You are on page 1of 6

ĐỀ CƯƠNG NHÂN HỌC

Câu 1: Định nghĩa Nhân học? Đối tượng, nhiệm vụ của Nhân học.
- Nhân học là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất của con người trên
các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của nhóm người, các cộng đồng dân tộc
khác nhau, cả về quá khứ của con người cho tới hiện tại.
- Đối tượng: con người tìm cách lí giải những nguyên nhân, tác động từ môi
trường, tất cả các yếu tố xung quanh để tạo nên 1 cơ thể sinh học. Điều đó được
thể hiện trên 4 phương diện: Sinh học (Nhân học hình thể), Văn hóa của đời sống
con người như ăn mặc, ở, ma chay,…(Nhân học văn hóa), Quá khứ của con người:
thông qua hiện vật tái hiện cuộc sống quá khứ (Khảo cổ học), Tư duy con người:
ngôn ngữ ảnh hưởng tư duy của con người (Nhân học ngôn ngữ), Nhân học ứng
dụng.
+Con người với tư cách là thực thể sinh học-xã hội là khách thể, không phải là
đối tượng nghiên cứu riêng của từng ngành khoa học: con người tạo ra các khoa
học.
+ Con người xét tổng thể là khách thể, chưa là đối tượng nghiên cứu riêng của
từng ngành khoa học.
+ Nhân học nghiên cứu: toàn diện con người, về con người tự nhiên và con
người xã hội.
+ Đối tượng nghiên cứu của Nhân học không chỉ bó hẹp trong nghiên cứu
phương diện sinh học của con người mà cả văn hóa và xã hội của con người.
+ Chức năng, nhiệm vụ: Thông qua việc tìm hiểu để lý giải hiện tượng liên
quan tới con người thông qua Khoa học, nhân học hướng tới sử dụng những tri
thức đó để phục vụ cho mục đích sinh tồn của con người.

Câu 2: Trình bày các phương pháp nghiên cứu của nhân học, nội dung của
phương pháp quan sát tham dự, phương pháp phỏng vấn sâu, vấn đề đạo đức
trong nghiên cứu nhân học.
- Các phương pháp nghiên cứu của nhân học:
 Phương pháp quan sát tham dự
 Phương pháp phỏng vấn sâu
 Phỏng vấn không có cấu trúc (tự do, sâu)
 Phỏng vấn bán cấu trúc (sâu)
 Phỏng vấn có cấu trúc
*Phương pháp quan sát tham dự:
- Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện
tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự
nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá
trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát là phương thức cơ bản để nhân
thức sự vật.
- Là một trong những phương pháp thu thấp thông tin xã hội của nhân chủng học
văn hóa được sử dụng rộng rãi trong những nghiên cứu xã hội.
- Ví dụ: Khi nghiên cứu về siêu thị, nhà nghiên cứu sẽ đi khắp nơi trong siêu thị để
lắng nghe khách hàng nói chuyện hoặc quan sát hành vi của họ như thế nào?
- Quan sát thường bao gồm các hành vi:
 Quan sát, ghi chép về những điều các nhà dân tộc quan tâm trên thực địa
 Chụp ảnh, ghi hình, ghi âm, vẽ các sự vật và hiện tượng đang tồn tại trong
đời sống của các dân tộc
 Khai thác các nguồn tư liệu thống kê về các dân tộc đó
 Lập phiếu điều tra trên thực địa
- Theo mức độ chuẩn bị:
 Quan sát có chuẩn bị: là dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động
những yếu tố nào của hướng nghiên cứu có ý nghĩa cho đề tài và từ đó tập
trung sự chú ý của mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra
kết quả cho thông tin nhận được từ phương pháp khác. Ví dụ: phân tích
những ghi chép có được tring thời gian trước đó hay trong hiện tại từ những
bản quyết toán tài chính, những dự liệu kinh doanh,…
 Quan sát không chuẩn bị: là dạng quan sát trong đó chưa xác định được các
yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu
thử nghiệm. Ví dụ: đi khảo sát ghi chép lại những thông tin ở các ngày khác
nhau để khảo sát tình hình giao thông của Hà Nội vào giờ cao điểm.
- Theo sự tham gia của người quan sát:
 Quan sát không tham dự: điều tra viên đứng bên ngoài để quan sát
 Quan sát có tham dự: điều tra viên xuất hiện trong nhóm đối tượng quan
sát (quan sát tham dự, quan sát tham gia, quan sát hòa nhập)  tham gia
vào cuộc sống địa phương để tìm hiểu quan điểm của người trong cuộc
và phiên giải ý nghĩa của sự vật, hiện tượng theo góc độ người trong
cuộc.
- Theo mức độ công khai của người đi quan sát:
 Quan sát công khai: người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát, hoặc
người quan sát cho đối tượng mình là ai, mục đích công việc của mình.
 Quan sát không công khai: người bị quan sát không biết rõ mình đang bị
quan sát, hoặc là người quan sát không cho đối tượng biết là ai, đang làm gì.
- Một số loại quan sát khác:
 Quan sát toàn diện, quan sát từng mặt (quan sát có chọn lọc)
 Quan sát ngẫu nhiên, quan sát lâm sàng (có tính tương tự như một cuộc thực
nghiệm thăm dò)
 Quan sát phát hiện, quan sát kiểm định,…

