vì bóng đang nằm trong tầm khống chế của cầu thủ đó, việc che bóng
hợp lệ này nhằm mục đích chiến thuật và đối phương được quyền tranh
cướp bóng bằng động tác đúng luật.
6. Môt cầu thủ dùng 1 hoặc 2 cánh tay ngăn cản đối phương, di
chuyển qua lại buộc đối phương phải thay đối hướng di chuyển, tuy
không đụng vào người đối phương nhưng trọng tài vẫn cảnh cáo cầu thủ
này vì hành vi khiếm nhã và đội đối phương sẽ được quả phạt gián tiếp.
7. Nếu một cầu thủ cố tình ngăn cản thủ môn đối phương đưa bóng
vào cuộc, trọng tài sẽ phạt cầu thủ đó bằng quả phạt gián tiếp.
8. Khi trọng tài thổi phạt mà một cầu thủ phản đối với lời lẽ xúc phạm
hay thô tục sẽ bị truất quyền thi đấu. Quả phạt sẽ được thực hiện khi cầu
thủ đó đã ra khỏi sân.
9. Bất kỳ cầu thủ nào trong hoặc ngoài sân có hành vi khiếm nhã, thô
bạo hay có hành vi thô tục và thóa mạ trực tiếp hay gián tiếp với đối
phương, đồng đội, trọng tài. Cầ thủ đó sẽ bị phạt theo tính chất của lỗi vi
phạm.
29
10. Theo nhận định của trọng tài nếu thủ môn cố tình nằm trên bóng
quá lâu sẽ bị phạt vì hành vi khiếm nhã và:
a. Bị cảnh cáo, đội đối phương được hưởng quả phạt gián tiếp.
b. Trường hợp tái phạm sẽ bị truất quyền thi đấu
11. Nhổ nước bọt vào các quan chức hoặc những ngưới khác hay hành
vi khiếm nhã tương tự đều bị coi là lỗi thô bạo.
12. Trong khi trọng tài sắp sửa cảnh cáo một cầu thủ, nếu cầu thủ đó
lại phạm một lỗi khác cũng ở mức cảnh cáo thì sẽ bị truất quyền thi đấu.
13. Theo nhận định của trọng tài, nếu một cầu thủ đang di chuyển về
hướng cầu môn đối phương với cơ hội ghi bàn rõ rệt mà bị đối phương cố
tình truy cản trái phép (có nghĩa là lổi vi phạm phải phạt quả trực tiếp
hoặc quả phạt đền) thì sẽ bị truất quyền thi đấu vì lỗi chơi thô bạo.
14. theo nhận định của trọng tài, nếu một cầu thủ không phải là thủ
môn trong khu phạt đền của đội mình, dùng tay cản đường bóng vào cầu
môn hoặc một cơ hội ghi bàn rõ rệt của đối phương thì sẽ bị truất quyền
thi đấu vì lỗi chơi thô bạo.
15. Theo văn bản của luật XII mục 5a, hội đồng luật quốc tế cho rằng
thủ môn đã chạm bóng bằng tay thì được coi là thủ môn đã khống chế
bóng. Nếu sau đó không ôm giữ bóng mà cố tình đở bóng cho bóng bật
ra, rồi dùng tay chạm bóng một lần nữa, sẽ bị coi là phạm luật.
16. Căn cứ vào khoản luật XII qui định một cầu thủ có quyền dùng
đầu, ngực hoặc đầu gối… trả bóng về thủ môn. Tuy nhiên theo nhận định
của trọng tài nếu cầu thủ lạm dụng luật XII cố tình dùng tiểu xảo trả bóng
về thủ môn bằng đâu, ngực, đầu gối sẽ bị cảnh cáo và đội đối phương sẽ
được hưởng quả phạt gián tiếp nơi cầu thủ đó phạm lỗi do hành vi khiếm
nhã . Trong trường hợp như thế, không nhất thiết là thủ môn có chạm
bóng bằng tay hay không.

2. BÓNG CHUYỀN

I. SÂN THI ĐẤU VÀ TRANG BỊ


30
1. Sân thi đấu:
Được giới hạn bởi đường kẻ sân nằm trong diện tích với chiều dài
18m, chiều rộng 9m. Giới hạn ngăn cách mỗi bên là 9m bởi một vạch kẻ
chia đôi sân, sân phải bằng phẳng, khô ráo và không được trơn trợt, có thể

31
là sân đất cứng, bê tông, sân cỏ…(nếu giải chuyên nghiệp thì sẽ tổ chức
trong nhà thi đấu và mặt sân bằng gỗ) .
2. Lưới phân cách:
Chiều rộng của lưới là 1m, dài 9,5m. Độ cao của lưới trong thi đấu là
2,43m (nam), 2,24m (nữ).
Lưới phải được kéo thẳng, nếu không bóng sẽ bật ở mép trên lưới .
Hai cọc giới hạn có độ đàn hồi dựng dọc thẳng xuống hai bên lưới chiếu
từ trên xuống đường biên dọc. Phạm vi bóng vượt qua lưới phải nằm
trong khoảng không gian giữa hai cọc giới hạn.
Hình dáng của cột lưới phải tròn, trơn bóng và được cố định trên mặt
sân bằng bê tông hoặc chôn chặt trên mặt đất. Cột lưới phải được đặt ở
cách mép ngoài của đường biên dọc sân khoảng từ 0,5m – 1m.
3. Bóng:
Bóng có hình tròn, chu vi khoảng 65cm – 67cm, trọng lượng từ 260g
– 280g. Bóng được may bằng các miếng da thuộc tự nhiên hoặc nhân tạo,
ruột bóng bên trong bằng cao su.

II. KỸ THUẬT CHUYỀN BÓNG


Chuyền bóng là kỹ thuật rất cơ bản trong thi đấu, chuyền bóng không
đơn thuần là kỹ thuật phòng thủ mà nó còn mang tính tấn công và phối
hợp tấn công có hiệu quả rất lớn.
32
Kỹ thuật cơ bản của chuyền bóng có dạng chính là chuyền bóng cao
tay và chuyền bóng thấp tay (đệm bóng)

1. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay


Chuyền bóng cao tay bằng hai tay là một kỹ thuật chủ yếu trong bóng
chuyền. Chuyền bóng cao tay trong bóng chuyền thường được vận dụng ở
ba tư thế chính: tư thế thấp, trung bình và cao.
1.1 Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế thấp:
Ở tư thế này người chuyền bóng phải ngồi ở tư thế thấp hơn đường
bóng tới và tư thế này thường được áp dụng bằng động tác khuỵu chân về
trước hoặc bên phải, bên trái. Do bóng đến thấp nên khi chuyền, hai vai
người chuyền phải hơi đưa về sau và chú ý để các ngón tay chạm bóng ở
phía dưới của quả bóng.
Do thực hiện ở tư thế thấp, nên sự phối hợp của tay cũng như sự phối
hợp của hai chân trong khi chuyền rất ít, chỉ hơi duỗi và không có sự phối
hợp của toàn thân. Vì vậy khi chuyền bóng đi động tác vươn thẳng của
hai tay đẩy bóng đi phải tích cực hơn nhiều so với các tư thế khác . Khi
thực hiện chuyền bóng ở tư thế thấp, sau khi chuyền thường có sự kết hợp
ngã về trước, ra sau hoặc sang hai bên.
Khi chuyền bóng bằng hai tay, người chuyền ở tư thế hầu như ngồi
vào chân sau, chuyền bóng xong do mất thăng bằng nên phải ngã người ra
sau, mông chạm đất trước, tiếp đến là lưng, người lúc này co lại, đầu gập
vào ngực, chân co lên. Sau đó dùng sức lăng ngược lại của chân để đứng
lên.

Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế thấp

1.2 Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình:


Tư thế chuẩn bị: Người tập đứng ở tư thế trung bình. Khi bóng đến
gần, cầu thủ bắt đầu chuyển động đón bóng bằng việc nâng cánh tay lên
cao, đồng thời hai gối bắt đầu duỗi thẳng lên, người hơi ngửa về sau một
33
chút. Khi tay tiếp xúc bóng là lúc hai tay cao hơn mặt. Chú ý mọi chuyển
động phải được thực hiện một cách liên tục, nhanh dần và không được
gián đoạn. Khi thực hiện hai tay lúc đầu chuyển động đón bóng hơi khum
(ngửa về sau) đến lúc tiếp xúc với bóng thì bắt đầu vươn thẳng ra. Khi
chạm bóng, hai bàn tay thẳng còn các ngón tay thì lên gân và hơi cong,
các ngón tay bao quanh quả bóng một cách vững chắc tạo thành hình
giống như cái phễu với mục đích không cho quả bóng đi lọt qua. Hai bàn
tay tiếp xúc bóng phải gọn, dứt khoát và bóng tiếp xúc không được tiếp
xúc với lòng bàn tay. Phạm vi của tay chạm bóng cũng ở mức độ khác
nhau: ngón cái chỉ được chạm bằng một đốt phía trên, ngón trỏ, ngón giữa
và một phần của ngón đeo nhẫn chịu lực chính trong khi chuyền bóng đi
và chạm bóng bằng hai đốt trên cùng. Sau khi chạm bóng, hai tay và thân
người phải có sự phối hợp lực để chuyền bóng đi. Để tăng được tốc độ
đưa bóng đến các vị trí đã định thì hai tay phải thẳng còn hai bàn tay và
các ngón tay phải có sự phối hợp chuyển động dứt khoát về hướng
chuyền bóng.
Chú ý: Trong khi chuyển động chuyền bóng đi ngón tay cái hầu như
không tham gia, ngón út và ngón đeo nhẫn chủ yếu làm nhiệm vụ hỗ trợ,
còn ngón trỏ, ngón giữa và một phần của ngón đeo nhẫn phải thực hiện
nhiệm vụ chính là tạo lực để chuyền bóng đi. Nhưng ngược lại ở giai
đoạn bắt đầu tiếp xúc giữa bàn tay và bóng thì chính ngón đeo nhẫn và
ngón cái lại phải chịu một lực lớn hơn cả so với các ngón khác.
Ở tư thế này chúng ta thường gặp trong khi vận dụng chuyền bóng
bằng hai tay qua đầu.

Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình

1.3 Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế cao:


Khác với kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế trung bình là: ở tư thế chuẩn
bị, người chuyền bóng đứng trên hai chân, đầu gối ít khuỵu hơn, thân
người hầu như thẳng và hai tay ở vị trí gần như ngang trước mặt, còn khi
34
tiếp xúc bóng thì hai tay cao hơn đầu một chút và hai chân hầu như thẳng.
Bóng được chuyền đi chủ yếu nhờ vào sự hoạt động tích cực, dứt khoát
của cánh tay và hai bàn tay. Động tác này chỉ áp dụng khi tốc độ bóng bay
không nhanh lắm và thường được sử dụng để chuyền hai trong tổ chức
tấn công.

Kỹ thuật chuyền bóng ở tư thế cao


2. Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng)
Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay (đệm bóng) chỉ áp dụng khi đón bóng
ở tầm thấp mà không thể nào đỡ ở trên được. Trong kỹ thuật này cũng đỡ
ở hai dạng ( có 2 cách) : đệm bóng bằng hai tay và bằng một tay .
2.1 Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng hai tay (đệm bóng):
35
Tư thế chuẩn bị thấp, hai chân mở rộng hơn vai, hai tay duỗi thẳng
chếch với mặt đất, hai khuỷu tay sát vào nhau, hai bàn tay nắm lại, hai
ngón cái song song sát vào nhau duỗi về trước, mũi bàn tay bẻ chúc
xuống, mặt trong của hai cẳng tay xoay lên tạo thành mặt tiếp xúc bóng.
Đệm bóng ở trước mặt, bên trái hay phải cũng cần giữ cho hai cánh
tay luôn thẳng không gập khuỷu, dùng sức phối hợp toàn thân một cách
nhịp nhàng. khi bóng đến càng nhanh, mạnh thì việc dùng sức của hai
cánh tay chuyển từ dưới lên trên càng ít . Đệm bóng bằng hai tay cũng có
thể thực hiện ở tầm thấp bên cạnh kết hợp với ngã nghiêng sau khi đệm
bóng đi.

Kỹ thuật đệm bóng bằng hai tay


2.2 Kỹ thuật chuyền bóng thấp tay bằng một tay (cứu bóng):
Đây là kỹ thuật mà khi chúng ta không thể đệm bằng hai tay khi bóng
ở xa và đi nhanh. Kỹ thuật này thường được vận dụng trong điều kiện cứu
bóng ở cách xa người và có độ khó cao. Có nhiều cách tiếp xúc bóng khi
đệm bóng bằng một tay.
Đệm bóng bằng một tay cũng được sử dụng ở những tư thế khác
nhau:
36
Nếu như bóng ở tầm cao thì thực hiện ở bước cuối cùng là bước dài
nhất, gót chân chạm đất trước, sau đó là bàn chân, khụy gối trong 5 tâm
dồn trên chân trước, tay đưa thẳng ra trước đệm vào bóng.
Nếu bóng ở xa thì bước dài ra, trọng tâm cơ thể ra xa chân trụ, vươn
tay đánh bóng kết hợp ngã sang bên.
Nếu bóng đến thấp và ở xa phía trước, có thể thực hiện động tác bằng
cách lao người về phía trước đánh bóng kết hợp ngã với khủy tay gập,
ngực chạm đất sau đó là bụng, hai tay duỗi thẳng người cong (động tác cá
nhảy).

