You are on page 1of 2

KHẢO SÁT ĐỊNH TÍNH

“Not everything that can be counted counts and not averything that counts can be counted”-Albert
Einstein – không phải mọi thứ đều có thể đếm được số lần và không phải mọi thứ đều có thể đếm
được.
1. Khái niệm
 Nghiên cứu định tính (Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông tin và dữ liệu
dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc
điều tra nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu.
 Nghiên cứu định tính là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào các phương
tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành vi, thái độ. Chúng có thể
hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các giải thích. Phương pháp nghiên cứu định
tính phù hợp để trả lười cho các câu hỏi “Thế nào” (How), “Tại sao” (Why) hoặc “Cái gì”
(What).
2. Dữ liệu trong nghiên cứu định tính:
 Dữ liệu định tính thường ở dạng chữ, phản ánh tính chất, đặc điểm hay sự hơn kém và ta không
tính được gia trị trung bình của dữ liệu dạng định tính.
VD: Giới tính: nam hay nữ; Kết quả học tập: giỏi, khá, trung bình, yếu,...
 Để phục vụ mục đích thống kê, mô tả trong nghiên cứu định tính thì việc mã hóa dữ liệu định
tính thành dạng số (lượng hóa) có thể được thực hiện hoàn toàn tương tự như khi sử dụng
nghiên cứu định lượng.
3. Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định tính:
 NCDT liên quan đến mô tả, giải thích và ít nhiều có yếu tố chủ quan của người nhiên cứu.
 Mục đích của nghiên cứu định tính là trả lời các câu hỏi nghiên cứu bằng các dữ liệu mang tính
chất giải thích, minh chứng cho kết quả mà người nghiên cứu tìm ra, Tuy nhiên những kết quả
đó không được chứng thực bằng các mô hình kinh tế lượng hay mô hình toán như trong nghiên
cứu định lượng.
 NCDT đặc biệt phù hợp để trả lời những câu hỏi mà NCDL chưa thực hiện được, nhằm mở ra
những hướng nghiên cứu mới sử dụng phương pháp khoa học. Do đó, đây cũng là thách thức
cho nhà nghiên cứu khi sử dụng phương pháp này.
 Đây là phương pháp có vẻ dễ dàng thực hiện nhưng không dễ dàng thuyết phục vì yếu tố này
phụ thuộc rất lớn vào trình độ, năng lực tư duy và lí luận của người nghiên cứu; khác với
nghiên cứu định lượng là phụ thuộc vào kết quả sau khi chạy các mô hình.
4. Phương pháp NCDT
 Phương pháp phỏng vấn sâu
 Phỏng vấn có cấu trúc
 Phỏng vấn bán cấu trúc
 Phỏng vấn không cấu trúc
 Phương pháp thảo luận nhóm (phỏng vấn nhóm)
 Nghiên cứu tình huống (Case study)
 Thay đổi đáng kể nhất (Most significant Change – MSC)
 Các công cụ PRA (Participatory Rural Appraisals)
 Phương pháp quan sát

You might also like