You are on page 1of 10

Quy trình nghiên cứu khoa học

Quy trình nghiên cứu KH

• Quy trình nghiên cứu bao gồm một loạt các bước cần thiết để hoàn thành một nghiên cứu
• Các bước trong quy trình có mối liên hệ chặt chẽ với nhau

Trên cơ sở của Tổng quan tài liệu/ dựa trên thực tế quan sát để đặt ra Câu hỏi nghiên cứu

Quan trọng nhất trong một quy trình nghiên cứu đó chính là phải có một RIGHT QUESTION, tức là phải có
Câu hỏi nghiên cứu chính xác thì giá trị NC mới có giá trị cho cả thực tế và khoa học. Và mục đích của một
nghiên cứu đó chính là Công bố kết quả (để giải đáp câu hỏi)

Quy trình nghiên cứu

1. Tổng quan tài liệu / Thực tế

2. Câu hỏi nghiên cứu

3. Thiết kế nghiên cứu

4. Thu thập và phân tích số liệu

5. Giải thích kết quả

6. Công bố kết quả

=> Số bước của một Quy trình nghiên cứu tuỳ thuộc vào từng tác giả, từng tài liệu NHƯNG bắt buộc phải mở
đầu bằng Câu hỏi nghiên cứu và kết thúc bằng Công bố kết quả.
1. Tổng quan tài liệu

• Thường được trình bày ở phần đầu của một đề cương hay báo cáo nghiên cứu
• Sử dụng những lý thuyết thật sự liên quan và phù hợp có thể giúp giải quyết vấn đề nghiên cứu (hay trả
lời câu hỏi nghiên cứu)
• Tổng hợp lại tất cả những lý thuyết và nghiên cứu trước đây có liên quan đến chủ đề -> khoảng trống
– tức là những cái mà người ta chưa trả lời được thì chúng ta đi nghiên cứu để tìm ra kết quả và lấp vào
những khoảng trống này đối với y văn trong nước cũng như thế giới.
• Đánh giá được mạnh / yếu về phương pháp của nghiên cứu trước đó -> chọn phương pháp NC. Ví dụ
như trước đó người ta đã làm phương pháp NC A, B or C nhưng không có phương pháp NC nào là
chuẩn mực thì ta cũng có thể chọn một phương pháp để NC và bổ sung thêm cho hoàn hiện hơn.

Các loại tổng quan tài liệu

• Tổng quan mô tả (Narrative review)

• Tổng quan hệ thống (Systematic review)

1.1. Tổng quan mô tả (Narrative review)


• Quá trình thu thập, tóm tắt, tổng hợp các tài liệu và báo cáo nghiên cứu về cùng một chủ đề
• Giải thích và kết luận dựa trên kinh nghiệm của nghiên cứu viên về lý thuyết và mô hình đã có sẵn
• Tổng quan mô tả không dựa trên quá trình tìm kiếm và đánh giá các tài liệu và báo cáo nghiên cứu một
cách có hệ thống mà dựa trên các tài liệu và báo cáo nghiên cứu sẵn có hoặc do tác giả tự lựa chọn =>
Ví dụ: Một chủ đề NC về thuốc A thì tất nhiên Tổng quan mô tả sẽ không thể tổng quan tất cả những
tài liệu đã có về thuốc A mà chỉ có một số tài liệu có liên quan đến thuốc A. Tổng quan mô tả chỉ là có
gì sẽ mô tả như thế theo các tài liệu đã tìm được. Tổng quan mô tả có thể bị sai số liên quan đến việc
lựa chọn tài liệu (có thể xảy ra do áp đặt c ủa NC viên trong quá trình tìm kiếm tài liệu)
• Ví dụ: Tổng quan mô tả về các đổi mới trong PPNC định tính của Rose Wiles (2011) sử dụng 57 bài
báo xuất bản trong giai đoạn 2000 - 2009 có đề cập đến việc sử dụng PPNC định tính mới
• Rose Wiles, Graham Crow, Graham Crow, Helen Pain. Innovation in Qualitative Research Methods:
A Narrative Review. Qualitative Research 11(5):587-604

