You are on page 1of 6

A.

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
– Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung
+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng thú
của người nghiên cứu đối với vấn đề
– Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn đề mà
nhóm lựa chọn.
• Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu:
10%

2. Tổng quan nghiên cứu


Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan (trong và ngoài nước) trong mối tương
quan với đề tài đang nghiên cứu:

• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu

3. Mục tiêu nghiên cứu


– Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì khi thực
hiện đề tài?”
• Trọng số:
+ Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài: 10%
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung
công trình: 5%

4. Đối tượng nghiên cứu


– Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu.
• Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi NC
+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn đề NC

5. Phạm vi nghiên cứu


– Không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu.
• Lưu ý: tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp.

6. Phương pháp nghiên cứu


– Trình bày các PPNC được sử dụng (Chỉ rõ PP chủ đạo, PP bổ trợ)
+ Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,…
+ Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, định tính, …
• Trọng số: Phần này thường được quan tâm vì là hướng đi chính của đề tài.
+ PPNC khoa học, hợp lí, đáng tin cậy, phù hợp đề tài: 5%
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung
công trình: 5%

7. Cấu trúc đề tài: Trình bày vắn tắt các chương của đề tài (có thể không trình bày)
Công trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình và …. biểu đồ cùng …… phụ lục.
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục
tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:
Chương 1:
Chương 2:
Chương 3:
B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương 1: Cơ sở lý luận
– Khái niệm: Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn đề NC
– Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
• Lỗi thường gặp: SV viết y nguyên các lý thuyết, khái niệm… trong giáo trình, tài liệu mà
không có sự điều chỉnh phù hợp với đề tài và sử dụng lời văn của mình
• Trọng số: Phần Lý luận có logic, phù hợp với tên đề tài đã chọn: 10%
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
– Phân tích mô hình, đánh giá số liệu: Bao gồm mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập,
đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết
• Trọng số: Số liệu minh chứng có cơ sở khoa học và đảm bảo tính cập nhật: 5%
– Giải thích: Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề
• Trọng số: Nội dung phần thực trạng có gắn kết với phần lý luận, mô tả rõ thực trạng của
vấn đề nghiên cứu, những đánh giá thực trạng bao quát và có tính khoa học: 10%
Chương 3: Giải pháp
– Dự báo tình hình
– Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
• Trọng số:
+ Kết quả của đề tài thể hiện rõ tính sáng tạo và có đóng góp mới của tác giả: 10%
+ Khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu: 10% (các đề tài đạt giải thường được đánh
giá cao ở tính ứng dụng)
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
– Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu
– Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn
2. Đề nghị
– Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng.
– Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, chưa
được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Nguồn tài liệu mà nhóm có sử dụng, bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên
quan đã được trích dẫn trong đề tài.
– Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng;
– Yêu cầu trong Giải thưởng SVNCKH: trích dẫn theo quy định của Tạp chí Phát triển
KH&CN.
E. PHỤ LỤC
– Lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan, phiếu điều tra, bảng điều tra
(Nếu thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng
hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại).
– Vị trí của phụ lục có thể ở đầu hoặc cuối công trình nghiên cứu.

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Lý thuyết danh mục đầu tư được khởi xướng từ những năm 1950 và ứng dụng khá
phổ biến ở các nước có thị trường chứng khoán phát triển. Tác dụng tích cực của
đầu tư theo danh mục đã được khẳng định trong các nghiên cứu và kiểm nghiệm
qua thực tiễn. Trong điều kiện cho phép, đầu tư theo danh mục có thể làm tối đa hóa
lợi nhuận với mức độ rủi ro cho trước hoặc tối thiểu rủi ro đầu tư với lợi nhuận mục
tiêu được xác định.

Các nhà nghiên cứu và thực nghiệm trong nước bước đầu đã tiếp cận lý thuyết danh
mục đầu tư hiện đại trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư, xây dựng danh mục đầu tư
chứng khoán. Các công trình tập trung vào việc ứng dụng, trong đó chủ yếu sử dụng
lý thuyết Markowitz để xây dựng danh mục, sử dụng mô hình: định giá tài sản vốn,
mô hình chỉ số đơn, mô hình Fama-French, Carhart để định giá và lựa chọn cổ
phiếu.

