You are on page 1of 19

Nghiên cứu khoa học

Ngành khoa học xã hội & ngôn ngữ

NGUYỄN THỨC Thành Tín


Khái niệm
Mục đích :
• Tìm hiểu, khám phá và giải quyết các vấn đề trong khoa học và cuộc sống.
• Tạo ra hiểu biết mới hoặc xác nhận hiểu biết hiện có.
Đặc điểm chính:
• Dựa trên các phương pháp khoa học và logic.
• Được thực hiện một cách có cấu trúc và hệ thống.
• Có khả năng lặp lại và xác minh kết quả.
Ý nghĩa:
• Đóng góp vào sự tiến bộ của kiến thức và công nghệ.
• Giải quyết các vấn đề trong xã hội và cuộc sống.
• Phát triển kỹ năng và năng lực nghiên cứu cho cộng đồng học thuật.
• Khuyến khích sự sáng tạo, đào tạo tư duy phản biện, tính logic, phát triển kỹ
năng giải quyết vấn đề (trường đại học)
NCKH ở trường ĐH Sư phạm TP.HCM
 Tính cấp thiết / ý nghĩa
 Phù hợp với chuyên ngành đào tạo
 Được giảng viên hướng dẫn
 Phải đăng ký và được phê duyệt qua các cấp
 Quy mô nhỏ
 Thời gian thực hiện : 7 tháng
Các bước nghiên cứu
Xác định đề tài
Các câu hỏi cần đặt ra:
• Hiện trạng nghiên cứu của vấn đề cần nghiên cứu ?
• Những yếu tố nào còn thiếu sót / chưa được khai phá ?
• Làm thế nào để đưa nghiên cứu của mình vào các nghiên cứu đã có ?
• Dựa vào những nền tảng lý thuyết nào ?

Các tiêu chí (khuôn khổ NCKH ở trường đại học):


1. Tính phù hợp với chuyên ngành được đào tạo
2. Khả năng thực hiện
3. Nguồn tài nguyên
4. Tính cần thiết / ý nghĩa của đề tài
5. Khả năng ứng dụng thực tiễn
6. Tính độc đáo
Tổng quan nghiên cứu / Cơ sở lý thuyết
Nguồn tài liệu tham khảo :
• Bài báo khoa học trong các tạp chí khoa học chuyên ngành
• Bài báo tổng quan
• Bài tham luận hội nghị có phản biện
• Sách chuyên khảo
• Luận văn / luận án
• Báo cáo từ các tổ chức quốc tế và chính phủ
• Báo cáo từ các doanh nghiệp

 Tài liệu giấy + tài liệu mạng

Lưu ý :
• Bài báo truyền thông đại chúng
• Bài báo mô tả dự án nghiên cứu
Câu hỏi nghiên cứu

 Thể hiện vấn đề cần làm sáng tỏ


 Thể hiện phạm vi, mục tiêu và đối tượng
 Có thể kèm hoặc không kèm giả thuyết nghiên cứu
 Phải có khả năng trả lời một cách cụ thể thông qua một
phương pháp khoa học
 Không nên quá rộng
 Không nên quá nhiều
Khoa học xã hội > Nghiên cứu định lượng
 Nghiên cứu thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu có
tính đo lường.
 Đo lường và mô tả mối quan hệ giữa các biến / tham số
 Dùng số liệu thu thập để kiểm định giả thuyết
 Cần thiết phải có giả thuyết nghiên cứu
 Cho phép nghiên cứu theo chiều rộng dựa trên số lượng dữ
liệu
 Đòi hỏi kỹ năng phân tích thống kê và hiểu biết về vấn đề
nghiên cứu.
Khoa học xã hội > Nghiên cứu định lượng
(tiếp)
 Công cụ : thăm dò ý kiến / khảo sát
 Lưu ý quy mô của đối tượng khảo sát
 Cách thức :
• Thiết kế bảng hướng dẫn phỏng vấn
• Thiết kế phiếu thăm dò / khảo sát
• Thử nghiệm thăm dò / khảo sát + điều chỉnh
• Tiến hành thăm dò / khảo sát
• Thống kê
• Phân tích thống kê
• Kết luận
Gợi ý đề tài nghiên cứu
 Tác động của các chương trình truyền thông đối với hành vi tiêu
thụ của người tiêu dùng
 Ảnh hưởng của phim ảnh lên quan niệm về một số giá trị của
cuộc sống
 Sự thay đổi xã hội và văn hóa theo thời gian
 Tác động của văn hóa nước ngoài lên sở thích ăn / mặc hoặc các
giá trị trong một xã hội
 Tác động của kỹ thuật số lên ý thức / tư duy / hành vi xã hội
 Mức độ hài lòng sau trải nghiệm
Khoa học xã hội > Nghiên cứu định tính
 Nghiên cứu thông qua việc thu thập và phân tích dữ liệu
không có tính đo lường.
 Cho phép hiểu sâu các quan điểm, ý kiến, cảm xúc, giá trị
và các hiện tượng phức tạp trong một ngữ cảnh cụ thể.
 Có thể không cần giả thuyết nghiên cứu
 Công cụ : phỏng vấn, quan sát và phân tích nội dung.
 Cách thức :
• Thiết kế bảng hướng dẫn phỏng vấn
• Tiến hành phỏng vấn (trực tiếp / điện thoại / trực tuyến) + ghi âm
• Chuyển bản ghi âm thành văn bản
• Phân tích, so sánh, đối chiếu
• Rút ra kết luận
Gợi ý đề tài nghiên cứu
 Thái độ, niềm tin của các nhóm xã hội đối với các vấn đề văn hóa,
chính trị hoặc xã hội.
 Tác động của sản phẩm văn hóa (phim ảnh, sách báo…) hoặc
công nghệ lên ý thức / hành vi của một đối tượng
 Tác động của du lịch lên văn hóa địa phương
 Tiềm năng khai thác du lịch ở một địa phương / điểm du lịch
 Cảm nhận của một đối tượng về một hiện tượng xã hội (trào lưu,
du lịch, học tập, kinh doanh...)
 Mối quan hệ xã hội (bạn bè, giảng viên – sinh viên, gia đình)
trong một khu vực / địa bàn cụ thể (quận, khu dân cư, trường học
...)
 Quan niệm của một đối tượng (nam / nữ, thành phần xã hội, nghề
nghiệp...) về một vấn đề văn hóa – xã hội (tôn giáo...)
Khoa học xã hội > Nghiên cứu văn bản

