You are on page 1of 6

KIỂM TRA CUỐI KỲ

HP: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Điểm Lời phê của giảng viên

Đề bài
• Nhiệm vụ 2: Tiếp cận định lượng trong nghiên cứu khoa học là gì? Cho
ví dụ/ dẫn chứng từ chuyên ngành của mình
• Nhiệm vụ 3: Tiếp cận định tính trong nghiên cứu khoa học là gì? Cho ví
dụ/ dẫn chứng từ chuyên ngành của mình.
Bài làm:
Câu 1)
A) Nhiệm vụ 2: Tiếp cận định lượng trong nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu định lượng (Quantitative research) là phương pháp thu thập
các thông tin và dữ liệu dưới dạng số học, số liệu có tính chất thống kê
để có được những thông tin cơ bản, tổng quát về đối tượng nghiên cứu
nhằm phục vụ mục đích thống kê, phân tích; hay nói cách khác là lượng
hoá việc thu thập và phân tích dữ liệu. Các thông tin, dữ liệu thường
được thu thập thông qua khảo sát sử dụng bảng hỏi trên diện rộng và
thường được áp dụng trong trường hợp mẫu nghiên cứu lớn.
- Tiếp cận định lượng xem xét hiện tượng theo cách có thể đo lường được trên
các đối tượng nghiên cứu. Nói chung, nghiên cứu định lượng thường được áp dụng
đối với các hiện tượng có thể được diễn tả/quy đổi bằng số. Nghiên cứu định
lượng thường được gắn liền với việc kiểm định (lý thuyết) dựa vào phương pháp
suy diễn.
Nghiên cứu định lượng (nói cách khác): là nghiên cứu sử dụng các phương pháp
khác nhau (chủ yếu là thống kê) để lượng hóa, đo lường, phản ánh và diễn giải các
mối quan hệ giữa các nhân tố (các biến) với nhau.
a) Quy trình tiếp cận định lượng :
+ Nêu trước giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu.
+ Xác định phương pháp thu tập dữ liệu, phương pháp xử lý dữ liệu.
+ Những phát hiện trong nghiên cứu được trình bày theo ngôn ngữ thống kê.
b) Thu thập dữ liệu trong tiếp cận định lượng:
+ Các phương pháp thu thập dữ liệu có thể là cân đo, bản câu hỏi có cấu trúc,
phỏng vấn, quan sát bằng những công cụ khác.
+ Các dạng khác nhau như phỏng vấn sâu, câu hỏi không cấu trúc là dạng kết hợp
với nghiên cứu.
+ Người nghiên cứu phải chọn phương pháp sao cho phù hợp với câu hỏi nghiên
cứu.
c) Đặc điểm nghiên cứu định lượng:
+ Nghiên cứu định lượng liên quan đến lượng và số trong khi định tính liên quan
đến chất và các mô tả.
+ Mục đích của nghiên cứu định lượng là đo các biến số theo các mục tiêu và xem
xét sự liên quan giữa chúng dưới dạng các số đo và số thống kê.
Đo lường trong nghiên cứu định lượng:
+ Các tiêu chuẩn cần có của nghiên cứu định lượng:
* Hợp lệ, hiện hữu (Validity)
* Khách quan, tin cậy (Objectivity/ Reliability)
* Chính xác tập trung quanh giá trị đúng (Accuracy) -Các giá trị đo phân số
gần nhau (precision).
d) Tính khách quan của nghiên cứu định lượng:
+ Người nghiên cứu đứng bên ngoài hiện tượng nghiên cứu.
+ Dữ liệu thu thập không bị thiên vị hay lệch theo hướng chủ quan
e) Dạng dữ liệu định lượng:
+ Dữ liệu được dùng để phân nhóm.
+ Ví dụ: các con số, số lượng, tỉ lệ, mức độ.
+ Biến số được phân loại thành các dạng : vật lý (nhiệt độ, khối lượng), tâm lý
(thái độ, sựu lo lắng) hoặc xã hội.
f) Đặc trưng cơ bản của nghiên cứu định lượng:
+ Nghiên cứu định lượng , nghiên cứu mối quan hệ giữa các khái niệm và các biến
số. Ví dụ mối quan hệ giữa sự hỗ trợ của xã hội và chất lượng cuộc sống.
+ Nghiên cứu định lượng được dùng để tổng quát hóa kết quả nghiên cứu thông
qua phân phối ngẫu nhiên và lấy mẫu đại diện.
+ Nghiên cứu định lượng có thể cung cấp dữ liệu để mô tả sự phân bố của các đặc
điểm và tính chất của tổng thể nghiên cứu, khảo sát các mối quan hệ giữa chúng và
xác định mối quan hệ nhân quả.
g) Hạn chế cảu cách tiếp cận định lượng:
+ Không giúp hiểu được các hiện tượng về con người nhất là những nghiên cứu về
hành vi.
+ Câu trả lời của các đối tượng bị tác động ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, nên không
hoàn toàn khách quan.
+ Dù trên một thang đo chuẩn háo nhưng có thể giải thích khác nhau tùy theo mọi
người tham gia.
h) Chọn nghiên cứu định lượng khi:
 Bạn thật sự am hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu thống kê.
 Vấn đề nghiên cứu có tính chất mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến
phụ thuộc và biến tác động (biến độc lập)
Nếu chọn nghiên cứu định lượng, cần chú ý khả năng thu nhập dữ liệu và khả năng
thực hiện thiết kế nghiên cứu hoàn chỉnh.