1.2. Tổng quan hệ thống (Systematic review)

• Các bằng chứng KH về một chủ đề được xác định, tìm kiếm, đánh giá và tổng hợp một cách hệ thống
• Nhà nghiên cứu có chiến lược tìm kiếm tài liệu và báo cáo nghiên cứu rõ ràng. Tổng quan hệ thống có
thể giảm thiểu được các sai số lựa chọn tài liệu (xảy ra do nghiên cứu viên lựa chọn tài liệu dựa trên
kinh nghiệm bản thân). => Việc tìm kiếm tài liệu của tổng quan hệ thống dựa trên những yêu cầu rõ
ràng và NC viên lựa chọn tài liệu dựa trên yêu cầu do đó hạn chế được sai số lựa chọn
• Tổng quan hệ thống của WHO về các nguyên nhân gây tử vong mẹ, 34 bộ số liệu (35.197 ca tử vong
mẹ) được phân tích về sự khác biệt về nguyên nhân ở các khu vực => Dựa trên các tài liệu của tổng
quan hệ thống người ta xác định:
✓ Xuất huyết là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ ở Châu Phi (33-39%, 8 bộ số liệu, 4.508 ca tử
vong) và Châu Á (30-38%, 11 bộ số liệu, 16.890 ca tử vong).
✓ Ở Mỹ La tinh và vùng biển Caribe, các rối loạn tăng huyết áp là nguyên nhân gây tử vong mẹ nhiều
nhất (25-27%, 4 bộ số liệu, 10.777 ca tử vong)

 Lấy vd: Tổng quan hệ thống thì người ta sẽ đặt ra câu hỏi nghiên cứu tập trung, rõ ràng: Nguyên nhân
tử vong mẹ phân bố các châu lục. Tổng quan mô tả chỉ đặt ra câu hỏi: Tử vong mẹ
 Tổng quan mô tả do có sự ảnh hưởng của NC viên trong quá trình lựa chọn tài liệu do đó nhìn chung
quá trình này không cụ thể

 Tổng quan hệ thống thường chặt chẽ và khoa học


 Tuy nhiên trong khi làm khoá luận thì thường chỉ ở Tổng quan mô tả
2. Câu hỏi nghiên cứu – quan trọng nhất
• Nghiên cứu một tình trạng thực tế nào đó hay nghiên cứu mối liên hệ giữa các biến số => Ví dụ: Câu
hỏi NC: tỉ lệ online từ laptop/ điện thoại của lớp Dược -> Mô tả. Câu hỏi NC: Mối liên quan giữa học
laptop với việc điểm số -> phân tích
• Xác định được lĩnh vực nghiên cứu, thu hẹp lại thành một vấn đề nghiên cứu cụ thể
• Câu hỏi NC thể hiện mức độ am hiểu vấn đề nghiên cứu và những khái niệm liên quan
• Từ câu hỏi NC -> Tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết và những nghiên cứu trước đây về những vấn đề
tương tự để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu

Vai trò của câu hỏi nghiên cứu -> Câu hỏi NC sẽ quyết định:

• Loại số liệu cần thu thập.


• Những mối liên hệ cần phân tích
• Loại kỹ thuật phân tích dữ liệu thích hợp
• Hình thức của báo cáo cuối cùng

Lưu ý khi xác định câu hỏi nghiên cứu

• Vấn đề/ Câu hỏi NC phải có ý nghĩa thực tiễn và phải có đóng góp, hoặc đem lại những hiểu biết mới
trong thực tế hay trong y văn
• Bạn cần phải thích thú với vấn đề -> khi đam mê, hứng thú sẽ đào sâu hơn vấn đề NC
• Vấn đề của bạn phải cụ thể, không quá rộng
• Tính khả thi -> có thể thực hiện để tìm ra câu trả lời hay không?

