You are on page 1of 44

CHƯƠNG 2

VẤN ĐỀ, Ý TƯỞNG, CÂU HỎI


VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
ÔN TẬP CHƯƠNG 1
1. Khái niệm nghiên cứu khoa học
2. Đặc điểm của nghiên cứu khoa học
3. Các loại hình nghiên cứu khoa học
4. Mục đích của nghiên cứu khoa học
5. Kết cấu một bài nghiên cứu khoa học
6. Quy trình nghiên cứu khoa học
7. Thế nào là một nghiên cứu tốt?
THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

PHẢI BẮT ĐẦU TỪ ĐÂU?


NỘI DUNG CHƯƠNG 2

• Vấn đề nghiên cứu

• Khái niệm, nguồn gốc và yêu cầu đối với ý tưởng nghiên cứu

• Các bước chuyển hóa ý tưởng nghiên cứu thành câu hỏi nghiên cứu

• Khung lý thuyết trong nghiên cứu

• Thiết kế nghiên cứu


VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

• Vấn đề nghiên cứu và cách thức xác định vấn đề nghiên cứu đóng vai trò rất quan trọng
• Trong ngành kinh doanh, vấn đề nghiên cứu đến từ hai nguồn chủ yếu:

(1) Lý thuyết: Thực hiện tổng quan nghiên cứu nhằm tìm ra các khoảng trống trong các nghiên cứu đi trước
(2) Thị trường: Các vướng mắc trên thị trường, các ý kiến được nêu ra trong các hội thảo, phương tiện thông tin
đại chúng

 Trong ngành kinh doanh, dù các vấn đề nghiên cứu được xác định từ thị trường nhưng không bao giờ được
tách biệt với cơ sở lý thuyết và ngược lại.
VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Các dạng nghiên cứu

(1) Dạng nguyên thủy


(2) Nghiên cứu lặp lại
(Replication research)
(Original research)

Loại 0 Loại I, II, III


VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Mô hình xác định vấn đề nghiên cứu

Theo dõi thị trường Theo dõi lý thuyết


• Phương tiện truyền thông đại chúng • Lý thuyết trong cùng ngành
• Nghiên cứu sơ bộ • Lý thuyết trong nhiều ngành liên quan

Vấn đề nghiên cứu


• Trong cùng ngành khoa học
• Liên quan đến nhiều ngành khoa học
• Nảy ra Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU

Ý tưởng nghiên cứu là cơ sở để hình thành Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi: Ý tưởng nghiên cứu xuất phát từ đâu?


Các vấn đề trong thực tế đời sống
Các vấn đề thời sự nổi bật
Các ca dao, thành ngữ, tục ngữ

• Không để tất cả trứng vào một giỏ:


 Winton, A. (1999). Don’t Put All Your Eggs in One Basket? Diversification and Specialization in Lending.
SSRN Electronic Journal . doi:10.2139/ssrn.173615

• Một người làm quan cả họ được nhờ


 Do, Q. A., Nguyen, K. T., & Tran, A. N. (2017). One mandarin benefits the whole clan: hometown favoritism in
an authoritarian regime. American Economic Journal: Applied Economics, 9(4), 1-29.
Nguồn hình thành ý tưởng nghiên cứu

Đặt hàng của cơ


quan nhà nước

Trao đổi học Các tổ chức tài


thuật trợ

Luận án, luận Các ban, ngành,


văn địa phương,
doanh nghiêp

Các bài báo, báo


cáo khoa học Phương tiện thông tin đại
chúng
YÊU CẦU ĐỐI VỚI Ý TƯỞNG NGHIÊN

CỨU
Yêu cầu Nội dung

• Tính khả thi Có thể thực hiện khi nguồn lực bị giới hạn

• Tính thực tiễn Có ý nghĩa khi thực hiện

• Tính mới - Mới hoàn toàn → Khó thực hiện


- Kiểm định kết quả nghiên cứu trước trong các điều kiện, bối cảnh
khác nhau
Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU PHÙ HỢP VỚI ĐỊNH HƯỚNG
◻ Tài chính-Ngân hàng:
🞑 Liệu NHTM có nữ CEO có tốt hơn nam CEO?
🞑 Cán bộ tín dụng nữ có cho vay tốt hơn cán bộ tín dụng nam?
🞑 Công ty niêm yết trên sàn chứng khoán có tốt hơn công ty không niêm yết?
◻ Kinh doanh
🞑 Công ty XNK có hoạt động hiệu quả hơn công ty không có hoạt động XNK?
🞑 Thanh toán trả trước có làm cho công ty xuất khẩu nhiều hơn?
🞑 Công ty có dư thừa tài nguyên hơn có hoạt động tốt hơn?
◻ Kế toán, quản trị
🞑 Minh bạch hoá thông tin có cải thiện hiệu quả hoạt động DN?
🞑 Năng lực lãnh đạo tốt có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động DN?
Hãy đưa ra một số ý tưởng nghiên cứu của mình?
CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

