You are on page 1of 28

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG


CHUYÊN VIÊN NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
BÁC SĨ CHẨN ĐOÁN MỌI LOẠI BỆNH
LĨNH VỰC NÀO CẦN NGHIÊN CỨU
THỊ TRƯỜNG?
NỘI DUNG CHƯƠNG 1

1. Nghiên cứu khoa học


2. Phương pháp nghiên cứu
3. Nghiên cứu thị trường
4. Qui trình nghiên cứu thị trường
5. Nhà quản trị và nhà nghiên cứu
1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.1 Khái niệm về nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu khoa học là 1 cách thức con người tìm hiểu sự việc
1 cách có hệ thống.

• Chấp nhận (agreement reality)

• Nghiên cứu (experiential reality)


1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2 Nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu hàn lâm (academic research): là NC nhằm mục đích
mở rộng kho tàng tri thức của ngành khoa học đó.
• Kết quả NC nhằm vào mục đích trả lời cho các câu hỏi về bản
chất lý thuyết của khoa học -> xây dựng và kiểm định các lý
thuyết khoa học.
• Kết quả NC thường được công bố trong các tạp chí khoa học
• Giải thích mối quan hệ giữa các biến trong thị trường -> cơ sở
để thực hiện các nghiên cứu ứng dụng.
1. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2 Nghiên cứu hàn lâm và nghiên cứu ứng dụng
Nghiên cứu ứng dụng (applied research): là các NC nhằm ứng
dụng các thành tựu của khoa học của ngành đó vào thực tiễn
của cuộc sống.

• Kết quả NC nhằm vào mục đích trực tiếp hỗ trợ cho việc ra
quyết định -> nghiên cứu thị trường (market research) .

• Kết quả NC là những phát minh có giá trị cao trong khoa học
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

 Mục tiêu của Nghiên cứu hàn lâm: là thu thập thông tin
để xây dựng và kiểm định các lý thuyết khoa học

 Mục tiêu của Nghiên cứu ứng dụng: là thu thập thông
tin để ra quyết định kinh doanh
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Định tính và định lượng
Định tính (qualitative methodology): thường đi đôi với việc khám
phá ra các lý thuyết khoa học, dựa trên nguyên tắc quy nạp
(nghiên cứu trước lý thuyết sau)

Định lượng (quatitative methodology): gắn liền với việc kiểm


chứng các lý thuyết khoa học, dựa trên nguyên tắc suy diễn (lý
thuyết rồi đến nghiên cứu)
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2 Suy diễn và quy nạp Lý thuyết

SUY DIỄN

CÂU HỎI
Tổng quát Giả
hóa NGHIÊN thuyết
CỨU

QUY NẠP

Quan sát
Nguồn: Wallace WL (1969)
QUY NẠP >< SUY DIỄN
Đặc điểm PPNC Quy nạp PPNC Suy diễn

Cách tiếp cận Nghiên cứu quy nạp sử dụng cách tiếp Nghiên cứu suy diễn sử dụng cách tiếp cận từ trên
cận từ dưới lên. xuống.

Mục đích Nghiên cứu quy nạp nhằm tạo ra kiến thức Nghiên cứu suy diễn nhằm xác minh các lý thuyết.
mới hoặc tạo ra các lý thuyết mới.

Câu hỏi nghiên Chủ yếu tập trung vào việc tìm câu trả lời cho Giả thuyết được thử nghiệm
cứu so với giả câu hỏi nghiên cứu.
thuyết

Cách thức sử dụng Tìm kiếm dữ liệu mô tả phong phú. Chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu định
lượng, chủ yếu liên quan đến các con số.

