You are on page 1of 256

Chương 1: Tổng quan về

nghiên cứu khoa học và


phương pháp nghiên cứu
kinh tế

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học
2. Các loại hình nghiên cứu khoa học
3. Nghiên cứu kinh tế
4. Các phương pháp tư duy khoa học
5. Nghiên cứu định lượng, định tính, và phối hợp
6. Các hình thức tổ chức nghiên cứu
7. Quy trình nghiên cứu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học
 Định nghĩa về nghiên cứu khoa học:
 Theo Kumar (2005) “nghiên cứu là một trong những cách để tìm ra các
câu trả lời cho những câu hỏi”. Đây là quá trình được thực hiện trong
một khuôn khổ của một bộ các triết lý; sử dụng các quy trình, phương
pháp và kỹ thuật đã được kiểm định về tính hiệu lực và tin cậy; được
thiết kế để tránh tình trang thiên lệch và chủ quan.
 Theo Pearson Education Inc., nghiên cứu là “quá trình thu thập và
phân tích thông tin một cách hệ thống nhằm tăng cường sự hiểu biết
của ta về một hiện tượng. Nghiên cứu là chức năng của nhà nghiên
cứu nhằm đóng góp sự hiểu biết về hiện tượng và truyền bá sự hiểu
biết đó cho người khác”.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học
 Như vậy, khái niệm “nghiên cứu khoa học” có thể được hiểu theo các
khía cạnh sau:
 Mục tiêu: nhằm vào việc tìm kiếm kiến thức, sự hiểu biết về một sự
vật, hiện tượng nào đó; để trả lời cho các câu hỏi chưa được giải
đáp; để khám phá, giải thích về bản chất của sự vật, hiện tượng
cần nghiên cứu.
 Hành động: là một quá trình thu thập thông tin, dữ liệu phù hợp và
phân tích, đánh giá chúng.
 Kết quả phải đạt: là có được kiến thức, nhận thức và năng lực hiểu
biết về sự vật, hiện tượng nghiên cứu và đề xuất các hành động
phù hợp.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học
 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
 Được kiểm soát: trên thực tế, có rất nhiều yếu tố tác động đến một
kết quả nào đó, nhất là đối với khoa học xã hội và khoa học kinh tế. Vì
vậy cần phải đơn giản hóa các quan hệ nhân quả bằng cách xem xét
tác động của một vài yếu tố cần nghiên cứu trong khi kiểm soát các
yếu tố khác.
 Có tính nghiêm ngặt: phải bảo đảm rằng các quy trình được áp dụng
để trả lời các câu hỏi phải thích đáng, phù hợp, và kiểm chứng được.
 Có tính hệ thống: quy trình nghiên cứu phải được thực hiện theo một
trình tự logic.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học
 Các đặc điểm của nghiên cứu khoa học:
 Có tính hiệu lực và kiểm chứng được: các kết luận của chúng ta phải
dựa trên các phát hiện trong quá trình nghiên cứu và đúng đắn, đồng
thời có thể được người khác hay chính ta kiểm chứng lại.
 Có tính thực nghiệm: bất kỳ kết luận nào rút ra từ nghiên cứu phải
dựa trên các thông tin thu thập được từ kinh nghiệm và quan sát thực
tiễn.
 Có tính phê phán: quy trình nghiên cứu và các phương pháp được sử
dụng phải được phê bình, chỉ trích. Vì vậy quy trình nghiên cứu phải
chắt chẽ để đứng vững trược các phê bình, chỉ trích.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1. Các khái niệm cơ bản về nghiên cứu khoa học

 Vai trò của nghiên cứu khoa học:


 Bản chất của NCKH là vận dụng ý tưởng, nguyên lý và phương pháp
khoa học để tìm kiếm tri thức mới.
 Như vậy, NCKH có vai trò làm thay đổi cách nhìn nhận vấn đề của người
đọc, thuyết phục người đọc tin vào bản chất khoa học và kết quả thực
nghiệm nhằm đưa người đọc đến quyết định và hành động phù hợp để
cải thiện tình hình của các vấn đề đặt ra theo chiều hướng tốt hơn.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


2. Các loại hình nghiên cứu khoa học
Phân loại

OCED Tính ứng Mục tiêu Phương thức thu


Khác
(2002) dụng nghiên cứu thập số liệu

Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu Không có Nghiên cứu


Có cấu trúc
cơ bản cơ bản mô tả cấu trúc thực nghiệm

Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu Nghiên cứu
ứng dụng ứng dụng khám phá định lượng lý thuyết

Phát triển Nghiên cứu Nghiên cứu


thực nghiêm tương quan định tính

Nghiên cứu
giải thích

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


3. Nghiên cứu kinh tế
 Kinh tế học nhằm chủ yếu tìm kiếm những câu trả lời hoặc những giải
thích về hành vi của con người trong bối cảnh dung hòa các mâu thuẫn
giữa mong muốn cá nhân về chiếm hữu hàng hóa, dịch vụ và sự khan
hiếm các nguồn lực để sản xuất các hàng hóa, dịch vụ này (Begg,
2005).
 Các câu hỏi nền tảng của kinh tế học truyền thống có thể được chia
thành 2 nhóm cơ bản:
• Góc nhìn kinh tế vĩ mô: hoạt động, cấu trức, hành vi, và quá trình
ra quyết định của nền kinh tế ở cấp độ quốc gia, khu vực, hoặc
toàn cầu.
• Góc nhìn kinh tế vi mô: hành vi của các cá nhân trong xã hội về
việc phân bổ các nguồn lực khan hiếm và cung cầu đối với hàng hóa
và dịch vụ.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


3. Nghiên cứu kinh tế
 Đối với kinh tế phát triển, các câu hỏi liên quan tới vấn đề tăng trưởng
và phát triển, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động và phúc lợi cho con
người….
 Tóm lại, nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu,
chứng cứ, vận dụng các kiến thức và công cụ phân tích xử lý thông tin
dữ liệu nhằm đạt được các hiểu biết về vai trò và hành vi của các cá
nhân, hộ gia định, công ty, quốc gia hoặc là tổng thể nền kinh tế trong
một bối cảnh KT-XH cụ thể.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


4. Các phương pháp tư duy khoa học


thuyết

Giả
Mẫu
thuyết

Quan
sát/dữ
liệu
PP Quy nạp PP Diễn dịch
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
4. Các phương pháp tư duy khoa học
 4.1 Tư duy diễn dịch
 Tiếp cận nghiên cứu theo lối diễn dịch là một hình thức lập luận mà mục đích
của nó là đi đến kết luận, và kết luận nhất thiết phải đi theo các lý do cho
trước.
 Để một suy luận mang tính diễn dịch là đúng, nó phải đúng và hợp lệ:
• Tiền đề cho trước đối với một kết luận phải đúng với thế giới thực (đúng)
• Kết luận nhất thiết phải đi theo tiền đề (hợp lệ)
Ví dụ 1.1:
Việc phỏng vấn các hộ gia đình trong khu phố cổ là khó khăn và tổn kém (tiền đề
1)
Cuộc điều tra này liên quan đến nhiều hộ gia đình trong khu phố cổ (tiền đề 2)
Việc phỏng vấn trong cuộc điều tra này là khó khan và tốn kém (kết luận)

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


4. Các phương pháp tư duy khoa học
 4.1 Tư duy diễn dịch
 Hầu hết nghiên cứu đều được phát triển theo cách tư duy diễn dịch vì ta đều
dựa trên những lý thuyết sẵn có và được thừa nhận. Tuy nhiên, cần suy xét cẩn
thận về kết luận có thể rút ra từ cách tiếp cận này vì ta không chắc rằng liệu lý
thuyết có đúng tuyệt đối với trong mọi hoàn cảnh nghiên cứu hay không.
 Ngoài ra, cách tiếp cận nghiên cứu kinh tế theo các mô hình kinh tế chuẩn
thường dựa trên các giả định mang tính lý thuyết. VD: thị trường cạnh tranh
hoàn hảo, thông tin minh bạch, các quyết định kinh tế đều dựa trên tính duy
lý…
 Vì vậy có thể dễ dàng mắc phải sai lầm khi kết luận nghiên cứu.
• Ví dụ 1.2:
• Chim là loài biết bay (tiền đề 1)
• Dơi cũng là một loài biết bay (tiền đề 2)
• Dơi là một loài chim (kết luận)

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


4. Các phương pháp tư duy khoa học
 4.2. Tư duy quy nạp
 Cách tiếp cận quy nạp cho phép nhà nghiên cứu quan sát vấn đề nghiên cứu
trong thế giới thực hoặc thông qua một mẫu hình cụ thể.
 Từ các quan sát ghi nhận, mô tả, phân tích sâu sắc mà nhà nghiên cứu có
thể đúc kết, tổng quát hóa ra các quy luật vận động, phát triển của đối
tượng nghiên cứu.
 Phương pháp quy nạp hoàn toàn khác với diễn dịch. Trong quy nạp, ta rút ra
một kết luận từ một hoặc hơn các chứng cứ cụ thể. Các kết luận này giải
thích thực tế, và thực tế ủng hộ các kết luận này.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


4. Các phương pháp tư duy khoa học
 Ví dụ 1.3:
 Một địa phương thực hiện chính sách xóa đối giảm nghèo cho người dân,
nhưng sau 3 năm thực hiện thì tỷ lệ hộ nghèo vẫn không giảm. Tại sao tỷ
lệ hộ nghèo không giảm? Kết luận có phải là chính sách xóa đói giảm
nghèo sai hay không?
 Các giải thích có thể là:
 Chính quyền địa phương chọn sai đối tượng để thực thi chính sách xóa
đói giảm nghèo
 Vốn đầu tư của chính sách không đủ để tạo ra sự thay đổi
 Thị trường hàng hóa, dịch vụ ở địa phương phát triển chưa đủ mạnh
để tạo ra cơ hội mới cho người nghèo tiếp cận và hưởng lợi.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


5. Nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính, và phối
hợp
 5.1 Nghiên cứu định tính
 Nghiên cứu định tính là loại hình nghiên cứu nhằm mô tả sự vật, hiện
tượng mà thông tin thu thập chủ yếu dưới dang thang đo danh nghĩa
(nominal scale) hay thang đo thứ bậc (ordinal scale).
 Thường được áp dụng trong nhân chủng học, xã hội học, tâm lý học, ngôn
ngữ học, truyền thông, kinh tế học và ký hiệu học.
 Ngoài ra, khi cần hiểu biết một khái niệm hay hiện tượng bởi vì hầu như
người ta chưa thực hiện nghiên cứu nào về khái niệm hay hiện tượng đó,
thì cách tiếp cận định tính đáng được sử dụng. Nghiên cứu định tính mang
tính khảo sát và hữu ích khi nhà nghiên cứu chưa biết những biến số quan
trọng để xem xét.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


MABUZA, Langalibalele H.; GOVENDER, Indiran; OGUNBANJO, Gboyega A. and MASH, Bob. African Primary
Care Research: Qualitative data analysis and writing results. Afr. j. prim. health care fam. med. (Online) [online].
2014, vol.6, n.1 [cited TS.
2021-08-23], pp.1-5
Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5. Nghiên cứu định lượng, nghiên cứu
định tính, và phối hợp
 5.2 Nghiên cứu định lượng
 Là loại hình nghiên cứu mà ta muốn lượng hóa sự biến thiên của đối tượng
nghiên cứu. Vì vậy thống kê là công cụ được ứng dụng cho việc lượng hóa
các thông tin của nghiên cứu định lượng.
 Có các phương pháp chuyên biệt được phát triển cho các loại hình nghiên
cứu dựa trên điều tra/khảo sát cũng như cho hình thức nghiên cứu trong
điều kiện có kiểm soát.
 Nghiên cứu định lượng rất hữu ích và phù hợp nếu vấn đề nghiên cứu là xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến một kết quả nào đó, tác động của việc can
thiệp vào một vấn đề nào đó bằng chính sách kinh tế, hay là phân tích dự
báo sự xuất hiện của sự vật hiện tượng theo những điều kiện cho trước.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


http://toolkit.pellinstitute.org/evaluation-
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
guide/analyze/analyze-quantitative-data/
5. Nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định
tính, và phối hợp

 5.3 Nghiên cứu phối hợp


 Trên thực tế, nghiên cứu phối hợp cả phương pháp định tính và định lượng
khá phổ biến trong kinh tế và quản trị.
 Khi thực hiện nghiên cứu, nhà nghiên cứu có thể điều tra khảo sát sơ khởi để
biết những biến nào cần nghiên cứu và sau đó nghiên cứu các biến này bằng
cách sử dụng một mẫu lớn đật yêu cầu thống kê định lượng. Hoặc là nhà
nghiên cứu có thể trước tiên khảo sát một số lớn cá nhân, sau đó tiến hành
tiếp việc khảo sát với một ít cả nhân để biết được quan điểm và ý kiến cụ
thể của họ về vấn đề đang được nghiên cứu.
 Các dữ liệu định lượng thu được qua câu hỏi đóng (close-ended) và dữ liệu
định tính thu được qua câu hỏi mở (open-ended) giúp hiểu được tốt nhất
vấn đề nghiên cứu.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Định tính Định lượng
Tiêu điểm nghiên cứu Hiểu và diễn dịch Mô tả, giải thích và dự báo
Can dự của nhà nghiên cứu Nhà nghiên cứu là xúc tác Bị hạn chế, kiểm soát để tránh thiên lệch
Mục tiêu nghiên cứu Hiểu sâu sắc, xây dụng lý thuyết Mô tả hoặc dự báo, xây dựng hoặc kiểm định lý thuyết
Chọn mẫu Phi xác suất, có mục đích Xác suất
Cỡ mẫu Nhỏ Lớn
Có thể được điều chỉnh trong quá trình thực hiện nghiên
cứu. Được quyết định trước khi bắt đầu nghiên cứu.
Thiết kế nghiên cứu Thường sử dụng phối hợp nhiều phương pháp đồng thời Sử dụng một hay phối hợp nhiều phương pháp.
hay theo thứ tự Tiếp cận thời điểm hay lâu dài.
Không kỳ vọng vào sự nhất quán
Chuẩn bị cho người tham
Thường có sự chuẩn bị trước Không chuẩn bị trước để trách thiên lệch
dự
Mô tả lời nói.
Mô tả bằng lời nói hay hình ảnh.
Kiểu dữ liệu và chuẩn bị Lượng hóa dữ liệu bằng cách mã hóa để phân tích thống
Lọc dữ liệu bằng công cụ mã hóa lời nói
kê bằng máy tính
Phân tích con người; chủ yếu phi định lượng. Phân tích bằng máy tính - các phương pháp toán và
Nhà nghiên cứu phải nhìn thấy bối cảnh của hiện tượng thống kê là chủ đạo
Phân tích dữ liệu
nghiên cứu - khác biệt giữa thực tế và sự phán xét ít rõ ràng. Phân tích có thể diễn ra suốt quá trình nghiên cứu
Luôn tiếp tục suốt quá trình nghiên cứu Duy trì sự khác biệt rõ ràng giữa thực tế và phán xét.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


