You are on page 1of 4

TÀI LIỆU THAM KHẢO HỌC TẬP

MỞ ĐẦU
HIỂU BIẾT CHUNG VỀ BẢN ĐỒ ĐỊA HÌNH QUÂN SỰ
I. BẢN ĐỒ
A. Khái niệm, ý nghĩa
1. Khái niệm bản đồ:
Bản đồ là hình ảnh thu nhỏ và khái quát hóa một phần hay toàn bộ bề mặt
trái đất, lên mặt giấy phẳng, theo những tỷ lệ nhất định. Dựa trên cơ sở toán
học và những dụng cụ đo đạc chính xác. Các yếu tố trên mặt đất được thể
hiện bằng hệ thống ký hiệu.
2. Tác dụng của bản đồ (Ý nghĩa)
Bản đồ địa hình là phương tiện không thể thiếu trong hoạt động đời sống
xã hội của con người trên tất cả các lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa…
B. Phân loại bản đồ:
1. Phân loại theo tỷ lệ Bản đồ:
- Bản đồ tỷ lệ lớn như loại 1:10.000; 1:25.000; 1:50.000.
- Bản đồ tỷ lệ trung bình như loại 1:100.000; 1200.000; 1:250.000.
- Bản đồ tỷ lệ nhỏ như loại 1:500.000; 1:1.000.000.
Trong đó: bản đồ tỷ lệ lớn thường dùng cho cấp chiến thuật, bản đồ tỷ lệ
trung bình thường dùng cho cấp chiến dịch.
+ Bản đồ cấp chiến thuật : có tỉ lệ 1:25.000, 1:50.000 dùng tác chiến vùng
đồng bằng và trung du, 1:100.000 đối với vùng núi.Là bản đồ địa hình dùng
cho cấp chỉ huy tham mưu từ đại đội đến cấp sư đoàn.( mặt đất được thể hiện
chi tiết cụ thể, tỉ mỉ, chính xác; dùng để nghiên cứu những vấn đề tác chiến
trong tiến công và phòng ngự..)
+ Bản đồ cấp chiến dịch : 1: 100.000 – 1:250.000 là loại bản đồ có tỉ lệ
trung bình chủ yếu dùng cho chỉ huy cấp chiến dịch ( chỉ huy và cơ quan
tham mưu cấp quân đoàn và quân khu..) Trên bản đồ địa hình, địa vật thể hiện
có chọn lọc, tính tỉ mỉ kém nhưng tính khái quát hóa rất cao..)
+ Bản đồ cấp chiến lược : 1:500.000 – 1:1000.000 là loại bản đồ dùng cho
Bộ Tổng Tư Lệnh và các cơ quan cấp chiến lược. Bản đồ biểu diễn một khu
vực địa hình rộng lớn, ở mức khái quat hóa cao
C. Cơ sở toán học bản đồ địa hình
1. Tỷ lệ bản đồ:
Tỷ lệ bản đồ là yếu tố toán học quan trọng để xác định mức độ thu nhỏ
độ dài khi chuyển từ bề mặt cong của Trái Đất lên mặt phẳng bản đồ.
1
+ Tỉ lệ bản đồ được biểu diễn dưới dạng phân số: M 1. tử số chỉ độ
dài đo trên bản đồ, mẫu số chỉ M lần đơn vị độ dài tương ứng trên thực
địa
+ Cách viết 1/25.000; 1:25.000
1
+ Tỉ lệ chữ nói rõ 1 đơn vị độ dài cm trên bản đồ ứng với đơn vị độ
dài bằng mét trên thực địa
VD: 1:25.000 có ghi 1cm=250m thực địa
Công thức tỉ lệ bản đồ với thực địa biểu thị bằng công thức sau:
d 1
=
D M d: là cự li đo trên bản đồ
D: là cự li tính theo thực địa
M :là mẫu số tỉ lệ
Phép chiếu hình bản đồ là cách biểu diễn mặt cong của trái đất lên 1 mặt
phẳng, để mỗi điểm trên mặt cong tương ứng với 1 điểm trên mặt phẳng.
2. Phép chiếu bản đồ.
- Kết quả đo đạc và tính toán chính xác, quả đất dẹp ở hai cực Bắc, Nam.
Phình ra ở xích đạo (độ dẹt khoảng 1/300; ở tính tương đối).
Yêu cầu phép chiếu hình (Có 3 yêu cầu)
- Giữ góc và hướng: Góc hướng giữa các điểm trên mặt đất bằng góc
hướng giữa các điểm trên bản đồ.
- Giữ tỉ lệ: Tỷ lệ các đoạn thẳng ở các khu vực khác nhau trên bản đồ so
với thực địa không thay đổi.
- Giữ diện tích: Diện tích đo tính trên bản đồ bằng tỉ lệ diện tích tương
ứng do ngoài thực địa.
Phương pháp chiếu đồ Gauss.
- Phương pháp chiếu đồ Gauss là phương pháp phép chiếu theo hình trụ
nằm ngang giữ góc.Trái đất được chia thành 60 múi dọc theo kinh tuyến,
mỗi múi rộng 60 kinh độ. Tiến hành chiếu lần lượt từng múi, Đường kinh
tuyến chạy giữa múi là đường tiếp xúc của Trái đất và hình trụ (tưởng
tượng) gọi là đường kinh tuyến trục, hai đường kinh tuyến hai bên gọi là
kinh tuyến mép múi.
Hiện nay thường dùng phương pháp chiếu Gauss
1.Theo phương pháp chiếu Gauss
Cách ghi số hiệu: VD: F-48-116
F - 48 - 116
1/ 100.000
d. Bản đồ tỉ lệ 1:50.000
- Lấy mảnh bản đồ 1:100.000 chia thành 4 ô đều nhau và ký hiệu A,
B, C, D theo thứ tự từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Bản đồ tỉ lệ
1:25.000
- 2. Cách chia mảnh ghi số hiệu bản đồ UTM
a. Bản đồ tỉ lệ 1 : 1.000.000 :
Cách chia giống như bản đồ Gauss nhưng lưới chiếu là Lamberl.

