You are on page 1of 29

BÀI GIẢNG MÔN

NGHIÊN CỨU KINH DOANH


- Số tiết:
45 Lý thuyết

Giảng viên:Th.S Nguyễn Vũ Vân Anh


Giáo trình chính: Đàm Trí Cường, Nguyễn Thành Long,
Đỗ Thị Thanh Huyền, Nguyễn Vũ Vân Anh, Lưu Xuân
Danh, Phạm Ngọc Kim Khánh. Giáo trình nghiên cứu
trong kinh doanh. Nhà xuất bản Đại học Công nghiệp,
2023 […]
Tham khảo: Nguyễn Văn Dung (2010), Phương pháp
nghiên cứu trong kinh doanh, Nhà xuất bản tài chính. Mã
số thư viện: 658.072 SAU-M
SAUNDERS, M. N (2011), Research methods for
business students, 5/e, Pearson Education.
SEKARAN, U. & BOUGIE, R. (2011), Research method
for business: A skill building approach, John Wiley and
Sons Ltd.
NỘI QUY
- Leân lôùp: 45 tieát ( Lyù thuyeát + thảo luận +
tiểu luận)
- Döï lôùp treân: 80 %

 Các cột điểm goàm:


- Thường kì
- Giữa kì
- Cuối kì.
 Ñieåm khuyeán khích:
- Thaûo luaän nhoùm *
- Phaùt bieåu yù kieán
ĐG: Không: 10đ, vắng: -1đ/lần, trễ: -0,5 (>15 phút)
Mục tiêu của môn học
Sau khi học môn này, sinh viên biết được những kiến thức
cơ bản về:
-Hiểu được mục đích và các kiến thức cơ bản của nghiên
cứu trong kinh doanh.
-Biết cách định hình một nghiên cứu trong kinh doanh.
-Biết cách xây dựng luận cứ nghiên cứu thích hợp.
-Biết thiết kế và thực hiện các phương pháp nghiên cứu định
tính và/hoặc nghiên cứu định lượng thích hợp.
-Biết cách trình bày kết quả nghiên cứu.
-Đề cương, Rubrich học phần
Chương 1

Tổng quan
nghiên cứu trong kinh doanh
Sau khi đọc xong chương này, người đọc có thể:
• Hiểu được khái niệm nghiên cứu
• Hiểu được khái niệm nghiên cứu trong kinh doanh
• Phân loại các loại hình nghiên cứu chính
• Giải thích các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu
• Giải thích các đặc điểm của một nghiên cứu tốt
• Giải thích các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu
trong kinh doanh
• Hiểu được cácxu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong
kinh doanh
1. Nghiên cứu là gì
2. Nghiên cứu trong kinh doanh.
3. Phân loại các loại hình nghiên cứu chính.
4. Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh
doanh.
5. Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt.
6. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh
doanh
7. Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh
doanh
1.1. Nghiên cứu là gì?
- Nghiên cứu được định nghĩa là một quá trình tìm hiểu, điều tra có hệ
thống và có phương pháp nhằm nâng cao kiến thức.
- Theo Myers (2020) cho rằng nghiên cứu như là việc điều tra được thực
hiện để bổ sung hoặc tạo ra kiến thức và hiểu biết mới trong một chuyên
ngành cụ thể.
- Theo Adams & cộng sự (2014) cho rằng nghiên cứu là tìm kiếm, tìm
hiểu, điều tra hoặc thử nghiệm nhằm khám phá các sự kiện và phát hiện
mới.
- Hay theo Pandey & Pandey (2015) cho rằng thuật ngữ nghiên cứu bao
gồm việc điều tra có hệ thống để thu nhận kiến thức mới hoặc tìm hiểu
lại kiến thức hiện có.
1.2. Nghiên cứu trong kinh doanh