6. Các hình thức tổ chức nghiên cứu
 Đề tài nghiên cứu  Dự án khoa học
 Là một hình thức tổ chức nghiên cứu  Là một loại đề tài được thực hiện nhằm
khoa học phổ biến. Đề tài nghiên cứu có mục đích ứng dụng, có xác định cụ thể
một nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra để giải về hiệu quả KTXH. Dự án có tính ứng
quyết, và do một cá nhân hay nhóm dụng cao, có ràng buộc thời gian và
thực hiện. nguồn lực.
 Là một nghiên cứu cụ thể có mục tiêu,  Ví dụ:
nội dung, phương pháp rõ ràng, nhằm
 Dự án xây dựng thí điểm mô hình
tạo ra các kết quả mới đáp ứng yêu cầu
phát triển nông thôn mới
của thực tiễn sản xuất hoặc làm luận cứ
xây dựng chính sách.  Dự án xây dựng mô hình cánh đồng
lớn
 Ví dụ:
 Phân tích thực trạng và nguyên
nhân nghèo đói ở Việt Nam
 Tìm hiểu nhu cầu của người tiêu
dung về sản phẩm sữa
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
6. Các hình thức tổ chức nghiên cứu
 Chương trình khoa học  Đề án khoa học
 Là một tập hợp các đề tài hay dự án có  Là một loại văn kiện được xây dựng để
cùng mục đích xác định. trình cấp quản lý cao học hoặc gửi cho
cơ quan tài trợ.
 Trong một chương trình khoa học, các
đề tài dự án trực thuộc mang tính độc  Đề án nhằm đề xuất xin thực hiện một
lập một cách tương đối, nhưng các nội công việc nào đó như thành lập một tổ
dung của chúng trong chương trình có chức, tài trợ cho nghiên cứu khoa
tính đồng bộ, hỗ trợ lẫn nhau. học….
 Vd:
 Chương trình phát triển một số
ngành công nghiệp công nghệ cao
thuộc Chương trình quốc gia phát
triển công nghệ cao
 Chương trình phát triển nông
nghiệp ứng dụng công nghệ cao
thuộc Chương trình quốc gia phát
triển công nghệ cao đến năm
2020
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
7 Quy trình nghiên cứu
 Quy trình nghiên cứu là gì
 Nghiên cứu không chỉ đơn giản là một hành động đơn lẻ, mà là một
chuỗi các hành động diễn ra theo trình tự và gắn liền với nền tảng kiến
thức cũng như các bước tư duy logic. Chuỗi các hành động này được
gọi là qui trình nghiên cứu.
 Các bước trong quy trình nghiên cứu thay đổi tùy thuộc vào vấn đề và
cách hình của nhà nghiên cứu, tuy nhiên trình tự chung vẫn có tính
thông nhất khá cao

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Kumar (2005) Cooper & Schindler (2006) Berg (2009)
1 Xác định vấn đề nghiên cứu Xác định vấn đề nghiên cứu Xây dựng ý tưởng
Xác định khung khái niệm cho thiết kế
2 Xây dựng đề cương nghiên cứu Tổng quan lý thuyết
nghiên cứu
Xây dựng chiến lược thiết kế nghiên
3 Xây dựng công cụ để thu thập thông tin Thiết kế nghiên cứu
cứu
4 Chọn mẫu Thu thập và chuẩn bị dữ liệu Thu thập dữ liệu
5 Viết đề cuong nghiên cứu Phân tích và diễn giải dữ liệu Phân tích dữ liệu
6 Thu thập thông tin dữ liệu Viết báo cáo Phổ biến kết quả
7 Xử lý dữ liệu
8 Viết báo cáo

7 Quy trình nghiên cứu


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
7 Quy trình nghiên cứu
 Các bước của quy trình nghiên cứu
 1. Xác định vấn đề
 Là bước đầu tiên của quy trình nghiên cứu.
 Người nghiên cứu phải xác định được lĩnh vực nghiên cứu mà họ quan
tâm, từ đó thu hẹp lại thành một vấn đề nghiên cứu cụ thể.
 Đây là một bước hết sức quan trọng, đòi hỏi nhà nghiên cứu phải am
hiểu vấn đề nghiên cứu và những khái niệm liên quan. Do vậy, nhà
nghiên cứu cũng phải đồng thời thực hiện bước thứ hai: tổng quan tài
liệu >> tìm hiểu các khái niệm, lý thuyết, và những nghiên cứu trước
đây để làm rõ thêm vấn đề nghiên cứu.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7 Quy trình nghiên cứu
 Các bước của quy trình nghiên cứu
 2. Tổng quan lý thuyết và các nghiên cứu trước
 Bước này đòi hỏi phải tổng quan lại tất cả những lý thuyết và nghiên
cứu trước đây có liên quan có thể giúp chúng ta giải quyết vấn đề
nghiên cứu.
 Sàng lọc và sử dụng những lý thuyết thật sự liên quan và phù hợp để
giải quyết vấn đề.
 Học hỏi kinh nghiệm từ việc thiết kế và tổ chức thực hiện nghiên cưu
trước.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7 Quy trình nghiên cứu
 Các bước của quy trình nghiên cứu
 3. Xác định các thành phần cho thiết kế nghiên cứu
 Các thành phần này bao gồm khung khái niệm, khung phân tích, chọn
lựa các thông tin, dữ liệu, biến số cần thiết phục vụ cho quá trình
nghiên cứu, và xác định các công cụ phù hợp để thu thập, và phân tích
thông tin dữ liệu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7 Quy trình nghiên cứu
 Các bước của quy trình nghiên cứu
 4. Viết đề cương nghiên cứu
 Đề cương nghiên cứu chính là văn bản chỉ ra cách thức mà chung ta sẽ tiến
hành tổ chức thực hiện nghiên cứu. Nó là báo cáo thể hiện kết quả của các
bước trước mà chúng ta đã đạt được trong quá trình tìm kiếm ý tưởng và
chuẩn bị kế hoạch.
 Đề cương nghiên cứu thường bao gồm các nội dụng sau:
Phạm vi, Sơ lược về cơ sở lý
Mục tiêu Câu hỏi
Đặt vấn đề đối tượng thuyết và các kết quả
nghiên cứu nghiên cứu
nghiên cứu nghiên cứu trước

Cấu trúc dự Phương Khung phân Giả thuyết Khung khái


kiến của pháp tích (nếu nghiên cứu niệm (nếu
kết quả nghiên cứu có): (nếu có) có)

Lịch trình Kế hoạch Người thực Tài liệu


Phụ lục
dự kiến kinh phí hiện tham khảo
7 Quy trình nghiên cứu
 Các bước của quy trình nghiên cứu
 5. Thu thập số liệu
 Có 2 loại số liệu: thứ cấp và sơ cấp.
 Với số liệu thứ cấp, tùy vào lĩnh vực nghiên cứu mà tìm nguồn cung
cấp thích hợp.
 Số liệu sơ cấp thường được thu thập trực tiếp từ đối tượng nghiên cứu
thông qua nhiều hình thức điều tra khác nhau.
 Lưu ý khi xác định vấn đề nghiên cứu, cần cân nhắc về khả năng thu
thập số liệu.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7 Quy trình nghiên cứu
 Các bước của quy trình nghiên cứu
 6. Phân tích số liệu
 Tùy loại số liệu và giả thuyết nghiên cứu mà chọn kỹ thuật phân tích
dữ liệu thích hợp.
 Có thể là phân tích định tính hay định lượng hay phối hợp.

 7. Giải thích kết quả và viết báo cáo


 Từ kết quả phân tích, phải giải thích ý nghĩa của nó về mặt kinh tế.
 Những câu hỏi cần phải trả lời là: (1) kết quả phân tích cho phép kết
luận thế nào về giả thuyết nghiên cứu? (2) các kết luận có ý nghĩa gì
đối với vấn đề nghiên cứu ở cả hai khía cạnh học thuật và thực tiễn?

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Tóm lược
 NCKH là hoạt động tư duy nhằm tìm kiếm kiến thức
 NCKH được phân loại theo nhiều cách
 Nghiên cứu kinh tế là quá trình thu thập thông tin, dữ liệu, chứng cứ,
vận dụng các kiến thức và công cụ phân tích xử lý thông tin dữ liệu
nhằm đạt được các hiểu biết về vai trò và hành vi của các cá nhân, hộ
gia định, công ty, quốc gia hoặc là tổng thể nền kinh tế trong một bối
cảnh KT-XH cụ thể.
 Có 02 cách tư duy khoa học là quy nạp và diễn dịch
 NCKH cũng được tiếp cận theo định lượng và định tính
 Các hình thức tổ chức NCKH: đề tài, dự án, chương trình,
 Quy trình nghiên cứu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Chương 2:
Xác định và
mô tả vấn đề
nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
2. Xác định mục tiêu nghiên cứu
3. Xác lập câu hỏi nghiên cứu
4. Xác lập giả thuyết nghiên cứu
5. Đặt tên đề tài

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?
Vấn đề nghiên cứu là vấn đề mà nhà nghiên cứu đặt ra như là một khó khăn,
bức xúc cần được giải quyết.
Trong phạm vi khoa học kinh tế, vấn đề nghiên cứu là những tồn tại, khó khăn,
vướng mắc trong quan hệ kinh tế của người và người trong xã hội.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.1 Vấn đề nghiên cứu là gì?
Trong kinh tế vi mô, vấn đề nghiên cứu chính là các câu hỏi về hành vi của các cá
nhân trong xã hội về việc ra quyết định phân bổ các nguồn lực, và cung cầu đối
với hàng hóa và dịch vụ
Trong kinh tế vĩ mô, ta thường quan tâm về lạm phát, chính sách tiền tệ, tỷ giá,
chính sách tài khóa, đầu tư và hiệu quả đầu tư, thất nghiệp, tiền lương….
Trong kinh tế phát triển thường quan tâm tới tăng trưởng và phát triển, chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch lao động, phúc lợi, bất bình đẳng….

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2 Làm sao tìm được vấn đề/ý tưởng nghiên cứu?
Ý tưởng nghiên cứu có thể sinh ra từ nhiều nguồn khác nhau:
◦ Từ hệ thống quản lý NCKH chính thống của nhà nước
◦ Từ các tổ chức quản lý, nhà tài trợ
◦ Từ các đề xuất của các cơ quan quản lý chuyên ngành, doanh nghiệp, địa phương, đơn
vị nghiên cứu-đào tạo….
◦ Từ các phương tiện thông tin đại chúng
◦ Từ các bài báo khoa học, báo cáo khoa học đã được công bố
◦ Từ chính đề xuất cá nhân của người có mong muốn nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.2 Làm sao tìm được vấn đề/ý tưởng nghiên cứu?
Các chủ đề thuộc các lĩnh vực kinh tế thường được nghiên cứu:
◦ Kinh tế sản xuất
◦ Kinh tế nông nghiệp
◦ Sinh kế
◦ Toàn cầu hóa
◦ Phát triển nông thôn
◦ Đầu tư trực tiếp nước ngoài
◦ Nghèo đói và bất bình đẳng
◦ Các vấn đề về giáo dục, giới, y tế
◦ Vốn nhân lực….

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
Hãy suy nghĩ xem các vấn đề dưới đây thuộc lĩnh vực kinh tế nào?
◦ Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, hàng năm xuất khẩu
từ 5-6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là lợi nhuận của việc sản
xuất – xuất khẩu gạo thấp, và đời sống của nông dân trồng lúa không được cải
thiện. Hiện nay có rất nhiều tranh luận trong xã hội về cơ chế tổ chức sản
xuất – xuất khẩu lúc gạo và phân phối lợi ích cho các bên liên quan.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Hãy suy nghĩ xem các vấn đề dưới đây
thuộc lĩnh vực kinh tế nào?
Năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng ở ĐBSCL. Tình trạng
này khiến người dân không có nước ngọt để sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp, gây tổn thất kinh tế nặng nề. Sự lo lắng của xã hội với vấn đề này rất lớn,
đặt ra áp lực cho chính quyền về các biện pháp để giảm mặn và cung cấp nước
ngọt cho người dân

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Hãy suy nghĩ xem các vấn đề dưới đây
thuộc lĩnh vực kinh tế nào?
ĐBSCL là vùng đất phì nhiêu, có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi và là vùng
sản xuất nông nghiệp lớn nhất nhì quốc gia. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng này
khá cao so với mức bình quân của cả nước.Vấn đề này gây nên bức xúc cho
cộng đồng xã hội và các nhà nghiên cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.3 Như thế nào là một vấn đề nghiên cứu tốt?
◦ Khi xác định vấn đề nghiên cứu, ta thường có tâm lý hướng tới những vấn đề
quan trọng, được xã hội quan tâm, có ảnh hưởng lớn.
◦ Tuy nhiên, một vấn đề nghiên cứu “tốt” đối với xã hội chưa chắc là “tốt” đối
với nhà nghiên cứu.
◦ Khi lựa chọn một vấn đề nghiên cứu, nhà nghiên cứu phải suy nghĩ xem liệu
có đủ năng lực giải quyết nó hay không?

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.3 Như thế nào là một vấn đề nghiên cứu tốt?
Khi lựa chọn vấn đề nghiên cứu cần lưu ý:
◦ Cần phải thích thú với vấn đề
◦ Vấn đề phải có ý nghĩa thực tiễn và phải có đóng góp với cộng đồng khoa học và xã
hội
◦ Sự tương thích của tầm cỡ của vấn đề nghiên cứu và khả năng giải quyết của nhà
nghiên cứu
◦ Nguồn lực của ta có đủ để giải quyết vấn đề nghiên cứu hay không
◦ Vấn đề nghiên cứu phải có tính khả thi (về mặt thu thập số liệu, thông tin)
◦ Phải bảo đảm là có thể rút ra kết luận hoặc bài học từ nghiên cứu của mình

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.4 Cách thức xác định và chọn lựa vấn đề nghiên cứu
Để xác định được vấn đề nghiên cứu, cần thực hiện các bước sau:
1. Xác định lĩnh vực quan tâm và ưu tiên
2. Tìm hiểu tầm quan trọng của vấn đề
3. Đánh giá sơ bộ mức độ ảnh hưởng của vấn đề cần nghiên cứu đến xã hội
4. Sự bức thiết của nhu cầu hiểu biết và các kiến thức để giải quyết vấn đề
Trong toàn bộ tiến trình trên, cần áp dụng nguyên tắc: đi từ rộng đến hẹp, từ tổng quát
tới cụ thể; nói cách khác là thu hẹp vấn đề nghiên cứu dần dần cho đến khi đạt được
một vấn đề cụ thể, rõ rang, và có thể giải quyết được.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Hãy phân tích ví dụ về chọn lựa vấn đề
nghiên cứu trong lĩnh vực BĐS sau:
Giả sử có một nhóm nghiên cứu quan tâm về chủ đề bất động sản, nhà đất nói
chung.
1. Xác định lĩnh vực quan tâm và ưu tiên: bất động sản, nhà đất.
2. Tầm quan trọng của vấn đề: là vấn đề mang tính thời sự, được nhiều
người quan tâm
3. Mức độ ảnh hưởng tới xã hội: tồn tại nhiều vấn đề về chính sách, quản lý,
thị trường, khách hàng.
4. Chọn lựa góc độ nghiên cứu: chính sách, quản lý, thị trường, doanh
nghiệp, người tiêu dùng

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


5. Kết quả khảo sát cho thấy có thể chọn lựa nhiều góc độ để nghiên cứu.
Ta thích và có thể nghiên cứu lĩnh vực nào.
6. Giả sử ta chọn lựa lĩnh vực giá cả thị trường bđs. Kết quả cho thấy
lĩnh vực này còn khá rộng, có nhiều thông tin phải chọn lọc.
Chủ đề chung Chủ đề cụ thể Các vấn đề liên quan
Cầu bđs? Loại sản phẩm bđs nào? Căn hộ, nhà đất, hay đất nền?
Cung bđs? Loại khách hàng bđs nào? Giàu, trung lưu, thu nhập
trung bình, tn thấp?
Giá cả trên thị Giá và cân bằng cung cầu Thừa, thiếu ở đâu? Hiện trạng
trường bđs ra sao?
Chính sách quản lý Chính sách tương ứng? Của doanh nghiệp hay NN?
bđs
Vốn đầu tư bđs Vốn đầu tư cho loại sản Mức đầu tư, các yếu tố ảnh
phẩm cụ thể hưởng
Các chủ đề khác Khác
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
khác
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
1. Xác định vấn đề nghiên cứu
1.4 Cách thức xác định và chọn lựa vấn đề nghiên cứu
Quá trình tìm kiếm thông tin về vấn đề nghiên cứu cho ta rất nhiều cơ sở lí luận
và sự so sánh về tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu để ta chọn lựa và trình
bày lập luận về tính hợp lí của vấn đề một cách rõ ràng, chính xác và ngắn gọn.
Phần trình bày này bắt buộc phải được ghi trong đề cương nghiên cứu và
thường được gọi là “Đặt vấn đề” (problem statement).

