You are on page 1of 7

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN BẢN ĐỒ HỌC

I. PHẦN LÝ THUYẾT

Câu 1: Trình bày khái niệm, tính chất của bản đồ

a. Khái niệm Bản đồ là sự biểu thị khái quát, thu nhỏ bề mặt trái đất hoặc bề mặt của thiên thể khác trên
mặt phẳng trong một phép chiếu xác định, nội dung của bản đồ được biểu thị bằng hệ thống ký hiệu quy
ước. Đó chính là định nghĩa chung về bản đồ. Mỗi bản đồ đều được xây dựng theo một quy luật toán
học nhất định. Quy luật toán học của bản đồ trước hết được biểu hiện ở tỷ lệ và phép chiếu của nó. Cơ
sở toán học của bản đồ, sự tổng quát hoá các yếu tố nội dung và sự thể hiện các đối tượng và hiện
tượng bằng các ký hiệu bản đồ - đó chính là ba đặc tính cơ bản phân biệt giữa bản đồ và các hình thức
khác biểu thị bề mặt Trái đất.

b. Tính chất Bản đồ có những tính chất cơ bản là: Tính trực quan, tính đo được và tính thông tin. - Tính
trực quan của bản đồ: Được biểu hiện ở chỗ là bản đồ cho ta khả năng bao quát và tiếp thu nhanh chóng
những yếu tố chủ yếu và quan trọng nhất của nội dung bản đồ. Một trong những tính chất ưu việt của
bản đồ là khả năng bao quát, biến cái không nhìn thấy thành cái nhìn thấy được. Bản đồ tạo ra mô hình
trực quan của lãnh thổ, nó phản ánh các tri thức về các đối tượng hoặc các hiện tượng biểu thị. Bằng
bản đồ, người sử dụng có thể tìm ra được những quy luật của sự phân bố các đối tượng và hiện tượng
trên mặt đất. - Tính đo được: Đó là một tính chất quan trọng của bản đồ. Tính này có liên quan chặt chẽ
với cơ sở toán học của nó. Căn cứ vào tỷ lệ và phép chiếu của bản đồ, căn cứ vào các thang bậc của các
ký hiệu quy ước, người sử dụng bản đồ có khả năng xác định được rất nhiều các trị số khác nhau như:
Tọa độ, biên độ, độ dài, khoảng cách, diện tích, thể tích, góc, phương hướng và nhiều trị số khác. Chính
đó có tính chất này mà bản đồ được dùng làm cơ sở để xây dựng các mô hình toán học của các hiện
tượng địa lý và để giải quyết nhiều vấn đề khoa học và thực tiễn sản xuất. - Tính thông tin của bản đồ:
Đó là khả năng lưu trữ và truyền đạt cho người đọc những tin tức khác nhau về các đối tượng và các
hiện tượng

Câu 2: Trình bày khái niệm tổng quát hóa bản đồ. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tổng quát hóa
bản đồ. Cho ví dụ mình họa.

Khái niệm về tổng quát hoá bản đồ Tổng quát hoá bản đồ là sự lựa chọn (lấy, bỏ) và khái quát các đối
tượng được biểu thị trên bản đồ phù hợp với tỷ lệ, nội dung của bản đồ và những đặc điểm riêng của nội
dung bản đồ, đặc điểm địa lý vùng lãnh thổ. Thực chất của tổng quát hoá bản đồ là truyền đạt lên bản
đồ những đặc điểm cơ bản và điển hình của các đối tượng và những mối liên hệ giữa chúng. Tổng quát
hoá bản đồ là một trong những tính chất quan trọng của mọi bản đồ. Chất lượng tổng quát hoá bản đồ
trước hết phụ thuộc vào trình độ hiểu biết của nhà bản đồ đối với nội dung của các đối tượng và hiện
tượng cần biểu thị. Những nhân tố cơ bản quyết định tính chất và mức độ tổng quát hoá là: Tỷ lệ bản
đồ, mục đích của bản đồ, đề tài (nội dung) của bản đồ và đặc điểm của các yếu tố nội dung trên lãnh thổ
cần biểu thị.

Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổng quát hoá

a. Ảnh hưởng của mục đích của bản đồ Trên bản đồ chỉ cần biểu thị những đối tượng và hiện tượng phù
hợp với mục đích của nó. Những bản đồ có cùng đề tài và cùng tỷ lệ nhưng có mục đích khác nhau thì
mức độ chi tiết và đặc điểm của sự biểu thị các yếu tố nội dung cũng khác nhau nên việc tổng quát hoá
cũng khác nhau.

b. Ảnh hưởng của tỷ lệ bản đồ 14 Những bản đồ có cùng đề tài và mục đích sử dụng nhưng tỷ lệ khác
nhau thì mức độ tổng quát hoá khác nhau. Bản đồ có tỷ lệ càng lớn thì thể hiện nội dung càng chi tiết,
ngược lại tỷ lệ càng nhỏ thì nội dung biểu thị càng khái lược.

c. Ảnh hưởng của đề tài bản đồ Đề tài bản đồ quyết định các yếu tố nội dung nào cần thể hiện, quyết
định những yếu tố nào thể hiện chi tiết nhất, những yếu tố nào thể hiện sơ lược.

d. Ảnh hưởng của đặc điểm địa lý lãnh thổ biểu thị của bản đồ Khi tổng quát hoá bản đồ cần phải xét
đến đặc điểm địa lý của lãnh thổ bản đồ, bởi vì cùng là những đối tượng như nhau nhưng chúng lại có ý
nghĩa khác nhau trong những điều những vùng có nguồn nước phong phú thì thì ý nghĩa của nó rất nhỏ
trên bản đồ không cần biểu thị.

e. Ngoài ra các tư liệu dùng để thành lập bản đồ, các hệ thống ký hiệu quy ước và chữ ghi chú trên bản
đồ cũng ảnh hưởng đến tổng quát hoá bản đồ. Một trong những ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình
tổng quát hoá bản đồ đó là sự cung cấp của tài liệu, tư liệu bản đồ. Quá trình thiết kế và thành lập bản
đồ nếu được cung cấp đầy đủ tư liệu, các thông tin của tư liệu mới, chính xác, tài liệu tư liệu càng chi
tiết, đầy đủ bao nhiêu càng tạo sự thuận lợi cho quá trình tổng quát hoá bấy nhiêu. Hơn nữa có thể
thông qua các tài liệu đó để xét bản chất của đối tượng Vd: Trên bản đồ dân cư, tài liệu đầy đủ cho phép
ta vạch được sự phân bố cụ thể của từng điểm dân cư và xu hướng phát triển của chúng

Nguồn tài liệu tư liệu thành lập bản đồ càng mới, càng hiện đại, càng phù hợp với xu hướng phát triển
của KHKT hiện nay thì bản đồ càng trở thành công cụ đắc lực trong việc tích luỹ và truyền đạt thông tin
hiện đại nhất

Câu 3: Trình bày khái niệm tỷ lệ bản đồ. Các loại tỷ lệ trên lưới chiếu bản đồ.

Khái niệm Tỷ lệ bản đồ là tỷ số giữa độ dài một đoạn thẳng trên bản đồ với hình chiếu nằm ngang tương
ứng của nó ở ngoài thực điạ và được ký hiệu dưới dạng phân số có tử số là 1, M được gọi là mẫu số tỷ lệ
bản đồ: 1/M

