You are on page 1of 23

Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Chương 5

PHÂN LOẠI BẢN ĐỒ VÀ ATLAS, THIẾT KẾ BIÊN TẬP


BẢN ĐỒ VÀ ATLAS

5.1. CÁC DẠNG VÀ CÁC LOẠI BẢN ĐỒ ĐỊA LÝ

Sự đa dạng của các bản đồ địa lý làm nảy sinh ra vấn đề phải phân loại
chúng tức là phân chia chúng thành những nhóm theo những dấu hiệu này hay dấu
hiệu khác. Với hệ thống phân loại các bản đồ địa lý, người ta có thể nghiên cứu và
xác định các quy luật đặc trưng cho từng dạng bản đồ; hệ thống phân loại cũng
được vận dụng để tổ chức sản xuất bản đồ; và cuối cùng là dựa vào hệ thống phân
loại để sắp xếp các bản đồ một cách có hệ thống trong các kho bản đồ. Bản đồ có
thể được phân loại theo hàng loạt các dấu hiệu như theo phạm vi bao quát lãnh thổ,
theo đề tài (theo nội dung), theo mục đích sử dụng, theo tỉ lệ...
Cơ sở của một hệ thống phân loại khoa học cần dựa vào những dấu hiệu
quan trọng như nội dung và tính chất cơ bản của bản đồ địa lý. Với quan điểm này
thì có ý nghĩa nhất là phạm vi bao quát lãnh thổ, kế đến là đề tài và mục đích sử
dụng bản đồ. Tỉ lệ của bản đồ cũng không kém phần quan trọng vì chính nó quy
định mức độ đầy đủ về nội dung và tính khái quát hoá trên bản đồ.

5.1.1. Phân loại theo lãnh thổ

Phân loại theo lãnh thổ là các bản đồ được phân loại theo phạm vi không
gian mà chúng bao quát.
Hệ thống phân loại này được bắt đầu cho toàn bộ trái đất, tiếp theo tách
riêng ra thành bản đồ các châu lục. Trong bản đồ các châu lục có thể chia ra thành
các bộ phận của lục địa lớn hoặc có thể được chia theo sự phân chia về màu sắc
chính trị hoặc có thể dựa vào phân vùng địa lý tự nhiên.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 126


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

5.1.2. Phân loại theo đề tài


Nếu theo đề tài thì trước hết bản đồ được chia thành bản đồ địa lý chung và
bản đồ chuyên đề. Đặc trưng cơ bản của bản đồ địa lý chung là điểm khác biệt giữa
chúng phụ thuộc rất nhiều vào tỉ lệ của bản đồ, vì vậy các bản đồ địa lý chung được
phân biệt theo tỉ lệ của chúng với các nhóm sau: bản đồ địa hình khái quát, bản đồ
khái quát và bản đồ địa hình.
Các bản đồ chuyên đề được chia ra thành nhóm bản đồ các hiện tượng tự
nhiên (các bản đồ địa lý tự nhiên) và nhóm bản đồ các hiện tượng xã hội (các bản
đồ kinh tế, văn hoá, xã hội).

5.1.3. Bảng phân loại bản đồ theo đề tài (theo Salisev - Bản dịch)

5.1.3.1 Các bản đồ địa lý chung


- Các bản đồ địa hình
- Các bản đồ địa hình khái quát
- Các bản đồ khái quát

5.1.3.2 Các bản đồ địa lý tự nhiên


a/ Các bản đồ địa lý tự nhiên tổng hợp
b/ Các bản đồ địa chất
- Các bản đồ địa tầng
- Các bản đồ kiến tạo
- Các bản đồ thạch học
- Các bản đồ trầm tích đệ tứ
- Các bản đồ thuỷ văn
- Các bản đồ khoáng sản
- Các bản đồ địa chất khác
c/ Các bản đồ địa vật lý
d/Các bản đồ địa hình mặt đất
- Các bản đồ địa mạo
- Các bản đồ đẳng cao
e/Các bản đồ về khí hậu và khí tượng
- Các bản đồ khí hậu
- Các bản đồ khí tượng
f/Các bản đồ thuỷ quyển

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 127


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

- Các bản đồ hải dương


- Các bản đồ thuỷ văn
h/Các bản đồ thổ nhưỡng
i/Các bản đồ thực vật
k/Các bản đồ địa lý động vật

5.1.3.3 Các bản đồ kinh tế xã hội


a/ Các bản đồ dân cư
- Các bản đồ phân bố dân cư
- Các bản đồ thành phần dân cư
- Các bản đồ biến động dân cư
b/ Các bản đồ kinh tế (nền kinh tế quốc dân)
- Các bản đồ tài nguyên (có đề cập tới những chỉ tiêu kinh tế)
- Các bản đồ công nghiệp
- Các bản đồ nông nghiệp và lâm nghiệp
- Các bản đồ giao thông liên lạc
- Các bản đồ thương nghiệp, trao đổi và các quan hệ tài chính
- Các bản đồ kinh tế tổng hợp
c/ Các bản đồ văn hoá
d/ Các bản đồ hành chính, chính trị
e/ Các bản đồ lịch sử
f/ Các bản đồ địa chính

5.1.3.4. Các loại bản đồ địa lý


Bên cạnh sự phân dạng bản đồ tức là phân chúng thành nhóm theo đề tài
như đã trình bày ở phần trước, các bản đồ địa lý còn được phân biệt theo chiều
rộng và theo mức độ khái quát nội dung của chúng. Những tiêu chuẩn này quy định
loại bản đồ.
Bản đồ thuộc cùng một dạng có thể phản ánh một mặt nào đó của hiện
tượng thông qua một hoặc hai chỉ số trên cùng một bản đồ hoặc trên các bản đồ
khác nhau.
Khi dựa vào mức độ khái quát của nội dung, các bản đồ được phân chia
thành những loại như các bản đồ phân tích, các bản đồ tổng hợp và các bản đồ
phức hợp.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 128