Giả thuyết nghiên cứu

• Một giả định được xây dựng trên cơ sở của vấn đề nghiên cứu về những lý thuyết liên quan
• Thông qua nghiên cứu có thể kiểm định tính hợp lý hoặc những hệ quả của nó
• Giúp xác định tiêu điểm của vấn đề nghiên cứu
• Mục đích của cả quá trình nghiên cứu sẽ là kiểm định tính hợp lý của giả thiết

Vai trò của giả thuyết nghiên cứu

• Hướng dẫn, định hướng nghiên cứu


• Xác minh các sự kiện nào là phù hợp/ không phù hợp với nghiên cứu
• Đề xuất các dạng nghiên cứu thích hợp nhất
• Cung cấp khung sườn để định ra các kết luận về kết quả nghiên cứu
Phân loại giả thuyết nghiên cứu

• Giả thiết mô tả (descriptive hypothesis) -> NC mô tả


• Giả thiết tương quan (Correlational hypothesis) -> NC tương quan
• Giả thiết giải thích (nguyên nhân) -> NC phân tích

Giả thuyết tương quan

• Phát biểu một số biến số xuất hiện cùng nhau theo cách nào đó

• Biến này không có nghĩa là nguyên nhân của biến kia và ngược lại

• Tỷ lệ tiêm phòng lao thấp ở các nước có số mắc COVID-19 cao => Không xác định được tỷ lệ tiêm phòng
lao thấp có phải là nguyên nhân gây mắc COVID 19 cao hay không và ngược lại

Giả thuyết mô tả

• Phát biểu sự tồn tại, hiện diện, dạng phân bố của một số vấn đề nào đó.
• Vd: Pharmacity chiếm x % thị phần phân phối thuốc ở Thành phố A => chỉ đơn giản là phát biểu có
tính chất mô tả

Phân loại giả thuyết nghiên cứu

• Giả thiết giải thích (nguyên nhân) (Explanatory causal hypotheses): ám chỉ rằng sự hiện diện hoặc thay
đổi của một biến gây ra hoặc dẫn đến sự thay đổi của một biến khác
• Biến nguyên nhân được gọi là biến độc lập (independent variable - IV) và biến còn lại gọi là biến phụ
thuộc (dependent variable - DV) => Ví dụ: mưa nhiều gây tăng số ca mắc sốt xuất huyết. Mưa là biến
độc lập -> số ca mắc sốt xuất huyết phụ thuộc vào lượng mưa

Phân loại giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết giải thích là nghiên cứu phân tích, giải thích được nguyên nhân hoặc hậu quả yếu tố phơi
nhiễm. Sự hiện diện hoặc thay dổi của một biến A dẫn đến sự thay dổi biến B
Biến nguyên nhân gọi là biến độc lập và biến còn lại gọi biến phụ thuộc
Mưa nhiều dẫn đến sốt xuất huyết tăng nhưng không thể sốt xuất huyết tăng quá nhiều thì mưa tăng
theo. Nên mưa là biến độc lập; sốt xuất huyết là biến phụ thuộc.

Thế nào là giả thuyết mạnh:


1. Sát mục tiêu, phù hợp câu hỏi nghiên cứu.

2. Có thể kiểm định được


3. Tốt hơn các giả thuyết cạnh tranh khác
Một thuốc mới (thuốc A) để diều trị Covid thì giả thuyết:

thuốc A so với thuốc điều trị trước đó kg thuốc A giảm tỷ lệ tử


H0 có hiệu quả covid
có sự khác biệt vong xuống còn 1/2
những kì vọng khác so
Kg có hiệu quả điều thuốc A so với thuốc điều trị trước đó có
H1 với ½ ( có thể giảm
trị covid sự khác biệt (có hoặc không có hiệu quả)
hoặc tăng tỷ lệ tử vong)

Đề cương nghiên cứu – xây dựng


Thực chất là một bản kế hoạch thực hiện nghiên cứu
Có đầy đủ thành phần bắt buộc
Là nền tảng để xem xét, đánh giá và phê duyệt nghiên cứu.