Tuy nhiên, việc nghiên cứu và ứng dụng lý thuyết danh mục trong đầu tư phần đông
chỉ dừng lại ở góc độ học thuật, phục vụ cho công tác giảng dạy. Các nghiên cứu
ứng dụng thực tiễn trên thị trường chứng khoán chưa nhiều, phạm vi khảo sát ứng
dụng giới hạn trong nhóm nhỏ các chứng khoán nhất định, đặc biệt là chưa có đề tài
nào thực hiện đầu đủ việc ứng dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại trong việc
xây dựng và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán trên thị trường chứng khoán
Việt Nam.

Mặc khác, khi sử dụng mô hình định giá tài sản vốn trong lựa chọn cổ phiếu hoặc
kiểm định sự phù hợp của mô hình định giá tài sản vốn trên thị trường chứng khoán
Việt Nam, mỗi tác giả sử dụng dữ liệu với thời gian và tần suất quan sát riêng, chưa
có sự so sánh để tìm thời gian và tần suất hợp lý dẫn đến kết quả nghiên cứu đôi khi
trái ngược nhau. Trong các công trình của mình, hầu hết các tác giả đã tính toán
beta của chứng khoán và không sử dụng phương pháp hồi quy để ước lượng nên kết
quả tính toán không gắn với ý nghĩa thống kê, độ tin cậy. Các đề tài hầu như chỉ sử
dụng mô hình định giá tài sản vốn để xác định rủi ro hệ thống (beta) làm sơ sở để
đưa ra các quyết định đầu tư, không đề cập hoặc đề cập không sâu đến thu nhập
vượt trội so với thu nhập theo yêu cầu của mô hình...
Tuy có những công trình thay thế nhưng lý thuyết danh mục trung bình – phương
sai vẫn là hòn đá tản của lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại. Sự tồn lại của lý thuyết
danh mục trung bình-phương sai trwuosc hết vì những thực nghiệm của nó được
phát triển khá phổ biến, rộng rãi, hấp dẫn và mang tính trực quan cao.

Lý thuyết danh mục trung bình – phương sai được nghiên cứu để tìm ra danh mục
đầu tư tối ưu trong một thời kỳ nhất định (từng giai đoạn thời gian đơn lẻ). Trên
thực tế vấn đề đầu tư không dừng lại ở một giai đoạn, vì vậy lựa chọn danh mục đầu
tư đa giai đoạn hoặc với khung thời gian liên tục được đặt ra, nghĩa là cần có sự mở
rộng công thức đối với lý thuyết danh mục trung bình – phương sai từ dạng tĩnh
sang dạng động với đa giai đoạn và khung thời gian liên tục. Bài báo của Fama;
Hakanssan; Meton; Mossi đã phân tích vấn đề này dưới nhiều giả thuyết khác nhau.
Các bài báo này cho thấy, dưới một số giả định hợp lý, vấn đề đa giai đoạn có thể
được giải quyết là một chuỗi của vấn đề giai đoạn riêng lẻ. Meton đã nghiên cứu
vấn đề danh mục đầu tư với khung thời gian liên tục thông qua việc xây dựng công
thức giải quyết đồng thời vấn đề danh mục và đầu tư tiêu dung. Kết quả cho thấy,
khung thời gian liên tục cũng chỉ được xác định dựa trên kết quả của khung thời
gian rời rạc.

Alfred Cowles là người tiên phong trong việc đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư,
tuy nhiên Cowles chỉ quan tâm đến thu nhập mà bỏ qua rủi ro của danh mục đầu tư.
Lý thuyết danh mục đầu tư chỉ ra rằng, khi đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư cần
phải quan tâm đến cả thu nhập và rủi ro danh mục. Những nghiên cứu về kỹ thuật
đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư có xem xét đến cả thu nhập và rủi ro có thể kể
đến như: hệ số Sharpe, hệ số Treynor, hệ số Jensen,; Friend, Blume và Crockett’s.
Mỗi nghiên cứu sử dụng thước đo rủi ro khác nhau: một số nhà nghiên cứu sử dụng
rủi ro hệ thống (Sharpe, Friend, Blume và Crockett) các nhà nghiên cứu khác
(Treynor, Jensen) lại sử dụng beta để đo lường rủi ro. Trong khi Friend, Blume và
Crockett đánh giá hiệu quả của danh mục được quản lý dựa trên các danh mục
không được quản lý có cùng mức rủi ro một cách ngẫu nhiên thì các nghiên cứu
khác sử dụng các mối liên kết giữa danh mục bất kỳ với tài sản phi rủi ro nằm dọc
đường thẳng trong không gian thu nhập kỳ vọng với beta hoặc thu nhập kỳ vọng và
độ lệch chuẩn để đánh giá hiệu quả danh mục đầu tư.

