You are on page 1of 6

Nhập môn KHXH-NV (Buổi 10)

2.2.2.1. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT KHOA HỌC

- Khái niệm, phương tiện quan sát khoa học:


+ Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật trực tiếp, là phương pháp tri
giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử
chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập
những số liệu, dữ kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện
tượng đó.
+ Trong nghiên cứu xã hội, quan sát là phương pháp thu thập các dữ liệu sơ cấp
(primary data) về đối tượng khảo sát và ghi nhận bằng giác quan (hoặc máy thu
hình, ghi âm, máy quét, dụng cụ đo đếm…) các yếu tố liên quan đến đối tượng
khảo sát.
+ Trong nghiên cứu KHXH&NV, phương pháp quan sát thường kết hợp với trắc
nghiệm, thực nghiệm.
=> Phương pháp quan sát là phương pháp thu thập và xử lý thông tin về sự kiện,
hiện tượng và quá trình xã hội thông qua quan sát trực tiếp các biểu hiện trong
thực tiễn để kết luận bản chất sự kiện, hiện tượng xã hội đó.
- Chức năng, đặc điểm của quan sát khoa học:
+ Chức năng:
Chức năng thu thập thông tin thực tiễn.
Chức năng kiểm chứng các lý thuyết, các giả thuyết đã có.
Chức năng so sánh, đối chiếu các kết quả trong nghiên cứu lý thuyết với thực tiễn,
thực tế.
+ Đặc điểm:
Đối tượng quan sát là hoạt động phức tạp của một cá nhân, hay một tập thể có
những đặc điểm đa dạng về năng lực hay trình độ.
Chủ thể quan sát là nhà khoa học hay cộng tác viên có trình độ, kinh nghiệm, thế
giới quan, cảm xúc tâm lí khác nhau. quan sát bao giờ cũng thông qua lăng kính
chủ quan của "cái tôi" ngay cả khi sử dụng kĩ thuật hiện đại để quan sát. Quan sát
còn chịu sự chi phối của quy luật ảo giác của cảm giác, tri giác trong hoạt động
nhận thức.
Kết quả quan sát dù khách quan đến mấy vẫn phụ thuộc vào việc xử lý các thông
tin của người nghiên cứu, do đó cần được chọn lọc theo các chuẩn nhất định.
- Phân loại các hình thức quan sát khoa học:
Quan sát tự nhiên – Quan sát có kiểm soát
Quan sát công khai - Quan sát không công khai (bí mật)
Quan sát trực tiếp - Quan sát gián tiếp
Quan sát tham dự - Quan sát không tham dự
Quan sát một người – Quan sát một nhóm người
Quan sát một lần – Quan sát nhiều lần (quan sát liên tục, định kỳ, chu kỳ)
Quan sát do con người - Quan sát bằng thiết bị

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT ĐẶC THÙ CHO KHXH&NV


Quan sát tham dự: là dạng quan sát mà ở đó người đi quan sát trực tiếp tham
gia vào các hoạt động của những người được quan sát. (khác biệt với Quan sát
không tham dự - người nghiên cứu không tham gia vào nhóm đối tượng, mà
đứng bên ngoài quan sát).
Quan sát không cấu trúc: quan sát linh hoạt, thăm dò, mô tả, hành vi, đề mục
dần dần hình thành trong quá trình quan sát – định tính (khác biệt với Quan sát
có cấu trúc - quan sát hành vi, đề mục được xác định trước – định lượng)
Tự quan sát (introspection - tự cảm, tự ý thức) - Quan sát người khác
(empathy - thấu cảm).