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


2 Xác định mục tiêu nghiên cứu
2.1 Định nghĩa
Mục tiêu nghiên cứu là phát biểu tổng quát về kết quả mà ta mong muốn đạt
được sau quá trình nghiên cứu. Để làm rõ bản chất của mục tiêu nghiên cứu, ta
đặt ra các câu hỏi như sau:
◦ Tại sao phải thực hiện nghiên cứu này?
◦ Qua nghiên cứu này, ta hy vọng đạt được gì?

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


2 Xác định mục tiêu nghiên cứu
2.1 Định nghĩa
Mục tiêu nghiên cứu có quan hệ chặt chẽ với vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu thường được phân chia thành mục tiêu tổng quát và mục
tiêu cụ thể.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


2 Xác định mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu cụ thể:

Là phát biểu về kỳ vọng mà nhà nghiên cứu Mục tiêu cụ thể chỉ ra một cách hệ thống
mong muốn đạt được khi nghiên cứu theo các khía cạnh khác nhau của nghiên cứu.
ý nghĩa tổng quát nhất.
Mục tiêu cụ thể cũng là những mục tiêu mà
Mục tiêu tổng quát được chia nhỏ ra và cụ ta phải đạt được khi kết thúc quá trình
thể hóa thành những mục tiêu chi tiết hơn, nghiên cứu.
liên kết với nhau một cách hợp lý, gọi là
Mục tiêu cụ thể nên phát biểu về (1) ta sẽ
mục tiêu cụ thể
nghiên cứu cái gì, (2) nghiên cứu ở đâu, và
(3) nghiên cứu để làm gì

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Ví dụ
Vấn đề nghiên cứu Sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ở Tây
Nguyên
Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng nghèo đói của đồng bào
dân tộc ở Tây Nguyên
Phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo đói
của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên
Đề xuất giải pháp cải thiện đói nghèo 2 Xác định
Ví dụ
Vấn đề nghiên cứu Đời sống của hộ gia đình phải tái định cự cho
mục tiêu
các vùng quy hoạch phát triển KCN gặp nhiều
khó khăn sau khi tái định cư
nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu Phân tích quá trình công nghiệp hóa và đô thị
hóa ở địa bàn nghiên cứu
Phân tích sinh kế của hộ gia đình trước và sau
khi tái định cư
Đánh giá tác động của chính sách thu hồi đất,
giải tỏa, đền bù, và tái định cư đến đời sống
hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM
2 Xác định mục tiêu nghiên cứu
2.2 Tại sao cần phải có mục tiêu nghiên cứu?
Mục tiêu nghiên cứu giúp ta các việc sau:
◦ Tập trung sâu vào nghiên cứu, thu hẹp vấn đề nghiên cứu đến mức cần thiết;
◦ Tránh thu thập các dữ liệu, thông tin không thật sự cần thiết cho nghiên cứu
và giải quyết vấn đề nghiên cứu
◦ Tổ chức nghiên cứu một cách rõ ràng theo những phần hay những giai đoạn
cụ thể, có nghĩa là hình thành được tiến trình nghiên cứu một cách cụ thể.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


2 Xác định mục tiêu nghiên cứu
2.3 Phát biểu mục tiêu nghiên cứu như thế nào?
Để phát biểu mục tiêu nghiên cứu một cách đúng đắn, cần chú ý các yếu tố:
◦ Bao quát các khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu và các yếu tố đóng góp vào
vấn đề một cách mạch lạc, chặt chẽ, và theo một trình tự logic
◦ Được viết thành câu một cách rõ rang với các từ hành động chỉ ra một cách chính
xác ta sẽ làm gì, ở đâu và cho mục đích nào
◦ Mang tính thực tế có xem xét đến các điều kiện cụ thể của nghiên cứu
◦ Sử dụng các động tự hành động một cách đủ cụ thể để được đánh giá.
Phải nhớ rằng khi nghiên cứu được đánh giá, kết quả luôn được so sánh với mục tiêu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


3 Xác lập câu hỏi nghiên cứu
3.1 Câu hỏi nghiên cứu là gì?
Nghiên cứu một vấn đề là để tìm ra câu trả lời cho vấn đề đó. Do đó đặt câu
hỏi là cách tốt nhất để xác định vấn đề nghiên cứu
Ngược lại, một khi ta đã xác định được vấn đề nghiên cứu thì ta đặt ra câu hỏi
để trả lời vấn đề nghiên cứu đó.
Câu hỏi nghiên cứu rất quan trọng vì chúng chính là điểm khởi đầu của nghiên
cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi nhằm mô tả sự vật,
hiện tượng nghiên cứu

3 Xác lập câu hỏi


Câu hỏi nhằm so sánh các sự
nghiên cứu vật, hiện tượng nghiên cứu

3.1 Câu hỏi


Câu hỏi nhằm tìm hiểu quan
nghiên cứu là gì? hệ giữa các đặc tính của sự
vật, hiện tượng nghiên cứu

Câu hỏi nhằm tìm hiểu quan


hệ nhân quả giữa các đặc tính
(biến) của sự vật, hiện tượng

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


3 Xác lập câu hỏi nghiên cứu
3.2 Làm sao để xác lập được câu hỏi nghiên cứu?
Câu hỏi có thể rút ra trực tiếp từ vấn đề nghiên cứu.
Có thể có một hoặc nhiều câu hỏi cho vấn đề nghiên cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


3 Xác lập câu hỏi nghiên cứu
Hãy đặt câu hỏi nghiên cứu cho các ví dụ sau
◦ Việt Nam là nhà xuất khẩu gạo lớn thứ hai trên thế giới, hàng năm xuất khẩu
từ 5-6 triệu tấn gạo. Tuy nhiên, một thực tế diễn ra là lợi nhuận của việc sản
xuất – xuất khẩu gạo thấp, và đời sống của nông dân trồng lúa không được cải
thiện. Hiện nay có rất nhiều tranh luận trong xã hội về cơ chế tổ chức sản
xuất – xuất khẩu lúa gạo và phân phối lợi ích cho các bên liên quan.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Hãy đặt câu hỏi nghiên cứu cho các ví
dụ sau
Năm 2020, tình trạng xâm nhập mặn xảy ra nghiêm trọng ở ĐBSCL. Tình trạng
này khiến người dân không có nước ngọt để sử dụng trong sản xuất nông
nghiệp, gây tổn thất kinh tế nặng nề. Sự lo lắng của xã hội với vấn đề này rất lớn,
đặt ra áp lực cho chính quyền về các biện pháp để giảm mặn và cung cấp nước
ngọt cho người dân

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Hãy đặt câu hỏi nghiên cứu cho các ví
dụ sau
ĐBSCL là vùng đất phì nhiêu, có nhiều điều kiện thiên nhiên ưu đãi và là vùng
sản xuất nông nghiệp lớn nhất nhì quốc gia. Tuy vậy, tỷ lệ hộ nghèo ở vùng này
khá cao so với mức bình quân của cả nước.Vấn đề này gây nên bức xúc cho
cộng đồng xã hội và các nhà nghiên cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


3 Xác lập câu hỏi nghiên cứu
3.2 Làm sao để xác lập được câu hỏi nghiên cứu?
Từ câu hỏi nghiên cứu, ta sẽ cụ thể hóa và diễn giải chi tiết thành câu hỏi điều
tra nhằm thu thập thông tin, dữ liệu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Các bậc thang vấn đề-câu hỏi nghiên cứu
5 Câu hỏi đo 6 Quyết định
3 Câu hỏi 4 Câu hỏi
1.Vấn đề tồn 2 Mục tiêu lường giải pháp
nghiên cứu điều tra
tại nghiên cứu
Các vấn đề gì Tại sao phải Bản chất của Ta cần biết gì Thông tin, dữ Hành động
gây ra sự thực hiện nghiên cứu là để trả lời câu liệu cần biết nào được
quan tâm, lo nghiên cứu gì? hỏi nghiên phải được đo khuyến nghị
ngại? này? Các quan hệ cứu? lường như thế dựa trên kết
Thông qua nội tại của vấn Thông tin nào? quả
nghiên cứu đề nghiên nào, dữ liệu
này ta đạt cứu là gì? nào, biến số
được gì? Điều gì gây ra nào cần quan
vấn đề? sát?
Hành động
nào có thể
giải quyết vấn
đề?

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Ví dụ
Vấn đề nghiên cứu Sự nghèo đói của đồng bào dân tộc ở Tây
Nguyên
Mục tiêu nghiên cứu Phân tích thực trạng nghèo đói của đồng

Hãy đặt câu


bào dân tộc ở Tây Nguyên
Phân tích các nguyên nhân dẫn tới nghèo
đói của đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên

hỏi nghiên Ví dụ
Đề xuất giải pháp cải thiện đói nghèo

cứu cho 2 ví Vấn đề nghiên cứu Đời sống của hộ gia đình phải tái định cự cho
các vùng quy hoạch phát triển KCN gặp
nhiều khó khăn sau khi tái định cư

dụ sau: Mục tiêu nghiên cứu Phân tích quá trình công nghiệp hóa và đô
thị hóa ở địa bàn nghiên cứu
Phân tích sinh kế của hộ gia đình trước và sau
khi tái định cư
Đánh giá tác động của chính sách thu hồi
đất, giải tỏa, đền bù, và tái định cư đến đời
sống hộ gia đình tại địa bàn nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.1 Định nghĩa giả thuyết nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu là một giả định được xây dựng trên cơ sở của vấn đề
nghiên cứu và những lý thuyết liên quan, để thông qua nghiên cứu có thể kiểm
định tính hợp lí hoặc những hệ quả của nó.
Giả thuyết được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của ta đối với vấn đề nghiên
cứu nhằm để giải thích cho vấn đề nghiên cứu, và giả thuyết cần phải được kiểm
chứng.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu giúp ta thiết lập quan hệ với câu hỏi nghiên cứu bằng
cách đưa ra một phát biểu mà ta phải tìm ra quan hệ giữa các biến và phải kiểm
định lại phát biểu đó.
Như vậy, giả thuyết có quan hệ mật thiết với câu hỏi nghiên cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Ví dụ:
Đề tài nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh phía Nam.
- Câu hỏi nghiên cứu: liệu FDI có tác động đến tăng trưởng kinh tế các tỉnh phía Nam
hay không? Và tác động như thế nào?
Căn cứ trên lý thuyết, hiểu biết, và kinh nghiệm, ta biết Fdi có tác động thuận lên tăng
trưởng. Vì vậy có thể đặt ra giả thuyết: FDI có tác động dương lên tăng trưởng kinh tế
các tỉnh phía Nam.
>> nhiệm vụ của ta trong nghiên cứu là dựa trên số liệu để kiểm định giả thuyết này.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Một trong những cách xây dựng giả thuyết nghiên cứu là chuyển câu hỏi nghiên
cứu thành giả thuyết.
Có nghĩa là chuyển một câu hỏi thành câu khẳng định.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Ví dụ:
Câu hỏi: FDI có tác động tới tăng trưởng kinh tế không?
>> Giả thuyết: FDI có tác động dương tới tăng trưởng kinh tế.
Câu hỏi: Đa dạng hóa sản xuất có tác động đến thu nhập nông hộ không?
>> giả thuyết: đa dạng hóa sản xuất giúp tăng thu nhập nông hộ.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể chuyển đổi câu hỏi thành giả thuyết
nghiên cứu. Nhất là khi câu hỏi nghiên cứu không phản ánh quan hệ nhân quả
giữa các biến.
Ví dụ: Quá trình đa dạng hóa sản xuất của nông hộ tại ĐBSCL diễn ra ra sao?

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.2 Quan hệ giữa giả thuyết nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
Giả thuyết nghiên cứu có thể sẽ không phù hợp hoặc khó thiết lập nếu:
◦ Không có cơ sở lý thuyết đối với tình huống cụ thể nào đó
◦ Không xác lập được một bộ biến số có quan hệ nhân quả với nhau
◦ Muốn mô tả một kinh nghiệm hay một vấn đề nào đó
◦ So sánh giữa 2 tình huống hay vấn đề với nhau.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 Xác lập giả thuyết nghiên cứu
4.3 Làm sao xây dựng giả thuyết nghiên cứu
◦ Thảo luận với đồng nghiệp, chuyên gia trong lĩnh vực đó
◦ Khảo sát thông tin, dữ liệu sẵn có về vấn đề nghiên cứu
◦ Khảo sát những nghiên cứu trước đây
◦ Thông qua quan sát và phán đoán của riêng chúng ta về vấn đề nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4.4. Phân loại giả thuyết
Giả thuyết mô tả Giả thuyết tương quan Giả thuyết nhân quả - giả
thuyết giải thích
Phát biểu về sự tồn tại, Phát biểu mô tả quan hệ giữa Ám chỉ rằng sự hiện diện
kích thước, dạng hình, 2 biến hoặc phát biểu rằng hoặc thay đổi của một biến
hoặc phân phối của một một số biến xuất hiện cùng gây ra sự thay đổi của 1 biến
biến nào đó với nhau theo một cách nào khác.
đó nhưng không có nghĩa Quan hệ nhân quả là quan hệ
biến này là nguyên nhân của một chiều.
biến kia
Tương quan là quan hệ 2
chiều, có tác động qua lại
giữa 2 biến.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Thế nào là một giả thuyết tốt?
Một giả thuyết tốt thõa mãn các điều kiện sau:
1. Phù hợp với mục tiêu
2. Có thể kiểm định được
3. Tốt hơn các giả thuyết cạnh tranh khác

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


5 Đặt tên đề tài
Tên đề tài là sự tóm lược một cách chính xác vấn đề mà ta quan tâm nghiên
cứu.
Tên đề tài là một cụm từ ngắn, súc tích, rõ nghĩa, dùng thuật ngữ chính xác.
Tên đề tài chỉ được xem là tốt khi ta đọc tên đề tài và hiểu tác giả muốn nghiên
cứu vấn đề gì,để làm gì, ở đâu và không còn thắc mắc gì thêm.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


5 Đặt tên đề tài
Các lưu ý khi đặt tên đề tài:
1. Phải ngắn gọn
2. Phải thể hiện vấn đề nghiên cứu
3. Phải thể hiện mục tiêu nghiên cứu
4. Phải thể hiện đơn vị nghiên cứu
5. Phải thể hiện phạm vị nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


5 Đặt tên đề tài
Đánh giá các tên đề tài sau đây:
1. Các yếu tố tác động đến thu hút FDI và tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
2. Các giải pháp cho thị trường bất động sản Việt Nam
3. Khảo sát và phân tích quan hệ giữa tăng trưởng và công bằng xã hội trong việc
giải quyết nhà ở cho người có thu nhập thấp ở TP.HCM
4. Các yếu tố tác động đến thu nhập của hộ sau khi bị giải tỏa trên địa bàn huyện
Châu Thành, tỉnh Long An
5. Vấn đề việc làm và thất nghiệp ở TP.HCM

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Tóm tắt
Để tìm ý tưởng nghiên cứu, người nghiên cứu cần phải đọc lý thuyết, các vấn đề
KTXH được quan tâm từ nhiều nguồn khác nhau
Ý tưởng nghiên cứu được hình thành nhờ quá trình tư duy thu hẹp dần
Nhà nghiên cứu phải biện luận tính hợp lý của vấn đề được chọn trong đề
cương, báo cáo nghiên cứu, và thường được gọi là “đặt vấn đề”
Nhà nghiên cứu cũng phải xác lập mục tiêu, câu hỏi, và giả thuyết nghiên cứu
cho phù hợp với vấn đề nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - ĐH NÔNG LÂM TPHCM


CHƯƠNG 3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1. Giới thiệu về tổng quan tài liệu
2. Vai trò của tổng quan tài liệu
3. Thế nào là một tổng quan tài liệu tốt
4. Chiến lược khai thác thông tin dữ liệu
5. Nguồn thông tin, dữ liệu và đánh giá
6. Cách viết trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