Tỷ lệ bản đồ được tính theo công thức:1/M=d/D

Trong đó d là chiều dài của đoạn thẳng trên bản đồ

D là k/c nằm ngang của đoạn thẳng đó trên mặt đất

M là mẫu số tỷ lệ bản đồ

Các loại tỷ lệ trên lưới chiếu bản đồ

a. Tỷ lệ chung:Đó là tỷ số thu nhỏ của kích thước Elipxoid hoặc mặt cầu Trái đất để biểu thị lên mặt
phẳng, đó gọi là tỷ lệ bản đồ và được ghi rõ lên trên bản đồ. Tỷ lệ chung (hay tỷ lệ bản đồ) không ảnh
hưởng đến biến dạng của phép chiếu. Để đơn giản trong quá trình nghiên cứu về biến dạng của phép
chiếu ta gọi tỷ lệ chung là 1:1. Ví dụ: - Trên lưới chiếu Gauss, tỷ lệ chung tồn tại trên đường kinh tuyến
giữa múi. - Trên lưới chiếu UTM, tỷ lệ chung tồn tại ở giao tuyến giữa mặt cầu và hình trụ nằm ngang...

b. Tỷ lệ riêng: Trên tất cả các phần còn lại của bản đồ, tỷ lệ sẽ lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ chung được gọi
là tỷ lệ riêng.Trên bản đồ chỉ ghi chú tỷ lệ chung và được biểu thị dưới ba dạng
- Tỷ lệ dạng số: được xác định bằng một phân số, có tử số là 1 và mẫu số thường là một số chẵn thể
hiện số lần được thu nhỏ trên bản đồ của một đoạn d so với khoảng cách D trên thực địa. Ví dụ: 1: 50
000 ; 1/ 10 000

- Tỷ lệ chữ: Cụ thể hóa tỷ lệ số bằng lời “1cm trên bản đồ tương ứng với bao nhiêu m (km) trên thực
địa”. Ví dụ: 1 cm trên bản đồ tương ứng với 500 m trên thực địa

- Tỷ lệ thước (thước tỷ lệ thẳng, thước tỷ lệ xiên)

Câu 4: Trình bày khái niệm phép chiếu bản đồ

Khái niệm :Phép chiếu bản đồ là sự ánh xạ bề mặt Elipxoid hoặc mặt cầu lên mặt phẳng theo một quy
luật toán học xác định.Quy luật toán học đó xác định sự phụ thuộc hàm số giữa tọa độ địa lý (, ) (hoặc
tọa độ khác) của điểm trên mặt Elipxoid hoặc mặt cầu Trái đất và tọa độ vuông góc (x,y) hoặc tọa độ
khác của điểm tương ứng trên mặt phẳng. Nếu trên mặt Elipxoid quay (hoặc mặt cầu) ta dùng tọa độ địa
lý (, ) và trên mặt phẳng ta dùng tọa độ vuông góc (x,y) thì phương trình của phép chiếu có dạng
chung như sau: x = f1(, ) y = f2(, ) Các hàm f1, f2 phải thoả mãn điều kiện: đơn trị, liên tục và hữu
hạn trong phạm vi của bề mặt cần biểu thị. (2.21) Hình 2.5: Mô tả phép chiếu bản đồ 18 Tính chất của
phép chiếu thì hoàn toàn phụ thuộc vào tính chất và đặc trưng của các hàm f1,f2. Có vô số các hàm khác
nhau do đó cũng có vô số các phép chiếu khác nhau.

Câu 5: So sánh sự giống và khác nhau giữa phép chiếu Gauss - Kruger và phép chiếu UTM