Đề cương nghiên cứu – nội dung


Kỹ thuật thu thập và phân tích số liệu
Cấu trúc dự kiến của báo cáo cuối cùng
Lịch trình dự kiến: các bước tiếp theo cần phải thực hiện để hoàn thành nghiên cứu và thời gian cần
thiết thực hiện
Ai tiến hành nghiên cứu
Tài liệu tham khảo
Phụ lục (nếu có)

Đề cương nghiên cứu – Các bước


Xây dựng đề cương
Sửa chữa đề cươngg
Đề cương được chấp thuận
Triển khai nghiên cứu
Điều chỉnh nếu cần thiết
Báo cáo kết quả

Thu thập và phân tích số liệu


Dữ liệu sơ cấp (người nghiên cứu phải bắt đầu)
• Thu thập trực tiếp từ từng đối tượng
• Quan sát, phỏng vấn… tùy vào biến số mà mình thực hiện
Dữ liệu thứ cấp (có ai đó đã làm và dựa vào bộ số liệu đó và câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết của mình
thì bộ số liệu đó có thể trả lười được)
• Số liệu tổng hợp từ số liệu sơ cấp
• Nguồn cung cấp thích hợp ( thường niêm giám thống kê)
Thông thường dữ liệu sơ cấp tốt hơn vì câu hỏi nghiên cứu của mình, mình đặt ra trên cơ sở gải thuyết
và đi lấy số liệu thì nó rất phù hợp. Còn nghiên cứu thứ cấp, ngi ta đã báo cáo theo mục đích người đó
và bây giờ mình dựa vào đó sử dung lại thì kế hoạch nghiên cứu cho câu hỏi của mình thì bộ số liệu
của người ta không sẵn có.

Thu thập và phân tích số liệu ( toàn bộ trong môn thống kê)
Tùy theo dữ liệu và giả thuyết nghiên cứu để phân tishc
Phân tích định tính/định lượng
Mô tả hay phân tích
Thu thập và phân tích số liệu để trả lười câu hỏi, việc phân tích mặc dù kiến thực và kỹ năng của môn
thống kê nhưng phải định hướng ( mô tả và phân tích) theo câu hỏi của nhà nghiên cứu
Phút 86 - Bài 2
Câu hỏi: So sánh về giới tính trong 1 phòng bệnh?

Trong phòng bệnh này có 4 nam, 2 nữ


=> Kết luận:
- Không tự so sánh các bệnh nhân trong phòng này. (Tức là KHÔNG so sánh 4 nam vs 2 nữ)
- So sánh phải có nhóm chứng (control).
- Ví dụ:
+ Nhóm chứng có 5 nam, 5 nữ. Thì có 4/5 nam mắc bệnh, có 2/5 nữ mắc bệnh.
+ Bình thường phòng bệnh có 10 nam, 0 nữ. Nhưng hôm nay có 4 nam, 2 nữ.

Không so sánh nam với nữ. Thầy nhắc lại cuộc trò chuyện giữa nobita và doraemon.
Bài học rút ra: Không được so sánh 2 đối tượng, 2 nhóm khập khiễng với nhau.
Trình bày kết quả được xem là bước cuối cùng đối với các đề tài nghiên cứu.
- Luận văn tốt nghiệp: tổng kết đề tài của sinh viên
- Đang làm đề tài, phân tích số liệu mặc dù chưa xong nhưng thấy có điểm thú vị ở đề tài mình, và
muốn công bố cho giới khoa học biết ở 1 hội nghị khoa học nào đó thì viết 1 bản tóm tắt và trình bày
ở hội nghị khoa học đó.
- Khi mọi thứ đã hoàn chỉnh thì được các bài báo khoa học thì có đăng ở trong nước, ngoài nước.

Nội dung trình bày kết quả phải theo đúng trình tự của đề cương hoặc tùy vào quy định của nơi
mình công bố.
Lưu ý trong trình bày kết quả: Khoe điều cần khoe, che điều cần che.
Nội dung phát biểu phải phù hợp với câu hỏi, cũng như phù hợp với gia thuyết nghiên cứu. Những nội
dung không phù hợp, hạn chế thì không cần thiết phải liệt kê hết ra.

You might also like