Sử dụng Quan sát Cố gắng tìm các mẫu thông qua quan sát. Sử dụng quan sát với mục đích xác nhận mẫu.
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Thiết lập giả thuyết: nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng

Phương pháp suy diễn

Sử dụng lý thuyết đã có

Dựa vào các nghiên cứu khám phá hay kinh nghiệm của
nhà quản trị
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Thiết lập giả thuyết: nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng
HÀN LÂM

Lý thuyết

Nghiên cứu
khám phá
CÂU HỎI
GIẢ THUYẾT
NGHIÊN CỨU

Kinh nghiệm của


nhà quản trị

ỨNG DỤNG
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3 Thiết lập giả thuyết: nghiên cứu hàn lâm và ứng dụng
“Ảnh hưởng của văn hóa tổ chức đến chia sẻ tri thức của nhân viên – Nghiên cứu trường hợp các Ngân
hàng thương mại cổ phần tại tỉnh Cần Thơ”

Sự tin tưởng

H1+
Giao tiếp
H2+

Văn hóa tổ chức Lãnh đạo H3+


Chia sẻ tri thức
H4+
Cấu trúc tổ chức H5+

H6+
Hệ thống khen thưởng

Hệ thống thông tin


3. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
3.1 Nghiên cứu thị trường là gì?
• Nghiên cứu thị trường (Market Research) là quá trình thu thập, xử lý thông tin liên quan đến khách hàng, đối thủ
cạnh tranh thị trường mục tiêu và phân tích các dữ liệu toàn bộ ngành nghề mà doanh nghiệp bạn có ý định kinh
doanh.
• Việc nghiên cứu và phân tích thị trường trong Marketing nhằm hỗ trợ việc ra các quyết định xử lý vấn đề, nắm bắt
cơ hội Marketing và đưa ra những câu trả lời hoàn hảo cho các vấn đề phát sinh trong kinh doanh.

Thông tin được sử dụng để:

 Nhận dạng, xác định các cơ hội và vấn đề marketing

 Thiết lập, điều chỉnh và đánh giá các hoạt động Marketing

 Theo dõi việc thực hiện Marketing

 Phát triển sự nhận thức về marketing là 1 quá trình


Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường trong Marketing
Giúp doanh nghiệp giảm rủi ro khi ra quyết định
• Doanh nghiệp có thể sử dụng phương pháp phân tích thị trường để:
• Xác định tính khả thi của một doanh nghiệp mới. Nếu nghiên cứu thị trường cho thấy có rất ít hoặc
không có nhu cầu về sản phẩm hoặc dịch vụ, thì doanh nghiệp khó có thể thành công.
• Xác định và phát triển các thị trường mới tiềm năng.
• Theo dõi chặt chẽ các xu hướng tiếp thị và phát triển các chiến lược về cách đi đầu hoặc thích ứng
với các điều kiện thị trường đang thay đổi.
• Kiểm tra nhu cầu về các sản phẩm hoặc tính năng mới.
• Đảm bảo vị trí sản phẩm tối ưu - làm thế nào, khi nào và ở đâu một sản phẩm nên tham gia thị
trường.
• Cải thiện và đổi mới hoạt động kinh doanh của họ . Bạn có thể xác định sớm các vấn đề với các
khía cạnh kinh doanh nhất định, chẳng hạn như dịch vụ khách hàng. Điều này có thể giúp các công
ty vượt qua những gián đoạn tốn kém sau này.
• Thúc đẩy sự thành công của các chiến dịch quảng cáo của họ. Bằng cách đánh giá tình cảm của
khách hàng và hiểu được nhận thức về thương hiệu của họ, các doanh nghiệp có thể định hình tốt
hơn các chiến lược xây dựng thương hiệu và tiếp thị của mình.
Tầm quan trọng của nghiên cứu thị trường trong Marketing

Công dụng khác hỗ trợ nghiên cứu và phân tích thị trường
• Giúp tìm ra được những thị trường tiềm năng cho các sản phẩm của
bạn.
• Giúp doanh nghiệp có cái nhìn khái quát để tổng hợp nguồn lực vào
phạm vi nhất định nhằm tăng năng suất và hiệu quả công việc. Từ đó,
ưu tiên các mục tiêu cụ thể ngắn hạn và lên kế hoạch dài hạn phát triển
bền vững trong tương lai.
• Giúp xác định được điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức bằng
việc phân tích SWOT và đánh giá hiệu quả công việc có thành công
hay không. Từ đó có thể đưa ra các phương án điều chỉnh phù hợp.
• Giúp hiểu rõ hơn về nhu cần người tiêu dùng từ đó tìm ra các ý tưởng
mới cho sản phẩm.
3. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
3.2 Các dạng nghiên cứu thị trường

 Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường

 Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

 Nghiên cứu khám phá, mô tả và nhân quả

 Nghiên cứu đột xuất, kết hợp và liên tục


3. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
3.2 Các dạng nghiên cứu thị trường
3.2.1 Nghiên cứu tại bàn và nghiên cứu hiện trường

 NC tại bàn (desk research): các NC sử dụng dữ liệu thứ cấp


(niên giám thống kê, tạp chí chuyên ngành..)

 NC hiện trường (field research): các NC sử dụng dữ liệu sơ


cấp, thu thập trực tiếp từ nguồn (thảo luận, phỏng vấn)
3. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
3.2 Các dạng nghiên cứu thị trường
3.2.2 Nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng

 NC định tính (qualitative studies): là các NC trong đó dữ


liệu cần thu thập ở dạng định tính (không thể đo bằng số lượng)

 NC định lượng (quatitative studies): là các NC trong đó dữ


liệu cần thu thập ở dạng định lượng (có thể đo bằng số lượng)
3. NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
3.2 Các dạng nghiên cứu thị trường
3.2.4 Nghiên cứu đột xuất, kết hợp và liên tục
 NC đột xuất (ad hoc studies): là các NC thực hiện để giải quyết vấn
đề marketing mà công ty đang vướng phải.
 NC kết hợp (omnibus): là các NC thực hiện cho nhiều khách hàng
khác nhau và nhà NC kết hợp các nhu cầu NC của từng KH để thực
hiện trong 1 dự án
 NC liên tục (continuous research): là các NC được thực hiện liên tục
để theo dõi thị trường. Các NC này thực hiện sẵn để bán cho KH.
Dữ liệu thu thập ở dạng tổ hợp (doanh thu, số lượng bán hàng…)
4. QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG
1. Xác định vấn đề
Marketing cần
nghiên cứu

2. Xác định thông tin cần thiết


3. Nhận dạng nguồn
dữ liệu và kỹ thuật
thu thập
4. Thu thập dữ liệu

5. Tóm tắt và phân tích dữ liệu

6. Viết báo cáo và trình bày


kết quả nghiên cứu
5. NHÀ QUẢN TRỊ VÀ NHÀ NGHIÊN CỨU
5.1 Mối quan hệ giữa nhà quản trị và nhà nghiên cứu

 Nhà nghiên cứu thị trường là người thực hiện các dự án


nghiên cứu (research doers).

 Nhà quản trị marketing là người sử dụng kết quả nghiên


cứu để ra quyết định marketing (research users).
5. NHÀ QUẢN TRỊ VÀ NHÀ NGHIÊN CỨU
5.2 Qui trình ngược trong nghiên cứu thị trường
1. Xác định kết quả nghiên cứu sẽ được sử dụng như thế nào?
2. Xác định báo cáo kết quả NC bao gồm những gì và trình bày ở dạng nào?
3. Chỉ rõ các phương pháp phân tích để thực hiện báo cáo kết quả NC
4. Xác định loại dữ liệu cần thu thập
5. Tìm kiếm nguồn dữ liệu thứ cấp có sẵn (nếu có)
6. Thiết kế phương án thu thập dữ liệu cần thiết cho việc phân tích.
7. Thu thập dữ liệu, theo dõi và kiểm tra chúng
8. Phân tích, viết báo cáo và trình bày kết quả NC
BÀI TẬP CHƯƠNG 1
• Bạn hãy vẽ ra qui trình
nghiên cứu thị trường của 1
sản phẩm/dịch vụ cụ thể mà
01 doanh nghiệp mà bạn biết.
Diễn giải chi tiết nội dung
từng bước thực hiện theo
cách mà bạn hiểu.
CLIP VỀ THẢO LUẬN NHÓM
THANK YOU

You might also like