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

5.2. TẬP BẢN ĐỒ (atlas)


5.2.1. Khái niệm
Tập bản đồ (atlas) là các tác phẩm bản đồ phức tạp bao gồm nhiều bản đồ
được tập hợp lại một cách có hệ thống với sự gắn kết hữu cơ tạo thành một tác
phẩm hoàn chỉnh theo một đề cương chung dưới một sự chỉ đạo thống nhất.
Tập bản đồ có thể được phân loại theo những dấu hiệu như đối tượng sử
dụng bản đồ, lãnh thổ biểu thị, đề tài, mục đích sử dụng hoặc kích cỡ của tập bản
đồ.
Nếu dựa vào đối tượng lập bản đồ, tập bản đồ được chia thành:
- Tập bản đồ về trái đất
- Tập bản đồ về các hành tinh khác nhau
- Tập bản đồ về các vệ tinh
- Tập bản đồ bầu trời sao
- Tập bản đồ không gian vũ trụ
Nếu dựa vào lãnh thổ được biểu thị trên bản đồ, tập bản đò được chia thành:
- Tập bản đồ thế giới
- Tập bản đồ những phạm vi lớn của lục địa
- Tập bản đồ các châu
- Tập bản đồ các phần lớn của các châu
- Tập bản đồ từng quốc gia
- Tập bản đồ khu vực
- Tập bản đồ các thành phố
- Tập bản đồ đại dương
- Tập bản đồ các phần lớn của đại dương
- Tập bản đồ biển
Nếu dựa vào nội dung, tập bản đồ được chia thành:
- Tập bản đồ địa lý chung
- Tập bản đồ địa lý tự nhiên
- Tập bản đồ kinh tế-xã hội
- Tập bản đồ phức hợp
Nếu dựa vào mục đích sử dụng, tập bản đồ được chia thành:
- Tập bản đồ giáo khoa
- Tập bản đồ dùng để tra cứu

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 129


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

- Tập bản đồ du lịch


- Tập bản đồ quân sự
Nếu dựa vào kích cỡ của bản đồ, tập bản đồ có thể được chia thành:
- Tập bản đồ cỡ lớn
- Tập bản đồ với kích thước trung bình
- Tập bản đồ nhỏ

5.2.2. Đặc điểm của các tờ bản đồ trong tập bản đồ

Toàn bộ hệ thống các bản đồ của tập bản đồ là một thể thống nhất hoàn chỉnh
mà mỗi bản đồ là một phần tử của hệ thống đó.

Tập bản đồ có cấu trúc như một quyển sách, nó cũng có những chương mục
và các chương mục đều có nội dung liên tiếp theo một chuỗi logic để người đọc có
thể hiểu được.

Tập bản đồ chính là các tác phẩm bản đồ mà trong đó thể hiện đầy đủ nhất
những đặc điểm của sự thống nhất biện chứng giữa cái chung và cái riêng.

Tập bản đồ được coi là hoàn chỉnh khi mà các đề tài của nó và những khía
cạnh của đề tài của tất cả các đối tượng bản đồ nói chung và các bộ phận của nó
nói riêng đều được làm sáng tỏ một cách đúng đắn và cần thiết phụ thuộc vào mục
đích của việc thành lập tập bản đồ đó.

Tính thống nhất nội tại của tập bản đồ trước hết được thể hiện ở mối quan
hệ tương hỗ của các bản đồ trong tập và của các loại thông tin khác được xếp đặt
trong tập. Tính thống nhất nội tại cũng còn được thể hiện ở sự phù hợp và sự thuận
tiện trong việc đối chiêú và so sánh các bản đồ. Sự thống nhất đó được thực hiện
bằng cách:

- Sự lựa chọn hợp lý các phép chiếu, các phép chiếu không nên chọn quá nhiều
không cần thiết.

- Giới hạn số lượng tỉ lệ được sử dụng và các tỉ lệ nên nằm trong những tương
quan đơn giản với nhau ví dụ như chúng là bội số của nhau.

- Tính thống nhất (tính phù hợp) của các phương pháp biểu thị và các chỉ số được
sử dụng.

- Những quy định khái quát hoá thống nhất.

- Quy nội dung tập bản đồ về một mốc thời gian.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 130


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

- Cấu trúc hợp lý.

Các yêu cầu về cách xử lý chung và thống nhất đối với nội dung và cách
trình bày tất cả các bản đồ trong tập bản đồ thường dẫn đến mâu thuẫn giữa lợi ích
chung của tập bản đồ và lợi ích riêng của từng bản đồ riêng biệt trong tập bản đồ
như khi phải chú ý tới những đặc điểm riêng của các đối tượng được thể hiện trên
những bản đồ đó.

Cấu trúc của tập bản đồ chính là đặc điểm quan trọng thứ hai của nó.

Cấu trúc của tập bản đồ là cơ cấu chung, là trình tự sắp xếp các phần tử cơ
bản của nó bao gồm cả tờ ngoài cùng, bảng ký hiệu và mục lục của tập bản đồ. Có
thể đi tới kết luận là khi nói đến cấu trúc của tập bản đồ là muốn nói đến thành
phấn và sự sắp xếp các phần của tập bản đồ, cơ cấu của các phần đó và sự phân bố
của các bản đồ trong đó.

Trong khi thiết kế cấu trúc của tập bản đồ đồng thời phải xác định quan hệ
của các bản đồ với các bài viết và các phụ lục khác nhau đồng thời phải giải quyết
vấn đề về mối quan hệ tương hỗ, sự bổ sung lẫn nhau của các bản đồ, trình tự sắp
xếp, xác định các đặc điểm trình bày và các phụ lục của nó.

Sự biểu thị các đối tượng và hiện tượng của lãnh thổ ở trong tập bản đồ cần
phải đi từ chung đến riêng. Sự sắp xếp các bản đồ trong tập bản đồ trước hết là các
bản đồ tỉ lệ nhỏ bao quát toàn bộ lãnh thổ hoặc các vùng rộng lớn của lãnh thổ, tiếp
theo là các bản đồ thể hiện các vùng riêng biệt của chúng có tỉ lệ lớn hơn, các đối
tượng được thể hiện một cách đầy đủ và chi tiết hơn.

Cấu trúc là cơ cấu các phần của tập bản đồ, là trình tự phân bố các bản đồ.

Khối lượng tập bản đồ tức là số lượng các bản đồ và kích cỡ của mỗi tờ. Ví
dụ trong tập bản đồ giáo khoa dùng cho học sinh phổ thông trung học thì các tiêu
chuẩn của tập bản đồ như sau:

- Nội dung phải phù hợp với chương trình giảng dạy địa lý của các lớp đó bao gồm
các kiến thức cần thiết cho việc học tập của học sinh, cộng thêm những phần bổ
sung có giới hạn nhằm phản ánh những đặc điểm quan trọng nhất của từng nước
đồng thời có thể tìm hiểu sâu thêm trên bản đồ.

- Cấu trúc sẽ hướng học sinh đi dần vào việc đọc bản đồ có ý thức hơn và phù hợp
với trình tự trình bày các tài liệu trong sách giáo khoa.

- Kích thước thuận tiên khi dùng đặt trên bàn học.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 131


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

- Khối lượng và giá tiền tập bản đồ phù hợp với túi tiền của học sinh.