III. KỸ THUẬT ĐẬP BÓNG


Đập bóng là biện pháp tấn công có hiệu quả nhất trong thi đấu bóng
chuyền. Căn cứ vào vị trí người đập, bóng và lưới mà người ta có thể chia
đập bóng thành nhiều kỹ thuật: đập bóng chính diện, đập bóng nghiêng
người, đập bóng xoay thân, đập xoay tay, đập nhanh. Mặc dù kiểu đập
nào thì kỹ thuật đập bóng cũng chia thành các giai đoạn sau: chạy đà, dậm
nhảy đập bóng và rơi xuống.

1. Kỹ thuật đập bóng chính diện (đập thẳng)


1.1 Chạy đà:
Tùy thuộc vào vị trí người đập bóng đứng trên sân xa hay gần so với
bóng chuyền tới mà có thể thực hiện chạy đà hai hoặc ba bước : bước một
ngắn, đây là bước chủ yếu định hướng, bước thứ hai dài, nhanh nhằm tạo
sự hỗ trợ cho bước giậm nhảy tiếp theo. Khi chạy đà đầu gối hơi khuỵu,

37
thân người hơi ngã về trước, mắt luôn theo dõi người chuyền bóng để có
thể ước lượng chính xác điểm rơi của bóng để kịp thời điều chỉnh vị trí
dậm nhảy.
1.2 Giậm nhảy:
Bước chạy đà cuối cùng, chân sau bước theo chân trước, đầu gối hơi
khuỵu, hai bàn chân chạm đất từ gót sang mũi, hai tay đánh lăng từ sau ra
trước lên cao, đồng thời với động tác đạp duỗi của chân, đẩy thân người
bật thẳng lên. Toàn bộ động tác từ chạy đà, dậm nhảy và bật lên phải
được thực hiện một cách liên tục theo nhịp độ nhanh dần.
1.3 Đập bóng:
Khi cơ thể đã bật lên cao, người thả lỏng tự nhiên, lúc này thân trên
được dướn ngã về sau kết hợp với đưa tay và chân về sau giống hình cánh
cung. Khi cơ thể ở điểm cao nhất, tay đánh bóng duỗi mạnh từ sau ra
trước, bàn tay khép, đánh vào bóng ở tầm trước mặt. Tay kia từ phía trên
cũng hạ xuống phối hợp . Khi đánh vào bóng cần gập cổ tay, gập bụng để
phối hợp lực đồng thời nhanh chóng thu tay về để khỏi chạm lưới.
1.4 Rơi xuống:
Khi rơi xuống, hai mũi chân chạm đất sau đó đến bàn chân và gót
chân, đồng thời đầu gối khuỵu thấp theo đà rơi để giữ thăng bằng và
nhanh chóng trở về tư thế ban đầu để tiếp tục thi đấu.

2. kỹ thuật đập bóng xoay người:


Trong hoàn cảnh thi đấu đòi hỏi người vận động viên (người chơi)
phải biết vận dụng và thay đổi các hướng đập khác nhau, nhưng không
được thay đổi hướng chạy đà ban đầu để có thể đánh lừa sự phán đoán
của cầu thủ chắn bóng (đội đối phương). Vì vậy trong khi thi đấu người
đập bóng có thể thực hiện thay đổi hướng đập bóng bằng cách xoay thân
38
người. Về nguyên lý kỹ thuật thì ở giai đoạn chạy đà, dậm nhảy và vung
tay đánh bóng vẫn giống như đập chính diện chỉ khác ở lúc chuyển động
đập bóng thân người xoay về hướng lưới, nếu đập tay phải thì đánh bóng
sang trái.

3. Kỹ thuật đập bóng xoay cổ tay:


Về nguyên lý kỹ thuật giống như đập chính diện, nhưng khi ở trên
không lúc tay đánh vào bóng thì có sự xoay gập cổ tay về một bên (phải
hoặc trái)

4. Kỹ thuật đập bóng nhanh:


Về yếu lĩnh cũng như những động tác đập bóng khác, song ở đây
phải có sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa người chuyền và người đập bóng.
Khi bóng đến tay người chuyền hai thì người đập bắt đầu giậm nhảy. Khi
người đập bật lên cũng là lúc bóng lên theo và khi bóng lên trên lưới
khoảng 20cm thì người đập bóng lập tức đập ngay.
39
5. Kỹ thuật đập bóng nghiêng người:
Đây là kỹ thuật có một thời rất thịnh, nhưng hiện nay do trình độ
bóng chuyền rất cao nên kỹ thuật này ít sử dụng. Về yếu lĩnh kỹ thuật
cũng như các dạng đập trên chỉ khác là đập bóng ở xa lưới, góc chạy đà
nhỏ nên khi dậm nhảy bàn chân gần như song song với lưới . Khi lên tới
điểm cao nhất thì tay vung từ trước xuống dưới ra sau, lên cao tay duỗi
thẳng, đánh vào bóng hơi sang trái trên đầu. cần phối hợp lực cổ tay, cánh
tay và thân người .
IV KỸ THUẬT PHÁT BÓNG
Phát bóng là động tác mở đầu cho cuộc đấu và cũng mở đầu cho một
cuộc tấn công vào trận tuyến của đối phương. Ngày nay kỹ - chiến thuật
bóng chuyền nói chung và kỹ thuật phát bóng nói riêng ngày càng không
ngừng được hoàn thiện thì phát bóng còn là một biện pháp tấn công để
giành điểm trực tiếp. Để đạt đươc kết quả như mong muốn; mỗi vận động
viên bóng chuyền phải biết phát bóng nhiều dạng khác nhau và phải chọn
riêng cho mình một kiểu phát bóng sở trường để đạt được hiệu quả như
mong muốn.
Căn cứ vào thế đứng của người phát, tính chất chuyển động cũng như
điểm tay tiếp xúc bóng khi phát mà người ta phân chia kỹ thuật phát bóng
ra làm hai loại cơ bản là phát bóng cao tay và phát bóng thấp tay. Trong
phát bóng thấp tay còn phân chia ra phát bóng thấp tay trước mặt và phát
40
bóng thấp tay nghiêng mình. Trong phát bóng cao tay lại chia thành: Phát
bóng cao tay trước mặt, cao tay nghiêng mình và một vài động tác khác
như: phát bóng bay, phát mạnh, phát chuẩn …

1. Kỹ thuật phát bóng thấp tay


1.1 Kỹ thuật phát bóng thấp tay trước mặt (phát bóng bằng tay phải )
Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng quay mặt vào lưới, chân trái trước , mũi chân thẳng
góc cới đường biên ngang, chân phải phía sau cách chân trước nữa bước
trọng tâm dồn vào chân sau, tay trái cầm bóng đưa về trước bụng.
Tung bóng:
Tay trái làm động tác tung bóng lên cao khoảng 25 – 30cm và hơi
chếch về trước một chút.
Vung tay đánh bóng:
Cùng lúc với tay trái tung bóng, trọng lượng cơ thể chuyển về chân
sau và hơi khuỵu gối, tay phải đưa về phía sau để chuẩn bị đưa về trước
đánh bóng. Khi đánh bóng tay duỗi thẳng tự nhiên, vung từ sau ra trước
dùng cùi tay đánh vào phần dưới của bóng ở phần ngang thắt lưng, chú ý
trong khi đánh bóng, trọng tâm cơ thể chuyển dần từ sau ra trước, sau khi
hoàn thành động tác đánh vào bóng, thân người và tay có xu hướng vươn
thẳng theo hướng bóng đi và nhanh chóng bước chân sau lên để giữ thăng
bằng trước khi bước vào chiếm lĩnh vị trí phòng thủ trên sân

Kỹ thuật phát bóng thấp tay

1.2 Kỹ thuật phát bóng thấp tay nghiêng mình (phát bóng bằng tay
phải )
Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng, hông cùng bên với tay cầm bóng hướng vào lưới. hai
chân mở rộng bằng vai hoặc hơn vai một chút . Hai bàn chân gần như

41
song song với nhau, trọng tâm dồn đều trên hai chân, tay trái cầm bóng ở
ngang thắt lưng.
Tung bóng:
Tay trái làm động tác tung bóng lên cao từ 40 – 50cm hơi chếch về
phía trước mặt một chút.
Vung tay đánh bóng:
Trong lúc tung bóng người hơi xoay sang phải, hai chân hơi khuỵu,
trọng tâm cơ thể hơi dồn về chân sau, cánh tay phải vung xuống và vung
ngang ra sau, sau đó duỗi thẳng tự nhiên vung từ sau ra trước dùng cùi tay
đánh vào phía sau phần dưới quả bóng ở tầm ngang ngực . Khi đánh vào
bóng, trọng lượng cơ thể chuyển lên trước đồng thời xoay thân sang bên
trái, mặt hướng vào lưới và nhanh chóng bước chân phải lên để giữ thăng
bằng.

2. Kỹ thuật phát bóng cao tay


2.1 Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt (phát bóng bằng tay phải )
Tư thế chuẩn bị:
Người tập đứng trong tư thế như phát bóng thấp tay trước mặt, nhưng
trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân, tay trái cầm bóng ở phía trước .
Tung bóng:
Tay trái cầm bóng đưa lên ngang tầm mặt thì làm động tác tung bóng
ở trước mặt lên cao hơn đầu từ 80 – 100cm theo hướng thẳng lên trên
theo hướng chếch sang phải (tay đánh bóng). Khi tung bóng người phát
bóng hơi hạ thấp trọng tâm rồi vươn người lên cao kết hợp với động tác
tung bóng nhịp nhàng.
Vung tay đánh bóng:
Cùng lúc tay trái tung bóng lên cao, tay phải co lại và chuyển động từ
trước lên cao ra sau, thân trên ngửa về sau. Bàn tay mở tự nhiên đưa sát
mang tai về sau đầu, mắt nhìn theo bóng .
Khi bóng từ trên rơi xuống tới tầm (tay giơ thẳng hoàn toàn) thì tay
phải vung thẳng từ sau lên cao ra trước đánh mạnh vào phía sau phần
dưới tâm của bóng bằng bàn tay mở với các ngón tay mở tự nhiên đồng
thời lúc này cần có sự phối hợp lực toàn thân cũng như lực gập của cổ tay
để điều khiển bóng đi vào hướng đã dự định trước.
Trong khi đánh bóng, chân phải do có sự đẩy lên theo đà của cánh tay
phải đánh bóng nên lúc này trọng tâm cơ thể dồn vào chân trước (chân
trái) do đó khi đánh bóng xong chân phải cần nhanh chóng bước lên một
bước nhỏ để giữ thăng bằng và bước vào sân thi đấu.
♣ Một dạng phát bóng khác được phát triển từ kỹ thuật phát bóng cao
tay trước mặt là phát bóng bay. Phát bóng bay, tư thế ban đầu giống như
phát bóng cao tay trước mặt, chỉ khác là ở kỹ thuật này tay trái tung bóng

42
ở tầm thấp hơn và tay phải đánh bóng tiếp xúc ở chính tâm bóng phía sau
với lực đánh đột ngột và dừng nhanh.

Kỹ thuật phát bóng cao tay trước mặt

V. LỖI KỸ THUẬT THI ĐẤU


Các đội tham gia thi đấu trong sân thông qua sự chính xác và cảm
giác nhịp độ trận đấu trong vấn đề công và thủ. Nhiệm vụ thông qua 3 lần
chạm bóng để chuyển qua thành 1 lần tấn công để bóng chạm đất trong
phần sân đối phương, hoặc chạm người đối phương bóng ra ngoài sân ...
1. Lỗi đánh bóng quá 3 chạm:
VĐV phát bóng (vị trí số 1) là người bắt đầu cho một pha tấn công …
Đội đỡ cú phát bóng chỉ được chạm bóng nhiều nhất là 3 lần để đưa bóng
qua lưới. Những lần chắn bóng trên lưới khi đối phương tấn công, bóng
rơi trong không gian phần sân mình sẽ không bị tính trong số lần chạm
bóng này (3 chạm).
Mỗi VĐV không được chạm bóng hai lần liên tiếp, trừ trường hợp
chạm bóng 1 lần khi tham gia chắn bóng.
Quá trình thi đấu nói chung như sau:
Đội đỡ cú phát bóng hoặc cú tấn công của đội đối phương (1 chạm),
một VĐV chuyền bóng trên cao phía trên lưới (2 chạm), một VĐV nhảy
lên tấn công bằng tất cả kỹ thuật như: đập bóng , bỏ nhỏ, chuyền bóng…
để làm sao gây khó cho đối phương miễn sao cho bóng chạm phần sân đối
phương (3 chạm) để ghi được cho đội mình 1 điểm.
Đội phía bên kia sẽ tìm mọi cách hóa giải cú phát bóng hoặc 1 cú tấn
công của đội đối phương và tiến hành lại một đợt tấn công đáp lại như
trên
2. Giữ bóng:
Qui định về giữ bóng trong bóng chuyền như sau:
Bất kỳ bộ phận nào của cơ thể đều có quyền chạm bóng (được tính là
1 chạm). Khi chạm bóng thì bóng phải đi ngay, không được giữ bóng
(dính bóng) hoặc ném bóng.
Ngoại trừ các trường hợp sau phạm lỗi kỹ thuật:
Chạm liên tiếp ít nhất hai lần trên các bộ phận của người chạm bóng
43
Bóng lăn trên cơ thể người chạm bóng.
Bóng nằm im trên tay, chân người chạm bóng
VI. THI ĐẤU
1. Quyền chọn sân:
Trọng tài mời đội trưởng của hai đội đến chọn mặt của đồng xu, sau
đó tung lên. Đội nào chọn mặt ngửa sẽ được chọn quyền phát bóng hoặc
chọn sân .
Sau khi kết thúc mỗi hiệp đấu hai đội sẽ hoán đổi sân. Đội đỡ cú phát
bóng trong hiệp đầu sẽ là đội phát bóng trước trong hiệp kế tiếp.
Khi hai đội hòa nhau 2 – 2; trước hiệp đấu quyết định trọng tài phải
cho tung đồng xu lại để quyết định quyền chọn sân hay phát bóng trước.
Trong khi diễn ra ván đấu cuối cùng, nếu số điểm của mỗi đội lên đến
8, hai bên sẽ hoán đổi sân, đội phát bóng trước khi hoán đổi sân sẽ tiếp
tục phát bóng .
2. Vị trí VĐV
Trước khi bắt đầu trận đấu, trọng tài sẽ kiểm tra vị trí của toàn bộ
VĐV thi đấu trong sân.