*Phương pháp phỏng vấn sâu:


- Khái niệm:
 Phỏng vấn là việc đưa ra thận trọng những câu hỏi phù hợp, có liên quan đến
vấn đề nghiên cứu, là công việc trò chuyện giữa nhà nghiên cứu với người
dân, vì vậy nhà nhân học có kiến thức ngôn ngữ địa phương sẽ gặp nhiều
điều kiện thuận lợi hơn khi tiếp xúc với cộng đồng.
 Phỏng vấn sâu là những cuộc phỏng vấn lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu
tìm hiểu vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, hay tìm hiểu về cuộc sống, kinh
nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin thông qua chính ngôn ngữ
của người ấy.
 Mục đích của phỏng vấn con người là để tìm thấy những gì đang diễn ra
trong suy nghĩ và tình cảm của họ về một điều gì đó.
 Có 3 loại phỏng vấn và trong thực tế, cả 3 loại này thường đan xen với nhau:
phỏng vấn không có cấu trúc, phỏng vấn bán cấu trúc, phỏng vấn có cấu trúc.
 Có 6 loại hình câu hỏi phỏng vấn là: Câu hỏi về các thông tin cá nhận; Câu
hỏi về kiến thức; Câu hỏi về kinh nghiệm/hành vi; Câu hỏi về quan điểm, giá
trị; Câu hỏi về cảm xúc; Câu hỏi về cảm giác.
- Ưu điểm của phương pháp phỏng vấn sâu:
 Thu thập thông tin 1 cách trực tiếp có thể loại bỏ một số sai số trung gian
 Giảm tỉ suất rơi rụng thông tin xuống mức thấp nhất do gợi ý của người
phỏng vấn
 Quá trình phỏng vấn có thể thu thập nhiều thông tin khác nhau (cả thông
tin bề nổi và thông tin chiều sâu)
 Chức năng của câu hỏi kiểm tra phát huy tốt nhất và có thể biết thông tin
nhờ phương pháp quan sát:
 Đây là phương pháp phổ biến trong các nghiên cứu điều tra
 Tiết kiệm thời gian hơn phỏng vấn tự do
 Có thể linh hoạt trong phỏng vấn
 Việc phân tích số liệu dễ dàng hơn trong phỏng vấn tự do
- Nhược điểm:
 Cần phải có thời gian thăm dò vấn đề cần phỏng vấn
 Thời gian chuẩn bị sườn câu hỏi cần phỏng vấn
 Người phỏng vấn cần có kĩ năng cao trong khai thác thông tin và hiểu biết
về vấn đề phỏng vấn

*Phỏng vấn có cấu trúc


- Dùng bộ câu hỏi
- Theo một trình tự nhất định đồng tác giả, những người đi trước; thực hiện truyền
thông về kết quả nghiên cứu một cách có trách nhiệm và sử dụng nguồn ngân sách
công dành cho việc nghiên cứu một cách xứng đáng.
- Để có những công trình nghiên cứu được xem là thực hiện một cách có trách
nhiệm như trên, vai trò thúc đầy, tạo điều kiện, khích lệ, và giám sát của các tổ
chức nghiên cứu khoa học là rất quan trọng, bao gồm:
 Thúc đẩy nhận thức về các văn bản hướng dẫn và quy định hiện hành liên
quan đến đạo đức nghiên cứu
 Soạn thảo các tài liệu hướng dẫn đơn giản và rõ ràng, tạo ra chính sách khích
lệ và ngăn ngừa sự vi phạm
 Mọi tổ chức NCKH cần có một quy trình phù hợp với đặc điểm của mình để
quản lý hoạt động nghiên cứu, bao gồm quy trình đánh giá chất lượng, sự an
toàn, mức độ rủi ro, mức độ bảo vệ quyền riêng tư, những vấn đề tài chính
và đạo đức, sao cho mọi người tham gia vào hoạt động NCKH đều hiểu rõ
trách nhiệm của mình là gì và nghĩa vụ giải trình trách nhiệm ấy sẽ được
thức hiện như thế nào.
- Những quy tắc thực hiện trong nghiên cứu:
 Tuân thủ các quy định, yêu cầu sự chấp thuận và nhận được thông tin đầy đủ
của đối tượng tham gia nghiên cứu
 Tôn trọng sự bảo mật và riêng tư
 Quản lý dữ liệu nghiên cứu
KẾT LUẬN
Lợi ích của hoạt động NCKH là điều không ai có thể nghi ngờ, nhưng những lợi
ích ấy chỉ có thể đạt được trong một môi trường nghiên cứu lành mạnh, một môi
trường bảo đảm cho quá trình tìm kiếm tri thức được thực hiện với mức độ khả tín
cao nhất và phản ánh những giá trị nền tảng của xã hội mà mọi tổ chức, các nhân
đều có trách nhiệm gìn giữ. Trong bối cảnh các nước đang phát triển như VN, nhu
cầu tăng trưởng nhanh trong NCKH phải gắn liền với việc xây dựng nền tảng văn
hóa học thuật vững mạnh; không có cái nền đó thì những thành tựu đạt được chỉ là
những lâu đài xây trên cát.