Nội dung, cấu trúc và khối lượng của tập bản đồ rất đa dạng như mục đích
thành lập của chúng.
5.2.3. Những vấn đề cần chú ý khi cấu trúc và sắp xếp các tờ bản đồ trong
atlas kinh tế
Lựa chọn các bản đồ trong atlas kinh tế liên quan chặt chẽ với mục đích và
tuân theo sự hướng dẫn của ý tưởng khi thiết kế atlas. Mục đích của atlas kinh tế là
đem lại nền tảng khoa học để thiết lập các chính sách, vạch ra các kế hoạch phát
triển ngắn hạn, trung hạn và dài hạn, cung cấp dữ liệu quan trọng cho chúng ta có
cơ hội tìm hiểu về môi trường, các nguồn tài nguyên và sự phát triển kinh tế - xã
hội. Hơn nữa, những bản đồ trong atlas được lựa chọn phải theo luật kinh tế của
quốc gia.
Sau khi quyết định về nội dung của atlas, người ta sẽ khẳng định chắc chắn
những chủ đề bản đồ nào cần thể hiện trong atlas, vấn đề còn lại là làm thế nào để
sắp xếp chúng. Khi nội dung của atlas khác nhau thì chắc chắn cấu trúc cũng như
thứ tự sắp xếp các trang trong atlas cũng không giống nhau.
Có thể dẫn ra hai ví dụ, thứ nhất cấu trúc và thứ tự các trang trong atlas giáo
khoa phải tuân theo chương trình giảng dạy môn địa lý, thứ hai nếu đó là atlas kinh
tế (phản ánh sự phát triển công nghiệp của một quốc gia) thì cấu trúc của các trang
phải tuân theo cơ cấu của sự sắp xếp hệ thống công nghiệp, có thể là một hệ thống
do Bộ công nghiệp quy định ví dụ như: 1. công nghiệp luyện; 2. công nghiệp năng
lượng; 3. công nghiệp khí đốt; 4. công nghiệp hoá học; 5. công nghiệp thiết kế
công trình, 6. công nghiệp vật liệu xây dựng; 7. công nghiệp chế biến gỗ; 8. công
nghiệp dệt may; 9. công nghiệp chế biến giấy; 10. công nghiệp thực phẩm và 11.
công nghiệp khác. Nhưng cũng có thể sắp xếp theo hệ phân loại công nghiệp khác
là phân chia theo sản phẩm công nghiệp như công nghiệp nhẹ và công nghiệp
nặng. Hệ phân loại thứ ba là hệ phân chia mà các ngành công nghiệp tiêu thụ cùng
một loại tư liệu, đó là công nghiệp khai khoáng và công nghiệp xử lý. Tất nhiên
còn có những hệ phân chia khác, có thể là công nghiệp truyền thống và công
nghiệp mới, đại trà.
Atlas kinh tế là một "ngân hàng dữ liệu" nên sự lựa chọn các bản đồ phải
theo một hệ thống hết sức khoa học. Tức là việc lựa chọn phải tuân theo một trong
những hệ thống phân chia như đã được trình bày ở trên, và phải nhấn mạnh vào
tầm quan trọng về tính thứ bậc của hệ phân chia và nội dung của atlas phải bao
hàm toàn bộ.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 132


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Thứ tự của các bản đồ trong atlas cũng quan trọng. Có thể dẫn ra một ví dụ
về lựa chọn thứ tự cho các bản đồ theo hệ thống phân chia 11 ngành công nghiệp
như được trình bày ở trên. Theo hệ phân loại thứ hai, công nghiệp được chia ra
thành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ. Công nghiệp nặng sản xuất ra các
máy cái, còn công nghiệp nhẹ thì sản xuất hàng tiêu dùng. Hướng phát triển, quy
mô và tốc độ phát triển của công nghiệp nhẹ có ảnh hưởng tới công nghiệp nặng.
Công nghiệp nhẹ là nền tảng của công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ vì thế
chiếm vị trí ưu tiên. Có ý kiến cho rằng đứng trên quan điểm mối quan hệ giữa
công nghiệp nhẹ và công nghiệp nặng, thì bản đồ về công nghiệp nhẹ phải đứng
trước bản đồ về công nghiệp nặng trong atlas kinh tế.
Nếu công nghiệp được chia ra theo cách thứ ba, công nghiệp khai khoáng và
công nghiệp xử lý và công nghiệp xử lý được chia ra theo công nghiệp vật liệu thô
và công nghiệp vật liệu sản xuất theo quy mô xử lý. Sản phẩm của công nghiệp
khai khoáng là vật liệu của công nghiệp vật liệu thô, và sản phẩm của công nghiệp
vật liệu thô là vật liệu của công nghiệp sản xuất. Có nghĩa là cái trước là nền tảng
của cái sau. Định hướng, quy mô và tốc độ phát triển của cái trước luôn ảnh hưởng
tới hướng, quy mô và tốc độ phát triển của cái sau. Vì vậy các bản đồ trong atlas sẽ
được sắp xếp theo thứ tự: đầu tiên là bản đồ về công nghiệp khai khoáng, tới bản
đồ công nghiệp vật liệu thô và bản đồ công nghiệp sản xuất.
Cuối cùng, khi sắp xếp các bản đồ trong atlas, người ta phải chú ý nhấn
mạnh tầm quan trọng về mối quan hệ thứ bậc trong các ngành công nghiệp, ví dụ
các ngành công nghiệp có cùng vị trí trong thứ bậc không được bố trí theo các
trang khác nhau, ngược lại, những ngành công nghiệp có khác vị trí trong thứ bậc
thì không được bố trí trong cùng một trang.
Sau khi lựa chọn các chủ đề cho các bản đồ và sự sắp xếp bố trí chúng,
người ta phải nhận định vấn đề về nội dung. Các ngành công nghiệp có mối quan
hệ về lượng và mối quan hệ đều có tính tương ứng với vai trò của các ngành, chính
hiện tượng này đã nói lên rằng không thể tách rời các ngành công nghiệp với nhau.
Như đã biết, atlas kinh tế là ngôn ngữ để trình bày các đặc tính về tự nhiên, kinh tế
và xã hội của một vùng. Atlas kinh tế không chỉ trình bày về sự phân bố kinh tế,
cách bố trí kinh tế của một vùng mà còn thể hiện mối liên kết giữa các vùng kinh tế
nữa. Về cơ bản, atlas kinh tế phải nêu rõ phương hướng phát triển, quy mô và tốc
độ phát triển của các ngành kinh tế cơ bản và các ngành kinh tế liên quan.