• 1.1 Khái niệm

Tìm kiếm và đọc


Vấn đề nghiên Mục tiêu, câu hỏi thông tin liên
cứu nghiên cứu quan đến vấn đề
nghiên cứu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
• 1.1 Khái niệm
• Các câu hỏi đặt ra cho chính mình:
• Ta có hiểu biết đầy đủ về vấn đề nghiên cứu hay chưa?
• Liệu đã có các lý thuyết nào, các nhà nghiên cứu nào đã tìm hiểu vấn đề này?
• Có những lý thuyết kinh tế nào làm nền tảng cho vấn đề này?
• Đã có nghiên cứu tương tự, liên quan hay trùng với nghiên cứu ta định thực hiện
hay chưa?
• Nếu có, họ dựa vào các lý thuyết nào? Sử dụng ppnc nào? Kết luận của họ là gì?
• Liệu ta có thể hỏi học được gì từ kinh nghiệm của các nghiên cứu trước?
• Để trả lời các câu hỏi này, cần phải tìm và đọc rất nhiều tài liệu

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
• 1.1 Khái niệm
• Khi đọc tài liệu, ta ghi lại các thông tin này dưới dạng văn
bản, mỏ tả chi tiết để chỉ ra rằng những lý thuyết, tài liệu
nào sẽ được nói đến và sử dụng trong đề tài nghiên cứu của
mình, cũng như kinh nghiệm lý thuyết, ppnc và các phát
hiện từ các đề tài nghiên cứu trước đây. Văn bản tổng hợp
này được gọi là tổng quan tài liệu.
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU

• 1.2 Mục đích của tổng quan tài liệu


• Tổng quan tài liệu nhằm chọc lọc những thông tin
lý thuyết và kinh nghiệm thực tiễn liên quan và hữu
ích để áp dụng cho vấn đề nghiên cứu của ta.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


1 GIỚI THIỆU VỀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
• 1.3 Một số lưu ý
• Tổng quan tài liệu không phải là một danh sách liệt kê hay miêu tả
• Tổng quan tài liệu phải là một văn bản tóm tắt và đánh giá có chủ
đích
• Chất lượng của tổng quan tài liệu thể hiện kỹ năng tìm kiếm thông
tin và khả năng đánh giá vấn đề của nhà nghiên cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


2 VAI TRÒ CỦA TỔNG QUAN TÀI LIỆU

• Tổng quan tài liệu cung cấp nền tảng lý thuyết cho việc nghiên cứu.
• Mở rộng tầm hiểu biết của ta trong lĩnh vực nghiên cứu.
• Giúp ta có được kinh nghiệm từ các nghiên cứu trước
• Giảm thiểu sai lầm trong nghiên cứu
• Xác lập được định hướng nghiên cứu, chọn lọc các thông tin, dữ liệu và biến số
liên quan
• Kết quả của TQTL giúp ta xây dựng khung khái niệm, và khung phân tích cho
nghiên cứu.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


3 THẾ NÀO LÀ MỘT TỔNG QUAN TÀI
LIỆU TỐT
Được viết theo một trình tự hợp lý

Chỉ ra được các thông tin,dữ liệu quan trọng


TQTL tốt

Chỉ ra được phương thức thu thập dữ liệu

Chỉ ra được phương thức xử lý và phân tích dữ liệu

Cung cấp thông tin nền giúp xây dựng phiếu điều tra
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
4 CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN
DỮ LIỆU
1 Thu thập tài 3 Đọc tài liệu 4 Tổng quan
2 Quản lý tài liệu
liệu liên quan
Thu thập từ các Phát triển cách Đọc và phát hiện Viết tổng quan như một
nguồn có thể thức ghi nhận các tranh luận khoa văn bản đánh giá, phê
Đánh giá nguồn nguồn học bình
Lập một danh sách Phân tích các tranh Nên tổng quan các bài
Đọc từ các nguồn
các tài liệu có liên luận khoa học này báo khoa học trong các
quan trọng, có chất
quan khi đọc và tổng tạp chí nổi tiếng
lượng
Ghi chú lại, đánh hợp để xây dựng Tổng quan các vấn đề có
dấu các nội dung cho tranh luận của liên quan, phê bình đánh
quan trọng khi đọc chính ta giá sâu sắc
Đọc một cách có
Có thể tóm lược thông tin
tinh thần chỉ trích
Nhận thức và xử lý thông
Viết lại các chỉ trích
tin theo cách: suy nghĩ, so
sánh, đánh giá.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


Tên tài liệu Tác giả Năm Tạp chí, link Vấn đề, mục tiêu Dữ liệu, PPNC Kết quả chính
xuất bản nghiên cứu

Đánh giá hiệu quả Dương Ngọc 2014 Tạp chí Khoa - Đánh giá hiệu quả tài 200 hộ nông dân - Sản xuất xoài theo mô hình
tiêu chuẩn GAP có doanh thu,
tài chính của hai Thành; học Trường Đại chính của hai mô hình trồng xoài cát. lợi nhuận và chỉ số tài chính
mô hình sản xuất Nguyễn Vũ Phong học Cần Thơ sản xuất xoài cát GAP - Phương pháp có hiệu quả cao hơn so với mô
xoài cát ở tỉnh và truyền thống ở tỉnh hồi quy hình sản xuất xoài truyền
thống. doanh thu của nhóm hộ
đồng tháp https://sj.ctu.edu. đồng tháp tuyến tính đa truyền thống đại trà thấp hơn
vn/ql/docgia/tacg -đề xuất một số giải biến nhóm hộ sản xuất xoài cát theo
ia-409/baibao- pháp nâng cao hiệu quả SL =F(tuoi, hocvan, tiêu chuẩn GAP 29,3
trd/ha/nam
3921.html sản xuất cho nông kinhnghiem,
- sản xuất xoài của nông dân
dân trồng xoài tại tỉnh chiphidautu,
bị tác động bởi các yếu tố: chi
laodong, dientich, phí đầu tư, diện tích xoài, số
Đồng Tháp matdo, tham gia hoi ngày công lao động gia đình,
doan) mật độ trồng, sử dụng bao trái.
- đề xuất 2 nhóm giải pháp:
nhóm (i) các giải pháp phát
- phân tích chi triển sản xuất, và (ii) giải pháp
phí-lợi nhuận nhóm tiêu thụ sản phẩm
- phân tích ma
trận SWOT

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


4 CHIẾN LƯỢC KHAI THÁC THÔNG TIN
DỮ LIỆU
• Khi đọc và viết tổng quan, nên đặt ra các câu hỏi mang tính đánh giá như
sau:
• Câu hỏi nghiên cứu của bài báo có rõ ràng hay không?
• Các phương pháp sử dụng có tin cậy không?
• Cấu trúc của mô hình phân tích có phù hợp không?
• Chất lượng của dữ liệu có đạt yêu cầu không?
• Các phát hiện có đáng tin cậy không?
• Các lý giải có tốt không? Có cách lý giải khác không?
• So sánh với các bài báo khoa học khác, có khác biệt gì? So với các bài báo đang
đọc, nghiên cứu của ta có vị trí như thế nào?

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


• Cuối phần tổng quan tài liệu cần có đoạn văn tổng kết
những kết quả trước đây liên quan mật thiết với đề tài; đồng
thời chỉ ra những thiếu sót, hạn chế hoặc tổng hợp những đề
nghị của nghiên cứu trước đây để từ đó đề tài nghiên cứu
hiện nay của tác giả là cần thiết về mặt khoa học

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
5 NGUỒN THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ
ĐÁNH GIÁ
• 5.1 Các cấp độ của thông tin dữ liệu
• Dữ liệu sơ cấp: là kết quả nguyên thủy của các nghiên
cứu, hoặc các dữ liệu thô chưa được giải thích, hoặc
phát biểu đại diện cho một quản điểm.
• Dữ liệu thứ cấp: là các thông tin diễn dịch, giải thích
của các dữ liệu sơ cấp.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


5 NGUỒN THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ
ĐÁNH GIÁ
• 5.2 Các dạng nguồn thông tin
• Các chỉ mục và danh mục tài liệu tham khảo
• Sách và sách chuyên khảo
• Kỷ yếu khoa học
• Tạp chí khoa học

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
5 NGUỒN THÔNG TIN, DỮ LIỆU VÀ
ĐÁNH GIÁ Ngày xuất
bản
Mục tiêu
• 5.3 Căn cứ Độ chuyên
sâu
đánh giá giá trị Phạm vi
Quy mô, tầm
của các nguồn bao quát
TLTK Tác giả
và nội dung của Mức độ toàn
TLTK diện
Người đọc

Định dạng
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• 6.1 Các hình thức trích dẫn


• Trích dẫn nguồn trong phần tổng quan và xuyên suốt báo cáo nghiên cứu là việc
bắt buộc phải thực hiện.
• Thông thường, phải trình bày tên của tác giả và năng xuất bản tài liệu trong
ngoặc đơn ở sau đoạn trích dẫn hoặc cuối câu chứa đựng trích dẫn.
• Cũng có thể trích dẫn dùng tên tác giả như là chủ từ hoặc túc từ của câu.
• Tất cả các thông tin chi tiết của nguồn được trích dẫn phải được ghi đầy đủ ở
mục Tài liệu tham khảo đặt ở cuối văn bản

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• 6.1 Các hình thức trích dẫn


• Trích dẫn có thể được ghi theo 2 cách
• 1. Trích dẫn trực tiếp, dùng nguyên văn
• 2. Trích dẫn gián tiếp, diễn đạt lại theo sự hiểu biết của
mình

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• 6.1 Các hình thức trích dẫn


• Trích dẫn trực tiếp:
• Trong báo cáo gần đây, Smith (2004) kết luận rằng: “FDI góp phần quan
trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam trong mười năm qua”
• Một báo cáo đã chỉ ra rằng “FDI góp phần quan trọng thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam trong mười năm qua” (Smith, 2004).

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• 6.1 Các hình thức trích dẫn


• Trích dẫn gián tiếp:
• Một nghiên cứu gần đây cho thấy FDI đóng vai trò thức
đẩy phát triển kinh tế tại nước ta (Smith, 2004)
• Smith (2004) đã chỉ ra vai trò quan trọng của FDI trong
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ:
• Trích dẫn trong luận văn:

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


MỘT SỐ VÍ DỤ
THỰC TẾ:
• Trích dẫn trong bài báo
khoa học:

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• Cách trích dẫn và trình bày tài liệu tham khảo trong khóa luận của
trường ĐH Nông Lâm Tp.HCM:
• (1) Dẫn liệu của một tác giả (cách viết này áp dụng chung cho cách
viết của đồng tác giả hoặc của nhiều tác giả)
• * Theo Nair (1987), kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò
quan trọng ...
• * Hoặc kỹ thuật canh tác theo băng có thể giữ vai trò quan trọng …
(Nair, 1987).

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• 2) Dẫn liệu của đồng tác giả thì phải liệt kê đủ hai tác giả, nối với nhau bằng liên từ và.
• Vd: East và West (1972) đã phát triển một kỹ thuật có giá trị. Không được phép dùng dấu & thay
cho từ và trong bài viết.
• (3) Dẫn liệu nhiều hơn hai tác giả, chỉ cần nêu tên tác giả thứ nhất và ctv, năm
• VD: .... giúp duy trì lượng hữu cơ và độ phì trong đất (Kang và ctv, 1984).
• (4) Dẫn liệu từ hai tác phẩm của nhiều tác giả khác nhau, phải liệt kê đủ các tác giả và phân
biệt nhau bằng dấu chấm phẩy (;). Thí dụ:
• Có nhiều loại mô hình thủy lợi đã được phát triển trong các hệ thống canh tác khác nhau (Mahbub
và ctv, 1975; Kraazt, 1975).

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• Cách trình bày tài liệu tham khảo:


• Bài báo đăng trên tạp chí khoa học (ghi đầy đủ tên tác giả, năm
xuất bản, tên bài báo, tên tạp chí [Tên tạp chí (in nghiêng)] ,
Volume, Số Tạp chí, và số trang có bài báo).
• VD: El-Hassanin A.S., Labib T.M., and Gaber I.E., 1993. Effect of
vegetation Cover and slop on runoff and soil losses from the
watershed of Burundi. Agriculture, Ecosystems and Environment 43:
301-308.

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• Cách trình bày tài liệu tham khảo:


• Sách (phải ghi rõ tên tác giả, người biên tập (nếu có), thời điểm
xuất bản, tựa sách đầy đủ (kể cả tựa con, nếu có), volume (nếu
có), lần tái bản (nếu có), nhà xuất bản và nơi xuất bản (thành phố,
quốc gia) và số trang đã tham khảo hoặc số trang của cuốn sách
nếu tham khảo toàn bộ), tên sách được in nghiêng.
• VD: Mai Đình Yên, Vũ Trung Trạng, Bùi Lai và Trần Mai Thiêm,
1979. Ngư loại học. Nhà xuất bản Đại học và Trung học Chuyên
nghiệp, Hà nội, 300 trang.
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• Cách trình bày tài liệu tham khảo:


• Khóa luận tốt nghiệp, Luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ
• Adhiri P.H., 1990. Physio-morphological responses of
upland rice to shade. MSc. thesis, University of the
Philippines Los Banos, Philippines.
• Trần Huyền Công, 1994. Một số đặc điểm sinh học của cá
lóc bông (Channa micropeltes). Luận văn tốt nghiệp Kỹ sư
Thủy sản, Đại học Nông Lâm, TP. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
6 CÁCH VIẾT TRÍCH DẪN VÀ GHI TLTK

• Cách trình bày tài liệu tham khảo:


• Tài liệu tham khảo từ hệ thống internet (ghi rõ tên tác
giả, tựa đề, cơ quan (nếu có), tháng, năm, nơi đã tiếp
cận và đường dẫn khi truy xuất)
• Rakodi, Carole. “Poverty in the Peri-Urban Interface.”
Department for International Development (DFID), nd.
Truy cập ngày 13 tháng 3 năm 2002. <www.dfid.gov.uk/>
TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
• Một số phần mềm để quản lý tài liệu và trích dẫn tự động:
• RefWorks
• Endnote
• Zotero
• Mendeley
• Citationsy

TS. HOÀNG HÀ ANH - KHOA KINH TẾ - TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM


CHƯƠNG 4
PHÁT TRIỂN KHUNG LÝ
THUYẾT, KHUNG KHÁI NIỆM
VÀ KHUNG PHÂN TÍCH

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


1 Giới thiệu
Mục tiêu, câu
Xác định vấn Tổng quan tài
hỏi nghiên
đề nghiên cứu liệu
cứu

Tổng quan tài liệu giúp ta định dạng cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu
Qua tổng quan, ta hiểu rõ nên áp dụng phương pháp phân tích nào, lý thuyết
nào, khái niệm nào, biến số nào liên quan tới nghiên cứu
>>> ta cần tóm lược các kiến thức liên quan

Tổng quan Khung lý Khung Khung


tài liệu thuyết khái niệm phân tích

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2 Khung lý thuyết

■ Khi tổng quan tài liệu, ta phải đọc qua rất nhiều lý thuyết kinh
tế, các lý thuyết này có thể liên quan trực tiếp, hoặc gián tiếp
tới vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, cũng có nhiều lý thuyết
không liên quan gì tới vấn đề nghiên cứu.
■ >> phải chọn lọc những lý thuyết nền tảng nào có thể sử dụng
trong nghiên cứu của mình
■ >> để phát hiện các lý thuyết có liên quan, cách tốt nhất là xây
dựng một khung lý thuyết

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


■ Ví dụ: khung lý thuyết liên quan tới nghiên cứu chi phí canh tác
lúa ở ĐBSCL
Lý thuyết Nội dung được đề cập đến
Hộ nông dân

Nguồn lực sản xuất của hộ nông dân


Lý thuyết Kinh tế hộ nông dân
Quá trình ra quyết định của hộ nông
dân
Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình ra
Lý thuyết Hành vi thích ứng quyết định