- Phép chiếu Gauss được thiết lập vào những năm 1820-1830. Lí thuyết của phép chiếu này được phổ
biến rộng rãi lần đầu tiên vào năm 1866. Sau đó, phép chiếu được Kruger nghiên cứu và hoàn thiện vào
những năm 1912-1919. Từ đó đến nay phép chiếu được mang tên GaussKruger. Ở Việt Nam, chúng ta
quen gọi phép chiếu này là phép chiếu Gauss. Trong phép chiếu Gauss, bề mặt Elipxôid Trái Đất được
biểu diễn theo từng múi kinh tuyến. Theo vĩ độ, múi lấy từ cực này đến cực kia, còn theo kinh độ, múi sẽ
rộng hẹp tuỳ theo độ tăng của sai số khi càng cách xa trung tâm của múi và tuỳ theo độ dễ dàng của việc
tính toán sai số. Nếu lấy múi kéo dài theo 3° kinh độ thì trên các biên của múi chiếu, sai số chiều dài trên
xích đạo đạt được 1/3200; khi múi kéo dài 6° kinh độ thì sai số lớn nhất bằng 1/750; sai số ở các vĩ độ
trung bình nhỏ hơn nhiều. Bề mặt của Elipxôid Trái Đất được chia ra các múi có số kinh độ bằng nhau: 60
múi 6° hoặc 120 múi 3°. Số múi được tính bắt đầu từ kinh tuyến Greenwich. Đây là phép chiếu hình trụ
ngang đồng góc. Kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các kinh tuyến còn lại là đường cong, chiều lõm hướng
về kinh tuyến giữa. Lãnh thổ Việt Nam nằm trên 2 múi 6° có kinh tuyến giữa là 105° và 111°. Đó là các
múi 18, 19. Xích đạo là một đường thẳng, vuông góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ tuyến đều là những
đường cong, chiều lõm hướng về phía cực gần với vĩ tuyến đó hơn. Kinh vĩ tuyến đối xứng nhau qua kinh
tuyến giữa hoặc qua xích đạo. 38 Phép chiếu không có biến dạng về góc. Tỷ lệ độ dài không đổi trên kinh
tuyến giữa và có giá trị bằng 1 ( Hằng số k=1). Tỷ lệ này không đổi trên các cặp đường thẳng song song
với kinh tuyến giữa và đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa. Tại mỗi múi có hệ thống toạ độ vuông góc
riêng. Gốc toạ độ của mỗi múi là điểm giao nhau của xích đạo với kinh tuyến giữa của múi đó. Để tránh
có toạ độ âm, người ta lùi gốc toạ độ về phía Tây của kinh tuyến giữa 500 km. Phép chiếu được sử dụng
nhiều trong các trường hợp thiết kế bản đồ có số hiệu. Bản đồ địa hình của nhiều nước trên thế giới đều
dùng phép chiếu này. Hệ toạ độ Hà Nội 72 sử dụng phép chiếu Gauss với Elipxôid Kraxôpxki (1940) cho
toàn cầu. a = 6378245m ; α = 1/298,3 Đặc điểm phép chiếu - Sau phép chiếu đường xích đạo trở thành
đường thẳng nằm ngang. - Là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. Xích đạo Y Kinh tuyến giữa X1 X2 X3
X… X60 Hình chiếu các múi trong phép chiếu Gauss - Kruger E’ P’ P E 6 Múi 1 2 0 3 39 - Hình chiếu Kinh
tuyến giữa là đường thẳng vuông góc với hình chiếu của đường xích đạo và là trục đối xứng của múi. -
Trên kinh tuyến giữa không có biến dạng độ dài, bằng độ dài thực, m=1. - Các đường kinh tuyến khác là
các đường cong quay bề lõm về kinh tuyến giữa. Các đường kinh tuyến khác có m>1, có nghĩa là càng xa
kinh tuyến trục độ biến dạng càng lớn. -Diện tích của múi chiếu lớn hơn dtích thực. - Biến dạng về độ dài
và diện tích sẽ tăng dần từ kinh tuyến giữa sang 2 kinh tuyến biên. - Trong phạm vi múi 60 có 2 đường
đồng biến dạng gần như song song với kinh tuyến giữa. Trong phạm vi giao của đường đồng biến dạng
với kinh tuyến biên có các sai số biến dạng sau: νμ>0,1%, νρ>0,27%. Tại điểm giao của đường kinh tuyến
biên với đường xích đạo thì có các sai số sau: νμ=0,14%, νρ=0,27%. - Hằng số chiếu hình của kinh tuyến
trục là k=1. O M +y Hình chiếu của xích đạo + x - x P -y Tọa độ (x,y) của điểm M trên lưới chiếu Gauss -
Kruger 40