5.2.4. Atlas điện tử


Một trong những vấn đề nan giải của các atlas từ trước tới nay là vấn đề
sớm lạc hậu và khó cập nhật. Kỷ nguyên thông tin đã thổi vào một luồng gió mới
mở ra hướng phát triển cho nhiều ngành trong đó có bản đồ học. Ngày nay người ta

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 133


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

nói nhiều hơn về các tác phẩm bản đồ số. Đây là một sản phẩm bản đồ cùng song
song tồn tại với các bản đồ giấy mà trong một thời gian dài thống trị trong ngành
bản đồ học. Các bản đồ được hiển thị trên màn hình, được lưu trữ trên các thiết bị
lưu trữ thông tin mà không nhất thiết phải in ra trên giấy. Hơn nữa, khi thông tin đã
ở dạng số thì vấn đề cập nhật chúng không còn khó khăn nữa. Chính vì thế các
atlas sẽ thường xuyên được cập nhật và làm mới, giảm bớt thời gian lao động mệt
nhọc đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế.
Thông tin trong các trang bản đồ thực ra đã được cấu trúc, nhưng khi tổ
chức dưới dạng atlas điện tử thì việc chia sẻ các nguồn thông tin hình như hiệu quả
hơn. Có thể nêu ra đây một ví dụ như người ta có thể chỉ lập một bản đồ nền với
lớp thông tin thuỷ văn. ở đây, hệ thống thuỷ văn được phân chia thành các cấp, với
ý nghĩa như tổng quát hoá, người ta có thể chọn các cấp thuỷ văn cấp cao (ví dụ
cấp 1 và 2) trên bản đồ nền tỉ lệ nhỏ hơn, nhưng người ta cũng có thể bổ sung các
cấp thuỷ văn thấp hơn cho bản đồ nền tỉ lệ lớn hơn. Chính vì thế mà người ta
không phải làm lại cả một hệ thống thuỷ văn cho bản đồ nền ở tỉ lệ nhỏ hơn.
Các thông tin kinh tế - xã hội thường gắn với các con số thống kê theo đơn
vị hành chính. Nền hành chính vì thế chỉ cần số hoá một lần, sau đó chúng được
gắn với các chuyên ngành kinh tế, văn hoá và các mặt xã hội khác mà không cần
phải lặp lại công việc số hoá. Cũng với ý nghĩa như đối với hệ thống thuỷ văn, hệ
thống phân chia hành chính cũng được cấu trúc theo cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã
phường. ứng với đơn vị hành chính này, thao tác chỉ còn là lựa chọn mà không
phải suy nghĩ thêm hay làm thêm bất cứ điều gì.
Các thông tin kinh tế - xã hội khi đã có trong cơ sở dữ liệu thì chỉ còn phải
xử lý và thành lập bản đồ. Chính vì thế, ngày nay nhà bản đồ có nhiều cơ hội để
thử nghiệm các phương án hơn so với trước kia, họ cũng có nhiều thời gian hơn để
suy nghĩ xem nên xử lý dữ liệu như thế nào mà không cần phải quan tâm nhiều lắm
tới phương tiện để xử lý nó.
Atlas điện tử ngày nay còn sẵn có trên internet, phổ biến là các atlas về giao
thông. Đây cũng là một hình thức quảng cáo và kinh doanh nên chính vì thế mà các
atlas thường rất đẹp, rõ ràng và luôn được cập nhật. Người ta có thể chỉ ngồi ở nhà
mà biết được ngày hôm nay có những chuyến bay nào từ Hà Nội đi thành phố Hồ
Chí Minh, và người ta chủ động sắp xếp công việc để có thể đi chơi xa trong vài
ngày tới.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 134


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

5.3. QUÁ TRÌNH THIẾT KẾ BIÊN TẬP BẢN ĐỒ


5.3.1. Trực quan hóa dữ liệu trên bản đồ
5.3.1.1. Đồ hoạ
Chúng ta, trong một vài trường hợp, muốn tìm hiểu về thế giới thực như về
các hiện tượng đang diễn ra, các dữ liệu và các sự kiện bằng đồ hoạ. Con người có
khi muốn tìm một con đường trên bản đồ thành phố, xu thế thị trường trong một
giai đoạn, tình trạng thất nghiệp đang phân tán ở châu Âu như thế nào.v..v…có thể
họ sẽ hiểu tốt hơn khi sử dụng đồ hoạ thay cho chữ viết. Vậy đồ hoạ có chức năng
như thế nào?
- Đồ họa là phương thức hiển thị các sự kiện của dữ liệu theo cách mà con
người có thể nhìn thấy để hiểu cấu trúc bên trong và các giả thuyết về dữ
liệu.
- Đồ hoạ là phương thức tìm kiếm và nhận biết các cấu trúc và đặc tính của
một tập hợp dữ liệu đã cho. Mối quan hệ, xu hướng và các kiểu mẫu bị che
giấu sẽ được bộc lộ từ nhận thức trực quan về dữ liệu. Bertin (1981) trang
16 nêu ra rằng “đó là phương thức trực quan để giải quyết các vấn đề
logic”.
- Đồ họa cũng là một phương thức để đảm bảo chăc chắn hay loại bỏ giả
thuyết về dữ liệu.
Tóm lại, sự xuất sắc của đồ hoạ là ở chỗ đồ hoạ chứa đựng ý tưởng phức tạp
được truyền đạt với sự rõ ràng, chính xác và hiệu quả.
5.3.1.2. Khái niệm về trưc quan hóa thông tin
Tái hiện đồ hoạ thường gắn với những tác giả nổi tiếng với thuật ngữ “trực
quan hóa”. Ví dụ:
Card và nnk (1999, trang 6) định nghĩa trực quan hóa là “sử dụng sự hỗ trợ
máy tính, hiển thị trực quan, tương tác dữ liệu để khuếch đại nhận thức”.
Spence (2001) cho rằng có sự đa dạng khi sử dụng thuật ngữ này. Trong Từ
điển, trực quan hóa là một hoạt động trong đó con người được găn kết như là một
sự xây dựng bên trong trí óc.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 135


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

TRỰC QUAN HOÁ TRI THỨC


(trực quan không gian ngữ nghĩa)

Thiết kế đồ họa Bản đồ học Đồ họa thông tin


(sử dụng kiểu, màu (Ngôn ngữ thành (Truyền đạt trực quan
sắc, hình dạng) lập bản đồ) dữ liệu)

Ngôn ngữ (Hiểu sự tái Kiến thức chuyên Nghệ thuật trực quan
hiện) ngành (Kỹ thuật minh họa)
(Chúng ta biết về nó
như thế nào)

Tâm lý nhận thức Tương tác con người – Khoa học nhận biết
(Hiểu và nhận thức máy tính (Thiết kế (Kiến thức và trí tuệ)
trực quan không gian) tương tác)

