You are on page 1of 8

Tổng hợp lý thuyết

I. Hình tam giác


o Giới thiệu về tam giác

Hình tam giác ABC có:

- Ba cạnh là : cạnh AB, cạnh AC, cạnh BC.

- Ba đỉnh là : đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C.

- Ba góc là:

Góc đỉnh A, cạnh AB và AC ( gọi tắt là góc A)

Góc đỉnh B, cạnh BA và BC ( gọi tắt là góc B)

Góc đỉnh C, cạnh CA và CB ( gọi tắt là góc C)

Có 3 loại tam giác

o Diện tích tam giác

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài đáy nhân với chiều cao (cùng một
đơn vị đo) rồi chia cho 2
Chú ý: Đường cao chính là đường hạ từ đỉnh vuông góc xuống cạnh đáy

II. Hình Thang


o Giới thiệu về hình thang

Hình thang ABCD có:

- Cạnh đáy AB và cạnh đáy DC. Cạnh bên AD và cạnh bên BC.

- Hai cạnh đáy là hai cạnh đối diện song song.

Hình thang có một cặp cạnh đối diện song song.

Chú ý: Hình thang có một cạnh bên vuông góc với hai đáy gọi là hình thang
vuông.
Đường cao của hình thang

o Diện tích hình thang

Diện tích hình thang bằng tổng độ dài hai đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị
đo) rồi chia cho 2.

III. Hình tròn – Đường tròn – Chu vi hình tròn – Diện tích hình tròn
o Hình tròn
Hình tròn là hình gồm các điểm nằm trên đường tròn và các điểm nằm bên trong
đường tròn đó.
- Bán kính

Nối tâm O với một điểm A trên đường tròn. Đoạn thẳng OA là bán kính của hình
tròn.

Tất cả các bán kính của hình tròn đều bằng nhau: OA = OB = OC

Bán kính đường tròn được kí hiệu là r

- Đường kính

Đoạn thẳng MN nối hai điểm M, N của đường tròn và đi qua tâm O là đường kính
của hình tròn.

Trong một hình tròn đường kính dài gấp hai lần bán kính. Đường kính được kí hiệu
là d.

o Chu vi hình tròn

Quy tắc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy đường kính nhân với số 3,14.
C = d x 3,14

(C là chu vi hình tròn, d là đường kính hình tròn).

Hoặc: Muốn tính chu vi của hình tròn ta lấy 2 lần bán kính nhân với số 3,14.
C = r x 2 x 3,14

(C là chu vi hình tròn, r là bán kính hình tròn)

o Diện tích hình tròn


Quy tắc:Muốn tính diện tích của hình tròn ta lấy bán kính nhân với bán kính rồi
nhân với số 3,14.
S = r × r × 3,14

(S là diện tích hình tròn, r là bán kính hình tròn)

IV. Hình hộp chữ nhật – Hình lập phương


o Hình hộp chữ nhật
Hình hộp chữ nhật là một hình không gian có 6 mặt đều là hình chữ nhật.
Hai mặt đối diện nhau của hình chữ nhật được xem là hai mặt đáy của hình chữ nhật. Các
mặt còn lại đều là mặt bên của hình chữ nhật.
Hình hộp chữ nhật ba chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao
Hình hộp chữ nhật có:

+ 12 cạnh: AB, BC, CD, DA, A’B’, B’C’, C’D’, D’A’, AA’, BB’, CC’, DD’

+ 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh B, đỉnh C, đỉnh D, đỉnh A’, đỉnh B’, đỉnh C, đỉnh D’

+ 6 mặt: ABCD, BCC’B’, A’B’C’D’, DCD’C’, ADD’C’, ABB’A’.

o Hình lập phương

Hình lập phương là hình khối có chiều rộng, chiều dài và chiều cao đều bằng nhau.
o

Hình lập phương có:


+ 8 đỉnh: đỉnh A, đỉnh C, đỉnh B, đỉnh D, đỉnh E, đỉnh F, đỉnh G, đỉnh H
+ 12 cạnh bằng nhau: AB = BD = DC = CA = CH = AE = DG = BF = FG = FE = EH = HG
+ 6 mặt là hình vuông bằng nhau.

V. Diện tích xung quanh – Diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật, hình lập
phương
o Hình hộp chữ nhật
Giả sử hình hộp chữ nhật có chiều dài là a, chiều rộng là b và chiều cao là h.
Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều
cao (cùng đơn vị đo).
Sxq = (a + b) × 2 × h
Muốn tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật ta lấy diện tích xung quanh cộng với
diện tích hai đáy.
Stp = Sxq + Sđáy × 2 = (a + b) x 2 x h + 2 x a x b

o Hình lập phương


Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
Sxq= a x a x 4
Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
Stp= a x a x 6

VI. Thể tích hình hộp chữ nhật, hình lập phương

o Hình hộp chữ nhật

Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều
cao (cùng đơn vị đo).
V=a×b×c

o Hình lập phương


Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
V=a×a×a

VII. Vận tốc – Quảng đường – Thời gian


o Vận tốc
Vận tốc là quãng đường đi được trong 1 đơn vị thời gian như 1 giờ, 1 phút, 1 giây,….
Đơn vị vận tốc có thể là km/giờ; km/phút; m/phút; m/giây; …
Đơn vị vận tốc thường dùng là km/giờ và m/giây.
Muốn tính vận tốc ta lấy quãng đường chia cho thời gian.
v=s:t
o Quãng đường

Để tính quãng đường ô tô đi được ta lấy quãng đường ô tô đi được trong 1 giờ hay
vận tốc của ô tô nhân với thời gian.
Muốn tính quãng đường ta lấy vận tốc nhân với thời gian.
s=vxt
o Thời gian
Để tính thời gian đi của ô tô ta lấy quãng đường đi được chia cho quãng đường ô tô đi được
trong 1 giờ hay vận tốc của ô tô.
Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia cho vận tốc
t=s:v

Chú ý: Gọi vận tốc là v, quãng đường là s, thời gian là t

You might also like