Tóm lại, trên cả góc độ lý thuyết lẫn thực nghiệm, việc xây dựng và quản lý danh
mục đầu tư dựa vào lý thuyết danh mục hiện đại trên thế giới đã có quá trình phát
triển qua hàng thập kỷ. Các công trình nghiên cứu có thể chia thành ba nhóm:
Nhóm công trình liên quan đến định giá chứng khoán, ước lượng, tính toán các yếu
tố đầu vào cho việc xây dựng danh mục đầu tư hiệu quả, tối ưu; nhóm công trình
liên quan đến đánh giá hiệu quả của danh mục đầu tư. Đây là sơ sở rất tốt cho việc
ứng dụng lý thuyết danh mục trong xây dựng và quản lý danh mục đầu tư vào thị
trường chứng khoán Việt Nam mà tác giả đang thực hiện. Lý thuyết danh mục đầu
tư Markowitz, mô hình định giá tài sản vốn, hay các phương pháp đánh giá hiệu quả
danh mục đầu tư: Sharpe, Treynor, Jensen- những công cụ này đã khẳng định vai
trò của nó đối với quá trình định giá, lựa chọn cổ phiếu đầu tư, xây dựng và đánh
giá danh mục đầu tư trong thực nghiệm dù đã có nhiều công trình nghiên cứu bổ
sung và thay thế. Do vậy, tác giả sử dụng các lý thuyết và mô hình này cho việc xây
dựng và quản lý danh mục đầu tư của khóa luận.

Tác giả Phan Đình Nguyên và Hà Minh Phước đã sử dụng mô hình ba nhân tố của
Fama-French, mô hình Carhart để đánh giá các yếu tố tác động đến tỷ suất sinh lời
của các cổ phiếu. Tác giả Phan Thị Bích Nguyệt trong nghiên cứu ứng dụng mô
hình đa nhân tố quản lý danh mục đầu tư đã có nhận định: cần đưa bao nhiêu nhân
tố và đưa những nhân đó nào vào mô hình là vấn đề không dễ giải quyết. Đưa nhiều
nhân tố vào mô hình không phải lúc nào cũng phù hợp và mức độ nhạy cảm của thị
trường đối với các sự kiện kinh tế hay các chỉ số kinh tế vĩ mô thường mang tính
tâm lý chủ quan của nhà đầu tư trên thị trường chứng khóa Việt Nam. Do vậy, mô
hình tỷ suất sinh lợi hiện nay khó có thể áp dụng ngay để dự báo các khoản đầu tư
chứng khoán trong thời gian tới. Tác giả Triệu Thị Kim Lanh đã vận dụng các lý
thuyết danh mục đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam, trong đó tác giả sử
dụng mô hình chỉ số đơn để tính toán thu nhập kỳ vọng và rủi ro của danh mục đầu
tư. Tác giả Ngô Đăng Hoàng trong việc tìm giải pháp lựa chọn danh mục đầu tư
hiệu quả trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã ứng dụng lý thuyết kinh doanh
chênh lệch giá (APT) để xây dựng danh mục đầu tư. Tác giả Võ Tấn Lực nghiên
cứu ứng dụng lý thuyết đầu tư tài chính hiện đại trong quản lý danh mục đầu tư trên
thị trường chứng khoán Việt Nam. Tác giả Lê Thị Mỹ Dung đã ứng dụng mô hình
ba nhân tố Fama-Frech và mô hình bốn nhân tố Carhart trong định giá chứng khoán.
Tác giả Phạm Ngọc Hải ứng dụng lý thuyết danh mục đầu tư hiện đại xây dựng
danh mục đầu tư tối ưu và quản trị danh mục đầu tư tối ưu. Nguyễn Thị Như Trang
đã vận dụng mô hình SIM để phân tích đầu tư chứng khoán.

Như vậy các tác giả đã nghiên cứu và thực nghiệm trong nước đã tiếp cận lý thuyết
danh mục đầu tư hiện đại trong việc lựa chọn cổ phiếu đầu tư, xây dựng danh mục
đầu tư chứng khoán. Hầu hết các công trình tập trung vào việc ứng dụng, trong đó
chủ yếu sử dụng lý thuyết Markowitz, mô hình định giá tài sản vốn để xây dựng
danh mục đầu tư. Bên cạnh đó, một số tác giả cũng đã nghiên cứu và thực nghiệm
lựa chọn cổ phiếu đầu tư với một số mô hình định giá chứng khoán: mô hình chỉ số
đơn, mô hình Fama-French, Carhart.

You might also like