 Dựa vào phân tích và đánh giá các văn bản hoặc tài liệu
 Đối tượng phân tích : nội dung và ngôn ngữ của các văn bản
 Mục đích : hiểu sâu hơn về các vấn đề xã hội, văn hóa, chính
trị, và kinh tế (các xu hướng, ý kiến, giá trị được thể hiện)
 Cách thức :
• Thu thập và lựa chọn các văn bản hoặc tài liệu liên quan đến vấn đề nghiên
cứu
• Phân tích nội dung và ngôn ngữ của các văn bản
• Đánh giá, tổng hợp
• Kết luận
Gợi ý đề tài nghiên cứu

 Phân tích biến đổi văn hóa trong một cộng đồng hoặc quốc gia cụ
thể thông qua văn bản viết / nói.
 Nghiên cứu thay đổi và phát triển của xã hội và văn hóa qua thời
gian thông qua các tài liệu (di chúc, tuyên bố, báo cáo, báo chí...)
 Nghiên cứu vai trò, tác động và phương pháp của truyền thông
trong xã hội và văn hóa hiện đại thông qua các văn bản truyền
thông (bài báo, sách, bản tin...)
 Nghiên cứu các giá trị, niềm tin và truyền thống văn hóa của một
cộng đồng hoặc quốc gia thông qua một / các tác phẩm văn học
 Phân tích một / các tác phẩm văn học để làm sáng tỏ tinh thần / tư
tưởng của một tác giả / một trào lưu văn học.
Khoa học xã hội >
Khoa học ngôn ngữ > Nghiên cứu ngữ liệu
 Phân tích và đánh giá các văn bản (nói / viết)
 Khám phá và hiểu sâu hơn về ngôn ngữ
o cấu trúc, hệ thống, ngữ cảnh, cách sử dụng.
o ý nghĩa, ảnh hưởng, tác động, xu hướng…
 Ngữ liệu : văn bản có sẵn hoặc từ khảo sát
 Cách thức :
• Lựa chọn và thu thập ngữ liệu phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
• Phân tích ngôn ngữ (cấu trúc câu, ngữ pháp, từ vựng...) của các văn bản.
• Đánh giá, tổng hợp
• Kết luận
Gợi ý đề tài nghiên cứu

 Phân tích cấu trúc câu, cấu trúc ngữ pháp và các yếu tố ngôn ngữ
khác trong các tác phẩm văn học như tiểu thuyết, truyện ngắn, và
thơ.
 Phân tích các biến đổi trong ngôn ngữ qua thời gian thông qua
các văn bản lịch sử và dữ liệu ngôn ngữ hiện đại.
 Phân tích diễn ngôn để làm nội bật các đặc trưng trong các loại
hình văn bản khác nhau (luật, khoa học, kinh tế, y khoa...)
 Phân tích lời nói của các đối tượng xã hội khác nhau để phát hiện
ra các đặc trưng về phát âm, từ vựng, cú pháp, ngữ dụng...
Khoa học xã hội >
Khoa học ngôn ngữ > Nghiên cứu đối chiếu
 So sánh và phân tích các cấu trúc / hệ thống giữa hai hoặc
nhiều ngôn ngữ khác nhau.
 Phát hiện sự tương đồng / khác biệt giữa các ngôn ngữ.
 Cách thức :
• Nghiên cứu lý thuyết về hiện tượng ngôn ngữ trong ngôn ngữ nguồn
• Phân tích hiện tượng ngôn ngữ đó trong một / nhiều văn bản thuộc ngôn ngữ
nguồn
• Tìm hiện tượng ngôn ngữ tương đương trong văn bản thuộc ngôn ngữ đích
(bản dịch)
• So sánh, đối chiếu, phân tích
• Kết luận
Gợi ý đề tài nghiên cứu

Đối chiếu giữa hai ngôn ngữ thông qua văn bản gốc và bản dịch về
các hiện tượng ngôn ngữ.
 cú pháp: trật tự các thành phần câu, đại từ, thì, thức, thể, diễn
đạt thời gian, không gian, quan hệ logic (nhân quả, điều kiện,
nhượng bộ...), liên kết từ...
 ngôn bản : phép thế, phát ngôn, trường từ vựng...
 ngữ dụng: phong cách, tu từ, kính ngữ, biểu đạt cảm xúc, tâm
trạng...
Xin cảm ơn !
NGUYỄN THỨC Thành
Tín
nguyenthuc.thanh tin@hcmue.edu.vn
+84 (0)9 08 57 06 27
https://www.facebook.com/thanhtin.nguyenthuc

You might also like