Các bước cơ bản của quan sát khoa học


1. Xác định đối tượng quan sát, mục đích quan sát: Quan sát đối tượng nào?
Quan sát để làm gì?
2. Xác định nội dung quan sát và phương pháp quan sát: Quan sát cái gì?
Quan sát như thế nào và bằng cách nào? Nội dung quan sát thể hiện qua việc
lựa chọn mẫu quan sát, số lượng mẫu, định thời điểm quan sát và độ dài thời
gian quan sát. Căn cứ vào qui mô của đề tài và độ phức tạp của mẫu mà quyết
định phương pháp, phương tiện quan sát.
3. Lập phiếu quan sát và kế hoạch quan sát: thiết kế bảng yêu cầu các nội
dung cụ thể khi đi quan sát (phiếu quan sát gồm đối tượng, địa chỉ, ngày giờ quan
sát, người quan sát; yêu cầu ghi chép, thu hình cụ thể sao cho người đi quan sát có
thể đo, đếm, ghi được bằng số, bằng chữ “có” hoặc “không”; câu hỏi bổ sung xác
minh, làm rõ hơn một số thông tin có thể chưa được rõ khi quan sát).
4. Tiến hành quan sát: Quan sát có thể tiến hành trong điều kiện tự nhiên với
hoàn cảnh đang có thường ngày, cũng có thể thực hiện bằng cách tạo tình
huống khác thường trong các hoạt động được tổ chức có định hướng, qua đó
đối tượng tự bộc lộ bản chất rõ ràng hơn. Ghi chép kết quả quan sát (phiếu in
sẵn, biên bản, nhật ký, theo thời gian, không gian, điều kiện, diễn biến; ghi âm,
chụp ảnh, quay phim các sự việc); kiểm tra lại kết quả quan sát (trò chuyện
thêm với những người tham gia tình huống; sử dụng các tài liệu khác liên quan
để đối chiếu; quan sát lặp lại; sử dụng người có trình độ cao hơn quan sát lại
để kiểm nghiệm).
5. Xử lí kết quả quan sát: Tập hợp các phiếu quan sát, sắp xếp số liệu mã
hóa, phân tích để đi đến một nhận định khoa học.

*Các bước thực hiện quan sát tham dự


 Bước 1: Quyết định mục tiêu của cuộc nghiên cứu
 Bước 2: Quyết định nhóm đối tượng quan sát
 Bước 3: Thâm nhập vào nhóm đối tượng khảo sát
 Bước 4: Quan hệ với các đối tượng được nghiên cứu à
 Bước 5: Tiến hành nghiên cứu bằng quan sát và ghi nhận trên thực địa
 Bước 6: Giải quyết những trường hợp có thể gây khó khăn như khi có va
chạm với các đối tượng khảo sát 2
 Bước 7: Rời khỏi cuộc nghiên cứu
 Bước 8: Phân tích các dữ liệu
 Bước 9: viết báo cáo trình bày những kết quả thu thập được
(=> Quan sát tham dự là phương pháp đặc thù cho KHXH&NV, được các
nhà dân tộc học, xã hội học sử dụng rộng rãi và phổ biến; điền dã văn hóa thuộc về
loại hình phương pháp này)

*Ưu điểm của phương pháp quan sát khoa học


Quan sát có ưu điểm trong việc thu thập các dữ liệu ứng xử không lời, cho phép
ghi nhận những ứng xử đang xảy ra một cách trực tiếp, trong hoàn cảnh tự nhiên,
cho phép nghiên cứu đối tượng sống động, toàn diện, không gò bó, ít gây phản
ứng từ phía đối tượng.
Quan sát có lợi thế trong những cuộc nghiên cứu thăm dò gợi ý cho người nghiên
cứu những ý tưởng thích hợp; đối với quan sát tham dự trong thời gian dài, có thể
tạo quan hệ thân mật, gần gũi để thông hiểu từ bên trong đối tượng.
Kỹ thuật quan sát không bị bó buộc bởi tổ chức cơ cấu chặt chẽ tạo điều kiện cho
người nghiên cứu chủ động, linh hoạt.
Quan sát đôi lúc là phương pháp duy nhất thích hợp với một số đối tượng như trẻ
em, chẳng hạn như quan sát các em đang chơi tốt hơn là phỏng vấn thái độ, hành
vi của các em.
Hạn chế của phương pháp quan sát khoa học