Hình 5.1. Trực quan hóa tri thức


Với những xem xét trên, có thể tổng kết lại rằng trực quan hóa là một hoạt
động nhận thức, được trang bị bởi sự tái hiện đồ họa bên ngoài từ đó con người xây
dựng sự tái hiện trí tuệ bên trong về thế giới. Tuy vậy, định nghĩa này độc lập với
máy tính, mặc dù máy tính có thể là phương tiện đem lại trực quan hóa nhưng thực
chất của quá trình này vẫn là hoạt động xảy ra bên trong trí não. Có một sỗ ý kiến
định nghĩa thế nào là trực quan hóa dẫn ra như sau:
- User Interfarce Research Group Web-site của Palo Alto Research Center
(PARC-XEROX) cho rằng “Trực quan hóa thông tin là sử dụng máy tính hỗ
trợ hiển thị trực quan tương tác các dữ liệu trừu tượng để khuếch đại nhận
thức. Ngược lại, trực quan hóa khoa học thường bắt đầu với sự tái hiện tự
nhiên, trực quan hóa thông tin ứng dụng xử lý trực quan để trừu tượng
thông tin. Nảy sinh lĩnh vực này do xu hướng phát triển công nghệ và quy
mô thông tin. Về kỹ thuật, có sự tiến bộ vượt bậc về đồ hoạ máy tính đa
năng với nhiều khả năng sẵn có. Cùng lúc đó, sự mở rộng nhanh chóng của
thông tin trực tuyến, tạo ra nhu cầu đối với sự sử dụng máy tính cho mục
đích tìm kiếm và nhận biết. Trực quan hoá thông tin là dạng nhận thức bên
ngoài thông qua sử dụng nguồn tài nguyên bên ngoài trí óc để khuếch đại
cái mà trí óc có thể làm được”.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 136


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

- Hearst (2003) cho rằng trực quan hóa thông tin là “Bức tranh thông tin
thông qua sử dụng tái hiện không gian hoặc tái hiện đồ họa để đem lại sự so
sánh, nhận thức loại hình, nhận biết biến động hoặc các kỹ năng nhận thức
khác bằng cách sử dụng hệ thống trực quan”.
- Information visualization Research Group tại Viện Nghiên cứu phần mềm
của trường Đại học Tổng hợp California (trích trên trang Web của Viện):
Trực quan hóa thông tin tập trung vào phát triển và phân tích thử nghiệm
các phương pháp để hiển thị trừu tượng thông tin dưới dạng trực quan. Hiển
thị trưc quan thông tin cho phép con người dễ dàng hiểu được những điều
cần thiết, nhanh chóng nhận ra những điều thông thường và những nét đặc
trưng trong dữ liệu để mà kiến thiết sự hiểu biết sâu sắc hơn về dữ liệu. Hơn
nữa, trực quan tương tác thúc đẩy khả năng của con người để nhận diện
những sự kiện thú vị khi hiển thị trực quan làm thay đổi và cho phép họ vận
dụng trực quan hóa hoặc dựa trên dữ liệu để khám phá ra những thay đổi
đó”.

Card đề xuất 6 cách trực quan hóa thúc đẩy nhận thức:
1. Bằng cách tăng bộ nhớ và xử lý tài nguyên sẵn có cho người sử dụng.
2. Bằng cách giảm bớt sự tìm kiếm thông tin
3. Bằng cách sử dụng tái hiện trực quan để tăng cường sự nhận biết kiểu mẫu
4. Bằng cách cho phép hoạt động nội suy
5. Bằng cách cho phép sử dụng cơ cấu nhận thức để kiểm soát
6. Bằng cách tạo thông tin mã hóa trong môi trường dễ ứng dụng
Edward R. Tufte cho rằng dữ liệu dưới dạng đồ họa có đặc điểm:

1. Thể hiện dữ liệu.


2. Làm cho người quan sát tập trung vào bản chất thực của đồ hoạ mà không
phải là cácđồ hoạ được xây dựng như thế nào.
3. Tránh sự biến dạng.
4. Thúc đẩy sự so sánh về dữ liệu.
5. Phục vụ mục đích rõ ràng.
6. Sẵn sàng tích hợp với các với mô tả thống kê và mô tả bằng lời về đồ hoạ.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 137


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Các nguyên lý của đồ hoạ tốt nhất

1. Đồ họa tốt nhất được thiết kế để thể hiện bản chất dữ liệu, thống kê dữ liệu
và thiết kế dữ liệu.
2. Đồ hoạ tốt nhất kết nối các ý tưởng phức tạp với sự rõ ràng, chính xác và
hiệu quả.
3. Đồ hoạ tốt nhất đưa cho người quan sát số lượng lớn nhất các ý tưởng trong
một thời gian ngắn nhất với lượng mực là ít nhất.
4. Đồ hoạ tốt nhất thường gắn với nhiều chiều.
5. Đồ họa tốt nhất đòi hỏi truyền đạt chân thực về dữ liệu.

5.3.2. Thiết kế và biên tập bản đồ


5.3.2.1.Thiết kế
Quá trình thiết kế bản đồ giống như bất kỳ một hoạt động thiết kế nào khác
bao gồm sáu giai đoạn: nhận định vấn đề, các ý tưởng sơ bộ, tinh lọc thiết kế, phân
tích, quyết định và thực hiện (hình 5.2).
Các yêu cầu và tiêu chuẩn thiết kế được đưa ra trong giai đoạn đầu. Các giới
hạn cũng thường được lập ra trong giai đoạn này. Trong trường hợp thành lập bản
đồ, giai đoạn này bao gồm nhận định mục đích bản đồ và người đọc bản đồ cùng
những nhân tố như chi phí và không quên cân nhắc về mặt kỹ thuật. Bước sáng tạo
nhất trong quá trình thiết kế ở đây thật là có hữu ích khi xuất hiện trong giai đoạn
thứ hai tại đó hình thành ý tưởng sơ bộ (ý kiến hay bất chợt hoặc có bộ phận
Synectic). Vấn đề được giải quyết dựa trên suy nghĩ sáng tạo. Nhiều giải pháp với
các vấn đề thiết kế được tìm thấy một cách vô ý thức và sau đó đập vào mắt. Sự
sắp xếp thông qua trí nhớ trực quan thường diễn ra trong giai đoạn này và nó đặc
biệt hưũ ích trong thiết kế bản đồ.
Trong giai đoạn thứ ba (được gọi là giai đoạn tinh lọc thiết kế), toàn bộ các
ý tưởng sơ bộ được đánh giá và các ý tưởng này có thể được chấp nhận hoặc bị loại
bỏ. Những ý tưởng được chiết xuất, làm tinh lọc và được gọt giũa và người ta thấy
rằng bất kỳ các quyết định nào được đưa ra đều có ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình.
Đối với các nhà bản đồ, giai đoạn này thường gắn liền với các văn bản chi tiết về
lưới chiếu thành lập bản đồ. Ví dụ các yêu cầu về dữ liệu quan trọng có ý nghĩa
quyết định được điểm lại để đi tới kết luận cuối cùng.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 138


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Mô hình thường được tạo ra trong giai đoạn phân tích. Đối với nhà thiết kế
sản xuất mô hình phục vụ để tạo ra những bản vẽ và những bộ khung sống động và
hỗ trợ quá trình mường tượng. Ngày nay, có thể có mô hình hoá máy tính dưới
dạng đồ hoạ và những mô hình thực thường không được thực hiện. Ngược lại nó
chỉ còn là một giai đoạn làm mẫu. Nghiên cứu thị trường thường được hướng dẫn
trên mẫu gốc và người ta cũng có thể thực hiện một vài thay đổi. Nhà thiết kế bản
đồ sử dụng giai đoạn này để xây dựng bản vẽ chi tiết và để thoát khỏi các vấn đề bế
tắc (như vấn đề hạn chế in ấn hoặc sự sắp đặt ký hiệu). Nhà bản đồ có lẽ mong thử
nghiệm các kết quả đầu tiên đối với một số độc giả.