Lợi thế nhờ quy mô

Thay đổi kỹ thuật


Lý thuyết Kinh tế học sản xuất
Chi phí sản xuất

Lợi nhuận
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
■ Ví dụ: khung lý thuyết liên quan tới nghiên cứu đói nghèo ở hộ
gia đình
Lý thuyết Nội dung được đề cập đến
Định nghĩa bản chất của đói nghèo

Lý thuyết về đói nghèo


Đo lường đói nghèo

Các yếu tố ảnh hưởng tới tình trạng


Các nghiên cứu thực nghiệm đối nghèo của hộ gia đình

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


A literature review of the history and evolution of corporate social
responsibility
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
•Mauricio Andrés Latapí Agudelo
2 Khung lý thuyết

■ Khung lý thuyết có hai vai trò chính:


– Giúp rút ngắn thời gian tổng quan tài liệu
– Tóm lược các ý tưởng chủ yếu của các lý thuyết mà ta có
thể dựa vào để giải quyết vấn đề nghiên cứu.
■ Khung lý thuyết giúp hình thành khung khái niệm và khung
phân tích

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3 Khung khái niệm

■ Khung khái niệm chứa đựng các khía cạnh chọn lọc từ khung
lý thuyết
■ Khung khái niệm là một bộ các ý tưởng và nguyên lý rút ra từ
các lý thuyết liên quan và được sử dụng để tiếp cận một ý
tưởng nghiên cứu kế tiếp (Reichel & Ramey, 1987)
■ Khung khái niệm giống như một bản đồ ý tưởng kết dính các
yếu tố hình thành nghiên cứu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
Haji Rasouli, Aso & Kumarasuriyar, Anoma. (2016). The Social
Dimention of Sustainability: Towards Some Definitions and Analysis
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
A Holistic Conceptual Framework into
Practice-Based on Urban Tourism Toward
Sustainable Development in Thailand
by Wannipa Koodsela, Huang Dong, and
Kassara SukpatchTS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
4 Khung phân tích

■ Từ khung khái niệm, ta chọn lọc lại các khái niệm trực tiếp liên
quan đến vấn đề nghiên cứu và diễn giải chi tiết dưới dạng các biến
số hay các chỉ tiêu cần quan sát, thu thập.
■ Cần chỉ rõ mối quan hệ giữa các biến số này với nhau và với vấn đề
nghiên cứu.
■ Khung phân tích là một hình thức sơ đồ hóa tất cả các quan hệ này,
từ đó ta mô tả trực quan cách thức ta phân tích vấn đề nghiên cứu.
■ Khung phân tích có thể được phân chia thành khung cố định, lỏng
lẻo, hay mềm dẻo

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


Khung phân tích các yếu tố tác động đến tình trạng
đói nghèo ở ĐBSCL

Giới tính

Thu
Dân tộc
nhập

Tình
trạng đói
nghèo

Diện tích Quy mô


nhân
sản xuất khẩu

Học vấn

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


Reinhardt, Sarah & Boehm, Rebecca & Blackstone,
Nicole & El-Abbadi, Naglaa & Brandow, Joy & Taylor,
Salima & DeLonge, Marcia. (2020). Systematic Review of
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM Dietary Patterns and Sustainability in the United States
Franks, T., & Cleaver, F. (2007). Water governance and
poverty: a framework for analysis. Progress in
Development Studies, 7(4), 291–306.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
Bodde, M.; Van der Wel, K.; Driessen, P.; Wardekker, A.; Runhaar, H. Strategies for Dealing with Uncertainties in Strategic Environmental
Assessment: An Analytical Framework Illustrated with Case Studies from The Netherlands. Sustainability 2018, 10, 2463.
CHƯƠNG 5 –
ĐO LƯỜNG VÀ THANG ĐO

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


1 BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐO LƯỜNG
Biến số A1

Đặc điểm/tính
Biến số A2
chất A

Đối tượng …..


Đo lường
nghiên cứu

Biến số B1
Đặc điểm/tính
chất B
…..

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


• Vd: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sản phẩm có dán nhãn
sinh thái của người tiêu dùng

Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm/tính chất Chỉ tiêu/biến số

Giới tính

Nhân khẩu học


Trình độ học vấn
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn Tuổi
sản phẩm có dán nhãn sinh thái. Tình trạng hôn nhân
Đơn vị nghiên cứu: người tiêu dùng cá nhân Thu nhập
Kinh tế Nghề nghiệp
Chi tiêu hàng năm
Kiến thức về nhãn sinh thái
Nhận thức
Quan tâm về môi trường

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


1 BẢN CHẤT CỦA VIỆC ĐO LƯỜNG

• Đo lường trong nghiên cứu có nghĩa là gán các con số cho các sự kiện, đối tượng
nghiên cứu hoặc các tính chất theo các nguyên tắc nhất định.
• Quá trình đo lường gồm 3 bước:
• Chọn lựa các sự kiện, vấn đề có thể quan sát được
• Phát triển các nguyên tắc để gán các con số hay biểu tượng cho các đặc
điểm/tính chất của vấn đề, đối tượng nghiên cứu
• Áp dụng các nguyên tắc vừa được phát triển cho các quan sát của đối tượng
nghiên cứu
• Mục tiêu của đo lường là cung cấp dữ liệu để kiểm định giả thuyết, để phỏng
đoán hoặc mô tả.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2 THANG ĐO

• Trong một nghiên cứu kinh tế, có nhiều biến


số/khái niệm được sử dụng.
Đo lường bằng
Biến định lượng
các con số
Biến số
Phải lượng hóa
Biến định tính bằng các thang
đo

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


• Vd: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn sản phẩm có dán nhãn
sinh thái của người tiêu dùng

Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm/tính chất Chỉ tiêu/biến số

Giới tính

Nhân khẩu học


Trình độ học vấn
Các yếu tố ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn Tuổi
sản phẩm có dán nhãn sinh thái. Tình trạng hôn nhân
Đơn vị nghiên cứu: người tiêu dùng cá nhân Thu nhập
Kinh tế Nghề nghiệp
Chi tiêu hàng năm
Kiến thức về nhãn sinh thái
Nhận thức
Quan tâm về môi trường

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2 THANG ĐO

• Đo lường có 04 đặc tính


• Phân loại: sử dụng các con số để chia nhóm hoặc săp xếp các câu trả lời. Không sắp
xếp theo trật tự thứ bậc
• Thứ bậc: các con số được sắp xếp theo trật tự thứ bậc
• Khoảng cách: sự chênh lệch, sai biệt giữa các con số được sắp xếp theo thứ bậc
• Số gốc: các dãy số liệu có một số gốc duy nhất là số 0.
• Kết hợp 04 đặc tính này cho chúng ta 04 loại thang đo phổ biến là: thang đo
danh nghĩa (nominal scale); thang đo thứ bậc (ordinal scale); thang đo khoảng
(interval scale); và thang đo tỷ số (ratio scale).

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2.1 THANG ĐO DANH NGHĨA – THANG ĐO
ĐỊNH DANH
• Áp dụng đặc tính phân loại của việc đo lường.
• Để thu thập thông tin của một biến nào đó mà biến đó có thể chia thành
02 nhóm thuộc tính hoặc nhiều hơn.
• Sử dụng thang đo này chỉ có được thông tin là số đếm hay tỷ lệ các
thành viên trong mỗi nhóm thuộc tính
• Thường áp dụng để phân loại đặc điểm cá nhân của đối tượng nghiên
cứu. Vd: giới tính, nghề nghiệp…

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2.1 THANG ĐO DANH NGHĨA – THANG ĐO ĐỊNH DANH

Đối tượng nghiên


Đặc điểm/tính chất Chỉ tiêu/biến số
cứu
• VD:
Giới tính: 0 – nữ; 1-nam

Nhân khẩu học


Trình độ học vấn
Các yếu tố ảnh hưởng Tuổi
tới quyết định lựa chọn
Tình trạng hôn nhân: 0 độc thân; 1-đã kết hôn
sản phẩm có dán nhãn
sinh thái. Thu nhập
Nghề nghiệp: 1-nông dân; 2-công chức; 3-viên
Kinh tế
chức; 4-tiểu thương; 5-khác
Chi tiêu hàng năm
Kiến thức về nhãn sinh thái
Nhận thức
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
Quan tâm về môi trường
2.2 THANG ĐO THỨ BẬC – ORDINAL SCALE

• Thang đo thứ bậc có các tính chất của thang đo danh nghĩa + khả năng chỉ thị
thứ bậc.
• Có thể chỉ ra khái niệm “lớn hơn”, “nhỏ hơn” mà không cần nói chính xác lớn
hơn/nhỏ hơn bao nhiêu.
• Có thể biểu thị được các trạng thái “cao hơn”, “tốt hơn”, “tệ hơn”, “kém hơn”,
“quan trọng hơn”, hoặc “kém quan trọng hơn”.
• Có thể sử dụng giá trị trung vị (median) để đo lường xu hướng trung tâm của
dãy số biểu thị

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2.2 THANG ĐO THỨ BẬC – ORDINAL SCALE
Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm/tính chất Chỉ tiêu/biến số

Giới tính: 0 – nữ; 1-nam

• VD: Nhân khẩu học Trình độ học vấn: 1-cấp 1, 2-THCS,3-THPT,4-ĐH,


5-Trên ĐH
Các yếu tố ảnh hưởng tới
quyết định lựa chọn sản Tuổi
phẩm có dán nhãn sinh Tình trạng hôn nhân: 0 độc thân; 1-đã kết hôn
thái. Thu nhập
Nghề nghiệp: 1-nông dân; 2-công chức; 3-viên
Kinh tế
chức; 4-tiểu thương; 5-khác
Chi tiêu hàng năm
Kiến thức về nhãn sinh thái
Nhận thức
Quan tâm về môi trường

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2.3 THANG ĐO KHOẢNG –INTERVAL SCALE

• Thang đo khoảng có các đặc tính của thang đo danh nghĩa và thang đo thứ bậc
+ khả năng so sánh khoảng cách giữa các cặp số. Gốc 0 không có ý nghĩa
• Khi thang đo có tính chất khoảng và dữ liệu tương đối cân đối >> có thể sử
dụng độ lệch chuẩn (standard deviation) để đo lường sự phân tán của dữ liệu
• Khi thang đo lệch về một hướng >> sử dụng trung vị (median) để đo lường xu
hướng trung tâm, và khoảng cách phân vị (interquartile range) để đo độ phân
tán.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2.3 THANG ĐO KHOẢNG –INTERVAL SCALE
Đối tượng nghiên cứu Đặc điểm/tính chất Chỉ tiêu/biến số

Giới tính: 0 – nữ; 1-nam

• VD: Nhân khẩu học Trình độ học vấn: 1-cấp 1, 2-THCS,3-THPT,4-ĐH, 5-


Trên ĐH
Tuổi
Các yếu tố ảnh hưởng tới
Tình trạng hôn nhân: 0 độc thân; 1-đã kết hôn
quyết định lựa chọn sản
phẩm có dán nhãn sinh Thu nhập
thái. Nghề nghiệp: 1-nông dân; 2-công chức; 3-viên chức;
Kinh tế
4-tiểu thương; 5-khác
Chi tiêu hàng năm
Kiến thức về nhãn sinh thái: 1-không biết, 2-có hiểu
biết, 3-biết rõ
Nhận thức Quan tâm về môi trường: 1-không hề quan tâm, 2-
quan tâm rất ít, 3- tương đối quan tâm, 4-quan tâm
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM nhiều, 5-cực kì quan tâm
2.3 THANG ĐO KHOẢNG –INTERVAL SCALE

• VD: thu nhập trung bình hàng tháng của bạn là bao
nhiêu?
• 1- 0 trđ/th; 2-5 trđ/th; 3-10 trđ/th; 4-15 trđ/th
• Nhiệt độ trung bình ở nơi bạn đang sống là bao nhiêu:
• 1 – 30 độ C; 2 – 32 độ C; 3 – 34 độ C; 4 – 36 độ C

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


2.4 THANG ĐO TỶ SỐ

• Thang đo tỷ số có tất cả các đặc điểm của 03


thang đo trước + đặc điểm có giá trị gốc là số 0 có
ý nghĩa.
• Thang đó tỷ số thể hiện giá trị thực của một biến
định lượng

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3 ÁP DỤNG THANG ĐO TRONG NGHIÊN CỨU KINH TẾ
Phiếu điều
Điều tra thu
Thang đo tra/bảng câu
thập số liệu
hỏi

Thiết kế phiếu điều tra


Các thang đó Dữ liệu
Các biến số Phải xác định
Bao hàm đầy phải giúp lượng hóa có
phải được thang đo của
đủ các khái lượng hóa thể sử dụng
thu thập đầy các biến để
niệm và biến được các được trong
đủ thông qua thiết kế câu
số liên quan biến định tính toán,
các câu hỏi hỏi hợp lý
tính thống kê
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI DỮ LIỆU CẦN THU THẬP
3.1 MỤC TIÊU KHI LẬP THANG ĐO

• Nhằm đo lường các đặc điểm của người được


phỏng vấn
• Nhằm yêu cầu người được phỏng vấn đánh giá
một vấn đề nào đó

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.2 CÁC KIỂU TRẢ LỜI
• Nhà nghiên cứu phải xác định trước cách thức mà họ muốn người được phỏng
vấn trả lời.

Thang đo cho Thang đo xếp Thang đo Thang đo săp


điểm hạng phân loại xếp thứ tự
• Người tham • Người tham • Người tham • Người tham
gia cho gia phải so gia phải tự gia sắp xếp
điểm một sánh và xếp phân loại các thẻ
chỉ tiêu nào thứ bậc giữa chính họ thành những
đó các chỉ tiêu hay các chỉ nhóm khác
tiêu vào các nhau theo
nhóm khác nguyên tác
nhau được cho
trước
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
3.3 TÍNH CHẤT CỦA DỮ LIỆU

• Nhà nghiên cứu phải xem xét tính chất của mỗi
loại dữ liệu từ đó áp dụng loại thang đo phù hợp

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.4 SỐ LƯỢNG HƯỚNG ĐO

• Đơn hướng – uni-dimensional: nhà nghiên cứu


chỉ quan tâm 1 thuộc tính/đặc điểm của vấn đề
nghiên cứu.
• Đa hướng – multi-dimensional: quan tâm nhiều
thuộc tính đa chiều của vấn đề nghiên cứu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.4 SỐ LƯỢNG HƯỚNG ĐO

• Đơn hướng hay đa hướng sẽ ảnh hưởng tới số


lượng biến, câu hỏi sử dụng
• Khi thiết kế phiếu điều tra, cần bảo đảm mỗi câu
hỏi chỉ ghi nhận 1 biến
• >> câu hỏi phải đơn giản, đơn nghĩa, cụ thể

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.5 CÂN XỨNG HOẶC BẤT CÂN XỨNG

• Thang đo cho điểm cân xứng: có 01 điểm giữa, số lượng mục trả lời
trên hay dưới điểm giữa phải bằng nhau.
• Vd: rất không hài lòng – không hài lòng – trung bình – hài lòng – rất
hài lòng
• Thang đó bất cân xứng: số lượng các lựa chọn không cân bằng với nhau
so với điểm giữa
• Vd: không hài lòng – hài lòng- rất hài lòng – hoàn toàn hài lòng

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.6 BẮT BUỘC HAY KHÔNG BẮT BUỘC

• Nhà nghiên cứu cần lưu ý áp dụng tính bắt buộc


hay không bắt buộc vào câu hỏi điều tra
• Những câu hỏi mang tính nhạy cảm hoặc gây rủi
ro cho người trả lời nên áp dụng tính không bắt
buộc

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.7 SỐ LƯỢNG ĐIỂM ĐO

• Với các biến định tính, khi áp dụng thang đo để lượng


hóa cần xem xét sử dụng bao nhiêu điểm đo là phù
hợp.
• Điểm đo càng tăng càng thể hiện chi tiết biến số đo
lường, nhưng sẽ gây khó khăn khi phân biệt mức độ
của biến số đó.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