Sơ đồ hoán đổi vị trí của VĐV

Hoán đổi vị trí xuôi theo chiều kim đồng hồ

Khi phát bóng VĐV phát bóng (vị trí số 1) có thể đứng bất kỳ ở vị trí
nào phía sau đường biên ngang (vạch cuối sân) để phát bóng.
Trước khi bóng rời tay, tất cà VĐV của cả hai đội phải đứng đúng sơ
đồ vị trí. Ví dụ: số 4 phải đứng trên số 5 và bên tay phải là số 3, tương tự
số 3 phải đứng trên số 6, bên trái là số 4 và bên phải là số 2… Sau khi
bóng rời tay của VĐV phát bóng, VĐV của hai đội có thể di chuyển cũng
như có thể đứng bất kỳ vị trí nào trên sân (phần sân của mình) nhưng
VĐV ở hàng sau không được phép chắn bóng, đập bóng hay bỏ bóng phía
trên vạch 3m
3. Sự luân phiên hoán đổi vị trí của VĐV:

44
Trong tình huống đội phát bóng khi chưa bị mất điểm, VĐV đang
phát bóng sẽ tiếp tục phát bóng. Khi đội đỡ bóng ghi được 1 điểm, VĐV
phải luân phiên hoán đổi vị trí của mình xuôi theo chiều kim đồng hồ.
4. VĐV hàng sau
Theo qui định thi đấu, VĐV hàng sau bị cấm các động tác sau đây:
- Cấm trực tiếp đánh bóng cao tay hơn lưới ở khu vực 3m gần lưới ở sân
mình.
- Không được chắn bóng.
- VĐV hàng sau muốn đập bóng phải nhảy lên từ sau vạch 3m, khi đập
xong, bóng rời tay có thể rơi xuống chạm sân trước vạch 3m.

3.BÓNG RỔ

45
I. SỰ XUẤT HIỆN TRÒ CHƠI:
Một giáo viên Giáo dục thể chất của trường huấn luyện Springphild
(sau này đổi thành trường Cao Đẳng) tại bang Massachuset (Mỹ) là ông
James Naismith vào tháng 12 năm 1891 đã phát minh ra trò chơi mới và
mô tả nó: “Chơi bóng rổ rất dễ nhưng chơi giỏi thì rất khó”. Trò chơi mới
này có nhiều nét sinh động hấp dẫn và hấp dẫn vượt cả những mơ ước táo
bạo của Naismith. Trong thời gian ngắn sau đó trò chơi này lan rộng trong
toàn nước Mỹ Và ngày nay có hàng triệu người trên thế giới chơi trò chơi
này.
Thời kỳ đầu tham gia trò chơi này có cả nam và nữ. Vì lớp tập thể dục
có 18 người nên chia ra làm hai đội mỗi đội có 9 người. Sau nầy số người
chơi giảm còn 7 và sau đó giảm còn 5 người bởi vì số người đông hơn 5
chỉ làm rối trên sân và là điều không cần thiết. Bởi vì bóng ném vào rổ
nên trò chơi này có tên là “Basketball” (Bóng rổ). Tháng 12 năm 1891
Nâysmit đã soạn thảo những điều luật thi đấu đầu tiên của trò chơi mới
này và áp dụng tổ chức trận bóng rổ đầu tiên. Năm 1892 ông đã ấn hành
sách “luật chơi bóng rổ” Gồm có 15 điều luật mà phần lớn trong số những
điều luật này, dưới hình thức này hay khác vẫn được tiếp tục sử dụng đến
ngày nay.

II. NHỮNG KỸ THUẬT CƠ BẢN


1. BẮT BÓNG
1.1 Bắt bóng bằng hai tay:

46
Bắt bóng bằng hai tay được coi là phương pháp bắt bóng đơn giản
nhất, đồng thời cũng chắc chắn nhất.
Giai đoạn chuẩn bị:
Nếu như bóng bay gần tới VĐV ở tầm ngang ngực hay trên đầu, thì
cần đưa tay ra đón bóng bằng hai bàn tay và các ngón tay tạo thành hình
cái phễu, kích thước không lớn hơn chu vi quả bóng
Giai đoạn cơ bản:
Vào thời điểm tiếp xúc với bóng cần bắt bóng bằng các ngón tay
(không bắt bằng lòng bàn tay) đồng thời khép cổ tay gần nhau, hai tay hơi
gập lại ở khớp khuỷu tay và kéo về ngực . gập cánh tay là chuyển động tự
động làm giảm lực lao tới của bóng .
Giai đoạn kết thúc:
Sau khi nhận bóng thân trên hơi lao về phía trước, bóng được bảo vệ
trước đối thủ bằng hai khuỷu tay tách ra, ở tư thế chuẩn bị thực hiện các
động tác tiếp theo. Nếu bóng bay thấp hơn tầm ngực một chút, thì VĐV
cần khuỵu gối thấp hơn mức bình thường, để hạ chiều cao của hai vai
ngang tầm bay của bóng. Để bắt bóng bay cao trên đầu, cần phải bật nhảy
và hai tay giơ cao (khoảng cách giữa hai ngón cái khoảng vài cm, các
ngón còn lại mở rông tự nhiên) ở thời điểm bóng chạm các ngón tay, thì
cổ tay khép lại gần nhau, xoay vào phía trong để giữ chặt bóng. Hai tay
vừa gập ở khuỷu tay vừa hạ thấp kéo bóng về phía thân người. Khi bắt
bóng bay thấp thì hai tay hạ xuống, cổ tay và các ngón tay tạo thành hình
cái bát khoảng giữa hai ngón út không quá xa.

Bắt bóng bằng hai tay

1.2 Bắt bóng bằng một tay:


Khi dừng không cho phép chạm bóng đang bay và bắt bóng bằng hai
tay thì phải bắt bóng bằng một tay.
Giai đoạn chuẩn bị:
VĐV đưa tay ra để đón đường bay của bóng (bàn tay và các ngón tay
không giữ căng)

Giai đoạn cơ bản :

47
Khi bóng vừa chạm các ngón tay, cần đưa tay ra sau xuống thấp
dường như tiếp tục chuyển động theo đường bay của bóng (hoãn xung)
quay người một chút về phía tay bắt bóng để hỗ trợ cho động tác này.
Giai đoạn kết thúc:
Cần giữ bóng bằng một tay. Sau đó giữ chặt bằng hai tay để sẵn sàng
thực hiện ngay động tác tiếp theo.
Để nhảy bắt bóng trên cao bằng một tay cần hơi ưỡn thân người một
chút, nhanh chóng hạ bóng và giữ bóng bằng tay kia, rồi kéo bóng về phía
thân người. Sau khi bắt bóng VĐV cần giữ thăng bằng ngay, di chuyển
hai khuỷu tay về gần người đề phòng đối phương cướp bóng.

2. CHUYỀN BÓNG

2.1 Chuyền bóng hai tay từ trước ngực:


Chuyền bóng là động tác mà nhờ đó VĐV đưa được bóng cho đồng
đội của mình để tiếp tục tấn công. Chuyền bóng hai tay là phương pháp
cơ bản cho phép chuyền bóng nhanh và chính xác cho đồng đội ở khoảng
cách gần hay trung bình trong khi dừng tương đối đơn giản vì không bị
đối phương kèm chặt.
Giai đoạn chuẩn bị:
Hai tay cùng các ngón tay giữ bóng thoải mái ở ngang thắt lưng, hai
khuỷu tay hạ xuống, bằng chuyển động vòng tròn của hai tay kéo bóng về
phía ngực.
Giai đoạn cơ bản:
Bóng được ném ra phía trước bằng cách đẩy mạnh thẳng hai tay và
bồi tiếp bằng động tác của bàn tay, làm cho bóng xoáy theo chiều ngược
lại . Nếu đối phương tiếp tục cản phá việc chuyền bóng ngang ngực thì
VĐV có thể chuyền bóng bật đất để bóng nảy vào đồng đội . Để bóng nảy
nhanh có khi VĐV chuyền bóng xoáy.
Giai đoạn kết thúc:
Sau khi chuyền bóng hai tay thả lỏng và hạ xuống, VĐV thẳng người,
tiếp theo giữ vị trí đứng, hai chân khuỵu xuống (giai đoạn kết thúc này
thường hay gặp cả khi thực hiện các phương pháp chuyền bóng khác).

48
2.2 Chuyền bóng hai tay từ trên cao:
Kỹ thuật này thường sử dụng ở khoảng cách trung bình khi đối
phương phòng thủ chặt. Vị trí bóng ở trên đầu tạo ra khả năng ném bóng
chính xác cho đồng đội vượt qua tay của người phòng thủ.
Giai đoạn chuẩn bị:
VĐV nâng bóng bằng hai tay hơi gập ở trên đầu và đưa bóng về phía
sau đầu.
Giai đoạn cơ bản:
Bằng động tác ra tay nhanh mạnh, VĐV vừa gập khuỷu tay vừa làm
động tác vẩy hai bàn tay để chuyền bóng cho đồng đội.
Giai đoạn kết thúc: (giống như chuyền bóng hai tay trước ngực)

2.3 Chuyền bóng hai tay từ dưới thấp:


Động tác này thường sử dụng ở cự ly từ 4 – 6m. Khi bóng được bắt ở
tầm thấp hơn đầu gối hay bóng bật lên từ mặt sân và không có thời gian
thay đổi vị trí.
Giai đoạn chuẩn bị:
Bóng ở trong tay hạ thấp và hơi gập lại, các ngón tay đặt thoải mái
trên bóng. Bóng đưa theo đùi của chân sau và hơi nâng lên.
Giai đoạn cơ bản:
Vung mạnh hai tay lên trước đồng thời duỗi thẳng tay để chuyền bóng
theo hướng cần thiết. Khi hai tay đến ngang tầm thắt lưng, hai tay chuyển
động tích cực hơn để đẩy bóng và làm cho bóng xoáy theo chiều ngược
lại Chiều cao đường bay của bóng quyết định bởi hai bàn tay .
Giai đoạn kết thúc:
Sau khi chuyền bóng, thường người ta bước lên một bước để giữ
thăng bằng .
49
2.4 Chuyền bóng bằng một tay trên vai:
Đây là phương pháp thông dụng nhất ở khoảng cách gần và trung
bình, ở đây thời gian vẩy tay là tối thiểu và kiểm soát bóng rất tốt. Động
tác bổ sung của tay ở thời điểm bóng bay ra cho phép VĐV thay đổi
hướng và tốc độ bay của bóng trong phạm vi lớn.
Giai đoạn chuẩn bị:
Hai tay có bóng đưa sang vai phải (khi chuyền bóng bằng tay phải)
bóng nằm trên bàn tay phải và giữ bóng bằng tay trái hai khủyu tay không
được nhấc lên, đồng thời VĐV quay về phía lấy đà ném.
Giai đoạn cơ bản:
Bóng ở tay phải ngay lập tức duỗi thẳng tay phải đồng thời làm động
tác vẩy tay phải kết hợp với quay thân người.
Giai đoạn kết thúc:
Sau khi bóng rời tay bay ra, trong khoảnh khắc ngắn, tay phải di động
theo bóng. Tiếp theo là thả lỏng hạ xuống dưới. VĐV trở lại vị trí thăng
bằng trên hai chân hơi khuỵu xuống.

Chuyền bóng bằng một tay trên vai

2.5 Chuyền bóng một tay từ trên đầu hay trên cao:
Là động tác cho bóng đi khắp sân tới đồng đội của mình ở khoảng
cách từ 20 – 25m
Giai đoạn chuẩn bị:
Nâng tay có bóng lên, tay còn lại hỗ trợ giữ bóng và hơi đưa tay ra sau
đầu, đồng thời xoay thân người. Như vậy sẽ đạt được biên độ vẩy cổ tay
thích hợp.
Giai đoạn cơ bản:
Bóng được dùng lực cổ tay rất lớn, duỗi thẳng tay nhanh, đồng thời
gập cổ tay và xoay mạnh thân người.

Chuyền bóng một tay trên cao

50
2.6 Chuyền bóng một tay móc câu:
Được áp dụng khi chuyền bóng ở khoảng cách trung bình và rất xa
vượt qua tay giơ cao phòng thủ của đối phương.
Giai đoạn chuẩn bị:
VĐV quay hông về phía chuyền bóng, tay có bóng đưa lên cao theo
hướng ra sau xuống dưới, bóng nằm trên lòng bàn tay và được giữ chặt
trên các ngón tay. Tay kia đưa ra phía trước một chút, VĐV hầu như thoát
khỏi sự phòng thủ của đối phương.
2.7 Chuyền bóng một tay dưới thấp:
Động tác này thực hiện ở khoảng cách gần và trung bình trong những
tình huống khi đối phương cố gắng giành bóng từ trên cao, bóng chuyền
cho đồng đội ở dưới tay của đối phương.
Giai đoạn chuẩn bị:
Tay thẳng và gập lại đưa về sau lấy đà, bóng nằm trong lòng bàn tay
và các ngón tay giữ chặt cộng thêm lực ly tâm khi vung tay về sau.
Giai đoạn cơ bản:
Đưa bóng dọc theo đùi theo hướng ra trước lên trên. Khi chuyền bóng
bàn tay mở và các ngón tay đẩy mạnh vào bóng. Chiều cao quỹ đạo
đường bay của bóng phụ thuộc vào thời gian mở đúng lúc của bàn tay và
các ngón tay. Thường chuyền bóng một tay ở dưới thấp thực hiện với sự
kết hợp bước chân ngược bên tay ném lên trước.