Thiết kế cuối
cùng

Lọc khác

Lọc chữ ghi chú

Lựa chọn Lọc màu

Lọc ký hiệu hóa

Lọc bản đồ
nền/khuôn dạng
Lọc dữ liệu • Thiết kế cuối cùng là một sản phẩm lọc
lựa chọn.
Các phương pháp
Vấn đề thiết lọc kinh tế/sản xuất • Thiết kế cuối cùng dựa trên sự sử dụng hợp
kế lý các phép lọc và phương thức mà chúng
xoay chuyển để lựa chọn.

Hình 5.2. Hoạt động thiết kế


Giai đoạn quyết định như tên đã đưa là giai đoạn đưa ra quyết định. Nếu có
bất kỳ sự thay đổi nào thì đều có thể thực hiện trên các hình mẫu dựa vào nghiên
cứu và tìm kiếm sự kiện từ giai đoạn trước. Vào giai đoạn cuối cùng người ta đi tới
quyết định từ chối hoặc chấp thuận ý tưởng sơ bộ để đi tới thực hiện. Đối với các
nhà bản đồ, giai đoạn này là dấu hiệu bắt đầu của sản phẩm bản đồ cuối cùng.
Sự phản hồi trong quá trình thiết kế là một quá trình liên tục. Mỗi một thiết
kế dạy cho chúng ta vài điều về các vấn đề trong tương lai và các quá trình. Sự
phản hồi là thành phần có tính chất quyết định giúp cho người thiết kế sẽ trở nên có

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 139


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

kết quả và để nhận thấy rằng mỗi quá trình thiết kế là duy nhất và không phải mọi
vấn đề thiết kế sẽ vận dụng các giai đoạn thiết kế theo cùng phương thức giống
nhau.
Biết dự tính trong quá trình thiết kế sẽ hỗ trợ nhà thiết kế dự đoán được các
giải pháp và lường trước các vấn đề khó khăn. Dự tính gắn liền với sự mường
tượng đặc biệt trong thiết kế bản đồ. Dự tính cho phép nhà thiết kế có trong con
mắt của họ hình dáng của sản phẩm cuối cùng, bằng cách đó giúp cho họ ra các
quyết định đúng đắn. Có dự tính là một điều cần thiết, khả năng này tới cùng với
kinh nghiệm, mà không kể tới lĩnh vực thiết kế. Nói thì dễ nhưng khó thực hiện
hoặc khó giảng dạy kinh nghiệm, có lẽ lĩnh vực này chỉ do các thày giáo đảm nhận.
Mặc dù vậy, khả năng nhận thức những giải pháp cuối cùng trước khi đi tới thành
lập bản đồ sẽ làm giảm bớt sự sai lầm trong thiết kế.
Nhà thiết kế có thể xoay vòng nhiều lần toàn bộ giai đoạn của quá trình thiết
kế như được yêu cầu để đạt tới một giải pháp dễ chấp nhận. Trong quá trình thiết
kế thì sự nhắc lại luôn được khuyến khích.

Quá trình thiết kế

Nhận định vấn đề

Ý tưởng sơ bộ

Thiết kế tinh lọc


Phản hồi

Phân tích Lưới chiếu

Thay đổi
Quyết định

Thực hiện

Hình 5.3. Quá trình thiết kế

5.3.2.2. Biên tập

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 140


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Bản đồ địa hình thay đổi tỉ lệ


nguồn (tỉ lệ lớn)

Bản đồ chiết xuất (tỉ lệ Bản đồ chuyên đề


trung bình và nhỏ) được (tỉ lệ nhỏ)
biên tập từ một số bản đồ

Bản đồ
nền

Bản đồ nền hiện Bản đồ nền mới


hành
Mối quan tâm chính trong quá trình biên tập
Lựa chọn lưới chiếu Lựa chọn lưới chiếu
Đánh giá độ chính xác Đỏnh giá nguồn tư liệu
Đánh giá độ tin cậy Chuyển vẽ lưới kinh vĩ tuyến
Tính hiện hành Biên tập các đối tượng cơ sở
Can vẽ/ Chuyển vẽ Tổng quát hóa Chồng ghép
Tổng quát hóa Đơn giản hóa chuyên đề
Đơn giản hóa Nhấn mạnh
Nhấn mạnh Thiết lập tỉ lệ Mối quan tâm chính
Chính xác tỉ lệ trong quá trình biên tập
Thu thập và đánh giá dữ liệu
Lựa chọn kỹ thuật thành lập bản đồ
Tiền xử lý dữ liệu khi cần thiết
Bản đồ chuyên đề Biên tập chồng ghép
cuối cùng

Hình 5.4. Biên tập bản đồ chuyên đề


Biên tập bản đồ chuyên đề quan tâm tới xây dựng bản đồ có mục đích riêng
đặc biệt từ nhiều loại tài liệu gốc hiện có: những bản đồ nền, bản đồ chuyên đề
khác hoặc cả hai, và bao gồm nhiều bước (xem hình 5.4). Trong biên tập điều quan
trọng là sử dụng chỉ những nguồn tài liệu tốt. Biên tập viên bản đồ chuyên đề tỉ lệ
nhỏ có thể sử dụng những bản đồ tỉ lệ lớn, thường là các bản đồ khảo sát địa hình
hoặc nguồn tài liệu được rút ra khi thu từ bản đồ tỉ lệ trung bình về bản đồ tỉ lệ
nhỏ. Tất cả những bản đồ chiết xuất được tạo từ những bản đồ tỉ lệ lớn. Các bản đồ
tỷ lệ lớn của cơ quan Khảo sát địa chất nước Mỹ được sử dụng làm các bản đồ tài
liệu để sản xuất những bản đồ tỉ lệ nhỏ hơn trên quốc gia này. Biên tập viên bản đồ
chuyên đề dùng những bản đồ được chiết xuất thường xuyên hơn các bản đồ ở tỷ lệ
địa hình. Tính sẵn có, độ chính xác, độ tin cậy và tính hiện hành của những bản đồ
được chiết xuất là mối quan tâm lớn đối với nhà thiết kế. Tổng quát hoá, thay đổi tỉ
lệ, phương pháp in ấn cũng là những mặt quan trọng của biên tập.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 141