2
Khuôn khổ : Dọc = 4 độ vĩ tuyến,ngang = 6 độ kinh tuyến.
b. Bản đồ tỉ lệ 1 : 100.000 :
Lấy giao tuyến của đường kinh tuyến 75 độ kinh Đông và 4 độ vĩ
Nam làm gốc tọa độ tính lên phía Bắc và sang Đông cứ 30’ đánh 1
đường dọc và 1 đường ngang
II. SỬ DỤNG BẢN ĐỒ
Xác định toạ độ, chỉ thị mục tiêu.
1.Tọa độ sơ lược
Trong ô vuông tọa độ chỉ có 1 đối tượng mục tiêu M hoặc nhiều mục tiêu
khác nhau
Xác định tọa độ : xác định tọa độ sơ lược phải tìm 2 số cuối cùng của đường
hoành độ (khung Đông Tây) và 2 số cuối của đường tung độ (khung Bắc
Nam). Tìm giao điểm của đường hoành độ nối đường tung độ trong ô vuông
tọa độ có chứa M cần tìm. M nằm phía trên của đường kẻ ngang và bên phải
của đường kẻ dọc.
VD: M(2536)
2.Tọa độ ô 4
Cách xác định tọa độ tọa độ ô 4 chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 4 phần
bằng nhau, đánh dấu bằng chữ cái in hoa (từ trái qua phải, từ trên xuống
dưới).
VD: M(2536B)
3. Tọa độ ô 9
Chia ô vuông tọa độ sơ lược thành 9 phần bằng nhau, đánh dấu các ô bằng
chữ Ả Rập từ 1 đến 9 theo quy tắc số 1 góc Tây Bắc thuận theo chiều kim
đồng hồ số 9 ở ô giữa.Viết tên mục tiêu kết hợp tọa độ sơ lược của điểm đó và
kí hiệu của từng ô.
VD: M(25369)
4. Tọa độ chính xác:
Tọa độ chính xác (TĐCX) là xác định tọa độ của 1 điểm nằm trong 1 ô vuông
tọa độ, tìm ra độ chênh về mét so với hệ trục gốc hoặc tạo độ sơ lược (TĐSL)
của điểm đó. Độ chênh về X gọi là x, độ chênh về Y gọi là y
1. Cách đo TĐCX đến mét của 1 điểm
2. Đo TĐCX 1 điểm trên bản đồ, lấy TĐSL (X,Y) cộng thêm phần cự li
vuông góc từ vị trí điểm đo đến đường kẻ hoành độ phía dưới (x)

3
và từ vị trí điểm đo đến đường tung độ bên trái y lấy đơn vị tính
bằng mét, công thức tính TĐCX
TĐCX:M X= TĐSL+x
TĐCX 1 điểm nào đó, trình tự thực
Y= TĐSL+y hiện theo các bước sau:
Bước 1: xác định tọa độ góc Tây Nam của ô vuông tọa độ có chứa
điểm M
Bước 2: từ điểm M kẻ đường vuông góc về phía Nam và phía Tây tới
đường hoành độ và tung độ của ô vuông
Bước 3: đo khoảng cách từ điểm M đến chân đường vuông góc với
hoành độ và tung độ
Bước 4: nhân khoảng cách đó với mẫu số tỉ lệ bản đồ
Bước 5: cộng khoản cách x vào giá trị sơ lược X và y và giá trị sơ
lược Y của góc Tây Nam ô vuông nói trên
VD: xác định tọa độ điểm M (2536). Bản đồ tỉ lệ 1:25.000
Xác định vị trí chính xác của mục tiêu từ vị trí chính
xác của mục tiêu đến khoảng cách đoạn MP, MQ ta được
MP=1,5cm;MQ=1,6cm theo công thức tỉ lệ ta được :
x=MPx25.000=1,5x25.000=375m
y=MQx25.000=1,6x25.000=400m
Vậy TĐCX đến mép điểm M :
X=25km+375m=25.375m (đọc tọa độ) Y=36km+400m=36.400m (đọc tọa
độ)
Cách viết X(M)=25.375 Y(M)=36.400
Vậy M (25375 36400) (đọc tọa độ, viết chữ)

Ngày 01 tháng 8 năm 2021


NGƯỜI BIÊN SOẠN

Thượng tá : Nguyễn Anh Hùng

You might also like