3.8 SAI SỐ DO NGƯỜI ĐÁNH GIÁ GÂY RA

• Người được phỏng vấn có thể cho điểm xoay


quanh giá trị điểm giữa, hoặc cho điểm quá khó
hoặc quá dễ.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4 ỨNG DỤNG CÁC THANG ĐO CHO ĐIỂM
KHI THIẾT KẾ CÂU HỎI ĐIỀU TRA

• 4.1 Thang đo thái độ đơn giản


• Được thiết lập để ghi nhận đánh Hai lựa chọn
giá hay lựa chọn của người tham
gia về một tính chất hay đối tượng Nhiều mục lựa
nào đó. Thang đo thái
chọn, một trả
độ đơn giản
• Dễ thiết lập, có tính chuyên biệt lời
cao.
Nhiều lựa chọn,
nhiều trả lời
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
4.1 THANG ĐO THÁI ĐỘ ĐƠN GIẢN

• Thang đo phân loại giản đơn


• Bạn có thay đổi công việc trong vòng 12 tháng vừa qua không?
•  Có  Không

• Thang đo nhiều lựa chọn, một trả lời


• Bạn cho rằng năng suất lúa giảm là do yếu tố nào?
 Nguồn nước ô nhiễm  Suy thoái đất  Giống không tốt

• Thang đo nhiều lựa chọn, nhiều trả lời


• Các hoạt động kinh tế mà gia đình có tham gia là gì?
•  Trồng trọt  Chăn nuôi  NTTS  Buôn bán nhỏ lẻ 
Làm công nhân  Khác:…

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4.2 THANG ĐO LIKERT

• Được Rensis Likert phát triển vào năm 1932


• Được sử dụng rất phổ biến
• Thang đo này là một phát biểu thể hiện thái đô ưa thích
hay không ưa thích, tốt hay xấu về một đối tượng nào đó.
• Thang đó Likert có thể có 5,7,9 điểm. Mỗi điểm phản ánh
1 mức độ ưa thích/đồng ý

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4.2 THANG ĐO LIKERT

• Cách xây dựng thang đo Likert


1. Nhận diện và đặt tên biến cần đo lường
2. Lập danh sách các câu hỏi/phát biểu
3. Xác định loại trả lời và số điểm đo lường mức độ
• Để xây dựng thang đo một cách chính xác, cần thực hiện phỏng
vấn thử và chọn lọc, chỉnh sửa các phát biểu/câu hỏi

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
4.3 THANG ĐO TRẮC BIỆT
SEMANTIC DIFFERENTIAL SCALES
• Nhằm đo lượng ý nghĩa tâm lý
của một đánh giá về đối tượng
nghiên cứu bằng cách sử dụng
2 tính từ đối cực
• Dựa trên giả định là một đối
tượng có thể có nhiều chiều để
đo lường ý nghĩa
• Không cần mô tả chi tiết các
mức độ trang thái

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4.3 THANG ĐO TRẮC BIỆT
SEMANTIC DIFFERENTIAL SCALES
• Lợi thế của thang đo trắc biệt:
• Có hiệu quả và dễ dàng đo lường khi quy mô mẫu lớn
• Có thể đo lường theo hướng và theo độ tập trung
• Là một kỹ thuật chuẩn hóa, dễ lặp lại, không bị bóp méo câu trả lời
• Cho dữ liệu ở thang đo khoảng
• Các câu trả lời cung cấp phân tích sâu về đặc điểm của đối tượng

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4.3 THANG ĐO TRẮC BIỆT
SEMANTIC DIFFERENTIAL SCALES
• Xây dựng thang đo trắc biệt:
1. Chọn khái niệm
2. Chọn cặp tính từ đối cực phù hợp
3. Tạo ra hệ thống tính điểm có trọng số

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
4.4 THANG ĐO SỐ/THANG ĐO DANH SÁCH
CHO ĐIỂM
• Có khoảng cách tương đương chia theo 5, 7, 10 điểm.
• Nếu các câu hỏi thể hiện nhiều tính chất của cùng một khái niệm thì thang đo
có thể cung cấp cả kết qua đo lường tuyệt đối về mức quan trọng và kết qua đo
lường tương đối (xếp hạng giữa các tính chất) của các mục chọn khác nhau
phản ánh tính chất đó
• Có tính tuyến tính, giản đơn và tạo ra dữ liệu thứ bậc hoặc khoảng cách.
• Thang đo danh sách cho điểm cho phép người đánh giá tự khoanh tròn mục số
lựa chọn và hình thức thể hiện của thang đo này cho phép ta hình tượng hóa
kết quả

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4.5 THANG ĐO STAPEL

• Được dùng để thay thế thang đo trắc biệt khi không thể
tìm được một cặp tính từ đối cực phù hợp.
• Thường dùng thang đo số 5 điểm
• Người tham gia sẽ chọn 01 con số để mô tả đặc điểm
của đối tượng.
• Nếu mô tả càng chính xác thì lựa chọn số dương càng
có giá trị lớn

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM
4.6 THANG ĐO
TỔNG HẰNG SỐ
• Cho phép nhà nghiên cứu phát hiện
ra tỷ lệ của các thuộc tính khác nhau
khi đánh giá một đối tượng.
• Thang đo này yêu cầu người tham
gia phải phân phối điểm số cho
nhiều thuộc tính khác nhau, tổng
của các điểm số này là một hằng số
cho trước, ví dụ 100 hay 10.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


4.7 THANG ĐO ĐIỂM ĐỒ THỊ

• Giúp nhà nghiên cứu khám phá


sự khác biệt cực nhỏ
• Người tham gia đánh dấu điểm
trả lời ở bất kỳ điểm nào trên
một thang đo
• Điểm được đo bằng độ dài theo
milimet và được xem là dữ liệu
khoảng cách

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


• 5.1 Thang đo so sánh cặp
• Người tham gia có thể bày tỏ rõ ràng thái độ bằng cách
chọn 01 trong 2 đối tượng.
• Số lượng cặp so sánh tính theo công thức [(n) (n - 1)/2]
5 ỨNG DỤNG CÁC với n là số lượng đối tượng
THANG ĐO XẾP
HẠNG KHI THIẾT
KẾ CÂU HỎI ĐIỀU
TRA

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


5.2 THANG ĐO XẾP
HẠNG BẮT BUỘC
• Liệt kê danh sách các thuộc
tính có thể được xếp hạng
một cách tương đối
• Cho kết quả nhanh, dễ sử
dụng
• Cho dữ liệu thứ bậc

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


5.3 THANG ĐO SO SÁNH

• Đòi hỏi người tham gia so


sánh giữa 2 đối tượng
phân tích, trong đó người
tham gia thường biết rõ
chuẩn mực

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


6 SAI SỐ TRONG ĐO LƯỜNG VÀ NGUỒN SAI SỐ

• Trong nghiên cứu không thể kiểm soát hết mọi


yếu tố nên sai số luôn xảy ra.
• Đa số sai số có tính hệ thống, còn lại là sai số
ngẫu nhiên

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


Do dự, không muốn bày tỏ
thái độ
Cố tình bày tỏ thái độ để
khác với người khác
Người trả lời
Ít hiểu biết về vấn đề được
hỏi
Bị tác động bởi mệt mỏi,
bực tức, mất kiên nhẫn…
Nguồn sai số Tạo ra sự căng thẳng trong
Yếu tố tình huống
phỏng vấn
Diễn tả dài dòng, ghi nhận
Phỏng vấn viên
sai, mã hóa sai…
Công cụ ghi nhận dữ
liệu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - TRƯỜNG ĐH Nông Lâm TPHCM


CHƯƠNG 6
THU THẬP DỮ LIỆU

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


1 XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP

• Nhà nghiên cứu có thể phải thu thập rất nhiều


dữ liệu liên quan tới vấn đề nghiên cứu
• >> để tối ưu thời gian và chi phí thì phải xác
định rõ những dữ liệu nào cần thu thập, thứ tự
ưu tiên của các dữ liệu này.
• Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu càng cụ thể thì
càng dễ xác định dữ liệu cần thu thập.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
1 XÁC ĐỊNH DỮ LIỆU CẦN THU THẬP

Quy mô
Xâm nhập mặn
Cường độ
Đánh giá tác động của xâm
nhập mặn lên hoạt động trồng
lúa của nông hộ ĐBSCL Chi phí

Hoạt động
Doanh thu
trồng lúa

Ruộng nằm trong khu vực bị


xâm nhập mặn
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
2 DỮ LIỆU SƠ CẤP VÀ DỮ LIỆU THỨ CẤP

Dữ liệu thứ cấp Dữ liệu sơ cấp


• Dữ liệu thu thập từ nguồn có • Dữ liệu thu thập trực tiếp từ
sẵn đối tượng nghiên cứu
• Thường đã qua tổng hợp, xử • Tốn kém chi phí, thời gian
lý • Đáp ứng tốt nhu cầu nghiên
• Thu thập nhanh, ít tốn kém cứu
• Ít chi tiết, có thể không đáp
ứng nhu cầu nghiên cứu
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
2 DỮ LIỆU SƠ CẤP VÀ DỮ LIỆU THỨ CẤP
• Ví dụ: phân tích ảnh hưởng của điều kiện sinh
hoạt đến kết quả học tập của sinh viên.
• Số liệu thứ cấp: điểm trung bình, số môn thi lại….
lấy từ các phòng ban
• Số liệu sơ cấp: điều kiện sinh hoạt của từng sinh
viên (ktx/nhà trọ, diện tích phòng ở….)
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
2.1 Nguồn dữ liệu thứ cấp

• Các báo cáo trong cơ quan


Cơ quan/công ty • Số liệu tài chính nhân sự từ các phòng ban…

• Số liệu cho các cơ quan thống kê nhà nước cung cấp trong niên
Cơ quan thống kê giám thống kê

• Số liệu mang tính thời sự, cập nhật cao, nhưng phải kiểm tra độ tin
Báo, tạp chí cậy

Các tổ chức, hiệp • Số liệu liên quan tới các hiệp hội của mỗi ngành hay lĩnh vực
hội, viện nghiên cứu • Các công ty và tổ chức nghiên cứu cung cấp thông tin theo yêu cầu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


2.2 Nguồn dữ liệu sơ cấp
• Dữ liệu sơ cấp được thu thập theo quy trình tùy
theo loại nghiên cứu là nghiên cứu thử nghiệm hay
nghiên cứu quan sát
• Trong nghiên cứu thử nghiệm, người nghiên cứu đo
đạc và thu thập dữ liệu của các biến kết quả trong
các điều kiện khác nhau của biến tác động.
• Trong nghiên cứu quan sát, dữ liệu cần thiết có thể
thu thập từ nhiều đối tượng khác nhau
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3 Các phương pháp thu thập số liệu

• Các phương pháp thu thập dữ liệu thông dụng


nhất là:
• Thực nghiệm
• Khảo sát qua điện thoại
• Thư hỏi
• Quan sát trực tiếp
• Phỏng vấn cá nhân TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.1 Thu thập dữ liệu từ thực nghiệm
• Các công ty và các tổ chức thường thực hiện
các thực nghiệm hay nhóm các thí nghiệm để
thu thập dữ liệu cho nhà quản lý ra quyết định.
• Để thực nghiệm cần xác định trước biến số
quan tâm. Các nhân tố ảnh hưởng tới biến số
này sẽ được điều khiển hay thay đổi sao cho
tác động của chúng lên biến số quan tâm có
thể đo đạc hay quan sát được.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.2 Khảo sát qua điện thoại
• Là công cụ thu thập dữ liệu hữu hiệu và ít tốn
kém.
• Tuy nhiên mẫu dự định ban đầu có thể không
đạt được như dự kiến.
• Phải ngắn gọn từ 1-3 phút.
• Câu hỏi thường là câu hỏi đóng
• Vd: nhà bạn có kết nối internet không?
• Trả lời: có hoặc không TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.2 Khảo sát qua điện thoại

• Nội dung các câu trao đổi nên được thiết kế


sẵn thành văn bản, bao gồm phát biểu ngắn ở
phần đầu về mục đích khảo sát và bảo đảm
câu trả lời của người được pv sẽ được giữ bí
mật.
• Phần đầu là những câu hỏi trọng tâm, phần
cuối là các câu hỏi về thông tin cá nhân
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.3 Thư hỏi và những khảo sát dạng viết khác

• Vd: khảo sát thông qua thư gửi bưu điện;


phiếu khảo sát phát cho người được pv
• Đây là công thu thu thập dữ liệu ít tốn kém
• Có thể hỏi chi tiết thông qua văn bản, cần
nhiều thời gian hoàn thành
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.3 Thư hỏi và những khảo sát dạng viết khác

• Bao gồm cả câu hỏi đóng và mở.


• Nội dung khảo sát dạng viết cũng nên được định
hình sao cho dễ hiểu và rõ ràng.
• Cần dễ nhìn, dễ hiểu vì ảnh hưởng tới tỉ lệ trả lời.
• Tỉ lệ trả lời thấp
• Ngày nay thường gửi bảng câu hỏi qua email hay
google docs.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.3 Trực tiếp quan sát

• Là quá trình thu thập dữ liệu thông qua quan


sát bằng mắt và dữ liệu được người thu thập
ghi nhận thông qua những gì người thu thập
nhận biết khi đi điều tra.
• Để quan sát hiệu quả, cần dùng người quan sát
đã được đào tạo >> tăng chi phí.
• Mang tính chủ quan. TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
3.4 Phỏng vấn cá nhân
• Là cách thu thập dữ liệu từ các đối tượng thông qua
hỏi đáp.
• Có thể có cấu trúc hoặc không có cấu trúc.
• Pv có cấu trúc là pv mà các câu hỏi đã được soạn
sẵn thành bảng hỏi
• Pv không có cấu trúc là pv bắt đầu bằng một hay
nhiều câu hỏi chung rồi phát triển thành các câu hỏi
sâu hơn TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
4. CHỌN MẪU

• Khi nghiên cứu một tổng thể nào đó, ta không


nghiên cứu toàn bộ mà chỉ lấy một bộ phận
của tổng thể.
• Chọn mẫu (sampling) là việc chọn lấy một số
phần tử của một tổng thể (population), từ đó
có thể rút ra các kết luận về chính tổng thể đó.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Tổng thể

Khung mẫu:
Các thông tin
cơ bản của
Tổng phần tử
thể
Mẫu gồm nhiều phần tử của tổng Sàng lọc, chọn
thể ra mẫu
Khi chọn mẫu, phải dựa vào
khung mẫu Mẫu

Phần tử

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


4.1. Tại sao phải chọn mẫu

• Điều tra chọn mẫu giúp giảm chi phí nghiên


cứu
• Đạt tốc độ thu thập dữ liệu nhanh mà kết quả
nghiên cứu vẫn đạt độ chính xác cần thiết
• Chủ động trong việc lựa chọn các phần tử có
sẵn
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
4.2 Thế nào là một mẫu tốt
• Một mẫu là được coi là tốt khi nó có thể đại
diện cho tổng thể. Có nghĩa là nó phải có giá
trị (validity)
Tính đúng đắn
(accuracy)
Giá trị
Tính chính xác
(precision)
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Các kiểu chọn mẫu

Chọn mẫu Chọn mẫu xác suất


phi xác xuất
Chọn mẫu
Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn
thuận tiện giản

Chọn mẫu hệ
Chọn mẫu thống
phán đoán

Chọn mẫu phân tầng


Chọn mẫu hạn • Chọn mẫu phân tầng tỷ lệ
ngạch: • Chọn mẫu phân tầng không theo tỷ lệ
• Chọn mẫu hạn ngạch theo
tỷ lệ
• Chọn mẫu hạn ngạch không
theo tỷ lệ Chọn mẫu phân nhóm

Chọn mẫu quả Chọn mẫu


cầu tuyết nhiều giai đoạn
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
2. Các bước thiết kế chọn mẫu

• 2.1. Tổng thể nghiên cứu là gì


• Từ quá trình xác định vấn đề nghiên cứu, mục
tiêu, câu hỏi nghiên cứu ta đã xác định được tổng
thể nghiên cứu.
• Phải xác định đúng tổng thể có liên quan để tránh
dân đến kết quả không chính xác
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
2.2 Các biến số/chỉ tiêu cần quan tâm là gì?