Chuyền bóng một tay dưới thấp


2.8 Chuyền bóng một tay từ bên cạnh:
Giống như chuyền bóng một tay từ dưới thấp, kiểu chuyền bóng này
cho phép chuyền bóng tới đồng đội ở khoảng cách gần và trung bình,
nhằm thoát khỏi đối phương kèm chặt bên phải hay bên trái.
Giai đoạn chuẩn bị:
Đưa tay có bóng sang bên, ra sau để lấy đà kết hợp xoay thân người.
Giai đoạn cơ bản:
Vung tay có bóng về trước theo mặt phẳng song song với mặt sân,
hướng bay của bóng phụ thuộc vào động tác mở bàn ta.

Chuyền bóng một tay từ bên cạnh


51
♣ Ngoài các phương pháp chuyền bóng trên, trong điều kiện đối phương
phòng thủ tích cực. VĐV cần sử dụng kỹ thuật chuyền bóng kín để đảm
bảo bí mật đường chuyền bóng đã định, bởi vì các cử động cơ bản gắn
liền với tung bóng ra theo hướng cần thiết, che dấu khỏi tầm nhìn của đối
phương phòng thủ và mức độ nào đó là sự bất ngờ đối với đối phương.
Các động tác đó gây khó khăn cho đối phương khi cướp bóng. Người ta
thường áp dụng ba kiểu biến thế chuyền bóng kín như chuyền bóng dưới
tay, chuyền bóng sau lưng và chuyền bóng qua vai. Các kiểu chuyền bóng
kín có đặc điểm tiêu biểu là vẩy tay biên độ nhỏ, động tác kết thúc của
bàn tay và các ngón tay rất mạnh. Khi thực hiện chuyền bóng dưới tay,
tay có bóng chuyển động chéo phía trước của tay không bóng về phía
đồng đội chờ nhận bóng. Các cử động cơ bản của chuyền bóng sau lưng
là vung tay hơi co ra phía sau lưng, tiếp đó là vẩy bàn tay kết hợp xoay
thân người. Khi thực hiện chuyền bóng qua vai, VĐV gập cẳng tay và bàn
tay về phía trên của vai cùng bên hoặc vai đối diện để chuyền bóng cho
đồng đội đang chạy thoát người kèm.
3. NÉM RỔ:
Ném rổ là nội dung cơ bản trong thi đấu của đội tấn công, ném vào rổ
là mục đích chủ yếu để đạt thành tích cao trong các giải. Mỗi VĐV bóng
rổ không những nắm vững kỹ thuật chuyền, bắt và dẫn bóng mà còn phải
biết tấn công rổ chính xác, thực hiện ném rổ từ các vị trí khác nhau, từ bất
kỳ khoảng cách nào trong lúc đối phương kèm chặt . VĐV phải nắm vững
những phương pháp khác nhau về ném rổ trên cơ sở phát huy năng lực
riêng của cá nhân và đặc điểm riêng của bản thân mình.
3.1 Ném rổ bằng hai tay trước ngực:
Được sử dụng chủ yếu để tấn công rổ từ khoảng cách xa. Nếu không
có sự cản phá tích cực của người phòng thủ. Phương pháp ném này được
tiếp thu nhanh bởi vì cấu trúc động tác của nó giống với chuyền bóng hai
tay từ trước ngực.

Ném rổ bằng hai tay trước ngực Ném rổ bằng hai tay từ dưới thấp

3.2 Ném rổ bằng hai tay từ trên cao.


Thực hiện thích hợp với cự ly trung bình khi đối phương phòng thủ
chặt

52
3.3 Ném rổ bằng hai tay từ dưới thấp
Sử dụng hiệu quả nhất trong các lần đột phá tới bảng và tấn công rổ,
trong khi ném hai tay phía dưới hai tay phá bóng của người phòng thủ.
3.4 ném rổ bằng hai tay từ trên cao xuống thấp
Thường được những VĐV có chiều cao và sức bật tốt sử dụng. Đối
phương gần như không cản phá được phương pháp ném rổ nầy. Bởi vì
bóng bay chỉ theo chiều đi xuống, theo quỹ đạo rất ngắn với tốc độ lớn.

Ném rổ bằng hai tay từ trên cao xuống thấp

3.5 Ném rổ bằng một tay trên vai:


Đây là phương pháp tấn công rổ rất phổ biến từ khoảng cách trung bình
và xa. Nhiều VĐV sử dụng phương pháp nầy để ném phạt.

Ném rổ bằng một tay trên vai

3.6 Ném rổ bằng một tay từ trên cao


Kỹ thuật nầy thường được sử dụng nhiều hơn các phương pháp ném
rổ khác để tấn công rổ trong khi di động từ khoảng cách gần và trực tiếp
ngay sau khi bóng bật bảng

Ném rổ bằng một tay từ trên cao

53
3.7 Ném rổ một tay trên cao trong khi nhảy
Đây là phương pháp tấn công cơ bản trong bóng rổ hiện đại. Trong
nhiều giải của các đội mạnh thế giới (Nam), 70% số lần ném rổ được thực
hiện bằng phương pháp nầy, từ các khoảng cách khác nhau. Có một vài
biến thế của phương pháp ném rổ nầy. Việc lựa chọn biến thế nào phụ
thuộc vào khoảng cách và đặc điểm của người phòng thủ.

Ném rổ một tay trên cao trong khi nhảy


3.8 Ném rổ một tay móc câu
Thường được những trung phong sử dụng để tấn công rổ từ những
khoảng cách gần và trung bình khi đối phương có chiều cao phòng thủ
tích cực

Ném rổ một tay móc câu


3.9 Ném rổ một tay từ dưới thấp
Được áp dụng tương tự như những tình huống của ném rổ một tay
dưới thấp trong di động và trong khi nhảy. Ngoài ra còn có một số VĐV
sử dụng thành công kỹ thuật ném rổ nầy kết hợp với quay người và làm
động tác giả trong thi đấu, khi gần rổ của đối phương.

Ném rổ một tay từ dưới thấp


54
VÕ THUẬT
CÁC ĐÒN – THẾ TỰ VỆ
1. ĐÒN TỰ VỆ KHI ĐỐI PHƯƠNG TẤN CÔNG TỪ PHÍA SAU
Khi bị đối phương nắm tóc hoặc áo từ phía sau: Dùng chân làm điểm
tựa xoay thật nhanh về phía đối phương, đồng thời vung tay lên cao vòng
qua phía trên tay của đối phương. Tất cả mọi động tác kỹ thuật thật nhuần
nhuyễn như một phản xạ và thật nhanh để chiếm ưu thế.
Khi vòng tay qua đối phương thì kẹp lại và khóa cứng cánh tay của
đối phương đồng thời dùng ức bàn tay tống mạnh vào cầm của đối
phương tạo lực ép để đối phương bật người ra sau và mất thăng bằng.
Thay vì dùng bàn tay bạn có thể dùng cùi chỏ để đánh vào mặt của đối
phương, phải tấn công cho thật chính xác để đạt hiệu quả. Cũng có thể tấn
công bằng đầu gối vào hạ bộ của đối phương ở tư thế nầy.

Đòn tự vệ khi bị đối phương nắm tóc hoặc áo từ phía sau

2. ĐÒN TỰ VỆ CHỐNG SỰ TẤN CÔNG TỪ PHÍA TRƯỚC


55
Trường hợp 1: Bị nắm cổ áo
Bạn phải xoay người sang bên cùng tay nắm áo của đối phương đồng
thời đưa tay qua đầu và đánh mạnh xuống khuỷu tay của đối phương là
đối phương mất thăng bằng đổ về phía trước lúc ấy bạn bước lên xoay
người, thuận đà tống cùi chỏ tay phải vào mặt đối phương.
Trường hợp 2: Khi bị chụp cổ từ phía trước
Bạn dùng tay trái vung lên qua khỏi đầu rồi chặt xuống khuỷu tay phải
của đối phương đồng thời dùng ức bàn tay phải tống mạnh vào cầm của
đối phương, đẩy đầu đối phương về phía sau tiếp theo bước chân lên và
dùng tay trái nắm lấy phía sau đầu đối phương tay phải đẩy đầu đối
phương sang trái buộc hắn bị xoắn người và ngã ngữa xuống đất.

Đòn tự vệ khi bị chụp cổ từ phía trước

Trường hợp 3: Khi bị chụp ngực áo


Cũng như các thế trước bạn dùng tay trái đánh mạnh từ trên xuống
khuỷu tay của đối phương, tay phải giữ chặt tay đối phương và dùng đòn
cầm nã để bẻ cổ tay của đối phương.

Đòn tự vệ khi bị chụp ngực áo

3. ĐÒN TỰ VỆ CHỐNG SỰ TẤN CÔNG TỪ PHÍA SAU

56
Nếu bạn bị đối phương ôm choàng từ phía sau, thì đừng cố vùng vẫy
mà hãy bình tĩnh rùn người thấp xuống, nghiêng người về phía trước giữ
chặt tay đối phương, xốc người đối phương lên đổ về phía trước, đồng
thời xoay hông giữ thẳng chân đá vòng ra sau, đòn nầy sẽ làm đối phương
mất thăng bằng và bị quăng về phía trước.
4. ĐÒN TỰ VỆ CHỐNG BÓP CỔ TRƯỚC
Bóp cổ là hành động của những tên côn đồ dùng để uy hiếp kẻ yếu.
Điều quan trọng là phải hành động thật nhanh. Hãy bình tĩnh thả lỏng cơ
bắp, người dồn trọng tâm sang một bên, đưa tay thuận lên cao vòng qua
tay đối phương, đưa tay trái nắm lấy cổ tay phải của đối phương bẻ mạnh
đồng thời chặt tay phải vào khuỷu tay đối phương và áp dụng thế khóa để
khống chế đối phương.

Đòn tự vệ chống bóp cổ trước


5. ĐÒN TỰ VỆ CHỐNG XIẾT CỔ TỪ PHÍA SAU
Điều trước tiên bạn phải thả lỏng cơ cổ, hơi xoay về một bên để thở.
Ngay lập tức bạn chụp lấy ngón tay út của đối phương kéo thật mạnh
ngược ra xa để nới lõng vòng xiết của đối phương, bị đau buộc đối
phương nới lỏng vòng tay, liền sau đó dùng cùi chỏ tống mạnh vào bụng
của đối phương.

Đòn tự vệ chống xiết cổ từ phía sau

57
6. ĐÒN TỰ VỆ CHỐNG KẸP CỔ CỦA ĐỐI PHƯƠNG
Trường hợp đối phương dùng tay kẹp cổ bạn ghì xuống, thì bạn phải
nhanh chóng tìm cách thoát khỏi tình huống này bằng cách xoay người ra
trước vung mạnh tay còn lại bên ngoài đánh về phía trước vào giữa hạ bộ
của đối phương.

Đòn tự vệ chống kẹp cổ


7. ĐÒN TỰ VỆ CHỐNG LẠI GẬY
Khi đối phương dùng gậy tấn công vào bạn, thông thường họ hay tấn
công từ trên vào đầu nên bạn phải nhanh chóng tiến vào sát đối phương
để tránh tầm đánh của đối phương. Dùng cạnh ngoài tay trái đưa lên đỡ
đòn (phía trong cẳng tay của đối phương) sau đó xoay cổ tay trái nắm chặt
cổ tay cầm gậy của đối phương đồng thời bước chân phải lên sát người
đối phương (bên tay cầm gậy) áp vai vào sát nách đối phương, gập người
dùng hông hất mạnh đối phương lên cao ra phía trước.

Đòn tự vệ chống lại gậy

8. ĐÒN TỰ VỆ KHI ĐỐI PHƯƠNG SỬ DỤNG DAO


58
Trường hợp 1:
Khi đối phương dùng dao đâm từ trên xuống, bạn nhanh chóng bước
xéo ra ngoài tránh tầm nguy hiểm, đồng thời hai tay: hai ngón cái xếp vào
nhau và lòng bàn tay mở các ngón khum lại tạo thành cái hàm để chụp đở
lấy cổ tay của đối phương đồng thời xoay người sang bên kéo giật cánh
tay của đối phương xuống thật nhanh ra trước làm hắn bị mất thăng bằng .
ở tư thế này bạn có thể dùng cùi chỏ tay trái đánh mạnh vào mặt hay cổ
của đối phương.

Đòn tự vệ khi đối phương sử dụng dao (trường hợp 1)

Trường hợp 2:
59
Khi đối phương đâm từ dưới lên hoặc thẳng ra trước. Bạn dùng hai
tay đan chéo qua nhau để đỡ sau đó chụp lấy cổ tay của đối phương bẻ
xoắn lại.

