You are on page 1of 3

1.3.3.

PHÂN BIỆT PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA
HỌC
Phương pháp nghiên cứu khoa học đề cập đến các phương pháp, kỹ thuật nhà nghiên cứu sử
dụng để tiến hành một hoạt động nghiên cứu khoa học
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học là bộ môn khoa học xây dựng học thuyết về cách thức
tiến hành các nghiên cứu một cách có hệ thống và khoa học.
Phương pháp nghiên cứu chỉ là một phương diện của phương pháp luận.
Các cách phân loại nghiên cứu khoa học:
- Căn cứ theo phạm vi sử dụng
- Dựa trên cơ sở quy trình nghiên cứu và lý thuyết thông tin
- Dựa trên cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu.
1.3.3.1. Nhóm các phương pháp nghiên cứu lý thuyết.
Gồm:
- Thu thập thông tin bằng cách nghiên cứu các văn bản, tài liệu hiện có.
- Sử dụng tư duy, logic để xây dựng cơ sở lý luận, hình thành giả thuyết khoa học, đưa
ra dự đoán ban đầu về đối tượng
Có 4 phương pháp cụ thể:
 Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Phương pháp phân tích: phân tích các thông tin về lý thuyết 1 cách cụ thể để phát hiện
ra các khía cạnh, cấu trúc lý thuyết, các trường phái nghiên cứu và các xu hướng phát
triển của lý thuyết (pt nguồn tài liệu, tác giả, cấu trúc logic nội dung)
Tổng hợp lý thuyết: liên kết các khía cạnh, bộ phận, mối quan hệ từ các thông tin về lý
thuyết thành một tổng thể nhằm tạo một hệ thống lý thuyết mới (bổ sung, lựa chọn,
sắp xếp, xây dựng, giải thích)
 Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết
PP phân loại: sắp xếp một cách logic các tài liệu văn bản theo từng phương diện, từng
đơn vị kiến thức, từng vấn đề khoa học cùng bản chất, có cùng xu hướng phát triển
dễ nhận biết hơn, phát hiện ra quy luật phát triển của đối tượngđưa ra dự đoán xu
hướng.
Hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp thông tin, dữ liệu thành một hệ thống có kết cấu chặt
chẽ trên cơ sở một mô hình lý thuyết. giúp mở rộng và nâng cao sự hiểu biết về đối
tượng xd lý thuyết hoàn chỉnh hơn
 PP mô hình hóa
Nghiên cứu các sự vật, quá trình hiện tượng bằng cách xây dựng mô hình của chúng.
Mô hình là một hệ thống các yếu tốt vật chất hay ý niệm được xây dựng nhằm biểu
diễn hay tái hiện dối tượng nghiên cứu dưới dạng trực quan.
Gồm: mô hình vật lý, mô hình toán học, mô hình số, mô hình sinh học, mô hình xã
hội.
Vai trò: đại diện, thay thế cho đối tượng cần nghiên cứu.
Nhiệm vụ: phát hiện những điều chưa biết về đối tượng (giả định)
 PP nghiên cứu lịch sử
Tìm nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và những biến đổi của đối tượng để tìm
ra bản chất và quy luật vận động của nó.
Xây dựng tổng quan về vấn đề nghiên cứu
1.3.3.2. Nhóm các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
1.3.3.2.1. Các phương pháp nghiên cứu phi thực nghiệm
Không tạo ra bất kỳ tác động nào làm biến đổi trạng thái và môi trường của đối tượng
khảo sát.
 PP quan sát khoa học
Thu thập thông tin dựa trên tri giác đối tượng trong những hoàn cảnh tự nhiên khác
nhau có mục đích, có kế hoạch, hệ thống. Gồm quan sát trực tiếp và gián tiếp
3 chức năng:
- Thu thập thông tin thực tiễn về đối tượng
- Kiểm chứng giả thuyết hay lý thuyết đã có
- Đối chiếu kết quả nghiên cứu với thực tiễn
Ưu điểm: thông tin khách quan, số liệu cụ thể, sống động, phong phú, dễ dàng thực
hiện và ít tổn kém
Nhược: quan sát một cách thụ động
 PP điều tra
Thu thập thông tin bằng cách khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhằm
phát hiện các quy luật phân bố, trình độ phát triển, những đặc điểm về lượng và chất.
Gồm 2 loại:
Điều tra cơ bản: thu thập thông tin về sự có mặt của các đối tượng trên diện rộng nhằm
phá hiện quy luật phân bố, đặc điểm về định tính, định lượng
Điều tra xã hội: thu thập thông tin về quan điểm, thái độ của quần chúng về một sự
kiện chính trị, xã hội, một hiện tượng văn hóa, thị hiếu, xu hướng tiêu dùng
Có 2 hình thức điều tra:
Đàm thoại: điều tra, thu thập thông tin bằng cách giao tiếp trực tiếp với đối tượng
nhằm làm rõ một vấn đề nào đó
Ưu điểm: thu thập được thông tin phản ánh suy nghĩ nội tâm của người tham gia, linh
hoạt, dễ thay đổi sửa chữa.
Nhược: không đảm bảo người tham gia trả lời trung thực, mất nhiều thời gian, thông
tin thu được chỉ mang tính cá nhân, khó khái quát toàn bộ dân số nghiên cứu.
Khảo sát bằng phiếu câu hỏi:
Thu thập thông tin bằng cách giao tiếp gián tiếp với đối tượng thông qua việc đặt câu
hỏi và trả lời câu hỏi trên phiếu khảo sát.
Ưu điểm: thu thập được khối lượng lớn thông tin, không mất nhiều thời gian, ít tốn
kém, có thể khái quát hóa cho dân số nghiên cứu.
Nhược: độ tin cậy không cao, xử lý thông tin sẽ mất nhiều thời gian hơn.
1.3.3.3. Phương pháp thực nghiệm khoa học
Nghiên cứu đối tượng trong những điều kiện đặc biệt do nhà nghiên cứu tạo ra.
Vai trò: nâng cao trình độ kỹ năng thực hành nghiên cứu khoa học, tạo ra một hướng nghiên
cứu mới dựa trên phương pháp hoàn toàn chủ động
Hạn chế: không hoàn toàn tự nhiên, phải có thiết bị kỹ thuật cao, phải có kỹ năng nghiên cứu,
khó áp dụng vào những nghiên cứu liên quan đến tư tưởng, tình cảm con người.
1.3.3.4 Phương pháp chuyên gia
Thu thập thông tin bằng cách tham vấn ý kiến và đánh giá của đội ngũ các chuyên gia có trình
độ cao của một chuyên ngành về một vấn đề, sự kiện khoa học hay thực tiễn.
Ưu điểm: tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc
Nhược: phụ thuộc vào trực cảm hay kinh nghiệm của chuyên gia.
Chỉ nên thực hiện pp này ở giai đoạn cuối của thực nghiệm hoặc không còn cách nào khác

You might also like