You are on page 1of 7

SỰ KHÁC NHAU GIỮA NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH VÀ ĐỊNH LƯỢNG

Trong nghiên cứu khoa học, phương pháp định lượng và định tính có vai trò rất lớn đối với đề tài
nghiên cứu, hai phương pháp này sẽ giúp nhà nghiên cứu thu thập dữ liệu một cách chính xác và
nhanh chóng tuy nhiên hai phương pháp này lại trái ngược nhau về cách thức và phương pháp
hoạt động.
1/ Về định nghĩa:
Đối với nghiên cứu định tính thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng chữ và là phương pháp
tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của nhóm người từ quan điểm của nhà
nhân học.
Còn với nghiên cứu định lượng thì chủ yếu thu thập dữ liệu bằng số và giải quyết quan
hệ trong lý thuyết và nghiên cứu theo quan điểm diễn dịch.
2/ Về việc sử dụng lý thuyết:
Trong nghiên cứu định tính nhà nghiên cứu sử dụng theo hình thức quy nạp, tạo ra lý
thuyết, phương pháp nghiên cứu định tính còn sử dụng quan điểm diển giải, không chứng minh
chỉ có giải thích và dùng thuyết kiến tạo trong nghiên cứu, có nghĩa là nhà nghiên cứu dựa vào
các lý thuyết để xây dựng cho mình một hướng nghiên cứu phù hợp với điều kiện.
Còn trong nghiên cứu định lượng chủ yếu là kiểm dịch lý thuyết, sử dụng mô hình Khoa
học tự nhiên thực chứng luận, phương pháp NCĐL có thể chứng minh được trong thực tế và theo
chủ nghĩa khách quan, do là phương pháp chủ yếu sử dụng con số và tính khách quan cao nên
phương pháp định lượng có độ trung thực cao.
3/ Về cách thực thực hiện:
Nghiên cứu định tính là một trong những nghiên cứu đòi hỏi ở nhà nghiên
cứu khả năng quan sát và chọn mẫu cho phù hợp vì đây là giai đoạn đầu để hình
thành nên đề tài, phương pháo nghiên cứu định tính chủ yếu sử dụng các biện
pháp mang tính chủ quan như :
a/ Phỏng vấn sâu :
– phỏng vấn không cấu trúc.
– phỏng vấn bán cấu trúc.
– phỏng vấn cấu trúc hoặc hệ thống.
b/ Thảo luận nhóm:
– thảo luận tập trung.
– thảo luận không chính thức.
c/ Quan sát tham dự:
Đối với nghiên định lượng nhà nghiên cứu phải:
– Nghiên cứu thực nghiệm thông qua các biến.
– nghiên cứu đồng đại chéo có nghĩa là thiết kế n/c trong đó các dữ liệu được
thu thập trong cùng một thời điểm.
– vd : nghiên cứu việc học của con gái ở thành thị và nông thôn.
– Nghiên cứu lịch đại thì dữ liệu thu thập theo thời gian trong đó các dữ liệu
được so sánh theo thời gian.
– Nghiên cứu trường hợp là thiết kế nghiên cứu tập trung vào một trường
hợp cụ thể.
– Nghiên cứu so sánh là thiết kế n/c trong cùng một thời điểm hay qua nhiều
thời điểm.
4/ Cách chọn mẫu:
§ Trong nghiên cứu định tính:
– chọn mẫu xác xuất :
– mẫu xác xuất ngẫu nhiên.
– mẫu xác xuất chùm
– mẫu hệ thống.
– mẫu phân tầng.
– mẫu cụm.
– chọn mẫu phi xác xuất.
§ Trong nghiên cứu định lượng:
– theo thứ tự.
– câu hỏi đóng – mở.
– câu hỏi được soạn sẵn.
– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
– câu hỏi không gây tranh luận.
5/ Cách lập bảng hỏi.
a/ Trong nghiên cứu định tính
– không theo thứ tự.
– câu hỏi mở.
– câu hỏi dài.
– câu hỏi gây tranh luận.
b/ Đối với nghiên cứu định lượng:
– theo thứ tự.
– câu hỏi đóng – mở.
– câu hỏi được soạn sẵn.
– câu hỏi ngắn ngọn, xúc tích.
– câu hỏi không gây tranh luận.

You might also like