Đòn tự vệ khi đối phương sử dụng dao (trường hợp 2)

60
PHẦN III
BÀI ĐỌC THÊM
Bài 1
NHỮNG THỂ THỨC THI ĐẤU ĐƠN GIẢN ĐỂ TỔ CHỨC
CÁC GIẢI THỂ THAO PHONG TRÀO

I. Thể thức thi đấu loại trực tiếp một lần thua:
Đội hoặc đấu thủ nào thua một trận sẽ bị loại khỏi cuộc đấu.
1.Ưu điểm: Thể thức nầy rút ngắn được thời gian, ít tốn kém kinh phí
giải . Số trận đấu tính theo công thức
Y = A – 1 (không có trận tranh hạng 3)Với A là tổng số đội, đấu
thủ . 2. Khuyết điểm: Khó đánh giá chính xác được trình độ
thực tế của từng đội, từng đối thủ
3. Cách lập hồ sơ theo dõi cuộc đấu:
n
- Nếu tổng số đội hoặc đấu thủ tham gia đúng với các số là 2 (2, 4, 8,
16, 32…) thì sơ đồ được lập ra rất dễ dàng. Cứ từng cặp 2 đội hoặc đấu
thủ sẽ gặp nhau, ai thua sẽ bị loại khỏi cuộc đấu. Lúc này chỉ cần chọn
những hạt nhân đưa vào các nhánh khác nhau để không gặp nhau ở các
trận thi đấu quá sớm. Các đội còn lại chỉ bốc thăm để xếp vào lịch thi đấu.
n
- Nếu tổng số đội hoặc đấu thủ tham gia không đúng với các số là 2 .
thì sẽ có một số đội phải tham gia thi đấu vòng 1 để vòng 2 còn lại số đội
n
hoặc đấu thủ đúng với số 2 .
n
Công thức tính số đội phải thi đấu vòng 1 là: X = (A - 2 ) . 2
Với X là số đội phải thi đấu vòng 1, A là tổng số đội hoặc đấu thủ,
n n+1
2 là cơ số, n là lủy thừa (với 2 < A < 2 )

Ví dụ 1: Một giải có 6 đội tham dự . Số đội phải thi đấu vòng 1 là


n
X = (A - 2 ) . 2 => X = (6 - 4) . 2 = 4 (đội)
Vòng 1:
Trận 1 : 1 đv 2 ; Trận 2 : 5 đv 6

Vòng 2: còn lại 4 đội với lịch thi đấu như sau:

Vòng 2: Trận 3 : Thắng trận 1 đv 3 ; Trận 4 : Thắng trận 2 đv 4…

1
61
2

Ví dụ 2: Một giải có 8 đội tham dự


n
Số đội tham dự đúng với số 2 = 8 (Với n =3)
Ta có lịch thi đấu như sau:

II. Thể thức thi đấu vòng tròn một lượt:


1. Ưu điểm: thể thức này xác định một cách chính xác trình độ của
các đội hoặc các đối thủ. Xếp hạng một cách công bằng tránh được hiện
tượng “may, rủi” hoặc các đội khá mạnh bị loại ngay từ đầu. Do ở thể
thức này, mỗi đội phải thi đấu với tất cả các đội còn lại.
2. Khuyết điểm: Thời gian kéo dài, trận đấu nhiều, công tác tổ chức
và trọng tài tốn nhiều công phu, kinh phí tổ chức tốn kém.
Số trận đấu được tính theo công thức: A (A - 1)
Với A là tổng số đội hoặc đấu thủ. 2

62
3. Cách lập sơ đồ theo dõi trận đấu:
Tính vòng đấu theo công thức:
D = A – 1 (Nếu số đội hoặc đấu thủ tham dự thi đấu là số chẵn)
D=A (Nếu số đội hoặc đấu thủ tham dự thi đấu là số lẻ)

Ví dụ 1: Có 4 đội tham dự giải => D = A – 1 = 3 vòng


Lịch thi đấu sẽ xếp như sau:

Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3


1 đv 2 1 đv 3 1 đv 4
4 đv 3 2 đv 4 3 đv 2

Ví dụ 2 : Có 5 đội tham dự giải => D = A = 5 vòng


Lịch thi đấu sẽ xếp như sau :

Vòng 1 Vòng 2 Vòng 3 Vòng 4 Vòng 5


0 đv 1 0 đv 2 0 đv 3 0 đv 4 0 đv 5
5 đv 2 1 đv 3 2 đv 4 3 đv 5 4 đv 1
4 đv 3 5 đv 4 1 đv 5 2 đv 1 3 đv 2

2.4 Cách tính điểm và xếp thứ hạng:


♣ Đội thắng: 2 điểm , Đội thua: 0 điểm , Hòa: mỗi đội được 1 điểm .
♣ Khi có các đội bằng điểm, muốn tính thứ hạng ta sẽ tính lần lượt
theo thứ tự: Hiệu số bàn thắng,bại. Tổng số bàn thắng. Xét trận đối kháng.
Nếu vẫn hòa sẽ bốc thăm để xếp thứ hạng.

Bài 2
CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG DÀNH CHO NGƯỜI TẬP LUYỆN TDTT

Luyện tập thể dục thể thao là một hoạt động rất tốt cho sức khỏe của
con người cả thể chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên để TDTT đem lại hiệu quả
63
thì đòi hỏi người tập phải tuân thủ theo nguyên tắc nhất định, đặc biệt là
phải có một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Luyện tập thể dục thể thao mang lại cho bạn cơ thể dẻo dai, tinh thần
thư thái, đẩy lùi bệnh tật. Vậy bạn đã lập quy trình cho việc tập luyện
TDTT một cách hợp lý chưa? Bạn có biết thực phẩm hàng ngày ảnh
hưởng đến thể lực và sức khỏe như thế nào không?
Theo khảo sát và tìm hiểu, thể trạng của thanh niên Việt Nam còn
thấp bé. Chiều cao trung bình của nam ở lứa tuổi 18 là 1m64 và nữ là
1m54. So với Nhật Bản và Hàn Quốc thì chúng ta thấp hơn 8cm (nam) và
4cm (nữ). Cũng có thể do vấn đề di truyền từ bố, mẹ sang con nhưng sau
này người ta đã chứng minh được chiều cao của con người có thể phát
triển tốt nếu biết được tầm quan trọng của vấn đề dinh dưỡng và tập luyện
thể thao.
I. Vấn đề dinh dưỡng:
Đối với người thường lượng calorie tiêu thụ hàng ngày khoảng
1.800 kcal (nữ), 2.100 kcal (nam). Một số người tập luyện nhiều cần tới
2.000 kcal (nữ), 2.700 kcal (nam). Đối với vận động viên tập với khối
lượng vận động lớn, cường độ vận động cao thì cần từ 2.400 – 2.800 kcal
(nữ), từ 3.000 – 3.500 kcal (nam).
II. Cân bằng tỷ lệ dưỡng chất:
Carbohydrates (Chất bột đường như: gạo, bánh mì, khoai…) chiếm
ít nhất 55% số lượng calorie tiêu thụ. Sự co bóp của cơ tim, trí não, điều
khiển sự vận động và sản sinh ra nhiệt do các hoạt động vật lý cần nguồn
năng lượng luôn sẵn sàng: Đường từ thực phẩm hiện diện trong cơ thể
dưới dạng glucose và glycogen.
Lipit (Mỡ chứa trong chất béo, dầu thực vật…) chiếm từ 20% đến
30% trong tổng số calorie tiêu thụ. Acid béo là nguồn năng lượng trong
suốt quá trình tập luyện nhưng không cần quá nhiều acid béo.
Protein (Chất đạm có trong thịt động vật, cá, trứng…) chiếm 15%
dành cho sự phát triển cơ bắp, tất cả các môn thể thao đều cần protein.
Vitamin và chất khoáng: Vitamin A,B,C,E góp phần bảo vệ các tế
bào trong cơ bắp trong suốt quá trình luyện tập và giúp hồi phục các tế
bào . Chế độ ăn uống phải đầy đủ các loại thực phẩm như rau tươi, thịt,
cá, trứng và ngũ cốc.
Muối khoáng cũng là yếu tố quan trọng trong việc mất khoáng qua
đường bài tiết (mồ hôi). Sắt (Fe) là yếu tố quan trọng trong việc vận
chuyển oxy đến các tế bào và các cơ quan vận động (có nhiều trong thịt,
sò, trái cây sấy khô…) Ma nhê (Mg) giữ vai trò thiết yếu trong hoạt động
cơ bắp và cho chức năng của hệ thống thần kinh (có trong nước khoáng,
ngũ cốc, chocolate…) Can xi (Ca) là thành phần thiết yếu cho cho xương
vững chắc (có trong sản phẩm bơ, sữa, trái cây và rau củ…) Natri (Na) là

64
thành phần thiết yếu cho quá trình chuyển hóa trong cơ thể (có nhiều
trong muối)
Nước: Khi luyện tập nhiệt độ trong cơ thể tăng . Để tránh tình trạng
nhiệt độ quá cao (phụ thuộc nhiều vào cường độ tập luyện, nhiệt độ và độ
ẩm trong không khí…) cơ thể sẽ thoát mồ hôi để giải phóng nhiệt do đó
cơ thể sẽ mất nước điều này làm cho hiệu quả sự tập luyện giảm và sẽ dễ
bị chấn thương.
III. Dinh dưỡng cho từng môn tập luyện
Tùy theo đặc điểm của từng môn tập luyện, khối lượng và cường độ
tập luyện mà có chế dinh dưỡng cho phù hợp.
Chạy cự ly dài: Cơ thể cần hỗn hợp cacbon hydrat và protein để duy
trì năng lượng. Lượng nước và muối khoáng cần thiết để bù đắp cho
lượng mồ hôi mất đi trong tập luyện.
Bơi lội: trước khi tập luyện khoảng 20 – 30 phút nên uống một ít café
hay trà xanh nhằm cung cấp adrenaline thúc đẩy quá trình tạo năng
Lượng. Ăn chuối, xoài, đào… giàu chất đường thúc đẩy quá trình tạo
đường trong cơ thể. Uống nước sẽ giúp lợi tiểu. Sau khi tập nên ăn những
thức ăn kết hợp giữa cacbon hydrat và protein. Ăn thêm trái cây để kịp
thời bỗ sung vitamin C, betacaroten và các chất oxy hóa khác.
Xe đạp: Nên ăn bỗ sung năng lượng cho cơ thể ở dạng lỏng vì khi đi
xe đạp đường dài cơ thể đào thải chất lỏng dễ hơn . Trong quá trình tập
luyện nên uống nước hoặc uống nước tăng lực thường xuyên để tránh quá
trình hydrat hóa . Sau khi tập nên cân bằng lượng cacbon hydrat và
protein để bù lại năng lượng đã mất trong khi tập.
Bóng đá: Bữa ăn giàu cacbon hydrat trước khi tập luyện sẽ mang lại
sinh lực cho cơ thể. Sau khi tập thì bỗ sung protein để các cơ thêm dẽo
dai. Uống thêm nước trái cây để bỗ sung thêm vitamin và chất chống oxy
hóa giúp cơ thể chống lại mệt mỏi
Tennis: Trước khi tập từ 30 – 60 phút chọn những thức ăn giàu dinh
dưỡng như chuối, sữa, cháo, trứng luộc, bánh mì… Sau khi tập bổ sung
thêm cho cơ thể thêm bữa ăn giàu dinh dưỡng, cân bằng giữa cacbon
hydrat, protein, dầu và các chất vitamin.
Tham khảo tài liệu trên mạng http//w.w.w tin 247.com.dinh duong cho
nguoi tap luyen. Tác giả BS Trần Huy Thông. 10 thắc mắc dành cho
người chơi thể thao. Tác giả Dung Nhi. Theo Doctissimo.