B) Cho ví dụ:
Ví dụ 1: Đánh giá chỉ số huyết áp trung bình của người bệnh tiền tăng huyết
áp sau khi thực hiện chế độ dinh dưỡng và luyện tập không can thiệp thuốc.
Ví dụ 2 : Mối liên quan giữa chỉ số đường huyết trung bình và biến chứng
mạch máu nhỏ ở bệnh nhân Đái tháo đường.
Ví dụ 3: Nghiên cứu thực hành pha Oresol của các bà mẹ có con dưới 5 tuổi
bị tiêu chảy tại khoa tiêu hóa bệnh viện sản nhi quảng nam’’. Sử dụng bộ câu hỏi
khảo sát ở 200 bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy đang điều trị tại khoa tiêu
hóa- bệnh viện Sản Nhi Quảng Nam để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:
1.Thực hành pha Oresol của bà mẹ có con dưới 5 tuổi bị tiêu chảy đang được
điều trị tại khoa tiêu hóa-bệnh viện sản nhi quảng nam như thế nào?
2. Các yếu tố nào có liên quan đến thực hành pha Oresol của bà mẹ.

Câu 2)
A) Nhiệm vụ 3: Tiếp cận định tính trong nghiên cứu khoa học:
Nghiên cứu định tính(Qualitative research) là phương pháp thu thập các thông
tin và dữ liệu dưới dạng ‘phi số’ để có được các thông tin chi tiết về đối
tượng nghiên cứu, khảo sát hoặc điều tra (dưới đây gọi chung là ‘đối tượng
nghiên cứu’) nhằm phục vụ mục đích phân tích hoặc đánh giá chuyên sâu. Các
thông tin này thường được thu thập thông qua phỏng vấn, quan sát trực tiếp hay
thảo luận nhóm tập trung sử dụng câu hỏi mở, và thường được áp dụng trong
trường hợp mẫu nghiên cứu nhỏ, có tính tập trung.
Nghiên cứu định tính: là hướng tiếp cận nhằm thăm dò, mô tả và giải thích dựa vào
các phương tiện khảo sát kinh nghiệm, nhận thức, động cơ thúc đẩy, dự định, hành
vi, thái độ. Chúng có thể hướng chúng ta đến việc xây dựng giả thuyết và các gairi
thích.
Nghiên cứu định tính thường tập trung vào quá trình xã hội và không dựa vào các
cấu trúc xã hội giống như các trường hợp nghiên cứu định lượng. Các kỹ năng cần
cho nghiên cứu định tính là: suy nghĩ trừu tượng, phân tích tình hình mang tính phê
phán…
Trong nghiên cứu định tính dữ liệu cần thu thập chủ yếu ở dạng định tính (dạng
chữ, không thể đo lường bằng số lượng).
Dữ liệu định tính là các dữ liệu trả lời cho các câu hỏi: Thế nào? Cái gì? Tại sao?
a) Những đặc điểm của nghiên cứu định tính:
+ Thăm dò (Exploraation)
+ Tiếp nhận quy nạp (Inductiveapproach)
+ Tương tác và phản hồi (Interactive and Reflective)
+ Mềm dẻo (Flexible)
- Thăm dò là đặc điểm cơ bản của nghiên cứu định tính.
- Tiếp cận quy nạp: giúp phát triển, tạo ra giả thuyết. Người nghiên cứu