- Nghiên cứu trong kinh doanh có thể bao gồm các vấn đề liên quan
đến kinh doanh, marketing, tài chính, nhân sự và sản xuất.
-Ba hình thức chính của nghiên cứu trong kinh doanh gồm nghiên
cứu thị trường, nghiên cứu hoạt động và nghiên cứu động cơ
- Việc đưa ra quyết định đúng đắn phụ thuộc vào việc đặt câu hỏi và
tiến hành nghiên cứu để dự đoán chính xác một kết quả quan trọng
- Hiện nay, các nhà học thuật trên thế giới vẫn chưa có sự thống nhất
về định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh.
- Một số các định nghĩa nghiên cứu trong kinh doanh của các nhà học
thuật trên thế giới:
1.2. Nghiên cứu trong kinh doanh
- Cooper & Schindler (2014) cho rằng nghiên cứu trong kinh doanh là một
cuộc điều tra có hệ thống cung cấp thông tin để hướng dẫn các quyết định
quản lý. Cụ thể hơn, đó là một quá trình lập kế hoạch, thu thập, phân tích và
phổ biến dữ liệu, thông tin và hiểu biết có liên quan cho những người ra quyết
định theo cách huy động tổ chức thực hiện các hành động thích hợp để tối đa
hóa hiệu suất
- Bajpai (2018) mô tả rằng nghiên cứu trong kinh doanh được định nghĩa là
quá trình thu thập, ghi chép và phân tích dữ liệu một cách có hệ thống và
khách quan để hỗ trợ đưa ra các quyết định kinh doanh.
-Hair & cộng sự (2020): nghiên cứu trong kinh doanh là một chức năng tìm
kiếm sự thật, tìm hiểu thực tế nhằm thu thập, phân tích, giải thích và báo cáo
thông tin để những người ra quyết định kinh doanh trở nên hiệu quả hơn.
1.3. Phân loại các loại hình nghiên cứu chính

Các loại hình nghiên cứu Cơ sở phân loại

Nghiên cứu khám phá, mô tả, giải


Mục đích nghiên cứu
thích và dự báo

Nghiên cứu định lượng và định tính Quá trình nghiên cứu

Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu suy diễn và quy nạp Logic nghiên cứu