• Chúng ta dựa vào chỉ số thống kê nào để tham


chiếu cho mô tả của mẫu với mô tả tổng thể.
• Việc lựa chọn các biến số cần phân tích sẽ ảnh
hưởng tới kiểu chọn mẫu và cỡ mẫu.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


2.2 Có khung mẫu hay không?

• Khung mẫu là danh sách của tất cả các phần tử


có trong tổng thể mà từ đó ta sẽ lấy mẫu ra.
• Trong thực tế, không phải lúc nào cũng tìm
được khung mẫu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


2.3 Phương pháp chọn mẫu nào là phù hợp

• Nhà nghiên cứu phải lựa chọn giữa chọn mẫu


xác suất hay phi xác suất.
Chọn mẫu xác suất Chọn mẫu phi xác suất
Có độ tin cậy, tính đại diện cao Có độ tin cậy thấp hơn,
Phải tuân theo quy trình, Dễ áp dụng trong thực tế
nguyên tắc đã định trước trong
quá trình tiến hành điều tra

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


2.4 Cần cỡ mẫu bao nhiêu là vừa?

• Tổng thể càng biến thiên càng nhiều thì cỡ mẫu phải càng
lớn để mang tính chính xác
• Muốn độ chính xác càng tăng thì cỡ mẫu phải càng lớn.
• Phạm vi sai số càng nhỏ thì cỡ mẫu phải càng lớn
• Độ tin cậy của ước lượng càng cao thì cỡ mẫu phải càng
lớn
• Khi tổng thể có nhiều nhóm phụ, thì cỡ mẫu phải lớn để
từng nhóm đạt yêu cầu giới thiệu
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5 Chọn mẫu xác suất
5.1 Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản

• Đây là phương pháp đơn giản nhất của chọn


mẫu xác suất.
• Mỗi một cá thể được lựa chọn với một xác
suất biết trước và ngang bằng nhau.
• Xác suất chọn lựa = cỡ mẫu/kích thước tổng
thể (%)
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5 Chọn mẫu xác suất
5.1 Chọn mẫu xác suất ngẫu nhiên đơn giản

• Chỉ nên dùng phương pháp chọn mẫu ngẫu


nhiên đơn giản khi ta chỉ quan tâm đến các
tính chất chung của tổng thể.
• Cần có khung mẫu
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5.2 Chọn mẫu hệ thống
• Chuẩn bị danh sách lấy mẫu, xếp thứ tự. Số
tổng thể là N, cỡ mẫu gồm n quan sát.
• Chia N đơn vị tổng thể thành k nhóm theo
công thức k=N/n, k gọi là khoảng cách chọn
mẫu.
• Trong k đơn vị đầu tiên lấy ngẫu nhiên 1 đơn
vị >> đây là đơn vị mẫu đầu tiên, các đơn vị
mẫu sau được lấy cách đơn vị đầu 1 khoảng là
k, 2k, 3k… TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5.2 Chọn mẫu hệ thống

• VD: có tổng thể là 2000 phần tử đã đánh số


thứ tự, cỡ mẫu là 70
• >> k = 2000/70 ~ 29
• Giả sử chọn điểm khởi đầu trong khoảng 1-29
là phần tử thứ 12, phần tử được chọn tiếp theo
là 12+29 = 41
• Tương tự ta chọn được các phần tử 70,99…..
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5.2 Chọn mẫu hệ thống

• Ưu điểm: đơn giản, dễ tính toán, dễ áp dụng


• Nhược điểm: có thể xảy ra thiên lệch do tính
chu kỳ của tổng thể
• Các cá thể của tổng thể có thể đã được sắp xếp
theo một trật tự nào đó

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


5.3 Chọn mẫu phân tầng
• Hầu hết các tổng thể đều bao gồm các nhóm
phụ hoặc các tầng.
• Quá trình chọn mẫu trong đó các cá thể được
chọn lựa theo từng nhóm gọi là chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng
• Mục tiêu là để các giá trị của các đối tượng
trong cùng một tầng càng ít khác nhau càng
tốt TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5.3 Chọn mẫu phân tầng

• Chọn mẫu phân tầng có 02 vấn đề quan trọng:


• Phân tầng theo đặc điểm gì
• Phân bổ số lượng mẫu vào các tầng khác nhau
thế nào

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


5.3 Chọn mẫu phân tầng

Có hiệu quả thống kê cao

Phân bổ theo tỷ Dễ thực hiện hơn phương pháp


lệ phân tầng khác
Cỡ mẫu phân bổ
cho các nhóm
Phân bổ không
Cung cấp một trọng số tự định
theo tỷ lệ

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


5.3 Chọn mẫu phân tầng
• VD: một trường Đh có 20000 sinh viên ở 5 hệ đào tạo và cấp
đào tạo khác nhau. Bộ phận kiểm định chất lượng muốn tiến
hành khảo sát về mức độ hài lòng của sv. Cỡ mẫu là 1000
(tương ứng 5% tổng thể)
Hệ/cấp đào tạo Số lượng sv % sv Mẫu rút ra từ mỗi tầng
Cử nhân hệ chính quy CĐ 10.000 50% 500
Cử nhân hệ chính quy ĐH 2.000 10% 100
Cử nhân hệ văn bằng 2 2.000 10% 100
Cử nhân hệ tại chức 5.000 25% 250
Cao học 1.000 5% 50
20.000 100% 1000
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5.3 Chọn mẫu phân tầng
• Ưu điểm:
• Tăng hiệu quả thống kê của mẫu
• Tăng tính đại diện của mẫu
• Cung cấp dữ liệu phù hợp để phân tích từng
nhóm phụ của tổng thể
• Cho phép sử dụng các phương pháp nghiên
cứu và phân tích khác nhau cho các nhóm phụ
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
5.4 Chọn mẫu theo nhóm

• Tổng thể có thể được chia thành nhiều nhóm,


mỗi nhóm chứa các phần tử có đặc điểm
khác nhau. Việc lựa chọn ngẫu nhiên một số
nhóm như vậy gọi là chọn mẫu theo nhóm

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Chọn mẫu phân tầng Chọn mẫu theo nhóm
1. Chia tổng thể thành một số ít nhóm 1. Chia tổng thể thành nhiều nhóm phụ
phụ. - Mỗi nhóm phụ chứa rất ít phần tử
- mỗi nhóm chứa rất nhiều phần tử - Các nhóm phụ được lựa chọn theo
- Các nhóm phụ được chọn lựa theo các tiêu chí dễ dàng hoặc tính sẵn có
các tiêu chí liên quan tới các biến số
nghiên cứu 2. Cố gắng bảo đảm tính dị biệt
2. Cố gắng bảo đảm tính đồng nhất trong nội bộ mỗi nhóm phụ
trong nội bộ mỗi nhóm phụ 3. Cố gắng bảo đảm tính đồng nhất
3. Cố gắng bảo đảm tính dị biệt giữa giữa các nhóm phụ
các nhóm phụ 4. Khi rút mẫu, chọn lựa ngẫu nhiên
4. Khi rút mẫu, chọn lựa ngẫu nhiên một số nhóm phụ để nghiên cứu
các phần tử trong từng nhóm phụ

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


5.5 Chọn mẫu nhiều giai đoạn
• Trong nghiên cứu kinh tế, đôi khi ta tiến hành nghiên cứu
theo nhiều giai đoạn.
• Ở giai đoạn đầu, thường chọn cỡ mẫu lớn, nội dung
nghiên cứu đơn giản nhằm tìm hiểu thông tin cơ bản của
tổng thể.
• Sau đó tùy theo mục tiêu nghiên cứu, người ta thiết kế các
nghiên cứu sâu hơn, cần cỡ mẫu nhỏ hơn.
• PP chọn mẫu nhiều giai đoạn thường kết hợp nhiều pp
chọn mẫu khác nhau TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
6 Lấy mẫu phi xác suất

• Khi không có điều kiện về thời gian, thông tin


(số lượng đơn vị tổng thể, cơ cấu tổng thể,
khung mẫu), chi phí để lấy mẫu xác suất
• >> ta có thể lấy mẫu phi xác suất
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
6.1 Lấy mẫu thuận tiện

• Được sử dụng trong nghiên cứu khám phá.


• Có thể lấy mẫu thuận tiện bằng cách đến
những nơi có khả năng gặp được đối tượng
cung cấp thông tin mà nhà nghiên cứu thấy
tiện lợi. Tuy nhiên không có nghĩa là lấy mẫu
tùy tiện.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
6.2 Lấy mẫu định mức

• Trong lấy mẫu định mức, nhà nghiên cứu sẽ quyết


định các tổng thể con (tương tự các tầng trong lấy
mẫu phân tầng) và tỷ lệ của tổng thể con trong mẫu.
• Lấy mẫu định mức tương tự lấy mẫu phân tầng ở
chỗ đầu tiên ta phải chia tổng thể thành các tầng.
Nhưng khác biệt cơ bản là trong từng tầng thì ta
được chọn mẫu theo cách thuận tiện hay phán đoán.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
6.2 Lấy mẫu định mức

• Vd: quyết định lẫy 1 mẫu 400 người lớn tại thành
phố
• >> nhà nghiên cứu quyết định rằng giới tính là một
biến độc lập có ảnh hưởng, và phụ nữ là ½ tổng thể
>> ½ mẫu phải là nữ và ½ mẫu là nam.
• >> nhà nghiên cứu lại có thể tiếp tục quyết định
trong mỗi ½ mẫu đó có 50% là trên 40 tuổi, 50% là
dưới 40 tuổi…. TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
6.3 Lấy mẫu phán đoán

• Trong lấy mẫu phán đoán, ta là người quyết


định ai thích hợp để mời họ vào mẫu khảo sát.
• Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc vào
kiến thức và kinh nghiệp của người đi thu thập
dữ liệu trực tiếp (người mời các đối tượng vào
pv).
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
Chương 7
Viết đề cương nghiên cứu

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.1 Đề cương nghiên cứu là gì

 Đề cương nghiên cứu là văn bản chỉ ra cơ sở thực hiện nghiên


cứu và cách thức tiến hành tổ chức thực hiện nghiên cứu.
 Đề cương là một kế hoạch chi tiết tất cả các nội dụng sẽ thực hiện
khi tiến hành nghiên cứu.
 Đề cương bao gồm: tên đề tài, lý chọn chọn đề tài, mục tiêu, câu
hỏi nghiên cứu, phạm vi, đối tượng, tổng quan tài liệu, cơ sở lí
luận, phương pháp nghiên cứu, và kết quả dự kiến.
 Vì vậy, đề cương chính là báo cáo thể hiện tính khả thi của một
đề tài.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.1 Đề cương nghiên cứu là gì
Vai trò của đề cương nghiên cứu
 Đề cương nghiên cứu là cơ sở để các cơ quan quản lý và tổ chức
tài trợ xem xét và phê duyệt thực hiên một nghiên cứu.
 Đối với sinh viên, đề cương nghiên cứu là sản phẩm phải trình
bày cho giáo viên hướng dẫn hay hội đồng khoa học xem xét để
được chấp nhận thực hiện đề tài.
 Thông thường các cơ quan, tổ chức sẽ có mẫu đề cương để các cá
nhân tuân thủ.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2 Nội dung và cấu trúc của đề cương
• Đặt vấn đề/tính cấp thiết của đề tài
Mở đầu • Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

• Tổng quan tài liệu có liên quan


Tổng quan • Tổng quan địa bàn nghiên cứu, tổng quan về vấn đề nghiên cứu

• Cơ sở lý luận
Cơ sở lý • Khung phân tích (nếu có)
luận và • Phương pháp nghiên cứu
PPNC

Sau các phần quan trọng này, còn có kết quả dự kiến, kế hoạch thực hiện, dự trù kinh phí,
tài liệu tham khảo TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
7.2.1 Đặt vấn đề
 Có nhiều tiêu đề khác nhau: đặt vấn đề/giới thiệu/tính cấp thiết của
đề tài.
 Phần này trình bày lý do tại sao ta chọn đề tài nghiên cứu này.
 Thường được viết theo hướng đi từ tổng quát đến vấn đề cụ thể. Có
nghĩa là bắt đầu bằng những thông tin rộng về lĩnh vực nghiên cứu,
sau đó thu hẹp lại dần và đi cụ thể vào vấn đề được lựa chọn.
 Cần phải nhấn mạnh các khoảng trống kiến thức, khoảng trống
nghiên cứu.
 Cần có những số liệu thống kê về vấn đề nghiên cứu để làm rõ tình
hình thực tiễn.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Phân tích ảnh
hưởng của dịch
covid 19 đến
chăn nuôi heo ở
thành phố Long
Khánh Tỉnh Đồng
Nai

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Đánh giá
mức độ
ảnh hưởng
của dịch
covid 19
lên sản
xuất trái
cây

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.1 Đặt vấn đề

 Ví dụ:
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành động phòng dịch của hộ
nuôi heo: Trường hợp nghiên cứu dịch tả heo Châu Phi tại tỉnh
Đồng Nai
 Đặt vấn đề:

Thông tin
Thông tin chung về Đi vào cụ thể Dịch tả heo Cần phải Các yếu tố
chung về dịch bệnh cho dịch tả Châu Phi ở thực hiện các nào ảnh
chăn nuôi trong chăn heo Châu địa bàn biện pháp hưởng tới
heo ở VN nuôi heo ở Phi ở VN nghiên cứu phòng dịch vấn đề này?
VN

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


Ví dụ:
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành động phòng dịch của hộ nuôi heo: Trường hợp nghiên cứu dịch tả
heo Châu Phi tại tỉnh Đồng Nai

 Chăn nuôi heo là một ngành sản xuất phổ biến và phát triển ở Việt Nam. Thịt heo đóng góp gần 74% tổng sản phẩm của ngành chăn nuôi,
và cũng là loại thịt được người tiêu dùng trong nước ưa chuộng nhất. Từ năm 2011 đến 2016, tổng đàn heo cả nước tăng lên nhanh chóng với
tốc độ trung bình 5,5%/năm. Sau năm 2006, tổng đàn heo giao động trong khoảng 26.000- 27.000 con vì ngành chăn nuôi heo phải đối mặt với
nhiều loại dịch bệnh và biến động giá cả.
 Từ năm 2006 đến 2012, có hơn 5.600 đợt bùng phát dịch lở mồm long móng (FMD – foot and mouth disease) được ghi nhận tại 62 tỉnh
thành. Từ năm 2007, các trang trại heo trên cả nước cũng bị ảnh hưởng bởi bệnh heo tai xanh (PRRS - pathogenic porcine reproductive and
respiratory syndrome); đã có 3.614 ổ dịch và 60.000 con heo bệnh bị tiêu hủy. Các dịch bệnh truyền nhiễm trên đã gây ra tác động mạnh lên
người nuôi heo nhỏ lẻ. Thiệt hại do dịch bệnh đã được ước tính vào khoảng 64 triệu USD đối với dịch lở mồm long móng (2006 đến 2010) và
72 triệu USD đối với dịch heo tai xanh (2007 đến 2010) (Mcleod và cs. , 2013).
 Năm 2019 ngành chăn nuôi heo Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch tả heo châu phi (ASF – Afican swine fever) và vẫn chưa tìm ra
phương án hiệu quả để kiểm soát sự lây lan. ASF là loại bệnh gây ra bởi loại virus có ADN phức hợp thuộc họ Asfarviridae, loại virus này có
tính đề kháng rất mạnh với môi trường. Cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị và vắc-xin kháng bệnh và tỷ lệ tử vong gần như là
100% (Fao, 2019). Do những đặc điểm nguy hiểm như trên, sự bùng phát và lan truyền dịch tả heo Châu Phi đe dọa nghiêm trọng ngành chăn
nuôi, thú y và công nghiệp thực phẩm.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


 Bệnh ASF xuất hiện đầu tiên tại Châu Phi sau đó lan tới Nga, Belarus, và Ukraine năm 2014, Rumani
năm 2017. Những ca nhiễm bệnh ban đầu là heo hoang dã. Vào mùa hè 2018, các trường hợp heo trang
trại nhiễm bệnh đầu tiên đã được ghi nhận tại Trung Quốc. Ngày 19 tháng 2 năm 2019, ổ bệnh ASF đầu
tiên tại Việt Nam được ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên và Thái Bình. Đến tháng 07/2019, dịch bệnh này đã
lây lan tới 4.442 xã, 513 huyện, 62 tỉnh trên cả nước, khiến hơn 3,3 triệu con heo phải tiêu hủy. Ninh
Thuận là tỉnh duy nhất chưa phát hiện ổ bệnh. Ngoài ra, ASF đang có dấu hiệu tái bùng phát ở nhiều địa
phương. Tại 106 xã thuộc 23 tỉnh, dịch bệnh đã quay trở lại sau 30 ngày kể từ đợt lây lan đầu tiên (Phan
Hậu, 2019).
 Tại Đồng Nai, địa phương phát triển ngành nuôi heo mạnh nhất cả nước. Số lượng heo tại Đồng Nai tăng
liên tục từ 348 nghìn con tại năm 1995 lên 1.773,6 nghìn con năm 2018. Số lượng heo này chiếm hơn 6%
tổng số heo trong cả nước, cao nhất trong tất cả các tỉnh tại Việt Nam (Tổng Cục Thống Kê, 2020). Đến
tháng 12/2019 đã có gần 5.371 hộ nuôi heo thuộc 81 xã ở 11/11 huyện/ thành phố trên toàn tỉnh phát hiện
ASF, số lượng heo bị tiêu hủy là khoảng 450 ngàn con (Nguyễn Trí, 2020). Một đặc điểm cần chú ý là tốc
độ phát sinh ổ dịch tại Đồng Nai rất nhanh, chỉ trong tháng 07/2019, đã có thêm 644 hộ phát hiện ổ dịch,
bị tiêu hủy hơn 57,3 ngàn con.