Bài 3
PHƯƠNG PHÁP SƠ CẤP CỨU MỘT SỐ CHẤN THƯƠNG
THƯỜNG GẶP TRONG LUYỆN TẬP VÀ THI ĐẤU THỂ THAO

65
Trong tập luyện và thi đấu TDTT, những tai nạn gây nên chấn thương
và vết thương đã hạn chế được nhiều nhờ sự hiểu biết và sự trợ giúp các
phương pháp, phương tiện tập luyện hiện đại. Tuy nhiên, hiện nay, vấn đề
chấn thương và tai nạn trong thể thao vẫn mang tính thời sự cấp thiết.
Trước những tai nạn đó, các HLV, VĐV và người tập TDTT cần có
những kiến thức y học cần thiết để sơ cấp cứu tự bảo vệ cho bản thân và
cho những người bị nạn. Phương pháp sơ cấp cứu một số chấn thương
thường gặp trong luyện tập và thi đấu thể thao có vai trò đặc biệt quan
trọng, bởi làm kịp thời và có hiệu quả công việc này sẽ giúp cho người bị
nạn tránh được rủi ro, thậm chí cứu sống tính mạng và tạo điều kiện rất
thuận lợi cho việc cứu chữa tiếp theo tại các cơ sở y tế điều trị chuyên
ngành. Một số chấn thương với những triệu chứng và cách xử trí thường
gặp trong hoạt động TDTT:
1. Đụng dập
Đụng dập là những tổn thương phần mềm, không gây sự phá huỷ hoàn
toàn bộ giải phẫu bề mặt của da. Thường thường nó đi kèm với tổn
thương mạch máu và gây ra hiện tượng xuất huyết dưới da. Đây là một
chấn thương rất hay gặp trong tập luyện hay thi đấu thể thao.
Tại chỗ bị đụng dập sẽ bị đau, phù nề, thay đổi sắc thái da do xuất
huyết dưới da và có thể gây khó khăn hoặc mất chức năng vận động của
các chi tại khớp bị đụng dập. Khi bị đụng dập, người tập ngừng vận động
ngay, nếu tại chỗ đụng dập bị xây xước cần rửa bằng dung dịch Iôd
(Betadin) hoặc dung dịch Xanhmetilen. Nhằm đề phòng tăng xuất huyết
dưới da và giảm đau có thể xịt Chloretil, Chườm lạnh (nếu không có túi
nước đá chuyên dùng có thể dùng nước lạnh, nước đá được gói trong
khăn sạch hoặc gạc sạch chườm lên chỗ tổn thương 15-20 phút). Sau khi
tiến hành băng ép, nếu bị đụng dập ở chân hoặc tay thì cần băng ép chặt
hơn một chút. Khi có xuất huyết dưới da nhiều, thì sau khi bị chấn thương
từ 48 - 72 giờ có thể dùng cách chườm nóng để làm tan máu tụ.
2. Bong gân
Bong gân là những thương tổn bao hoạt dịch, bao khớp, dây chằng
xảy ra ở vùng khớp với những mức độ khác nhau, từ nhẹ đến rất nặng như
dây chằng bị căng, dãn, đứt một phần hay đứt toàn bộ. Những khớp hay bị
bong gân là cổ chân, gối, bàn chân, khuỷu tay và các ngón tay.
Bong gân bao giờ cũng có tổn thương dây chằng, vì vậy quan trọng
nhất là vị trí của điểm đau: ở chỗ bám của dây chằng, trên đường đi của
dây chằng, đau chói khi kéo căng dây chằng, bong gân nhẹ (đau ít, sưng
xung quanh khớp và cơ năng ít bị hạn chế), bong gân nặng (đau nhiều,
khớp sưng rất nhanh, sưng to, thường có tràn dịch, tràn máu khớp).
Trường hợp này, cần ngừng hoạt động ngay ở khớp và chi bị chấn
thương; Chườm lạnh (chườm đá) bằng túi chườm hoặc bọc nước đá áp,
xoa vào vùng khớp bị bong gân; băng ép ngay vùng bị chấn thương để
66
làm giảm chảy máu, tránh phù nề, đồng thời góp phần cố định khớp.
Dùng băng thun là tốt nhất; Sau khi sơ cấp cứu những trường hợp nhẹ có
thể điều trị và chăm sóc tại nhà nhưng những trường hợp nặng phải
chuyển đến các bệnh viện để khám và điều trị bằng các phương pháp
chuyên khoa.
3. Sai khớp
Sai khớp là sự sai lệch các diện khớp xảy ra đột ngột do tai nạn hoặc
do chấn thương. Triệu chứng đau sẽ xuất hiện; sưng một phần do chảy
máu hoặc tổn thương các tổ chức quanh khớp, một phần do các diện khớp
lệch nhau làm gồ vồng cao lên; Khớp bị sai không thể hoạt động được,
tay (chân) ở một tư thế bất thường nhất định không thể thay đổi được,
thay đổi hình dáng khớp ("dấu hiệu hiến dạng")
Cố định là công việc đàu tiên khi xác định có sai khớp. Tổ chức cố
định tại chỗ nếu điều kiện cho phép. Cố định như tư thế tay hoặc chân
hiện có mà không cố gắng kéo thẳng, vì sẽ gây ra đau và tổn thương
thêm. Nếu sai khớp vai cố định tạm thời treo tay bằng khăn. Sai khớp
khuỷu cố định hai nẹp trước và sau có độn bông. Sai khớp háng cố định
như gãy xương đùi, thường để nạn nhân nằm ngửa, kê gối và chèn cho
chân được ở trong tư thế hiện có. Nếu nghi ngờ có gãy xương hoặc sai
khớp cột sống thì tuyệt đối tránh không để thân hình nạn nhân bị xoay,
cho nằm ngửa trên ván cứng, chèn chắc hai bên để khỏi xê dịch. Khi có
sai những khớp lớn phải tiêm thuốc giảm đau, như moocphin 0.01/ml
tiêm bắp hoặc các loại thuốc khác thay thế như Promedon, Dolacgan.
Không được tự ý nắn chỉnh khớp nếu như không phải là các bác sĩ chuyên
khoa, phải nhanh chóng chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế càng sớm
càng tốt, vì nắn sớm dễ và ít đau hơn.
4. Gãy xương
Gãy xương là do xương bị gãy, là mất sự liên tục thường có của
xương, thường xảy ra đột ngột do chấn thương hoặc tai nạn.
Đau tại vùng xương gãy là dấu hiệu rất điển hình, đau tăng lên khi sờ
ấn, hoặc nhúc nhích đoạn kề đó (còn gọi là đau khu trú); sưng nề to khi
gãy xương lớn, chảy máu, đôi khi có bầm tím đặc trưng cho từng loại gãy
xương; giảm hoặc mất chức năng, không thể nhấc chân hoặc tay lên được
vì đoạn gãy không còn là cánh tay đòn để cơ kéo; Thay đổi hình dạng của
đoạn chi (thường là biến dạng), ví dụ đoạn chi đó ngắn hơn, cong, vẹo, lồi
lõm bất thường; Tại đoạn chi gãy thấy di động bất thường mà bình thường
chỉ có di động ở các khớp; Trong trường hợp gãy xương hở, ta có thể nhìn
thấy đầu xương gãy.
Cố định tạm thời làm giảm đau khi bị gãy xương và tránh được các
biến chứng như xương di lệch thêm hoặc gây tổn thương mạch máu, thần
kinh hoặc cơ. Trong trường hợp gẵy xương hở, trước khi cố định cần xử
lý vết thương theo nguyên tắc: không rửa, không đẩy xương thò ra vào
67
sâu, phải lau bẩn xung quanh vết thương, bôi thuốc sát trùng và băng ép
vô khuẩn.
Cố định bằng các loại nẹp y tế tiêu chuẩn như nẹp Tomat cố định gãy
xương đùi, nẹp Cơramer hình bậc thang cố định nhẹ và thông dụng ở mọi
ví trí. Tuy nhiên cũng có thể dùng các nẹp tự tạo hoặc phương tiện có sẵn
nơi xảy ra chấn thương như đòn gánh, đoạn tre, gỗ đủ độ dài,... Nếu gãy
xương đùi cần cố định các khớp háng, khớp gối, khớp cổ chân; Nếu gãy
xương cẳng chân cần cố định khớp gối, khớp cổ chân; Nếu gãy xương
cẳng tay cần cố định khớp khuỷu và khớp cổ tay.
Yêu cầu của cố định: Phải chắc chắn, đủ độ dài, dài quá mức sẽ thừa,
vướng, nhưng ngắn quá sẽ không cố định được chi) và cố gắng cố định
trong tư thế chức năng là dễ chịu nhất và tư thế thường sử dụng nhất.
Khi VĐV hoặc nạn nhân bị gãy xương phải vận chuyển bằng mọi
phương tiện đến cơ sở điều trị nhanh nhất và an toàn nhất, trong đó lấy an
toàn làm chính. Phải chuẩn bị phương tiện và cố định thật tốt mới chuyển.
Gãy xương cột sống phải nằm trên ván cứng, gãy xương đùi cũng phải
vận chuyển trên cáng nằm, còn gãy xương chi trên có thể vận chuyển ở tư
thế ngồi.

Bài 4
LỢI ÍCH VÀ TÁC DỤNG
CỦA TẬP LUYỆN TDTT ĐỐI VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Sự ảnh hưởng của hoạt động thể dục thể thao (TDTT) đối với chức
năng của hệ vận động, hệ thống hô hấp, hệ thống tuần hoàn và hệ thống
thần kinh để bàn về tập luyện TDTT đã tăng cường thể chất như thế nào?
1. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ vận động
Các hoạt động thông thường của con người đều là dựa vào hệ vận
động. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao có thể tăng cường được
các chất của xương, tăng cường sức mạnh cơ bắp, tăng cường tính ổn định
và biên độ hoạt động của các khớp, từ đó mà năng lực hoạt động của cơ
thể đã được nâng lên, xương và khớp được cấu tạo thành. Xương trong cơ
thể là một kết cấu kiên cố, nó bao gồm hơn 200 chiếc xương, những chiếc
xương đó đã cấu tạo thành một chiếc khung giá có tác dụng bảo vệ cho
các cơ quan bộ phận bên trong của cơ thể như não, tim, phổi… Xương
còn có một chức năng khác nữa đó là tạo máu cho cơ thể. Do vậy, sự sinh
trưởng và trưởng thành của xương không chỉ có tác dụng quan trọng đối
với hình thái cơ thể mà còn có sự ảnh hưởng quan trọng đối với năng lực
vận động và lao động của con người.
Thường xuyên tập luyện TDTT có thể cải biến kết cấu của xương, có
thể tăng cường các chất trong xương, làm cho cơ bắp có tác dụng lôi kéo
68
và áp lực đối với xương làm cho xương không chỉ biến hoá về phương
diện hình thức mà còn làm cho tính cơ giới của xương được nâng lên. Sự
biến đổi thể hiện rõ rệt nhất trên phương diện hình thái của xương đó là:
Cơ bắp bám ngoài xương tăng lên nhiều, chất liên kết ở các lớp ngoài của
xương cũng từ đó được tăng lên, sự sắp xếp của các chất mềm (xốp) bên
lớp trong của xương cũng căn cứ vào áp lực và lực kéo của cơ mà thích
nghi. Đây chính là sự tăng lên về sự kiên cố của xương, từ đó có thể chịu
đựng được phụ tải lớn, nâng cao năng lực chống chịu áp lực, trọng lượng
lớn, sự kéo dài và xoay chuyển…của xương.
Thường xuyên tập luyện TDTT thì sự phát triển của xương được nâng
lên rõ rệt. Nó sẽ đẩy mạnh sự phát triển chiều cao của các em thiếu niên
nhi đồng. Chiều cao hoặc tốc độ trưởng thành được quyết định bởi tốc độ
tăng trưởng của thời kỳ dài xương của các em thiếu niên nhi đồng. Đối
với sự phát triển của xương thì đầu mút xương là hết sức quan trọng.
Thường xuyên tập luyện TDTT sẽ tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, từ
đó mà tăng được lượng vật chất dinh dưỡng mà sự phát triển mà đầu mút
xương đòi hỏi. Thường xuyên tập luyện TDTT còn có thể ảnh hưởng đến
hệ thống nội phân tiết là kích thích sự sinh trưởng của đầu mút xương, do
vậy mà thúc đẩy sự chuyển hoá vitamin D, tăng cường sự cung cấp các
nguyên liệu tạo ra xương, điều này có lợi cho phát triển và trưởng thành
của xương. Căn cứ vào điều tra, khi so sánh những người thường xuyên
và những người không thường xuyên tập luyện TDTT cho thấy chiều cao
chênh lệch từ 4 - 8 cm ( ở các em học sinh lứa tuổi 10 – 14) Trước khi cơ
thể trưởng thành, thông qua tập luyện TDTT có thể cải thiện sự cung cấp
máu của xương, tăng cường sự trao đổi chất, kích thích sự phát triển của
xương, làm cho sự cốt hóa được diễn ra liên tục. Đồng thời rèn luyện thân
thể với các loại động tác cũng có tác dụng kích thích rất tốt đối với sự
phát triển của xương, thúc đẩy tiết kích thích tố.
Nơi các xương trong cơ thể kết nối với nhau và cũng dựa vào đó để
hoạt động gọi là khớp, bao gồm có dây chằng và cơ. Dây chằng có tác
dụng gia tăng sự kiên cố cho khớp, còn cơ thì không những có thể gia
tăng sự kiên cố cho khớp mà còn có tác dụng lôi kéo làm cho khớp vận
động. Khớp là đầu mối quan trọng cho sự liên kết các xương với nhau.
Tập luyện TDTT một cách khoa học, hệ thống vừa có tác dụng làm tăng
tính ổn định của khớp, vừa có thể tăng cường sự linh hoạt và biên độ của
khớp. Tập luyện TDTT có thể gia tăng mật độ và độ dày của mặt khớp,
đồng thời cùng làm phát triển các cơ bao quanh khớp, tăng cường sức
mạnh cho ổ khớp và dây chằng bao quanh khớp. Do vậy, có thể làm tăng
thêm tính ổn định và kiên cố của khớp, tăng cường cho khớp lực chống
đỡ lại các phụ tải tác động lên khớp.
Khi tăng cường tính ổn định và kiên cố của khớp, do vì ổ khớp, dây
chằng và cơ bao quanh khớp được tăng cường về tính đàn hồi và tính co
69
duỗi thì biên độ và tính linh hoạt của khớp cũng không ngừng được tăng
cường. Trong biểu diễn môn thể dục tự do, các khớp của VĐV đã hoạt
động với biên độ rất lớn ví dụ như làm động tác uốn cầu vồng hay xoạc
ngang, nếu như không thường xuyên tập luyện sẽ không thể thực hiện
được. Bất kể vận động nào của con người đều biểu hiện bởi hoạt động của
cơ bắp, do vậy sự phát triển của cơ bắp là hết sức quan trọng đối với việc
nâng cao năng lực lao động và vận động.
Rèn luyện thân thể sẽ cải biến cơ bắp một cách rõ rệt. Ở người bình
thường thì trọng lượng cơ bắp chiếm 35 – 45% trọng lượng cơ thể, nhưng
thông qua tập luyện thể dục TT có thể tăng lên đến 50%. Thường xuyên
tập luyện TDTT thì sẽ có một cơ thể khoẻ mạnh và cân đối. Khi tập
luyện, cơ bắp và xương được tăng cường hoạt động, sự cung cấp máu
được tăng lên, Prôtêin và dinh dưỡng được tăng cường, năng lực dự trữ
của cơ cũng tăng lên, sự phì đại cơ rõ rệt vì vậy mà bắp cơ to dần lên, sức
mạnh của cơ bắp cũng theo đó mà tăng lên. Do các tế bào cơ được tăng
cường, năng lực kết hợp với Ôxy tăng lên, khả năng dự trữ các chất dinh
dưỡng và đường tăng lên, số lượng mao mạch trong cơ bắp tăng lên
nhiều… điều này thích ứng với các yêu cầu của lao động và hoạt động.
Thông qua tập luyện TDTT còn có thể nâng cao năng lực của hệ
thống thần kinh đối với hệ thống cơ bắp, điều này thể hiện bởi tốc độ
phản ứng, độ chuẩn xác và tính nhịp điệu đều được nâng lên. Khi cơ bắp
làm việc, sự tiêu hao năng lượng được giảm xuống nhưng hiệu quả vẫn
được nâng lên. Những điều này làm cho sức mạnh, tốc độ, sức bền và tính
linh hoạt… đều tốt hơn nhiều so với người bình thường. Ngoài ra nó còn
giúp cho cơ thể tránh được các chấn thương do sự hoạt động với cường
độ cao của cơ bắp trong quá trình tập luyện hay trong hoạt động đời sống
hàng ngày.
2. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thống hô hấp
Chức năng của hệ thống hô hấp mạnh hay yếu phụ thuộc bởi năng lực
hấp thụ Oxy của cơ thể, khi tập luyện thể dục TT cơ thể đòi hỏi nhiều hơn
về Oxy, chính vì vậy mà tần số hô hấp tăng lên. Để đáp ứng nhu cầu trên,
các cơ quan của hệ thống hô hấp bắt buộc phải cải thiện năng lực làm việc
của bản thân. Do vậy, tiến hành tập luyện TDTT trong thời gian dài có thể
nâng cao năng lực hấp thụ Oxy, từ đó nâng cao được chức năng của các
cơ quan trong hệ thống hô hấp, cải thiện cơ năng hệ thống hô hấp.
Quá trình hoạt động sống của con người là một quá trình tiêu hao
năng lượng, năng lượng đó được lấy từ nguồn dự trữ các chất trong cơ
thể. Những vật chất dự trữ này khi được đem ra để biến đổi thành năng
lượng đòi hỏi phải có một quá trình Oxy hoá, do vậy, cơ thể bắt buộc phải
không ngừng sử dụng Oxy từ môi trường bên ngoài và thở ra CO2. Quá
trình trao đổi này gọi là quá trình hô hấp. Hệ thống hô hấp bao gồm phổi,
khí quản, mũi... trong đó phổi là nơi trao đổi khí, còn lại đều là đường hô
70
hấp..
Chức năng hô hấp được cải thiện ở một số mặt sau:
a. Cơ hô hấp được phát triển dần, có lực, có sức bền, có thể chịu
đựng với lượng vận động lớn.
Cơ hô hấp chủ yếu là cơ hoành cách, cơ gian sườn, ngoài ra còn có
thêm cơ bụng, khi hít thở sâu các nhóm cơ ở ngực, lưng cũng có tác dụng
phụ trợ. Tập luyện TDTT thường xuyên sẽ tăng cường cơ hô hấp do vậy
mà chu vi lồng ngực tăng lên nhiều.
Sự phát triển của cơ hô hấp làm cho biên độ của động tác hô hấp lớn
lên, hô hấp ở người bình thường khi hít vào hết sức và thở ra hết sức sự
chênh lệch về chu vi lồng ngực không nhiều (gọi là hô hấp kém) chỉ có 5-
8 cm, ở người thường xuyên tập luyện thể dục TT sự khác biệt này là có
thể lên tới 9 – 16 cm. Vì vậy tiến hành tập luyện TDTT thường xuyên là
có lợi cho việc nâng cao chức năng của hệ thống hô hấp.
b. Dung tích sống tăng lên, tăng cường hấp thụ Ôxy và thải CO2.
Dung tích sống là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá trình độ sức khoẻ
và sự sinh trưởng phát dục của thiếu niên nhi đồng. Thường xuyên tập
luyện TDTT đặc biệt là làm các động tác gập duỗi ngực có thể làm cho
sức mạnh của cơ hô hấp được tăng cường, lồng ngực to lên từ đó làm cho
dung tích sống tăng lên. Ngoài ra khi tập luyện TDTT với các vận động
hít thở mang tính thường xuyên cũng có thể thúc đẩy sự tăng trưởng của
dung tích sống; Ở người bình thường dung tích sống chỉ khoảng 3500 ml,
ở những người thường xuyên tập luyện TDTT tính đàn hồi của phổi tăng
lên rõ rệt, sức mạnh của cơ hô hấp tăng nhiều, dung tích sống lớn hơn
người bình thường khoảng 1000 ml.
c. Tăng cường độ sâu hô hấp.
Ở người bình thường hô hấp nông và nhanh, khi yên tĩnh tần số yên
tĩnh khoảng 12 – 18 lần/ phút, ở người thường xuyên tập luyện TDTT hô
hấp sâu và chậm lúc yên tĩnh tần số hô hấp khoảng 8 – 12 lần/ phút. Như
vậy có nghĩa là các cơ hô hấp có nhiều thời gian để nghỉ ngơi. Sự khác
biệt này còn biểu hiện rõ nét hơn trong khi vận động.
Từ thống kê trên có thể thấy, ở người bình thường và VĐV trong cùng
1 phút thì dung lượng hô hấp là tương đồng. Nhưng trên thực tế, thì sự
giao đổi Ôxy và CO2 lại khác nhau bởi lẽ mỗi lần hô hấp thì có khoảng
150 ml không khí được lưu lại trong đường hô hấp mà không thể vào
trong phế bào để tiến hành giao đổi. Do đó lượng khí giao đổi sẽ là:
Ở người bình thường: (300 ml - 150 ml)  32 = 4800 ml.
Ở vận động viên là: (600 ml - 150 ml)  16 = 7200 ml.
Điều này cho thấy khi cơ bắp làm việc thì nhu cầu về Ôxy tăng lên, ở
người bình thường sẽ phải tăng tần số hô hấp để đáp ứng nhu cầu đó do
vậy khi vận động thường thở gấp. Nhưng ở VĐV do vì cơ năng hô hấp