Loại nghiên cứu Ví dụ
Một cuộc khảo sát phỏng vấn giữa các nhân viên bán hàng
trong một bộ phận hoặc công ty cụ thể để tìm hiểu điều gì
Khám phá
thúc đẩy họ tăng năng suất và xem liệu một vấn đề nghiên
cứu có thể được hình thành hay không.
Mô tả về cách thưởng cho các nhân viên bán hàng được
Mô tả chọn và những biện pháp nào được sử dụng để ghi lại mức
năng suất của họ.
Một cuộc điều tra về mối quan hệ nhân quả giữa phần
Giải thích thưởng được trao cho nhân viên bán hàng và mức năng
suất của họ.
Dự báo về (những) biến nào sẽ được thay đổi để mang lại
Dự báo sự cải thiện về mức năng suất của nhân viên cung cấp dịch
vụ khách hàng trong một trung tâm chăm sóc khách hàng.
Nghiên cứu định lượng và định tính
Nhìn vào cách tiếp cận - quá trình nghiên cứu (cách thức thu
thập và phân tích dữ liệu) được nhà nghiên cứu áp dụng cũng
có thể phân biệt nghiên cứu thành nghiên cứu định lượng và
nghiên cứu định tính.
Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng là nghiên cứu được thể hiện
bằng các con số và đồ thị (Streefkerk, 2023).
Nghiên cứu định lượng là một phương pháp đặc trưng
trong đó các công cụ thống kê được áp dụng để phân tích các
biến nhằm kiểm tra các lý thuyết (hoặc giả thuyết) chứa các
biến (Creswell, 2014).
Nghiên cứu định lượng được thừa nhận là nhằm giải quyết các
mục tiêu nghiên cứu thông qua các đánh giá thực nghiệm liên
quan đến phương pháp đo lường và phân tích số liệu
(Zikmund & cộng sự, 2013).
Nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định hoặc
xác nhận các lý thuyết và giả thuyết.
Các phương pháp định lượng phổ biến bao gồm thử
nghiệm, quan sát được ghi lại dưới dạng số và khảo sát với các
câu hỏi đóng.
Nghiên cứu định tính
Khó có thể đưa ra một định nghĩa rõ ràng về nghiên cứu
định tính là gì do tính chất rộng, chuyên sâu cũng như sự đa
dạng của nghiên cứu định tính (Physiopedia, 2023).
Có thể định nghĩa như sau:
Nghiên cứu định tính là nghiên cứu nhằm phát triển sự
hiểu biết về khoa học xã hội và con người, để tìm ra cách mọi
người suy nghĩ và cảm nhận (Surbhi, 2018).
Nghiên cứu định tính cũng được xem là nghiên cứu
nhằm khám phá và tìm hiểu ý nghĩa mà các cá nhân hoặc
nhóm nhằm làm rõ đối với một vấn đề xã hội hoặc con người
(Creswell & Creswell, 2022)
Hiểu một cách đơn giản, nghiên cứu định tính là
nghiên cứu dựa trên sự tường thuật bằng lời nói như dữ liệu
nói hoặc viết.
Nghiên cứu định tính bao gồm một loạt các kỹ thuật
diễn giải nhằm tìm cách mô tả, giải mã, phiên dịch, và các
thuật ngữ về ý nghĩa, chứ không phải về tần suất, của một số
hiện tượng ít nhiều xảy ra một cách tự nhiên trong xã hội.
Nghiên cứu định tính được sử dụng để hiểu sâu hơn về
hành vi, kinh nghiệm, thái độ, ý định và động cơ của con
người, trên cơ sở quan sát và diễn giải, để tìm ra cách mọi
người suy nghĩ và cảm nhận. Đây là một hình thức nghiên
cứu trong đó nhà nghiên cứu coi trọng quan điểm của những
người tham gia hơn (Surbhi, 2018).
Các phương pháp định tính phổ biến bao gồm phỏng vấn
với các câu hỏi mở, quan sát được mô tả bằng lời nói và đánh
giá tài liệu để khám phá các khái niệm và lý thuyết.

* Một nghiên cứu có thể kết hợp nghiên cứu

định tính và nghiên cứu định lượng vì giá trị của


chúng thường được coi là bổ sung để đạt được sự
hiểu biết về các hiện tượng trong khoa học xã hội.
Nghiên cứu ứng dụng và cơ bản (hàn lâm)
Nghiên cứu ứng dụng: được thiết kế nhằm áp dụng
những phát hiện của nó để giải quyết một vấn đề cụ thể. Đó là
việc áp dụng kiến thức hiện có để cải thiện các chính sách và
thực tiễn quản lý.
Các câu hỏi nghiên cứu có khả năng tập trung vào “làm thế
nào” và “khi nào”. Đầu ra của loại nghiên cứu này có thể là
một báo cáo nghiên cứu chứa các khuyến nghị, giải pháp, các
bài báo trên các tạp chí chuyên nghiệp hoặc thương mại và
các bài thuyết trình cho các nhà quản lý.
Nghiên cứu cơ bản (hàn lâm): là nghiên cứu được thiết kế để
đóng góp vào kiến thức chung và hiểu biết lý thuyết, hơn là
giải quyết một vấn đề cụ thể. Nghiên cứu cơ bản thường được
tiến hành vì lợi ích chung hơn là để giải quyết một vấn đề cụ
thể.
Các câu hỏi nghiên cứu có xu hướng tập trung vào “cái gì” và
“tại sao”. Ví dụ: Dịch vụ là gì? hoặc chất lượng là gì? hoặc tính
bền vững là gì?
Nghiên cứu suy diễn và quy nạp
Nghiên cứu suy diễn: trong đó một cấu trúc khái niệm và lý thuyết được
phát triển và sau đó được kiểm định bằng quan sát thực nghiệm. Do đó,
các trường hợp cụ thể được suy ra từ các suy luận chung. Vì lý do này,
phương pháp suy diễn được gọi là chuyển từ cái chung sang cái riêng.
Nghiên cứu quy nạp: là một nghiên cứu trong đó lý thuyết được phát
triển từ việc quan sát thực tế theo kinh nghiệm. Do đó, các suy luận
chung được tạo ra từ các trường hợp cụ thể, điều này ngược lại với
phương pháp suy diễn. Vì nó liên quan đến việc chuyển từ quan sát cá
nhân sang phát biểu về các mẫu hoặc quy luật chung, nên nó được gọi là
chuyển từ cái cụ thể sang cái chung.
1.4. Các giai đoạn chính của quá trình nghiên cứu trong kinh doanh