Câu 3: Trình bày các lĩnh vực nghiên cứu của nhân học: nhân học văn hóa,
nhân học tôn giáo, nhân học ứng dụng và vai trò của nhân học trong việc giải
quyết những vấn đề của đời sống đương đại. (Khi trình bày cần nêu khái
niệm, các lĩnh vực nghiên cứu của nhân học, nhân học ứng dụng: Nhân học đô
thị, nhân học y tế, nhân học du lịch, nhân học giáo dục, cần phân tích, cho ví
dụ, đánh giá,…)

*NHÂN HỌC VĂN HÓA


- Khái niệm: Nhân học văn hóa là phương pháp nghiên cứu văn hóa chủ yếu dựa
vào sự phân bố chủng người và thổ ngữ. Bằng cách gắn các phẩm chất văn hóa với
chủ đề - người (vừa là vật mang, vừa là chủ thể, vừa là kết quả của văn hóa),
phương pháp này đã khắc phục việc lệ thuộc vào hoàn cảnh địa lý khi tiến hành lý
giải các hiện tượng văn hóa.
- Các lĩnh vực nghiên cứu: Các nhà nhân học văn hóa sử dụng các lý thuyết và
phương pháp nhân học để nghiên cứu văn hóa. Họ nghiên cứu nhiều chủ đề khác
nhau, bao gồm dah tính, tôn giáp, quan hệ họ hàng, nghệ thuật, chủng tộc, giới
tính, giai cấp, nhập cư, cộng đồng, tình dục, toàn cầu hóa, các phong trào xã hội và
nhiều chủ đề khác. Tuy nhiên, bất kể chủ đề nghiên cứu cụ thể của họ là gì, các nhà
nhân học văn hóa tập trung vào các khuôn mẫu và hệ thống tín ngưỡng, tổ chức xã
hội và thực hành văn hóa.
- Một số câu hỏi nghiên cứu được các nhà nhân học văn hóa xem xét bao gồm:
 Cách hiểu về giới tính, chủng tộc, tình dục và khuyết tật khác nhau giữa các
nhóm văn hóa như thế nào?
 Những hiện tượng văn hóa nào xuất hiện khi các nhóm khác nhau tiếp xúc,
chẳng hạn như thông qua di cư và toàn cầu hóa?
 Các hệ thống quan hệ họ hàng và gia đình khác nhau như thế nào giữa các
nền văn hóa khác nhau?
 Làm thế nào để các nhóm khác nhau phân biệt giữa thực hành cấm kỵ và các
chuẩn mực chính thống?
 Các nền văn hóa khác nhau sử dụng lễ nghi như thế nào để đánh dấu quá
trình chuyển đổi và các giai đoạn cuộc sống?

Câu 4: Khái niệm cú sốc văn hóa là gì? Mối quan hệ giữa khách thể và chủ thể
(nêu khái niệm khách thể, chủ thể, quy trình điền dã dân tộc học, cho ví dụ,…)
- Cú sốc văn hóa:

- Điền dã dân tộc học là quá trình nghiên cứu của nhà nhân học về đối tượng tìm
hiểu của mình về một chủ đề nhất định, cũng là dịp mà người nghiên cứu học hỏi
về những điều mình chưa biết được về một nền văn hóa khác. Điền dã dân tộc học
cũng là cuộc hành trình gặp gỡ giữa các truyền thống văn hóa, văn hóa của người
nghiên cứu và văn hóa của cộng đồng được nghiên cứu.

Câu 5: Thế nào là phương pháp quan sát tham dự?

You might also like