- Phép chiếu UTM (Universal Transverse Mercator) được xây dựng dựa trên nền tảng của phép chiếu
hình trụ ngang Mercator (Transverse Mercator – TM). Phép chiếu này còn được gọi là phép chiếu Gauss-
Boag. Phép chiếu đã được quân đội Mỹ đưa vào sử dụng năm 1940. Về cơ bản thì phép chiếu này giống
với phép chiếu Gauss, chỉ khác hệ số k của phép chiếu UTM là 0,9996 trong khi hệ số k của Gauss là 1. Ở
Việt Nam, chúng ta sử dụng cả hệ số k=0,9999 đối với múi 3 độ cho bản đồ địa hình tỉ lệ lớn. Trong phép
chiếu UTM, bề mặt Elipxôid Trái Đất được chia ra thành 60 múi theo chiều kinh tuyến; mỗi múi 6°. Múi
đầu tiên được đánh số 1 từ kinh tuyến 180° Tây đến 174° Tây. Các vĩ tuyến được lấy từ 80° Nam đến 84°
Bắc. Lãnh thổ Việt Nam nằm trên 2 múi 6° có kinh tuyến giữa là 105° và 111°. Đó là các múi 48 và 49. Tại
mỗi múi có hệ thống toạ độ vuông góc riêng. Gốc toạ độ của mỗi múi là điểm giao nhau của xích đạo với
kinh tuyến giữa của múi đó. Để tránh có toạ độ âm, người ta lùi gốc toạ độ về phía Tây của kinh tuyến
giữa 500 km. Đây là phép chiếu hình trụ ngang đồng góc. Kinh tuyến giữa là đường thẳng. Các kinh
tuyến còn lại là đường cong, chiều lõm hướng về kinh tuyến giữa. Xích đạo là một đường thẳng, vuông
góc với kinh tuyến giữa. Các vĩ tuyến đều là những đường cong, chiều lõm hướng về phía cực gần với vĩ
tuyến đó hơn. Kinh vĩ tuyến đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa hoặc qua xích đạo. Phép chiếu không có
biến dạng về góc.Tỷ lệ độ dài tại kinh tuyến giữa nhỏ hơn 1 (Hệ số k = 0,9996). Tỷ lệ độ dài là không đổi
(k = 1) trên hai đường thẳng song song và đối xứng nhau qua kinh tuyến giữa và cách kinh tuyến giữa
180 km. Tỷ lệ biến dạng nhỏ hơn một trong khoảng giữa hai đường không biến dạng và lớn hơn ở ngoài
hai đường đó. Phép chiếu được sử dụng nhiều trong các trường hợp thiết kế bản đồ có số hiệu. Bản đồ
địa hình của nhiều nước trên thế giới đều dùng phép chiếu này. Quân đội Mỹ sử dụng phép chiếu này
cho bản đồ quân sự. Lưới chiếu UTM của quân đội Mỹ, tuỳ theo từng khu vực khác nhau dùng Elipxôid
khác nhau. Phần đất liền khu vực Việt Nam (trước năm 1975) tính theo Elipxôid Everest (1930). a =
6377276 m; α = 1/300,8 - Hiện nay, bản đồ địa hình Việt Nam được thành lập trong Hệ VN2000, với
phép chiếu UTM theo thể Elipxôid WGS-84 định vị phù hợp với lãnh thổ Việt Nam. 41 - Đặc điểm của
phép chiếu UTM toàn cầu Về nguyên tắc lý luận lưới chiếu UTM không khác gì lưới chiếu Gauss. Nó cũng