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


 Trong quá trình phát triển của ngành chăn nuôi heo Việt Nam, chưa có loại bệnh truyền nhiễm nào khó kiểm soát và gây
tổn thất lớn như ASF. Tính trên cả nước, thiệt hại do dịch ASF gây ra ước khoảng 3.600 tỉ đồng, bao gồm chi phí hỗ trợ heo
tiêu hủy, chi phí mua hóa chất sát trùng, chi phí hỗ trợ tiêu hủy, chi phí tổ chức phòng bệnh và kiểm soát dịch khá lớn và
vượt quá ngân sách địa phương. Vào tháng 08/2019 UBND tỉnh Đồng Nai đã phải yêu cầu Trung Ương hỗ trợ 800 tỉ đồng
để hỗ trợ thiệt hại cho người dân vì quỹ dự phòng của huyện và tỉnh không đủ chi trả (Bình Nguyên, 2019). Do đó, các biện
pháp hiện tại để phòng chống lây nhiễm chủ yếu là áp dụng các biện pháp an toàn sinh học tại các cơ sở chăn nuôi. Các
trường hợp bị lây nhiễm đa phần xảy ra tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh kế nông dân. Tại Việt
Nam, số trang trại gia đình quy mô nhỏ chiếm khoảng 80% tổng số hộ nuôi heo. Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng hộ
nuôi heo đóng vai trò lớn trong quá trình vận chuyển heo nội địa và được xem là một tác nhân chính gây lây lan dịch tả heo
Châu Phi (Penrith và cs. , 2013). Hành vi của người nuôi heo là cực kì quan trọng để kiểm soát việc lây lan dịch vì họ quyết
định việc thực hiện các biện pháp phòng tránh và kiểm soát. Chẳng hạn tại Châu Phi, chính hành vi mua bán heo và thịt heo
trái pháp luật là con đường tạo ra sự bùng phát bệnh ASF (Gulenkin và cs. , 2011; Aliro và cs. , 2012). Các nghiên cứu
trước đã cho thấy rằng người chăn nuôi có thể có kiến thức và hiểu biết nhưng không có nghĩa là họ sẽ thực hiện các biện
pháp phòng dịch (Olsen và cs. , 2005; Tiongco và cs. , 2012; Chenais và cs. , 2017).
 Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO - World Health Organization) (2008), để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới việc kiểm
soát dịch, cần phải xác định những lỗ hổng về kiến thức, những quan điểm văn hóa, và hành vi con người. Trong số các
phương pháp thông dụng, phương pháp phân tích kiến thức, thái độ, và hành động thực tế, còn gọi là KAP (KAP-
knowledge, attitudes, and practice) thường được áp dụng để nghiên cứu các bệnh truyền nhiễm ở cả người và động vật (Di
Giuseppe và cs. , 2008; Tiongco và cs. , 2012; Chenais và cs. , 2017). KAP giúp thu thập thông tin và phân tích sự sẵn lòng
áp dụng các biện pháp phòng dịch bệnh của con người. Các cơ quan chính quyền ở Việt Nam từ trung ương đến địa phương
đã đề xuất một số phương án kiểm soát nhưng các ổ dịch ASF vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
 Trong bối cảnh đó, nghiên cứu này được thực hiện để phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành động thực tế đối với
dịch tả heo Châu Phi của các hộ nuôi heo, lấy trường hợp nghiên cứu tại tỉnh Đồng Nai, địa phương có số lượng heo
nhiều nhất cả nước, nhằm tìm ra các tác nhân thúc đẩy sự lây lan dịch bệnh, và sự tuân thủ hoặc không tuân thủ
các biện pháp phòng dịch. Kết quả của nghiên cứu này sẽ cung cấp các thông tin hữu ích giúp các cơ quan phòng
dịch bệnh trong chăn nuôi hiểu được những thiếu sót trong kiến thức của nông dân và các yếu tố thúc đẩy hay kìm
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
hãm hành vi thực hiện phòng dịch bệnh của nông dân.
7.2.2 Mục tiêu nghiên cứu
 Trình bày mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể
 Mục tiêu phải nhất quán với tên đề tài và vấn đề nghiên cứu.
 Mục tiêu phải viết cụ thể, rõ nghĩa
 Vd:
Mục tiêu chung
 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành động phòng dịch tả heo Châu Phi của các hộ
nuôi heo tại tỉnh Đồng Nai
Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng phòng dịch tả heo Châu Phi tại tỉnh Đồng Nai
- Phân tích các yếu tố tác động tới số lượng biện pháp phòng dịch mà hộ nuôi heo áp dụng
- Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hành động phòng dịch của hộ nuôi heo

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu sẽ đi theo sau mục tiêu nghiên cứu
 Tùy theo đề tài mà nhà nghiên cứu có/không đưa ra câu hỏi nghiên
cứu hoặc chỉ dừng lại ở mục tiêu.
 Câu hỏi cũng phải nhất quán với mục tiêu nghiên cứu, rõ ràng và cụ
thể.
 VD:
 Tình hình thực hiện phòng dịch tả heo Châu Phi ở tỉnh Đồng Nai như
thế nào?
 Các yếu tố này ảnh hưởng tới việc phòng dịch của hộ nuôi heo?
 Làm thế nào để nâng cao việc phòng dịch tả heo Châu Phi?

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi
không gian
Phạm vi
Phạm vi
thời gian
Phạm vi
nội dung
Ví dụ:
Phạm vi không gian: nghiên cứu hành động phòng dịch tả heo Châu Phi tại địa bàn tỉnh Đồng Nai. Địa
bàn được lựa chọn thu thập dư diệu là các huyện Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Long Thành.
Phạm vi thời gian: đề tài được thực hiện từ tháng 06/2020-06/2021
Phạm vi nội dung: đề tài chỉ nghiên cứu các biện pháp phòng dịch được thực hiện ở quy mô hộ nuôi heo
nhỏ lẻ và các yếu tố ảnh hưởng tới hành động của hộ nuôi heo.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
7.2.5 Tổng quan
 Chương tổng quan có 02 nội dung chính:
 Tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan
 Tổng quan địa bàn/vấn đề nghiên cứu
 Tổng quan tài liệu nghiên cứu cần phản ánh được tình hình
khái quát về các nghiên cứu thuộc lĩnh vực của đề tài, các
xu hướng nghiên cứu phổ biến, các lý thuyết được áp dụng
trong các nghiên cứu trước, các phát hiện cốt lõi trong các
nghiên cứu có liên quan, các khái niệm, biến số thường
được sử dụng…

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.5 Tổng quan

 Khiviết tổng quan tài liệu nghiên cứu có thể


phân chia bố cục theo các cách khác nhau:
• Phân chia tài liệu trong nước, tài liệu nước ngoài
• Phân chia thành các nghiên cứu cùng một vấn đề, hay cùng phương
pháp tiếp cận, phân tích…
 Cuối phần tổng quan tài liệu phải có đoạn kết
luận để làm rõ tính kế thừa và điểm mới trong
đề tài

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.6 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
 A. Cơ sở lý luận
 Trình bày định nghĩa của các khái niệm được sử dụng trong đề tài
▪ VD: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành động phòng dịch của hộ nuôi heo:
Trường hợp nghiên cứu dịch tả heo Châu Phi tại tỉnh Đồng Nai >> phải định nghĩa thế
nào là hành động phòng dịch, hộ nuôi heo trong đề tài được định nghĩa như thế nào, ở
quy mô ra sao?...
▪ Phân tích kiến thức, thái độ và biện pháp phòng dịch Covid19 >> định nghĩa thế nào
gọi là kiến thức? Thái độ? Biện pháp phòng dịch?
 Trình bày các lý thuyết làm nền tảng để xây dựng mô hình phân tích
 Trình bày các khung khái niệm (nếu có) và khung lý thuyết (nếu có)
 Các khái niệm, tổng quan tài liệu nghiên cứu, và các lý thuyết nền sẽ là cơ sở để xây
dựng khung phân tích và mô hình phân tích

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.6 Cơ sở lý
luận và phương
pháp nghiên cứu
 VD: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới hành động phòng dịch của hộ
nuôi heo: Trường hợp nghiên cứu
dịch tả heo Châu Phi tại tỉnh Đồng
Nai
 Các khái niệm sử dụng trong nghiên
cứu: kiến thức về phòng dịch, thái độ
đối với dịch bệnh, hành động phòng
dịch là gì?
 Lý thuyết nền: khung phân tích KAP
– Knowledge, attitude, pratices

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.6 Cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu
 B. Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp thu thập số liệu
 Trinh bày nguồn dữ liệu và cách thu thập
 Đối với dữ liệu sơ cấp, phải trình bày cơ sở lựa chọn địa bàn thu
thập số liệu, cách thức chọn mẫu, cỡ mẫu, phương pháp thu thập
dữ liệu dự kiến áp dụng
 Cơ sở xây dựng bảng câu hỏi

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


 VD: Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới hành động phòng dịch của hộ nuôi heo: Trường hợp nghiên cứu dịch tả heo Châu
Phi tại tỉnh Đồng Nai
 Cơ sở lựa chọn địa bàn thu thập số liệu
 cơ sở lựa chọn các huyện thu thập số liệu là dựa trên quy mô nuôi heo của các địa phương và tính khả thi trong việc tiếp cận dữ liệu tương
ứng với nguồn lực hạn chế của đề tài. Trên cơ sở đó, các khu vực dự kiến được chọn tại tỉnh Đồng Nai bao gồm: huyện Thống Nhất, huyện
Trảng Bom, và huyện Cẩm Mỹ. Đây là 03 huyện có số lượng heo nhiều nhất tại tỉnh Đồng Nai
Thu thập số liệu thứ cấp
 Các số liệu thứ cấp liên quan tới tình hình chăn nuôi heo và tình trạng bùng phát, lây nhiễm của dịch tả heo Châu Phi tại tỉnh Đồng Nai
được thu thập tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chi cục chăn nuôi – Thú Y.

Thu thập số liệu sơ cấp


 Cỡ mẫu tối thiểu cần đạt được khi tiến hành điều tra được tính theo công thức của Tabachnick và cs. (2007): n = 50 + (8*m)
 Trong đó, n là cỡ mẫu, m là số biến độc lập trong mô hình. Có 14 biến độc lập được đưa vào các hàm hồi quy đa biến trong đề tài, do đó
cỡ mẫu tối thiểu n = 162.
 Phương pháp chọn mẫu thuận tiện sẽ được sử dụng để chọn ra các hộ nuôi heo được phỏng vấn tại địa bàn nghiên cứu. Các hộ được lựa
chọn sẽ dựa trên danh sách hộ bị nhiễm dịch tả heo Châu Phi.
 Bảng câu hỏi được xây dựng sẽ có 5 phần: ……………..được tham khảo từ báo cáo hướng dẫn nhận biết và chuẩn đoán bệnh tả heo Châu
Phi của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên hiệp quốc (FAO) (2017) và nghiên cứu về KAP đối với dịch ASF tại Uganda của Chenais
và cs. (2017). Các loại câu hỏi Dichotomous question, câu hỏi nhiều lựa chọn, hoặc thang đo Likert được áp dụng tùy từng vấn đề được hỏi.
TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
7.2.6 Cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu
 B Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích số liệu
 Trình bày cách thức mà ta dự kiến sẽ áp dụng để phân tích số liệu
để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu.
 Các phương pháp phân tích phải được giải thích chi tiết, cụ thể
tương ứng với từng mục tiêu nghiên cứu, kèm theo trình bay các
kỹ thuật thống kê, kiểm định…

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.6 Cơ sở lý luận và phương pháp
nghiên cứu
 B Phương pháp nghiên cứu
 Phương pháp phân tích số liệu
 Ví dụ:
 Phân tích thực trạng phòng dịch tả heo Châu Phi
 Để thực hiện mục tiêu số 1, đề tài sử dụng các chỉ tiêu thống kê mô tả về
kinh nghiệm phòng dịch bệnh trong chăn nuôi heo, số điểm kiến thức về
dịch ASF mà các hộ đạt được, thái độ của hộ nuôi heo đối với dịch ASF, và
các biện pháp phòng dịch thực tế mà hộ nuôi heo có áp dụng.
 Trong phân tích về kiến thức đối với dịch ASF, các chỉ tiêu sau sẽ được
tính toán, thống kê:…………………………

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM
7.2.7 Kết quả dự kiến
 Ở phần này cần trình bày sơ lược về cấu trúc dự kiến của kết
quả nghiên cứu.
 Thông thường cấu trúc của phần kết quả nghiên cứu sẽ tương
ứng với các mục tiêu cụ thể.
 vd:
- 4.1 thực trạng phòng dịch tả heo Châu Phi tại tỉnh Đồng Nai
- 4.2 Phân tích các yếu tố tác động tới số lượng biện pháp phòng
dịch mà hộ nuôi heo áp dụng
- 4.3 Các giải pháp nhằm đẩy mạnh hành động phòng dịch của
hộ nuôi heo

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM


7.2.8 Các nội dung khác
 Tùy theo yêu cầu của tổ chức, cơ quan quản lý hay nhà tài trợ.
Nhà nghiên cứu được yêu cầu trình bày các phần sau:
 Lịch trình dự kiến: trình bày các bước thực hiện đề tài và thời
gian từng bước
 Kế hoạch kinh phí: dự kiến kinh phí cho từng hoạt động trong đề
tài. Thường dự kiến dựa trên kinh phí hạn mức được cấp.
 Hồ sơ của các thành viên thực hiện đề tài
 Phần cuối của đề cương và đề tài phải có danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục

TS. Hoàng Hà Anh - Khoa Kinh tế - Trường ĐH Nông Lâm TPHCM

You might also like