You are on page 1of 2

VỀ GIẢ THIẾT NGHIÊN CỨU

Giả thuyết nghiên cứu là gì?


Giả thuyết nghiên cứu là nhận định sơ bộ, một kết luận giả định về bản
chất sự vật, do người nghiên cứu đưa ra để chứng minh hoặc bác bỏ.
Ví dụ: NGHIÊN CỨU VỀ THƯC TRẠNG TỒN TẠI TRONG ĐIỀU TRỊ TĂNG
HUYẾT ÁP NGOẠI TRÚ. Trong đó thấy tỷ lệ bệnh nhân điều trị có kết quả
thấp, giả thiết rằng kết quả đạt thấp là do bệnh nhân chưa tuân thủ đúng chỉ
định của thầy thuốc.
Giả thuyết nghiên cứu có thể đúng hoặc sai. Người nghiên cứu đề ra giả
thuyết nghiên cứu nhằm định hướng nghiên cứu và kế hoạch thực hiện
nghiên cứu khoa học.
Phân loại giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu được chia thành 7 loại chính dựa vào đặc điểm của giả thuyết, cụ
thể như sau:
1/ Giả thuyết không
Giả thuyết không là giả thuyết khoa học cho rằng các biến nghiên cứu, các đối tượng
nghiên cứu không có bất kỳ mối quan hệ nào với nhau. Cũng vì vậy mà giả thuyết không
còn được gọi là một giả thuyết không liên quan. 
2/ Giả thuyết chung hoặc lý thuyết
Giả thuyết chung hoặc lý thuyết là các giả thuyết khoa học xây dựng dựa trên hoạt động
khái niệm hóa mà không định lượng cụ thể các biến nghiên cứu, các đối tượng nghiên
cứu. 
3/ Giả thuyết công việc
Giả thuyết công việc là giả thuyết khoa học được chứng minh, bác bỏ hoặc hỗ trợ thông
qua các hoạt động nghiên cứu khoa học. Qua các cuộc điều tra thực tế, các kết quả điều
tra, người nghiên cứu có thể xác minh các giả thuyết công việc.
4/ Giả thuyết tương đối
Giả thuyết tương đối hay còn được gọi là giả định tương đối, là các giả thuyết nghiên cứu
đánh giá sự ảnh hưởng của các biến số nghiên cứu với nhau. Giả thuyết này thường
dùng để miêu tả mối quan hệ tác động lẫn nhau giữa các giả thuyết nghiên cứu.
5/ Giả thuyết có điều kiện
Giả thuyết có điều kiện là các giả thuyết cho rằng một biến nghiên cứu phụ thuộc vào giá
trị của hai biến nghiên cứu khác. Trong trường hợp này, giả thuyết có điều kiện sẽ bao
gồm hai vế đó là hai biến “nguyên nhân” và một biến “ hiệu ứng”.
6/ Giả thuyết xác xuất
Giả thuyết xác suất là các giả thuyết khoa học thể hiện mối quan hệ giữa các biến nghiên
cứu và được đáp ứng trong hầu hết các đối tượng nghiên cứu, hầu hết dân số.
7/ Giả thuyết xác định
Giả thuyết xác định là các giả thuyết thể hiện mối quan hệ giữa các biến số luôn luôn
được đáp ứng. Nói cách khác, điều kiện và hiệu ứng luôn tồn tại song song với nhau.

Vai trò của giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết nghiên cứu có vai trò đặc biệt quan trọng với quá trình
nghiên cứu bởi:
– Giả thuyết nghiên cứu là khởi điểm của mọi nghiên cứu khoa học.
– Giả thuyết nghiên cứu định hướng nghiên cứu khoa học.
– Giả thuyết nghiên cứu là tiền đề để thực hiện các nghiên cứu khoa học.
– Giả thuyết nghiên cứu là cơ sở phát triển của nghiên cứu khoa học.
– Giả thuyết nghiên cứu  tạo nên nghiên cứu khoa học.
Chức năng của giả thuyết nghiên cứu
Chức năng cơ bản của giả thuyết nghiên cứu chính là phán đoán.
Phán đoán là một thao tác logic nhờ đó người ta nối liền các khái niệm để
khẳng định khái niệm này là hoặc không phải khái niệm kia.
Giả thuyết nghiên cứu khoa học có tính chỉ đường. Mendeleev đã nói rằng
“Có một giả thuyết sai, vẫn hơn không có một giả thuyết nào cả.” Thông qua
các giả thuyết, người nghiên cứu mới có thể hoàn thành nghiên cứu khoa
học của mình.
Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Để xây dựng được một giả thuyết nghiên cứu, người nghiên cứu cần
nắm vững 2 yếu tố: 
– Nhận dạng chuẩn xác loại hình nghiên cứu (nghiên cứu cơ bản, nghiên
cứu ứng dụng và nghiên cứu triển khai).
– Phương pháp đưa một phán đoán
Đây là phương pháp chính, sử dụng tư duy logic hay suy luận cá nhân của
chủ thể nghiên cứu để đưa ra các phán đoán từ đó xây dựng thành giả
thuyết nghiên cứu.
Có ba hình thức suy luận thông dụng: 
+ Suy luận theo hướng diễn dịch: Trong hình thức này, nhà nghiên cứu sẽ tư
duy bắt đầu từ những phát đoán đã có sẵn rồi mới phát triển và đưa ra thành
giả thuyết nghiên cứu.
+ Suy luận theo hướng quy nạp: Đây là hình thức suy luận cần có khả năng
phân tích và tổng hợp cao. Người nghiên cứu sẽ tổng hợp những cái riêng,
thành những cái chung và đưa ra giả thuyết nghiên cứu. 
+ Suy luận theo hướng loại suy: Đây là hướng suy luận đồng cấp. Nhà
nghiên cứu sẽ suy luận từ cái riêng đến cái riêng, tìm ra những điểm chung
hay loại trừ những suy luận không liên quan. 

You might also like