là loại lưới chiếu hình trụ ngang cùng một dạng công thức lươic chiếu giữ góc. Phép chiếu UTM được
thiết lập bằng phương pháp đó trên cơ sở phép chiếu gốc là phép chiếu Gauss - Kruger dùng cho múi
60 . Hệ số của UTM là k0=0.9996 Trong phép chiếu UTM hình trụ ngang không tiếp xúc như lưới chiếu
Gauss - Kruger mà cắt Elipxoid theo hai cát tuyến cách đều kinh tuyến giữa 180 km. Vì lúc đó điều kiện
đặt ra với hằng số lưới chiếu k0 = 0.9996. Khi đó tỷ lệ chiều dài không đổi (m = 1) trên hai cát tuyến, tỷ lệ
chiều dài trên kinh tuyến giữa không bằng 1 mà bằng m = 0.9996 Những điểm giống nhau giữa phép
chiếu UTM và phép chiếu Gauss - Kruger: + Là phép chiếu đồng góc + Kinh tuyến giữa là đường thẳng +
Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến giữa là hằng số và là nhỏ nhất + Các đường đồng biến dạng trong phạm vi
múi 60 thì có dạng gần như các đường thẳng song song với kinh tuyến giữa Những điểm khác nhau giữa
phép chiếu UTM và phép chiếu Gauss - Kruger: + Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến giữa của phép chiếu Gauss
- Kruger là m0 = 1, của phép chiếu UTM là m0 = 0.9996 + Đường chuẩn (trên đó hoàn toàn không có biến
dạng) của phép chiếu Gauss - Kruger chính là kinh tuyến giữa, còn phép chiếu UTM là hai đường gần như
song song với kinh tuyến giữa và cắt xích đạo ở các điểm cách kinh tuyến giữa một khoảng  = ±10 30’
+ Trị số biến dạng trong phạm vi múi 60 (tại giao điểm của kinh tuyến biên với xích đạo) của phép chiếu
Gauss - Kruger là: Vmax ≈ 0.14%; Vmax ≈ 0.27% Hình 2.34: Phép chiếu UTM Cực Bắc Cực Nam 180 km
180 km 42 +Trị số biến dạng trong phạm vi múi 60 tại giao điểm của kinh tuyến biên với xích đạo là:
νμ=0,1%, νρ=0,20% đối với phép chiếu UTM. Như vậy, phép chiếu UTM có trị số biến dạng nhỏ hơn và
sự phân bố biến dạng tốt hơn so với phép chiếu Gauss – Kruger.Theo tài liệu nghiên cứu của ông Trần
Văn Minh (Nhà xuất bản Bản Đồ) về phép chiếu UTM toàn cầu, ông đã chứng minh rằng việc lựa chọn
m0 = 0.9996 đã cải biên phép chiếu Gauss - Kruger thành phép chiếu UTM rất phù hợp với việc thành lập
bản đồ địa hình một số nước mà vĩ tuyến giữa của nó nằm trong khoảng 400 Bắc hoặc Nam bán cầu với
múi chiếu 60 , vì sự biến dạng sẽ đều đặn. Hệ số giữa giá trị tuyệt đối của sai số ở kinh tuyến giữa và kinh
tuyến rìa không vượt quá 20cm trên 1km.Ví dụ: Hình dạng của nước Mỹ, Trung Quốc áp dụng lưới chiếu
UTM rất thích