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Khi biên tập bản đồ chuyên đề, nếu không sử dụng bản đồ nền hiện có trước
đây, thì phải xây dựng bản đồ nền mới. Lúc đó, người ta lại phải lựa chọn lưới
chiếu, biên tập đường bờ biển và các thành phố chính, ranh giới hành chính, xác
định vị trí của các đối tượng tự nhiên. Để tìm ra bản đồ nền mới đòi hỏi phải tham
khảo các bản đồ đã được thành lập trước đây, cũng cần phải tính đến thông tin
mang tính địa phương về những đối tượng được vẽ bản đồ. Người ta còn phải cân
nhắc về độ chính xác, độ tin cậy của những bản đồ nguồn đã được thành lập trước
đó.
Biên tập bản đồ được tiến hành theo cách khác nhau trong các tổ chức thành
lập bản đồ lớn. Người ta thuê các chuyên gia để xác định vị trí, giải thích và đánh
giá các chất liệu nguồn được sử dụng trong biên tập bản đồ mới. Vì vậy, nhà thiết
kế chỉ liên quan tới sản xuất và sự thiết kế mỹ thuật, với các thiết bị sẵn có như
máy chụp ảnh mà không cần phải lo nghĩ về độ tin cậy của chất liệu nguồn. Nhà
thiết kế tự tìm cách biên tập từ cơ sở dữ liệu dạng số, trong trường hợp này, cũng
sẽ có những câu hỏi về độ tin cậy.
5.4. XÂY DỰNG SƠ ĐỒ BỐ CỤC
5.4.1. Khái niệm
Bố cục bản đồ là sự sắp xếp các phần tử trên phạm vi của tờ bản đồ đảm
bảo sự hợp lý và tính logic.
Bố cục của bản đồ địa hình được quy định thống nhất cho các loại tỉ lệ khác
nhau nhưng bố cục của bản đồ chuyên đề thì cho phép chọn tự do, linh hoạt không
có quy định cụ thể tuy nhiên có thể gặp các cách bố trí sau đây: Lãnh thổ được đặt
ở vị trí trung tâm hoặc có thể bị xê dịch để tạo thêm khoảng trống. Cách khác là
lãnh thổ không nhất thiết phải đặt theo đúng vị trí trên bản đồ địa lý mà có thể bị
xoay sao cho tận dụng đợc phần không gian giấy một cách hợp lý và tiết kiệm nhất,
lúc này hướng bắc của bản đồ sẽ đợc thể hiện bằng mũi tên chỉ hướng bắc từ.
Bảng chú giải có thể được bố trí thành một khối hoặc thành hai ba phần bố
trí vào các phần trống. Thường bảng chú giải được đặt ở phía bên cạnh hoặc phía
nam của tờ bản đồ.
Tên bản đồ có thể được đặt ở hai vị trí cân đối hoặc lệch sang trái hay sang
phải. Phần trống còn lại đặt các yếu tố khác như: Biểu đồ, đồ thị; Bản đồ phụ; Bản
thống kê số liệu; ảnh minh hoạ kèm theo ghi chú.
Sau đây là các giả thuyết chung hướng dẫn thực hiện thiết kế có ảnh hưởng
tới sự sắp xếp các đối tượng trong quá trình tổ hợp chúng. Thông qua liệu pháp so

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 142


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

sánh, các yếu tố thiết kế là bản thân các thành phần thiết kế và các đối tượng được
sắp xếp, tổ chức.
Hãy bắt đầu với nguyên lý thiết kế, tiền đề của sự thiết kế mang tính chuyên
môn. Đặc biệt, chúng ta xem xét các nguyên lý sau:
• Cân đối
• Rhythm
• Tương ứng
• Nổi trội
• Hợp nhất
Cân đối
Cân đối là sự cân bằng xuất phát từ việc xem xét các hình ảnh và điều chỉnh
chúng ngược với ý tưởng cấu trúc tự nhiên (như sự hỗn tạp, theo trọng lượng hay
bên lề của trang giấy). Đây là sự sắp xếp các đối tượng trong một thiết kế cho trước
vì nó liên quan tới trọng tâm trực quan trong quá trình tổ hợp. Cân đối có hai dạng:
symmetrical and asymmetrical.
Symmetrical
Cân đối kiểu Symmetrical xuất hiện khi trọng lượng của sự tổ hợp là phân
bố đều quanh trục thẳng đứng và nằm ngang. Thông thường, trường hợp này ở
dạng làm đồng nhất hai bên của trục. Khi symmetry xuất hiện với sự tương tự mà
không phải đồng nhất hình dạng này được gọi là gần đối xứng. Hơn nữa, có thể
xây dựng một tổ hợp cân bằng xung quanh điểm trung tâm, là kết quả trong đối
xứng toả tia. Symmetrical balance cũng được hiểu là cân đối bình thường.
Asymmetrical
Asymmetrical balance xuất hiện khi trọng lực của tổ hợp không phân bố đều
xung quanh trục trung tâm. Loại cân đối này gắn với sự sắp xếp các đối tượng có
các kích thước khác nhau đến nỗi mà chúng cân đối với nhau trong khng cảnh
trọng lượng trực quan. Thường thì có một hình nổi lên được bao quanh bởi các
hình nhỏ hơn. Nói chung, tổ hợp kiểu asymmetrical có xu hướng đem lại cảm nhận
trực quan mạnh hơn. Asymmetrical balance được hiểu là cân đối bất thường.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 143


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Hình 5.7. symmetry ngang

Hình 5.8. symmetry gần ngang

Hình 5.9. symmetry toả tia

Hình 5.10. Asymmetry

Rhythm
Rhythm là sự nhắc lại hoặc sự thay đổi của các phần tử, thường được định
nghĩa bởi khoảng cách giữa chúng. Rhythm có thể tạo ra cảm nhận về sự di chuyển
và có thể kiến thiết nên loại hình và cấu trúc. Có nhiều loại rhythm, thường được
quy định bởi cảm nhận mà chúng cho thấy khi quan sát chúng.
• Đều đặn: rhythm đều đặn xuất hiện khi khoảng cách giữa chúng tương tự
như kích thước hoặc chiều dài.
• Gió thổi: rhythm gió thổi đem lại cảm giác về sự di chuyển thường mang
tính thể trạng.
• Tiến trình: rhythm tiến trình chỉ ra hình dạng liên tiếp thông qua các bước
trong tiến trình.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 144