71
được nâng lên, hô hấp sâu. Trong cùng một điều kiện như nhau, tần số hô
hấp chưa cần tăng cao thì đã đáp ứng đủ nhu cầu không khí để trao đổi do
đó có thể làm việc được trong thời gian dài hơn.
Ngoài ra, do kết quả của tập luyện TDTT lâu dài đã cải thiện được
chức năng của hệ thống hô hấp và các hệ thống khác (hệ thống thần kinh,
hệ thống tuần hoàn…) nâng cao năng lực nhả CO 2 và hấp thụ Ôxy khi
trao đổi khí, làm cho VĐV khi hoạt động ở cường độ cao vẫn có thể phát
huy chức năng của hệ hô hấp, điều này đảm bảo cho việc cung cấp đầy đủ
năng lượng khi vận động mà ở người bình thường khó có thể đạt được.
Tập luyện TDTT còn có thể rèn luyện con người nâng cao được năng lực
chịu đựng nợ dưỡng khí (khả năng chịu đựng thiếu Ôxy). Trong điều kiện
thiếu Ôxy vẫn có thể kiên trì thực hiện các hoạt động cơ bắp phức tạp.
3. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với chức năng của hệ tuần
hoàn
Một hệ thống tuần hoàn tốt là điều kiện bắt buộc phải có cho một cơ
thể cường tráng khoẻ mạnh. Tập luyện TDTT có thể nâng cao chức năng
của tim, tăng nhanh tốc độ tuần hoàn máu, nâng cao được chức năng của
hệ thống huyết quản.
Hệ thống tuần hoàn là do tim, máu và hệ thống huyết quản tạo thành
vì vậy mà gọi là hệ thống tuần hoàn máu. Tim là nơi phát ra động lực làm
cho máu lưu động, huyết quản là con kênh dẫn máu đi khắp nơi trong cơ
thể, máu thì phụ trách việc vận chuyển dinh dưỡng, Ôxy, các sản phẩm
thải của quá trình trao đổi chất và CO 2. Tim có tác dụng làm cho máu
luôn lưu động trong huyết quản mang Ôxy và các chất dinh dưỡng để cho
các tổ chức, tế bào, đồng thời đem các chất thải của quá trình trao đổi chất
sản sinh ra cũng như CO2 ra ngoài phổi, thận và da…
Tập luyện TDTT có tác dụng rất tốt đối với các cơ quan, hệ thống
trong cơ thể, đối với hệ thống huyết quản cũng như vậy. Khi tiến hành tập
luyện TDTT sự tiêu hao năng lượng và các sản phẩm thừa của quá trình
trao đổi chất tăng lên trong cơ thể. Lúc này đòi hỏi phải nâng cao chức
năng của tim, tăng nhanh tốc độ lưu truyền máu, đồng thời năng cao chức
năng của hệ tuần hoàn.
a. Tăng cường tính vận động của tim.
Tập luyện TDTT làm tăng cường máu của cơ tim, làm cho cơ tim có
nhiều vật chất dinh dưỡng hơn. Do tập luyện TDTT cơ tim dần dần được
tăng cường, thành tim dầy lên, thể tích khoang tim tăng lên (người bình
thường khoảng 700ml, VĐV là 1000ml). Do vậy thể tích khoang tim của
VĐV lớn hơn một chút so với người bình thường. Hiện tượng này được
gọi là “phì đại tim mang tính vận động” Người thường xuyên tập luyện
TDTT do tập luyện thường kỳ, cơ ở khoang tim sẽ to và khoẻ dần lên,
dùng máy chuyên môn để xem xét có thể thấy khoang tim của họ to hơn
một chút so với người thường, ngoại hình đầy đặn, cơ tim phát triển, lực
72
co bóp tim tăng lên, dung lượng tim cũng tăng lên nhiều, do vậy mà mỗi
lần co bóp tim lượng máu được đẩy ra khỏi tim (lưu lượng tâm thu) cũng
tăng lên.
b. Tần số mạch giảm và chậm khi yên tĩnh.
Ở người bình thường tần số mạch vào khoảng 70 – 80 lần/phút,
thường xuyên tập luyện TDTT tần số mạch đập chỉ khoảng 50 – 60
lần/phút, các VĐV ưu tú có khi giảm xuống tới 40lần/phút. Điều này là
do ở VĐV lưu lượng tâm thu tăng lên do đó tần số mạch giảm xuống
nhưng vẫn cung cấp đủ cho nhu cầu trao đổi chất của toàn bộ cơ thể.
Trong trạng thái yên tĩnh, lưu lượng phút mà cơ thể đòi hỏi khoảng 75
lần. Trong khi đó lưu lượng tâm thu ở VĐV khoảng 90ml, tim chỉ cần co
bóp khoảng 50 lần là đủ cung cấp máu cho cơ thể. Tần số mạch giảm
xuống do đó mà tim có nhiều thời gian nghỉ ngơi.
c.“Tiết kiệm hoá” trong làm việc của tim.
Tiến hành vận động nhẹ nhàng, ở cùng một lượng vận động, tần số
mạch đập và biên độ biến đổi huyết áp ở người thường xuyên tập luyện
TDTT nhỏ hơn người bình thường và không dễ bị mệt mỏi, hồi phục
nhanh. Người không thường xuyên tập luyện sẽ đòi hỏi tần số mạch cao
hơn, do đó thời gian nghỉ ngơi của tim ngắn đi, rất dễ mệt mỏi, sau khi
vận động thời gian hồi phục cũng cần dài hơn. Nguyên nhân chủ yếu là
người thường xuyên tập luyện có lực co bóp tim lớn hơn, lưu lượng tâm
thu lớn hơn, do đó chỉ cần tăng một chút tần số mạch là đã có thể đáp ứng
đủ yêu cầu, đồng thời do việc tập luyện TDTT làm cho huyết quản bảo vệ
và duy trì tốt sự lưu truyền của máu nên ở các VĐV nhẹ nhàng, biên độ
biến hoá về tần số mạch và huyết áp đều nhỏ hơn so với ở người bình
thường. Hiện tượng này được gọi là hiện tượng “tiết kiệm hoá”.
d. Khi hoạt động với cường độ cao, chức năng của tim có thể đạt tới
trình độ cao.
Người thường xuyên tập luyện TDTT thì chức năng của tim rất tốt, đó
là cơ tim khoẻ, dung lượng tim lớn, lực co bóp tim khoẻ. Khi hoạt động
kịch liệt có thể nhanh chóng phát huy chức năng tim, có thể đạt đến mức
độ mà ở người thường không thể đạt tới.
Do vậy có thể đảm nhiệm được những công việc hoặc lao động với
lượng vận động huấn luyện hoặc phụ tải rất lớn, trong khi đó ở người
thường tần số mạch đập tối đa chỉ đạt tới 180 lần/phút, lúc này lượng máu
trở về tim sẽ giảm xuống do vậy lưu lượng tâm thu giảm xuống, tuần
hoàn máu vì thế cũng giảm hiệu quả. Sự tích luỹ các sản phẩm của quá
trình trao đổi chất (axit lactic) làm cho khó có thể duy trì được công việc
thậm chí còn xuất hiện hiện tượng tức ngực, khó thở, loạn nhịp tim, đau
đầu… sự hồi phục sau vận động giảm.
e. Tăng tính dẫn truyền của huyết quản.
Tập luyện TDTT có thể tăng cường được tính dẫn truyền máu của
73
thành mạch, Y học đã chứng minh, thường xuyên tập luyện TDTT sẽ làm
tăng hàm lượng hồng cầu, bạch cầu, có thể cung cấp kịp thời dinh dưỡng
và Ôxy cho cơ thể, mang các chất thải của quá trình trao đổi chất cũng
như CO2 ra ngoài.
việc thường xuyên tập luyện TDTT đóng một vai trò hết sức quan
trọng trong việc giảm tỷ lệ mắc các bệnh liên quan đến tim và hệ tuần
hoàn. Hiện nay đã không có ít người chết vì mắc các bệnh về tim mạch, ở
Liên bang Đức 20 năm trở lại đây, số lượng người chết vì bệnh tim chiếm
52%-53% tổng số ngưới chết. Theo tài liệu thống kê của Tổ chức y tế thế
giới công bố năm 1984 số người chết do mắc các bệnh về tim là một trong
những nguyên nhân dẫn đến tử vong chiếm tỷ lệ cao nhất.
4. Sự ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ tiêu hoá
Dạ dày và ruột là những cơ quan chủ yếu của hệ thống tiêu hoá trong
cơ thể. Năng lực tiêu hoá của dạ dày và ruột tốt sẽ có những ảnh hưởng
tốt đối với sức khoẻ con người. Thường xuyên tập luyện TDTT sẽ nâng
cao được công năng tiêu hoá của dạ dày và ruột, tăng cường sự khoẻ
mạnh cho gan, đồng thời còn có tác dụng trị liệu và phòng ngừa một số
bệnh về hệ thống tiêu hóa. Do nhu cầu hoạt động của cơ bắp nên dạ dày
và ruột phải tăng cường chức năng tiêu hoá, lúc này dịch và men tiêu hoá
tăng lên nhiều, sự co bóp ở đường dẫn truyền tiêu hoá càng được tăng lên
mạnh mẽ, tuần hoàn máu ở dạ dày và ở ruột cũng được cải thiện. Do phát
sinh các thay đổi nêu trên mà việc tiêu hoá thức ăn và hấp thụ các chất
dinh dưỡng được diễn ra thuận lợi, mặt khác do khi vận động phải hô hấp
sâu, cơ hoành cách hoạt động với biên độ lớn nên đã di chuyển nhiều
xuống phía dưới, cơ bụng cũng hoạt động mạnh, điều này đã có tác dụng
mát xa cho dạ dày và ruột. Gan là một cơ quan nội tạng lớn trong cơ thể
con người, nó đóng vai trò hết sức quan trọng đối với hệ tiêu hoá, thường
xuyên tập luyện TDTT chức năng của gan được tăng cường điều này rất
có lợi cho việc tiêu hoá thức ăn. Khi vận động sự tiêu hao nguồn năng
lượng dự trữ tăng lên, khiến cho gan phải hoạt động tích cực hơn từ đó
mà chức năng gan được tập luyện thường xuyên và phát triển. Lượng
đường đơn trong gan của VĐV và người thường và tốc độ đẩy đường đơn
ra ngoài của gan ở VĐV cũng nhanh hơn người thường. Đường đơn ở gan
là hết sức quan trọng đối với sự khoẻ mạnh của gan, nó có thể bảo vệ cho
gan, vì nguyên nhân này mà các bác sĩ thường yêu cầu những bệnh nhân
gan ăn nhiều hoa quả có đường. Chức năng gan ở VĐV là rất tốt, khả
năng đề kháng với bệnh gan cũng rất cao. Ở người thường xuyên tập
luyện TDTT thì việc sử dụng đường đơn trong gan cũng tốt hơn ở người
thường. Từ những yếu tố trên có thể thấy tập luyện TDTT có thể làm tăng
thêm sức khoẻ cho gan, mà gan có khoẻ thì mới có thể nâng cao được
năng lực lao động và vận động.
5. Ảnh hưởng của tập luyện TDTT đối với hệ thống thần kinh
74
Hệ thống thần kinh khống chế các loại hành vi của con người, thường
xuyên tập luyện TDTT sẽ làm nâng cao năng lực làm việc của các tế bào
thần kinh ở đại não, nâng cao tính linh hoạt và sự hưng phấn của hệ thống
thần kinh, phản ứng nhanh, tăng thêm tốc độ linh hoạt và sự chuẩn xác
nhịp nhàng của động tác. Hệ thống thần kinh là do hệ thống trung khu và
hệ thống thần kinh ngoại biên tạo thành.
Hình thức hoạt động của chúng như sau: Sau khi cơ thể tiếp nhận
được tín hiệu kích thích thông qua các nơron thần kinh để dẫn truyền đến
hệ thống trung khu thần kinh, sau khi hệ thống trung khu thần kinh phân
tích, tổng hợp thì các xung động hưng phấn sẽ được dẫn truyền tới các cơ
quan từ đó tạo ra các phản ứng tương ứng. Vấn đề này đem lại những lợi
ích cho công việc hay những hoạt động sinh hoạt đời thường. Tập luyện
TDTT còn đảm bảo cho việc giữ cân bằng giữa hưng phấn và ức chế của
đại não, từ đó phòng ngừa được sự phát sinh suy nhược thần kinh.
Thường xuyên tập luyện TDTT có thể làm cho sự hưng phấn được tăng
cường, ức chế càng thêm sâu sắc hoặc làm cho hưng phấn và ức chế được
tập trung, như vậy đã nâng cao được tính linh hoạt của quá trình thần
kinh.
Khi tập luyện TDTT do trung khu vận động hưng phấn cao độ làm
cho ngoại vi sản sinh sự ức chế sâu sắc, điều đó khiến cho các tế bào thần
kinh được nghỉ ngơi tốt. Tập luyện TDTT thường yêu cầu phải hoàn
thành những động tác phức tạp, có độ khó cao hơn so với các hoạt động
thường ngày, vì vậy mà cơ thể bắt buộc phải động viên chức năng của bản
thân đến mức cao độ mới có thể thích nghi được với các yêu cầu của
nhiệm vụ. Thông qua tập luyện thời gian dài, không chỉ cơ bắp phát triển,
do động tác có lực, mà tốc độ, tính mềm dẻo, sự linh hoạt… của động tác
cũng được tăng cường, đối với thể lực lao động thì sức bền bỉ cũng được
nâng lên, khả năng phòng bệnh và khả năng thích nghi với các loại kích
thích bên ngoài môi trường cũng được nâng lên. Bởi lẽ vận động có tác
dụng rất tốt đối với hệ thống thần kinh nên phần lớn các bác sĩ thường lấy
tập luyện thể dục TT để làm thành một phương pháp trị liệu, đặc biệt là
điều trị các trở ngại về chức năng của hệ thống thần kinh - nguyên nhân
dẫn đến các bệnh thần kinh. Ở Mỹ một số chuyên gia về bệnh thần kinh
đã mở một lớp gọi là “vận động dự phòng” cho một số người bị suy
nhược thần kinh nhẹ, trong lớp này họ đã lấy chạy bộ thay cho việc dùng
thuốc. Trải qua một tuần tập luyện thì đã có 60%- 85% bệnh nhân xuất
hiện dấu hiệu hồi phục.
6. Thúc tiến phát triển năng lực của não, nâng cao hiệu suất học tập, công
tác
Tập luyện TDTT ngoài việc phát triển thể lực và thể chất ra, nó còn
phát triển năng lực của não, nâng cao hiệu suất công tác. Thường xuyên
tập luyện TDTT có thể nâng cao năng lực làm việc của đại não, từ đó tăng
75
cường trí lực và khả năng ghi nhớ của cơ thể, đồng thời thông qua tập
luyện TDTT cũng làm tăng hiệu suất công việc và học tập.
Con người khi phát triển chịu sự ảnh hưởng của 3 yếu tố: Di truyền;
hoàn cảnh sống và Giáo dục.
Các yếu tố di truyền của cơ thể như kết cấu, hình thái, cảm quan, hệ
thống thần kinh… là những điều kiện tiền đề của sự phát triển tự nhiên
hay sinh lý của con người. Trong khi đó tri thức, tài năng, tính cách, sự
yêu thích… của con người được hình thành bởi sự ảnh hưởng của giáo
dục và hoàn cảnh sống. Giáo dục ở đây đương nhiên trong đó bao gồm cả
nội dung GDTC. Thực tiễn đã chứng minh tập luyện TDTT đã có tác
dụng thúc đẩy sự phát triển về mặt trí lực, nhận thức, tài năng của con
người, đồng thời cũng có tác dụng nâng cao hiệu suất học tập.
6.1. Rèn luyện thân thể nâng cao năng lực hoạt động trí lực
Trí lực hiểu theo nghĩa thông thường là lấy năng lực tư duy làm hạt
nhân, nó là sự tổng hoà của năng lực nhận thức, nó bao gồm năng lực
quan sát, năng lực ghi nhớ, năng lực tưởng tượng… Trí lực là sản vật của
sự kết hợp giữa di truyền, sự ảnh hưởng của giáo dục, điều kiện sống và
sự nỗ lực cá nhân. Thực tế đã chứng minh trình độ trí lực của con người
có mối tương quan với di truyền (có người cho rằng có thể đạt tới 65%,
thậm chí tới 80%), có mối tương quan mật thiết với hoàn cảnh xã hội,
giáo dục, điều kiện gia đình, mặt bằng kinh tế… Không thể xem nhẹ tác
dụng của tập luyện TDTT đối với sự phát triển trí lực, đã có ngày càng
nhiều các nhà nghiên cứu báo cáo về vấn đề này. Các kết quả nghiên cứu
đã chứng minh, năng lực ghi nhớ và trí lực là một loại mang đặc tính vật
chất hoá học, do một loại phân tử Prôtêin đa vật chất cấu thành, sự vận
động của những vật chất này có liên quan đến trạng thái làm việc của đại
não, càng thích nghi với điều kiện làm việc thì càng tốt, đại não bảo lưu
các tin tức bên ngoài càng kiên cố, sự liên hệ giữa các tin tức đó càng rõ
nét đối với sự phân biệt các tin tức càng rõ ràng mạch lạc. Những hiện
tượng này bình thường chúng ta hay gọi là “mẫn cảm”.
Sự thích nghi giữa một đại não tốt với điều kiện công tác được thể
hiện ở hai mặt sau:
- Cung cấp đầy đủ máu trong não.
- Thích nghi với trạng thái hưng phấn.
6.2. Tập luyện TDTT nâng cao hiệu quả công tác và học tập
Học tập các tri thức văn hoá khoa học là những hoạt động thần kinh
cao cấp của đại não. Trong quá trình học tập đòi hỏi đại não phải hoạt
động tư duy căng thẳng cao độ và liên tục, những hoạt động dựa vào sự
chuyển hoá tương hỗ không ngừng và sự cân bằng giữa hai chức năng
hưng phấn và ức chế của tế bào thần kinh.
Nếu làm việc trong thời gian quá dài các tổ chức não sẽ sản sinh ra tác
dụng ức chế để bảo vệ, lúc này hiệu suất làm việc của não sẽ giảm xuống,
76
biểu hiện ra ngoài đó là năng lực chú ý và tư duy kém, nặng hơn là chóng
mặt, đau đầu… lúc này đòi hỏi phải nghỉ ngơi. Nghỉ ngơi có hai kiểu, đó
là nghỉ ngơi tiêu cực (ngủ) và nghỉ ngơi tích cực (tập luyện TDTT). Khi
tập luyện TDTT các tế bào thần kinh vận động sẽ được hưng phấn cao,
mặt khác làm gia tăng thêm sự ức chế các tế bào ghi nhớ và tư duy từ đó
làm cho sự mệt mỏi mất đi. Do vận động làm cho hệ tuần hoàn hoạt động
tích cực dẫn đến các tế bào được cung cấp dinh dưỡng và Ôxy đầy đủ
hơn, làm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đào thải sản phẩm thừa của quá
trình trao đổi chất, điều này rất có lợi cho chức năng hồi phục của cơ thể.
Tóm lại: Tiến hành tập luyện TDTT một cách khoa học không những
có tác dụng rèn luyện thể chất và thể lực cho cơ thể mà còn có tác dụng
rất lớn đối với việc thúc đẩy và nâng cao các hoạt động của não. Thường
xuyên tập luyện TDTT có thể nâng cao chức năng của các cơ quan trong
cơ thể, thúc đẩy quá trình sinh trưởng và phát dục ở thanh thiếu niên, phát
triển các tố chất cơ thể, nâng cao năng lực hoạt động cơ bản của con
người...

