You are on page 1of 3

1.

Năng lực
1.1. năng lực chung:
- Tự chủ và tự học
+ Kỹ năng lập kế hoạch tự học
+ K/n tìm kiếm thông tin, tư liệu
+ k/n làm việc với sách, tài liệu (tóm tắt, lập dàn ý, lập bảng)
+ Kn đặt và trả lời câu hỏi
+ Kn thực hành (quan sát, thí nghiệm ứng dụng)
+ KN tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng
- Giao tiếp và hợp tác:
+ Thảo luận nhóm
+ KN lập kế hoạch hợp tác
+ KN giải quyết mâu thuấn
+ KN diễn đạt ý kiến
+ KN lắng nghe và phản hồi
+ Thiết kế sp: Trả lời câu hỏi, thiết kế mô hình…
+ KN viết báo cáo
+ KN tự đánh giá, KN đánh giá lẫn nhau
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
+ Phát hiện vấn đề
+ Đề xuất giả thuyết
+ Lập kế hoạch GQVĐ
+ Giải quyết VĐ
+ Đánh giá giải pháp và đề xuất ý tưởng mới
1.2. Năng lực đặc thù
- Ngôn ngữ
Tính toán
- Khoa học
Công nghệ
Tin học
Thẩm mỹ
Thể chất
Ngôn ngữ
Môn Lịch sử: TÌM HIỂU LỊCH SỬ, NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ,
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC

TÌM HIỂU LỊCH SỬ


– Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình và dạng thức khác nhau của
các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch sử trong việc tái
hiện và nghiên cứu lịch sử.
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số loại tư liệu lịch sử đơn giản.
– Bước đầu nhận diện và phân biệt được: các loại hình tư liệu lịch sử, các dạng thức
khác nhau của các nguồn tài liệu cơ bản của khoa học lịch sử, giá trị của tư liệu lịch
sử trong việc tái hiện và nghiên cứu lịch sử.
– Khai thác và sử dụng được thông tin của một số tư liệu lịch sử đơn giản dưới sự
hướng dẫn của giáo viên trong các bài học lịch sử.
NHẬN THỨC VÀ TƯ DUY LỊCH SỬ
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện và quá trình lịch
sử cơ bản với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả có sử dụng
sơ đồ, lược đồ, bản đồ lịch sử,...
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự
kiện, diễn biến chính của lịch sử.
– Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện,
nhân vật, quá 6 Thành phần năng lực Mô tả chi tiết trình lịch sử.
– Mô tả và bước đầu trình bày được những nét chính của các sự kiện lịch sử cơ bản
với các yếu tố chính về thời gian, địa điểm, diễn biến, kết quả; diễn biến các trận
đánh và cuộc chiến trên lược đồ, bản đồ lịch sử.
– Trình bày bối cảnh lịch sử và đưa ra nhận xét về những nhân tố tác động đến sự
kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử, quá trình lịch sử; giải thích được kết quả của sự
kiện, diễn biến chính của lịch sử.
– Phân tích được những tác động của bối cảnh không gian, thời gian đến các sự kiện
lịch sử, nhân vật lịch sử.
– Bước đầu giải thích được mối quan hệ giữa các sự kiện lịch sử, mối quan hệ tác
động qua lại của các sự kiện, hiện tượng với hoàn cảnh lịch sử.
– Trình bày được chủ kiến của mình về một số sự kiện, nhân vật, vấn đề lịch sử,...
như lập luận khẳng định hoặc phủ định các nhận định, nhận xét về một sự kiện, hiện
tượng, vấn đề hay nhân vật lịch sử.
VẬN DỤNG KIẾN THỨC, KĨ NĂNG ĐÃ HỌC
– Sử dụng kiến thức lịch sử để giải thích, mô tả một số sự kiện, hiện tượng lịch sử
trong cuộc sống.
– Vận dụng được kiến thức lịch sử để phân tích và đánh giá tác động của một sự kiện,
nhân vật, vấn đề lịch sử đối với cuộc sống hiện tại.
– Vận dụng được kiến thức lịch sử để giải quyết những vấn đề thực tiễn, đồng thời
giải thích các vấn đề thời sự đang diễn ra ở trong nước và thế giới.
2. Phẩm chất
- Yêu nước
 Yêu nước:
tình yêu thiên nhiên, di sản, yêu người dân đất nước mình; tự hào và bảo vệ những
điều thiêng liêng đó.
Yêu nước là yêu thiên nhiên, yêu truyền thống dân tộc, yêu cộng đồng và biết làm ra
các việc làm thiết thực để thể hiện tình yêu đó.
Nhân ái:
Nhân ái là biết yêu thương, đùm bọc mọi người; yêu cái đẹp, yêu cái thiện; tôn trọng
sự khác biệt; cảm thông, độ lượng và sẵn lòng giúp đỡ người khác.
Nhân ái là tôn trọng sự khác biệt của những người xung quanh, không phân biệt đối
xử, sẵn sàng tha thứ, tôn trong về văn hóa, tôn trọng cộng đồng.
 Chăm chỉ:
Đức tính chăm học, chăm làm, hăng say học hỏi và nhiệt tình tham gia công việc
chung sẽ giúp các em rèn luyện, phát triển bản thân để đạt được những thành công
lớn lao trong tương lai.
 Trung thực:
Trung thực là thật thà ngay thẳng, mạnh dạn nói lên ý kiến của mình, biết nhận lỗi,
sửa lỗi, bảo vệ cái đúng cái tốt, lên án sự gian lận
Trách nhiệm:
Bảo vệ bản thân, gia đình nhà trường, xã hội, môi trường; không đổ lỗi cho người
khác.
Cấp độ nhận thức của Bloom
1. Ghi nhớ (Remembering)
Ghi nhớ là khả năng khôi phục, ghi nhận và nhớ lại kiến thức có liên quan. Hay nói cách khác,
ghi nhớ là khi sinh viên có thể nhắc lại các thông tin, kiến thức đã học.

2. Hiểu (Understanding)
Hiểu là khả năng diễn đạt ý nghĩa của thông điệp bằng miệng, văn bản hay hình ảnh. Hiểu
không chỉ đơn thuần là nhắc lại một thông điệp nào đó. Chúng ta cần thể hiện sự hiểu biết của
mình thông qua diễn giải, nêu gương, phân loại, tóm tắt, suy luận, so sánh và giải thích.

3. Áp dụng (Applying)
Áp dụng là khả năng vận dụng các thông tin, kiến thức đã học vào một tình huống, thí nghiệm
nào đó.

4. Phân tích (Analyzing)


Phân tích là khả năng chia thông tin, kiến thức thành các phần nhỏ, sau đó xác định cách các
phần nhỏ đó liên quan với nhau và với một cấu trúc hoặc mục đích tổng thể.

5. Đánh giá (Evaluating)


Đánh giá là dựa trên các tiêu chí, tiêu chuẩn thông qua việc kiểm tra và phê bình để đưa ra một
phán quyết, nhận định về một vấn đề.

6. Sáng tạo (Creating)


Đây là cấp độ cao nhất của thang đo Bloom. Sáng tạo là khả năng ghép các kiến thức, thông
tin đã có lại với nhau để tạo thành một cấu trúc hay định lý mới.

You might also like