Câu 6: Trình bày nguyên tắc vẽ ký hiệu bản đồ

Nguyên tắc vẽ ký hiệu Ký hiệu bản đồ được cấu tạo từ 6 kiểu phần tử đồ họa (còn gọi là 6 biến trị trực
quan) như sau: hình dạng, kích thước, hướng, mầu sắc, độ sáng, cấu trúc . Mỗi ký hiệu có thể được cấu
tạo nên từ một hoặc một số phần tử đã nêu.

- Hình dạng: Các ký hiệu với hình dạng khác nhau thường được dùng để biểu thị các đối tượng khác
nhau về nghĩa. Người ta phân biệt các đối tượng biểu thị trên bản đồ ra làm ba dạng: dạng điểm, dạng
tuyến, dạng vùng (diện). Tương đương, ta có các ký hiệu dạng điểm, dạng đường, dạng vùng.

- Kích thước của ký hiệu (to - nhỏ, cao - thấp, rộng - hẹp, dầy - mỏng, v.v…) thường được dùng để phản
ánh về mặt định lượng hoặc quy mô của đối tượng (lớn - nhỏ, nhiều - ít, mạnh - yếu, v.v…)

- Mầu sắc của ký hiệu là các sắc mầu (xanh, đỏ, tím, vàng,v.v …) thường được dùng để phản ánh thuộc
tính về tính chất đối tượng (ví dụ: phân biệt các loại hình sử dụng đất) hoặc trạng thái của đối tượng (ví
dụ: Hồ có nước quanh năm, hồ có nước theo mùa,v.v…).

- Hướng của ký hiệu là dùng những ký hiệu giống nhau nhưng sắp đặt theo các hướng khác nhau trên
bản đồ, thường được dùng để biểu thị hướng phân bố của đối tượng (ví dụ: Hướng nhà), hoặc trạng thái
(ví dụ: Ký hiệu cửa hầm lò đang khai thác và ngừng khai thác có hướng ngược nhau 180o ). Nhưng trong
thực tế ít sử dụng các ký hiệu phân biệt hướng vì dễ nhầm lẫn.

- Độ sáng là mức độ gần của mầu so với mầu trắng (được đo bằng hệ số phản chiếu của bề mặt nhận
ánh sáng), thường được dùng để phản ánh mức độ khác nhau giữa các đối tượng, theo một quy ước
phân bậc, phân khoảng theo chiều tăng dần hoặc giảm dần.

- Cấu trúc là sự phối hợp một số kiểu phần tử đồ họa để tạo nên một ký hiệu có cấu trúc. Sự phối hợp
này làm cho hệ thống ký hiệu trở nên phong phú và đa dạng và có khả năng truyền đạt được nhiều
thông tin.

-Một ký hiệu có thể được cấu tạo nên từ riêng rẽ từng phần tử, hoặc từ sự phối hợp một số phần tử
hoặc một số kiểu phần tử. Nói chung, hệ thống ký hiệu bản đồ rất phong phú, đa dạng và phức tạp.
a. Đối với ký hiệu dạng điểm Các ký hiệu có dạng điểm có thể là các kí hiệu có dạng hình học như hình
tròn, hình vuông, hình tam giác v.v... hoặc các ký hiệu là các hình vẽ có dạng hình nghệ thuật, tượng
trưng như các nhà máy có ống khói, trạm tiếp xăng, trạm truyền thanh, đèn hiệu, đèn đường... Ngoài ra
các ký hiệu dạng điểm còn có thể là các ký hiệu dạng chữ như ký hiệu các trung tâm khai thác mỏ Al, Au,
Ni... Khi vẽ các ký hiệu dạng điểm thì việc đầu tiên là phải xác định vị trí chính xác của các ký hiệu (tâm ký
hiệu), vị trí tâm ký hiệu quy định như sau:

- Ký hiệu có dạng hình học: hình tròn, hình vuông, tam giác, sao...tâm ký hiệu là tâm của hình hình học.
-Ký hiệu tượg hình có đườg đáy,VD như đình, chùa, tháp...tâm ký hiệu là điểm giữa của đườg đáy.

- Ký hiệu có chân vuông góc hoặc chấm tròn hay vòng tròn ở chân như cây độc lập, trạm khí tượng...tâm
của ký hiệu là đỉnh góc vuông hoặc tâm chấm tròn ở chân.

- Ký hiệu rỗng chân như ký hiệu lò, hang động... tâm ký hiệu ở giữa hai chân. Cách vẽ: Trên bản đồ,
trước tiên cần xác định vị trí chính xác của ký hiệu bằng cách dùng bút chì kẻ chữ thập để xác định vị trí
của địa vật, tâm của kí hiệu chính là tâm của địa vật