Thông tin thu được có thể chỉ mang tính bề ngoài của hiện tượng, đối tượng.
Nếu không có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật, thì chỉ có khả năng
quan sát một không gian giới hạn.
Dễ bị ảnh hưởng bởi yếu tố chủ quan của người quan sát.
Quy mô nhỏ, cỡ mẫu nghiên cứu nhỏ.
Dữ liệu quan sát khó định lượng, khó xây dựng thang đo và tổng hợp kết quả
điều tra.
2.2.2.2. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN
- Khái niệm
- Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học là phương pháp hỏi –
đáp, trao đổi thông tin bằng ngôn từ trực tiếp giữa người phỏng vấn và người
cung
cấp thông tin, được tiến hành với mục đích, kế hoạch nhất
định.
- Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được
phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ
hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của họ. Khi có mâu thuẫn giữa các câu trả
lời và hành vi thì phải thêm câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của thông
tin. Phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, luôn luôn đòi hỏi phải tiến
hành một cách linh hoạt.
- Cơ chế hoạt động, đặc điểm của phương pháp phỏng vấn
- Người phỏng vấn đưa ra loạt câu hỏi xác định, cụ thể, rõ ràng, với mục đích
thu thập thông tin, phục vụ cho mục đích nghiên cứu của mình, để người
cung cấp thông tin (đối tượng phỏng vấn) trả lời, mở rộng, trao đổi thêm về
quan điểm của mình.
Nguồn thông tin trong phỏng vấn là tất cả các câu trả lời của người được
phỏng vấn thể hiện quan điểm, ý thức, trình độ của người trả lời và toàn bộ
hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ thân thể của họ. Khi có mâu thuẫn giữa các câu trả
lời và hành vi thì phải có thêm câu hỏi phụ để xác minh độ chính xác của
thông tin.
Phỏng vấn là một quá trình điều tra sáng tạo, luôn luôn đòi hỏi phải tiến
hành một cách linh hoạt.
Mục đích của phương pháp phỏng vấn
Mục đích chính của việc phỏng vấn là tìm hiểu nguyên nhân sâu xa, ý nghĩa
và khám phá các yếu tố mới thông qua đối tượng phỏng vấn (Kvale,1996).
Những người phỏng vấn chuyên nghiệp có thể tận dụng buổi trò chuyện với
những đối tượng phỏng vấn để đào sâu, mở rộng thông tin xung quanh chủ
đề được định sẵn. Khi thực hiện phỏng vấn, nhà nghiên cứu phải theo dõi
thái độ, hành vi của đối tượng phỏng vấn để ghi nhận và điều tra thêm thông
tin dựa trên biểu hiện của họ ((McNamara, 1999).
Chức năng của phương pháp phỏng vấn
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên
cứu khẳng định, xác định vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp phỏng vấn trong nghiên cứu khoa học giúp người nghiên cứu
xây dựng cơ sở lý thuyết, lý luận và mở rộng đề tài nghiên cứu.
Phạm vi áp dụng của phương pháp phỏng vấn
Phỏng vấn là phương pháp nghiên cứu định tính cơ bản, có thể áp dụng
tốt trong những trường hợp:
Mục tiêu nghiên cứu chưa được hiểu rõ hoàn toàn. Vấn đề và mục tiêu
nghiên cứu có thể sửa hoặc xem xét lại trong quá trình nghiên cứu.
Một loạt các câu trả lời có khả năng chưa được biết trước. Một số người trả
lời có thể trình bày các quan điểm mới mà người nghiên cứu chưa biết tới.
Người nghiên cứu cần có sự lựa chọn đề xuất hay trình bày thêm những câu
hỏi dựa trên thông tin từ người trả lời.
Một số người trả lời có thể có thông tin chất lượng cao và người nghiên cứu
mong muốn tìm hiểu sâu hơn với họ về đề tài nghiên cứu.
Các câu hỏi có liên quan tới kiến thức ẩn, không nói ra hoặc quan điểm cá
nhân (thái độ, giá trị, niềm tin, suy nghĩ…).
Phân loại phỏng vấn theo cấu trúc:
Phỏng vấn có cấu trúc (thực hiện nghiêm ngặt theo công cụ hướng dẫn –
bảng hỏi đã được xây dựng từ trước, người phỏng vấn giải thích sáng tỏ cho
người được phỏng vấn về chủ đề nghiên cứu/phỏng vấn đang tiến hành, và
đặt câu hỏi dưới dạng đúng như đã chuẩn bị).
Phỏng vấn bán cấu trúc (thực hiện dựa trên công cụ hướng dẫn, có một số
câu hỏi có tính chất quyết định được chuẩn hóa, còn các câu hỏi khác có thể
phát biểu tùy tình hình cụ thể; người thực hiện có thể linh hoạt/tùy biến việc
khai thác thông tin ở cấp độ sâu/rộng đối với một số nội dung/chủ đề mà
người được phỏng vấn cung cấp thông tin).
Phỏng vấn không có cấu trúc (phỏng vấn tự do, trong công cụ hướng dẫn
chỉ các câu hỏi khung là cố định, còn các câu hỏi thăm dò có thể thay đổi
cho phù hợp với người được hỏi và ngữ cảnh thực hiện).