• Câu hỏi nghiên cứu là nội dung cụ thể mà công trình cần phải trả lời

• Câu hỏi nghiên cứu hướng tới:

Cụ thể hóa mục tiêu nghiên cứu

Định hướng nghiên cứu

Xác lập ý nghĩa của đề tài


CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Quá lớn, quá trừu tượng để trả lời

Quá nhỏ, quá dễ để trả lời


CẦN
TRÁNH Nhầm lẫn với câu hỏi thực tiễn
(Thực trạng, Nguyên nhân, Giải pháp)
Câu hỏi “vạn năng”

Thiếu cơ sở lý thuyết & thực tiễn


Câu hỏi “vạn năng”??
• Đâu là cơ sở lý thuyết của... (vấn đề nghiên cứu)?

• Thực trạng của ... (vấn đề nghiên cứu) ra sao?

• Nguyên nhân của các tồn tại/hạn chế là gì?

• Giải pháp nào để cải thiện/giải quyết các tồn tại?

→ Có điều gì không ổn???


TIÊU CHUẨN CỦA CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

Câu hỏi hướng tới vấn đề mang tính quy luật

Câu hỏi có cơ sở thực tiễn hoặc lý thuyết vững chắc

Các yếu tố trong câu hỏi có phạm vi, ý nghĩa rõ ràng

Câu hỏi có khả năng trả lời được


Câu hỏi nghiên cứu - VD1:

• Vấn đề thực tiễn: Wells Fargo Bank cần cải thiện hơn nữa chất lượng
phục vụ khách hàng cá nhân

• Ý tưởng nghiên cứu: Làm thế nào để cải thiện chất lượng dịch vụ phục vụ
khách hàng cá nhân?

• Câu hỏi nghiên cứu: Những nhân tố nào ảnh hưởng tới mức độ hài lòng
của khách hàng tiền gửi tiết kiệm?
Câu hỏi nghiên cứu – VD2:

• Vấn đề thực tiễn: Khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả về cả
chiều rộng và chiều sâu?

• Ý tưởng nghiên cứu: Làm thế nào để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo trong sinh viên/thanh niên/người dân...?

• Câu hỏi nghiên cứu ?


Câu hỏi nghiên cứu – VD2:
• Vấn đề thực tiễn: Khuyến khích khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả về cả bề rộng và bề sâu?
• Ý tưởng nghiên cứu: Làm thế nào để thúc đẩy phong trào khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong sinh viên/thanh
niên/người dân
• Câu hỏi nghiên cứu:
1. Đâu là những nhân tố tác động tới ý định khởi nghiệp của sinh viên (kinh tế/kỹ thuật) sau khi tốt nghiệp?
2. Đâu là những nhân tố quyết định tới sự thành công của startups do sinh viên (kinh tế/kỹ thuật) mới ra trường sáng lập?
3. Sự tham gia của nữ giới trong ban điều hành/ban sáng lập liệu có giúp startups tăng khả năng thành công?
4. Sáng lập viên là sinh viên tốt nghiệp ngành kỹ thuật/công nghệ thông tin liệu có giúp startups tăng khả năng thành công?
5. Sáng lập viên tốt nghiệp ĐH nước ngoài liệu có thành công hơn sáng lập viên tốt nghiệp ĐH trong nước khi hiện thực hóa
startups của mình?
CÁC BƯỚC CHUYỂN HÓA Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
THÀNH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

1. Giới hạn, cụ thể hóa 2. Xác định những


câu hỏi quản lý tri thức cần có

5. Đặt câu hỏi


nghiên cứu Không


4. Kiểm tra lại 3. TQNC để xác định
tính khả thi khoảng trống tri thức
CÁC BƯỚC CHUYỂN HÓA Ý TƯỞNG NGHIÊN CỨU
THÀNH CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Ví dụ:
Ý tưởng nghiên cứu:

• Làm thế nào để nâng cao sự gắn kết của nhân viên trong ngân hàng?

• Có nên cấm giáo viên phổ thông dạy thêm hay không?

→ Câu hỏi nghiên cứu:

• Văn hóa tổ chức ảnh hưởng thế nào tới sự gắn kết của nhân viên ngân hàng?

• Việc học thêm có giúp học sinh phát triển tốt hơn về trí tuệ, cảm xúc, chuẩn mực giá trị không?
TÓM LẠI, CÂU HỎI NGHIÊN CỨU PHẢI ...

• Thể hiện thông tin/tri thức mình muốn khám phá:


Đó là vấn đề mình và mọi người đều chưa biết câu trả lời chính xác.