b. Đối với ký hiệu dạg đườg: Các ký hiệu dạg đườg bao gồm: sôg ngòi, đườg, địa giới, đườg giao thôg,
đườg dây điện... Vtrí chính xác của các ký hiệu này nằm ở các trục đườg. Khi vẽ các ký hiệu này cần xđịnh
chính xác vị trí tâm trục của địa vật.Sau đó vẽ ký hiệu sao cho tâm trục của ký hiệu trùg vs tâm trục của
địa vật. Muốn vậy, khi vẽ chúg ta phải đbiệt chú ý tới các điểm đtrưg nằm trên trục đườg như các điểm
nằm ở nhữg chỗ cong, ngoặt, các điểm nằm ở giữa ngã 3, ngã 4, hay đó là giao điểm giữa đườg và cầu,
cống v.v … Các điểm đó sẽ đc chọn làm cơ sở để đặt ký hiệu đường cho chính xác.

c. Đối với ký hiệu dạg vùg: Đây là các ký hiệu đc giới hạn trong 1 khu vực dtích nhất định như rừg, vườn
ươm, đồng cỏ, ruộng lúa...Khi vẽ các ký hiệu này, điều trước tiên cần vẽ chính xác đườg ranh giới của đối
tượng. Đườg ranh giới vùng phải tự khép kín hoặc khép kín vs các địa vật #. Dtích bên trog của vùng sẽ
đc lấp đầy = các ký hiệu. Dùng bút chì kẻ lưới ô theo đúng kích thước đã quy định trog quyển ký hiệu.
Sau đó đặt ký hiệu tại các điểm nút của lưới ô đã kẻ nhưng chú ý ko nên đặt ký hiệu nằm sát quá hoặc
chồng đè lên ký hiệu đường ranh giới

Câu 7: Mục đích của hiện chỉnh bản đồ địa hình? Các trường hợp cần hiện chỉnh bản đồ địa hình?

Câu 8: Trình bày cách thành lập bản đồ theo phương pháp đo đạc trực tiếp ngoài thực địa.

Câu 9: Trình bày quy trình chung sản xuất bản đồ

Câu 10: Trình bày cách xây dựng và đặc điểm của phép chiếu UTM. Vẽ hình mình họa

Câu 11: Trình bày các yếu tố nội dung của bản đồ
Câu 12: Trình bày khái niệm ký hiệu bản đồ. Cách phân loại ký hiệu bản đồ đựa vào đặc điểm về tỷ lệ.
Cho VD mình họa.

II. PHẦN BÀI TẬP

1. Tính kích thước các đối tượng theo tỷ lệ bản đồ

2. Phân mảnh và đặt phiên hiệu bản đồ theo VN-2000

Một số ví dụ

Cho góc Tây Bắc và Đông Nam của bản đồ có tọa độ lần lượt là:

(); ()

- Xác định tỷ lệ của bản đồ

- Tìm phiên hiệu bản đồ theo VN-2000

VD1: Cho góc Tây Bắc và Đông Nam của bản đồ có tọa độ lần lượt là:

(); ()

- Xác định tỷ lệ của bản đồ

- Tìm phiên hiệu bản đồ theo VN-2000

VD2: Cho góc Tây Bắc và Đông Nam của bản đồ có tọa độ lần lượt là:

(); ()

- Xác định tỷ lệ của bản đồ

- Tìm phiên hiệu bản đồ theo VN-2000

VD3: Cho điểm C()

Tìm phiên hiệu bản đồ tỷ lệ 1:500000 chứa điểm C theo VN-2000.

Tìm phiên hiệu bản đồ tiếp giáp với bản đồ vừa tìm được.

VD4: Cho điểm D()

Tìm phiên hiệu bản đồ tỷ lệ 1:250000 chứa điểm D theo VN – 2000

Tìm phiên hiệu các bản đồ tiếp giáp với bản đồ vừa tìm được.

VD5: Cho mảnh bản đồ có phiên hiệu F-47-63-B-b. Tìm kinh vĩ độ của các kinh vĩ tuyến biên của bản đồ.

VD6: Tìm phiên hiệu bản đồ tỷ lệ 1:250.000 theo VN-2000 có chứa điểm E()

You might also like