thường lắng nghe, quan sát đối tượng để chắt lọc ra cốt lõi của vấn đề, sự
việc.
- Tương tác và phản hồi: khi thu thập thông tin, người nghiên cứu phải có mối
quan hệ gần gũi với chủ đề nghiên cứu, người nghiên cứu trở thành công cụ
thu thập dữ liệu, biết tương tác, lắng nghe và chia sẽ thông tin với người
được phỏng vấn.
- Mềm dẻo: mặc dù nghiên cứu định tính cũng dùng các phương pháp thu
nhập dữ liệu như nghiên cứu tình huống phỏng vấn, quan sát, ghi âm, gửi
thư, nhật ký và các tài liệu khác nhưng mềm dẻo linh hoạt và tùy vào biến
(khác với nghiên cứu định lượng, mẫu thu thập số liệu được xây dựng
trước).
b) Các hạn chế của nghiên cứu định tính:
 Giai thoại.
 Phi khoa học
 Không tổng quát hóa.
 Ấn tượng.
 Chủ quan.
c) Chọn nghiên cứu định tính khi:
 Bạn chưa thật sự âm hiểu và có khả năng xử lý và phân tích dữ liệu thống
kê.
 Vấn đề nghiên cứu không nhằm mô tả và dự báo mối quan hệ giữa các biến
phụ thuộc và biến tác động.
 Các vấn đề nghiên cứu tập trung vào sự khám phá một kinh nghiệm hoặc
hành vi, về một hiện tượng còn ít biết tới.
Nếu chọn nghiên cứu định tính, nên chú ý khả năng tiếp cận và phỏng vấn chuyên
gia hoặc thu nhập dữ liệu thứ cấp.
B) Cho ví dụ:
 Ví dụ 1: Tìm hiểu các nguyên nhân dẫn đến thực hành quan hệ tình dục không
an toàn của sinh viên Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam qua phỏng vấn sâu.
 Ví dụ 2 : Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tái nghiện ở người sử dụng ma túy
dạng Heroin sau điều trị Methadone.
Ví dụ 3: Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của phụ nữ ung thư vú sau phẫu
thuật cắt bỏ ngực.
Thực hiện phỏng vấn sâu về chất lượng cuộc sống của 10 phụ nữ ung thư vú sau
phẫu thuật cắt bỏ ngực tại khoa ung biếu- bệnh viện đa khoa Quảng Nam. Mỗi
cuộc phỏng vấn tiến hành khoảng 30 phút tại hai thời điểm: lúc xuất viện, và sau
xuất viện 6 tháng.

THỰC HÀNH NHÓM


THỨ HỌ VÀ TÊN THÀNH VIÊN TRÁCH NHIỆM TRONG NHÓM GHI CHÚ
TỰ
1. Nguyễn Thị Họa Mi Phụ trách chung Nhóm trưởng
2. Nguyễn Thị Minh Thương Chịu trách nhiệm cho Thư kí
nhiệm vụ 2.
3. Phan Thị Ly Ly Chịu trách nhiệm cho
nhiệm vụ 3
4. Lê Thị Thùy Diệu Chịu trách nhiệm tìm
ví dụ cho NV 2
5. Bùi Thị Kim Tiến Chịu trách nhiệm tìm
ví dụ cho NV3
6. Hồ Thị Thu Thủy Góp ý chỉnh sửa phần
NV2
7. Trương Thị Duyên Góp ý chỉnh sửa phần
NV 3
8. Phùng Thị Kiều Thu Chịu trách nhiệm
chỉnh sửa, hoàn thiện
bài

You might also like