Một số loại phỏng vấn khác:


Phỏng vấn thường (thực hiện trên quy mô rộng với nhiều loại đối tượng trả
lời) - Phỏng vấn sâu (lấy ý kiến chuyên gia hoặc đi sâu vào tìm hiểu một
vấn đề đặc thù con người, xã hội, văn hóa, tinh thần phức tạp nào đó, lặp lại
phỏng vấn nhiều lần).
Phỏng vấn cá nhân (đối thoại với 1 cá nhân đối tượng phỏng vấn) – Phỏng
vấn nhóm xã hội (thảo luận trong một nhóm xã hội).
Phỏng vấn trực diện (trực tiếp) – Phỏng vấn qua phương tiện truyền
thông (điện thoại, truyền hình, internet…).

PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN SÂU


Khái niệm: Phỏng vấn sâu (depth interview) là những cuộc đối thoại được
lặp đi lặp lại giữa nhà nghiên cứu và người cung cấp thông tin nhằm tìm
hiểu cuộc sống, kinh nghiệm và nhận thức của người cung cấp thông tin
thông qua ngôn ngữ và biểu hiện của người ấy.
Mục đích: Phỏng vấn sâu thích hợp và hiệu quả nhất trong những nghiên
cứu đi sâu tìm hiểu nhiều khía cạnh bản chất, nguyên nhân của vấn đề, động
cơ của hành động hay một loạt hành động nào đó gắn với những trường hợp
cụ thể. Mục tiêu của phỏng vấn sâu không phải để hiểu một cách đại diện,
khái quát về tổng thể, mà giúp hiểu sâu, hiểu kỹ về một vấn đề nhất định.
Phạm vi áp dụng:
- Chủ đề nghiên cứu mới và chưa được xác định rõ;
Nghiên cứu thăm dò, khi chưa biết những khái niệm và biến số;
Cần tìm hiểu sâu;
Khi cần tìm hiểu về ý nghĩa hơn là tần suất.
Đặc điểm, yêu cầu của phỏng vấn sâu:
Đặc điểm:
Cấu trúc linh hoạt
Tương tác
Chuyên sâu
Yêu cầu về đối tượng phỏng vấn: Đối tượng phỏng vấn sâu phải là kết quả
lựa chọn có chủ ý, theo những tiêu chí đáp ứng tối đa mục tiêu nghiên cứu.
Yêu cầu về người thực hiện phỏng vấn:
1) nắm rõ và hiểu biết chi tiết về vấn đề nghiên cứu;
2) có kỹ năng chuyên môn;
3) có kinh nghiệm tiếp xúc và giao tiếp;
4) biết lắng nghe thông tin và có tính kiên nhẫn.
Lưu ý trong phỏng vấn sâu:

You might also like