• Thiên về:
Nhân tố/tác nhân mới
Mối quan hệ mới

• Tránh chung chung:


Đọc các nghiên cứu trước để nắm được tri thức cũ
Đặt câu hỏi nghiên cứu đúng vào khoảng trống tri thức
VÀ ĐIỀU QUAN TRỌNG LÀ …

• Trước khi đặt câu hỏi nghiên cứu cụ thể:

 Cần dành nhiều thời gian tìm đọc tài liệu để nắm được sự phát triển vấn đề.

• Lưu ý:

 Các nghiên cứu ở VN chủ yếu hướng vào giải pháp/giải quyết câu hỏi quản lý.

 Các nghiên cứu ở VN (đặc biệt là nghiên cứu tư vấn) chủ yếu mang tính mô tả, khái quát vấn đề.

• Để tìm ra lý thuyết/mô hình/phương pháp luận chuẩn:

 Cần phải đọc các tài liệu nước ngoài/bài báo khoa học đăng trên tạp chí tốt của VN (Jabes, KT&PT,
KTĐN...).
Thực hành đặt câu hỏi nghiên cứu
• Vấn đề 1: Làm thế nào để sinh viên ra trường không rơi vào tình trạng thất nghiệp?
• Vấn đề 2: Làm thế nào để giảm thiểu việc sử dụng túi nilon/nhựa trong đời sống?
KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU
• Khung lý thuyết:
- Là sự thể hiện có logic các nhân tố, biến số và các mối quan hệ liên quan
trong công trình nghiên cứu. Khung lý thuyết xác định rõ điều cần đo lường,
mô tả hoặc kiểm định.

• Vai trò của khung lý thuyết


- Xác lập rõ góc nhìn lý thuyết của nghiên cứu
- Cụ thể hóa các nhân tố, biến số chính cho công việc thu thập dữ liệu
- Gợi mở giả thuyết về mối quan hệ giữa các nhân tố
KHUNG LÝ THUYẾT TRONG NGHIÊN CỨU

Nhân tố mục tiêu Mối quan hệ ?


Nhân tố tác động (X)
(Y) (Y ~ X)

• Quan hệ tương quan


• Quan hệ nhân quả
• Quan hệ điều tiết
• Quan hệ trung gian

Trình bày dưới


Trình bày dưới Trình bày dưới
dạng công thức
dạng diễn giải dạng hình vẽ
toán
MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC NHÂN TỐ?

1/ Tương quan (correlation) 2/ Nhân quả (causality)

X Y X Y

3/ Điều tiết (moderation) 4/ Trung gian (mediation)

X Y X M Y

Z
Phân biệt mối quan hệ điều tiết vs. trung gian
• Quan hệ điều tiết • Quan hệ trung gian
(nhân tố trung gian phải có mối liên hệ với nhân tố tác động
(nhân tố điều tiết có thể là biến liên tục hoặc biến phân
và nhân tố hệ quả)
loại – không nhất thiết có mối liên hệ với nhân tố tác
động hoặc nhân tố hệ quả)
Chất lượng
Thu nhập dịch vụ

Lòng trung
Sự hài lòng thành

Sự hài lòng
Loại hình công ty
(Nhà nước – Tư nhân –Nước ngoài)

Quản trị Hiệu quả Ý định quay


công ty hoạt động lại
CÁC BƯỚC XÂY DỰNG KHUNG LÝ THUYẾT

• Lựa chọn cơ sở (trường phái) lý thuyết cơ bản cho nghiên cứu

• Tập trung khai thác câu hỏi nghiên cứu dựa trên cơ sở lý thuyết

• Định nghĩa các nhân tố

• Xác định mối quan hệ giả thuyết (dựa trên luận điểm lý thuyết) của các nhân tố.
VÍ DỤ - KHUNG LÝ THUYẾT 1
“Vai trò của Nhà nước đối với tăng trưởng kinh tế”

Vũ Hải Nam (2015)


VÍ DỤ - KHUNG LÝ THUYẾT 2

Tác động của cấu trúc sở hữu


tới hiệu quả hoạt động của NHTM

Ernest (2011)
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

• Thiết kế nghiên cứu là việc xác định những bằng chứng cần thiết và cách thức thu thập
các bằng chứng đó nhằm trả lời câu hỏi nghiên cứu một cách thuyết phục nhất.
• Tính chặt chẽ: cung cấp đủ bằng chứng để ủng hộ hoặc phản đối một giả thuyết khoa
học nào đó
• Tính khái quát: phải đảm bảo kết quả có thể suy rộng hoặc có ý nghĩa cho nhiều đối
tượng
• Tính khả thi: có khả năng thực hiện dựa trên nguồn lực sẵn có.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