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ʘ Bộ chương trình GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐẠI CƯƠNG (Ban hành
theo quyết định số 3244/ GD và ĐT ngày 12 / 09 / 1995 của Bộ giáo
dục và Đào tạo)
ʘ Chương trình GIÁO DỤC THỂ CHẤT dùng cho các trường trung
cấp nghề, trường cao đẳng nghề (Ban hành theo quyết định số
06/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 18/02/2008)
ʘ PGS-TS Dương Nghiệp Chí và nhóm biên soạn - ĐIỀN KINH
(sách giáo khoa dùng cho sinh viên Đại học TDTT)
77
ʘ Trường Đại học Sư phạm TDTT Thành phố HCM - GIÁO
TRÌNH ĐIỀN KINH - NXB TDTT Hà Nội - năm 2017.
ʘ UBTDTT - LUẬT BÓNG ĐÁ - NXB TDTT Hà Nội - năm 2018
ʘ UBTDTT - LUẬT BÓNG RỔ - NXB TDTT Hà Nội - năm 2018
ʘ UBTDTT - Luật bóng chuyền - NXB TDTT Hà Nội - năm 2018
ʘ Richard Alagich - Huấn luyện bóng đá hiện đại – Biên dịch: Nguyễn
Huy B, Phạm Anh Thiện - NXB TDTT Hà Nội 2016.
ʘ Nguyễn Công Hân – Tập luyện kỹ năng các môn thể thao trong trường
học - NXBTDTT - 2017
( Tham khảo thêm các trang web để lấy thông tin liên quan đến môn học)

78

You might also like