1. Chọn chủ đề nghiên cứu


2. Xác định vấn đề nghiên cứu và tổng quan tài liệu
3. Thiết kế nghiên cứu
4. Chọn mẫu nghiên cứu
5. Thu thập dữ liệu nghiên cứu
6. Phân tích dữ liệu nghiên cứu
7. Viết báo cáo và trình bày báo cáo
1.5. Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt
Tiêu chí Nghiên cứu tốt Nghiên cứu sơ sài
Vấn đề và • Tập trung rõ ràng • Không rõ ràng và không
phạm vi • Liên quan đến tranh luận tập trung
nghiên cứu học thuật
Tổng quan • Đánh giá các nghiên cứu • Một danh sách các nghiên
lý thuyết liên quan và cập nhật cứu liên quan
• Liên kết với các mục tiêu • Mức độ liên quan không rõ
nghiên cứu và câu hỏi ràng
nghiên cứu, khả thi • Ít hoặc không đánh giá các
nghiên cứu liên quan
• Mục tiêu nghiên cứu và
câu hỏi nghiên cứu bị
1.5. Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt
Phương • Thiết kế gắn kết với vấn đề • Ít đánh giá cao thiết kế
pháp nghiên nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
cứu nghiên cứu • Không biện minh cho sự lựa
• Đánh giá tốt các phương án chọn phương pháp
thiết kế nghiên cứu • Không liên quan đến tổng
• Gắn liền với tổng quan lý quan lý thuyết
thuyết
Phân tích và • Những phát hiện được thảo • Phát hiện không rõ ràng,
thảo luận luận theo cách phân tích nhằm không liên quan đến mục tiêu
tạo ra kiến thức và hiểu biết nghiên cứu và câu hỏi nghiên
mới cứu
• Gắn liền với tổng quan lý • Ít hoặc không cố gắng thảo
thuyết luận liên quan đến tổng quan
1.5. Xác định các đặc điểm của một nghiên cứu tốt
Kết luận • Kết luận rõ ràng liên quan đến • Một số kết luận nhưng
mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi không liên kết với mục
nghiên cứu tiêu nghiên cứu và câu hỏi
• Chú ý đến hàm ý/giải pháp và nghiên cứu
hạn chế nghiên cứu • Hàm ý/giải pháp và hạn
chế nghiên cứu không
được trình bày
Tài liệu • Tất cả các nguồn được trích dẫn • Đạo văn thông qua thiếu sót
tham trong bài và chi tiết được liệt kê hoặc tham chiếu không đầy
khảo ở cuối bài đủ
Diễn đạt • Ý tưởng rõ ràng • Khó theo dõi
• Chính tả và ngữ pháp phù hợp • Nhiều lỗi chính tả và ngữ
pháp
1.6 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến nghiên cứu trong
kinh doanh
1.Hạn chế về thời gian
2.Tính sẵn có của nguồn lực
3.Bản chất của thông tin được tìm kiếm
4.Lợi ích so với chi phí
1.7. Các xu hướng ảnh hưởng đến nghiên cứu trong kinh
doanh
1.Mở rộng thị trường
2.Nghiên cứu quốc tế
3.Marketing cá nhân hóa
4.Cuộc cách mạng thông tin: Truyền thông điện tử, Kết nối
mạng, Kho dữ liệu, Học tập tổ chức, Công nghệ vệ tinh
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ TÌNH HUỐNG THẢO LUẬN

You might also like