• Mô hình hoá ý tưởng nghiên cứu


• Là bước khởi đầu của quá trình nghiên cứu, giúp xác định phương thức mà nghiên cứu
được thực hiện
• Giúp người nghiên cứu đi đúng hướng và hoàn thành kế hoạch đã lập ra
• Không phải tất cả lý thuyết, kỹ thuật và thông tin về chủ đề nghiên cứu đều nhất thiết phải
đem ra áp dụng
• Phải xác định và chọn lựa ra phương pháp nào là hữu ích nhất cho nghiên cứu của mình
• Phải nhận định, kiểm chứng tính hữu hiệu/khả thi/phù hợp của các phương pháp trước khi
áp dụng chúng nhằm giải quyết vấn đề nghiên cứu.
4 cấu phần thiết kế chính

Thước
đo/biểu hiện
của nhân tố

Phương
pháp/mô hình
phân tích dữ
liệu

Dữ liệu cần Hạn chế của


thu thập nghiên cứu
Thước đo/biểu hiện của nhân tố
• Làm thế nào để nhận biết và đo lường các nhân tố được đề cập trong nghiên cứu?

• Những thước đo đó đã thể hiện tốt nhất bản chất của nhân tố hay không? Có khiếm khuyết,
nhược điểm gì không?

Dữ liệu cần thu thập


• Dữ liệu cần thu thập cần gắn liền với các biểu hiện và thước đo nhân tố đã xác định ở trên

• Không chỉ thu thập dữ liệu ủng hộ giả thuyết của mình, mà cần chú ý cả dữ liệu có khả
năng loại bỏ giả thuyết của mình
Thu thập, phân tích dữ liệu
• Nguồn và phương pháp thu thập dữ liệu:
• Những dữ liệu cần thiết ở trên được thu thập/tính toán từ nguồn nào, cách thức tiếp cận?
• Tính tin cậy của nguồn dữ liệu?
• Phương pháp phân tích dữ liệu:
• Dữ liệu thu thập nên được phân tích như thế nào?
• Ngay từ khâu thiết kế, tác giả phải hình dung ra các phương pháp và công cụ phân tích dữ
liệu có thể sử dụng → đánh giá, phân tích và chọn lựa.
• Hạn chế của nghiên cứu:
• Ngay ở khâu thiết kế, tác giả phải nắm rõ các hạn chế có thể có trong nghiên cứu của
mình.
PHÂN BIỆT ?

Thiết Đề
kế cương
nghiên nghiên
cứu cứu
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU

• Đề cương nghiên cứu có ý nghĩa như một bản vẽ thiết kế (Lay-out) của nghiên cứu

• Đề cương nghiên cứu phải gắn kết chặt chẽ với mục tiêu nghiên cứu và thỏa mãn 3 đặc
tính:

Tính chặt chẽ

Tính khái quát

Tính khả thi


(1) ĐỀ CƯƠNG TRUYỀN THỐNG

Đề tài: Đổi mới cơ chế tài chính


đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam

Chương 1: Lý luận về cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập
• 1.1. Giáo dục đại học và các trường đại học công lập
• 1.2. Cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập
• 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập
• 1.4. Kinh nghiệm quốc tế về cơ chế tài chính đối với trường đại học công lập và bài học cho Việt Nam
Chương 2: Thực trạng cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập ở Việt Nam
• 2.1. Tổng quan về hê thống giáo dục đại học Việt Nam
• 2.2. Thực trạng cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam
• 2.3. Đánh giá về cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam
Chương 3: Giải pháp đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam
• 3.1. Quan điểm định hướng đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam
• 3.2. Giải pháp đổi mới cơ chế tài chính đối với các trường đại học công lập tại Việt Nam
(2) ĐỀ CƯƠNG HIỆN ĐẠI

Đề tài: Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của
các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
Chương 1: Tổng quan các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và
khoảng trống nghiên cứu
• 1.1. Tổng quan các nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
• 1.2. Khoảng trống nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận về tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
• 2.1. Khái quát về hoạt động của doanh nghiệp
• 2.2. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
• 2.3. Tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp
Chương 3: Thực trạng hiệu quả hoạt động và cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết
• 3.1. Thực trạng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
• 3.2. Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
(2) ĐỀ CƯƠNG HIỆN ĐẠI (tiếp)

Chương 4: Kiểm chứng tác động của cấu trúc sở hữu tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết
• 4.1. Kết quả thống kê mô tả
• 4.2. Tác động tuyến tính của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
• 4.3. Tác động phi tuyến của sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài tới hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
• 4.4. Kết luận kiểm định thực chứng

Chương 5: Một số giải pháp về sở hữu nhắm nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết
• 5.1. Định hướng ngành xây dựng thời gian tới
• 5.2. Các giải pháp về sở hữu nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp xây dựng niêm yết

You might also like