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Hình 5.11. rhythm đều đặn

Hình 5.12. rhythm gió thổi

Hình 5.13. rhythm tiến trình

Tương ứng
Tương ứng có nghĩa là sự so sánh kích thước hoặc sự phân bố của các hình
mẫu. Đó là mối quan hệ theo tỉ lệ giữa một phần tử với các phần tử khác hoặc giữa
toàn bộ đối tượng và một phần của nó. Sự chênh lệch giữa các phần tương ứng
trong một tổ hợp có thể gắn với nhiều kiểu cân đối hoặc đối xứng. Điều này có thể
giúp đưa ra trọng lượng trực quan và mức độ nông sâu của trực quan. Những v í dụ
dưới đây cho thấy các phần tử nhỏ hơn dường như lùi lại phía sâu trong nền khi các
phần tử lớn hơn đứng ở phía trước font

Hình 5.14. Tương ứng

Nổi trội
Nổi trội liên quan tới mức độ tập trung thay đổi trong thiết kế. Nó xác định
trọng lượng trực quan trong tổ hợp, thiết lập không gian và ngữ cảnh và thường
giải quyết vấn đề nơi nào để mắt tới trước khi xem thiết kế. Có ba giai đoạn nổi
trội, mỗi giai đoạn liên quan tới trọng lượng của một đối tượng cụ thể trong tổ hợp.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 145


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

• Tính trội: Đối tượng được đưa ra với trọng lượng trực quan cao nhất, yếu tố
căn bản nhấn mạnh ưu thế đó so với nền khi tổ hợp.
• Phụ trội: Nhấn mạnh yếu tố thứ yếu, thành phần trong không gian bậc trung
của tổ hợp.
• Phụ đề (Subordinate): Đối tượng có trọng lượng trực quan nhỏ nhất, yếu tố
thứ ba chìm vào nền của tổ hợp.
Trong ví dụ dưới đây, cây cối là các yếu tố trội, ngôi nhà và đồi là yếu tố
phụ trội và núi đồi là yếu tố thứ ba.

Hình 5.15. Nổi trội


Hợp nhất
Khái niệm về sự hợp nhất mô tả mối quan hệ giữa các phần riêng lẻ và toàn
bộ trong tổ hợp. Nó khảo sát các khía cạnh của một thiết kế đã cho cần thiết để thắt
chặt sự tổ hợp lại vơí nhau và đưa ra cảm nhận về toàn bộ tổ hợp hoặc để chia nhỏ
chúng ra từng phần cho thấy sự cảm nhận vê sự thay đổi. Hợp nhất là khái niệm
xuất phát từ lý thuyết Gestalt về nhận thức trực quan và tâmlý, đặc biệt chúng giải
quyết vấn đề hệ thần kinh của con người tổ chức thông tin trực quan thành các loại
hay các nhóm như thế nào.
Bản thân lý thuyết Gestalt rất dài dòng và phức tạp, giải quyết các mức độ
khác nhau về trừu tượng và tổng quát hóa nhưng một vài ý tưởng căn bản trích từ
kiểu tư duy này vẫn rất phổ biến.
Đóng kín
Đóng kín là ý tưởng cho rằng dây thần kinh có xu hướng lấp đầy những
thông tin thiếu vắng khi chúng nhận thức rằng một đối tượng thiếu một vài chi tiết.
Các đối tượng có thể phá vỡ các nhóm thành các phần nhỏ hơn khi một số các bộ
phận này bị thiếu thì hệ thần kinh có xu hướng bổ xung thông tin về đối tượng để
đóng kín lại. Ví dụ dưới đây chúng ta đã lập đầy thông tin thiếu vắng để tạo hình.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 146


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Hình 5.16. Đóng kín


Nối tiếp
Nối tiếp là ý tưởng khi bạn bắt đầu nhìn theo một hướng, bạn sẽ tiế tục làm
như thế tới khi một số yếu tố quan trọng hơn thu hút sự chú ý của bạn. Thêm nữa,
hướng quan sát của mắt tới bất kỳ đối tượng nào đó trong thiết kế có thể gây ra
hiệu ứng tương tự. Ví dụ dưới đây cho thấy mắt người nhìn theo hướng của con
đường và kết thúc bởi đường khung phía trên. Không có đối tượng nổi trội nào
thay đổi sự tập trung chú ý.

Hình 5.17. Nối tiếp


Tương tự, gần gũi và sắp xếp (Similarity, Proximity and Alignment)
Các món đồ có kích thước hình dạng và màu sắc tương tự có xu hướng được
gộp lại trong trí não và mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chúng được hình thành. Hơn
nữa, các món đồ này gần gũi hoặc được bố trí sẵp xếp theo cách tương tự. Trong ví
dụ dưới đây, dễ xác định và nhóm hình dạng của các đối tượng ở góc trên bên trái
hơn là các đối tượng ở góc dưới bên phải.

Hình 5.18. Tương tự


Những khái niệm liên quan khác
Có nhiều những khái niệm bổ sung khác liên quan tới nguyên lý thiết kế.
Chúng bao gồm các thuật ngữ hoặc kỹ thuật trong một vài trường hợp được dựa
trên một hoặc nhiều hơn các nguyên lý đã trình bày ở trên. Cuối cùng, chúng có thể
bổ sung vào bộ sưu tập các công cụ tổ hợp sẵn có để dùng cho các nhà thiết kế.
Tương phản hoặc đối đầu
Tương phản xác định khái niệm mức độ đối kháng tồn tại trong một thiết kế
giữa các phần tử trực quan trong tổ hợp.
Không gian âm hay dương

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 147


Chương 5 • Phân loại bản đồ và atlas – Thiết kế, biên tập bản đồ và atlas

Không gian âm hay dương gắn với sự sắp đặt cạnh nhau hình vẽ và nền
trong tổ hợp. Các đối tượng trong môi trường tái hiện không gian dương và môi
trường tự nó trở thành không gian âm.
Quy tắc thứ ba
Quy tắc thứ ba là một công cụ tổ hợp tạo ra sự sử dụng khái niệm về tổ hợp
thú vị nhất là tổ hợp các yếu tố ban đầu nằm ngoài trung tâm. Về cơ bản, tạo ra
khung và chia ra ba phần bằng các đường phân chia.
Trung tâm thị giác
Trung tâm thị giác của bất kỳ một trang giấy nào đều cao hơn chút ít so với
trung tâm toán học. Khái niệm này sẽ cho thấy sự tập trung tự nhiên và đôi khi nó
cũng gắn với độ cao trưng bày.
Mầu và mẫu
Rất nhiều người muốn đặt màu sắc và các hình mẫu theo 5 nguyên tắc mà
chúng ta đã giới thiệu ở trên. Bản thân tôi tin vào cả hai màu sắc và hình mẫu nên
tôi sẽ tạo sự chú ý từ phía họ.

Bản đồ đại cương - Đinh Thị Bảo Hoa 148

You might also like